Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 11 - Bản đẹp

5 x 6 = ( 3 x 5 ) x 6 = 15 x 6 = 90

 Cách 2: 3 x ( 5 x 6 ) = 3 x 30 = 90

 Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện _ Làm việc nhóm đôi

- GV đính bài toán lên bảng

- GV yêu cầu HS cho biết: Muốn tính bằng cách thuận tiện nhất ta áp dụng tính chất gì của phép nhân ?

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi làm vào nháp. 2 HS thực hiện bảng phụ.

- HS trình bày, HS nhận xét, GV nhận xét.

 13 x 5 x 2 = 13 x ( 5 x 2 ) = 13 x 10 = 130

 5 x 2 x 34 = ( 5 x 2 ) x 34 = 10 x 34 = 340

Bài 3: Giải toán _ Làm việc cá nhân

 

doc 22 trang Bảo Anh 12/07/2023 18440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 11 - Bản đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 11 - Bản đẹp

Giáo án điện tử Khối 4 - Tuần 11 - Bản đẹp
TUẦN: 11
Thứ hai, ngày 16 tháng 10 năm 2020
Tiết: 51	Toán
NHÂN VỚI 10, 100, 1000, 
CHIA CHO 10, 100, 1000, 
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000;và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,.cho 10; 100; 1000;.
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân ( hoặc chia) với ( hoặc cho) 10; 100; 1000
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS tính sáng tạo, cẩn thận khi làm bài
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10.
	- GV viết lên bảng 35 x 10 = ?
	- Yêu cầu HS dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân. 
	- 10 còn gọi là mấy chục?
	- 35 chục là bao nhiêu?
	- Vậy: 35 x 10 = 350.
	- Khi nhân số tự nhiên với 10 ta làm thế nào?
	- Yêu cầu HS nhẩm 12 x 10 ; 78 x 10.
	- GV viết 350 : 10 = ?
	- Ta có 35 x 10 = 350. Vậy lấy tích chia cho thừa số thì kết quả như thế nào?
	- Vậy 350 : 10 = ?
	- Em có nhận xét gì?
	- GV nhận xét, rút ra ghi nhớ.
	- HS đọc ghi nhớ.
	- GV lấy ví dụ yêu cầu HS nêu kết quả 80 : 10 ; 150 : 10 
 ♠. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhân một số với 100, 1000,hoặc chia cho một số tròn trăm, tròn nghìn,cho 100, 1000,
	- GV hướng dẫn tương tự 
♠. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV đính các phép tính lên bảng, HS thực hiện bảng con.
- HS trình bày, HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV viết lên bảng 300 kg = ... tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK:
+ 100 kg bằng bao nhiêu tạ?
+ Muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm: 
300 : 100 = 3 tạ.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV gọi 2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở. 
- GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình.
- GV nhận xét, đánh giá.
 ♠. Hoạt động nối tiếp:
- Tiết toán hôm nay ôn cho chúng ta kiến thức gì?
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách chia, nhân nhẩm cho 10, 100, 1000...
- GV nhận xét tiết học. 
______________________________________
Tiết: 21	 Tập đọc
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. 
- Hiểu một số từ ngữ được chú giải trong bài và một số từ ngữ (mảnh gạch vỡ, chấm hộ, đỗ)
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.( trả lời được câu hỏi trong SGK)
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS biết vượt khó vươn lên trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài.
	- GV yêu cầu HS chia đoạn 
	Đoạn 1: Từ đầu.. diều để chơi
	Đoạn 2: Lên sáu tuổi ..thì giờ chơi diều
	Đoạn 3: Sau vì nhà nghèo quá học trò của thầy
	Đoạn 4: Đoạn còn lại.
	- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 1- Kết hợp luyện đọc từ khó.
	- GV viết bảng 1 số từ HS phát âm sai, hướng dẫn đọc lại.
	- HS đọc tiếp nối lần 2 - Kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ có trong mỗi đoạn.
	- GV hướng dẫn giọng đọc và đọc diễn cảm toàn bài.
♠. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
- GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời:
+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
+ Nguyễn Hiền ham học hỏi và chịu khó như thế nào?
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4, thảo luận cặp đôi trả lời.
- GV nhận xét đánh giá.
♠. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- GV treo bảng phụ và đã ghi đoạn văn “Vào đời vua  thì giờ chơi diều” 
	- GV đọc mẫu.
	+ Cô vừa nhấn giọng những từ nào?
	- GV gạch chân dưới những từ cần nhấn giọng. 
	- GV hướng dẫn HS cách đọc và cách ngắt nghỉ, nhấn giọng . 
	- 1HS đọc mẫu .
	- 2 HS luyện đọc trong nhóm đôi 
	- 2 HS thi đọc trước lớp 
	- GV nhận xét, tuyên dương .
	- 1HS đọc toàn bài.
	- GV nhận xét, rút ra ghi nhớ.
	- GV đính đại ý lên bảng - HS đọc đại ý .
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Bài này nói lên nội dung gì?
- GV nhận xét, đính đại ý lên bảng.
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 11	 Chính tả
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu x/s..
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS viết đúng mẫu, trình bày đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ - viết chính tả
- GV yêu cầu 4 HS khổ thơ đầu bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” trong SGK, cả lớp theo dõi.
- GV yêu cầu HS nêu các từ khó : nảy mầm, lặn, đúc.
	- GV hướng dẫn phân tích từ khó
	- HS viết bảng con 
- 2 HS đọc lại các từ khó trên bảng lớp.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
	- HS nhớ - viết đoạn chính tả.
	- GV đọc, HS dò bài 
- GV yêu cầu HS mở SGK bắt lỗi. - Thống kê lỗi.
	- GV đánh giá, nhận xét. 
- Sửa lỗi sai phổ biến .	
♠. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2a: Làm việc nhóm 2
	- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
	- GV đính bài tập lên bảng.
	- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
	- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời của mình.
- HS nhận xét, GV nhận xét – chốt ý
- GV chốt lại đáp án đúng: Trỏ lối sang mùa hè
 Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
 Mạch đất ta dồi dào sức sống
 Nên nhành cây cũng thắp sáng quê nhà. 
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Giáo dục HS qua bài học.
- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 11	Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HKI
)
 I. MỤC TIÊU:
- Củng cố lại các kiến thức đã học, các bài đạo đức từ tiết 1 đến tiết 10.
- Rèn kĩ năng giải quyết tình huống nắm bắt thông tin.
Giáo dục kĩ năng sống: Giáo dục HS vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Cây táo chứa các câu hỏi
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Ôn tập những kiến thức đã học
* Mục tiêu: Học sinh nắm chác lại kiến thức của các chuẩn mực đạo đức được học từ tuần 1 đến tuần 10
- GV yêu cầu HS lên hái các quả táo và trả lời câu hỏi
+ Hãy nêu các bài đạo đức đã học
+ Tại sao ta phải trung thực trong học tập? 
+ Nêu một số hành vi biểu hiện tính trung thực trong học tập? 
+ Khi gặp khó khăn trong học tập ta phải làm gì?
+ Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
+ Trong đời sống hàng ngày và trong học tập, trẻ em có được quyền gì?
+ Ta cần bày tỏ ý kiến với thái độ như thế nào?
+ Tại sao ta phải quý trọng tiền của?
+ Nêu câu tục ngữ nói về việc tiết kiệm tiền của?
+ Tại sao ta phải quý trọng thời giờ?
+ Tiết kiệm tiền của có lợi gì?- GV nhận xét kết luận đúng.
- HS nhận xét , GV nhận xét – chốt ý
♠. Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
* Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức được học từ tuần 1 đến tuần 10 bằng cách xử lí các tình huống trong thực tế.
- GV chia nhóm, đại diện mỗi nhóm lên bốc thăm tình huống .
	- Đại diện nhóm đọc tình huống của nhóm mình cho cả lớp nghe.
+ Tình huống 1: Trên đường đi học về nhà, bạn Lan thấy một ví tiền của ai bị bỏ quên. Nếu em là Lan em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2: Nhà bạn Hào nghèo lắng, nhà chỉ được một cái xe máy cũ nhưng hôm đó mẹ bạn có việc phải đi xa nên mang theo. Hào đang lo lắng không biết ngày mai đi học ai chở đi. Nếu em là Hào em sẽ nói gì với ba của bạn Hào.
+ Tình huống 3: Ở trong lớp bạn Quỳnh hay vẽ bậy, và xé tập để chơi. Nếu em là bạn của Quỳnh em sẽ làm gì trước việc làm của bạn.
+ Tình huống 4: Bạn Hoa học không giỏi nhưng ngày hai hôm đi học về là bạn Hoa lại đi chơi, không ôn lại bài. Sáng hôm sau cô giáo hỏi bài cũ, Hoa không trả lời được bị cô giáo mắng. Nếu em là bạn của Hoa em sẽ khuyên bạn điều gì. 
	- Các nhóm thảo luận đóng vai theo tình huống đã bốc thăm được.
	- Đại diện nhóm lên đóng vai trước lớp. 
	- HS nhận xét.
	- GV chốt ý, liên hệ, giáo dục HS.
♠. Hoạt động nối tiếp: 	
- Hôm nay học đạo đức bài gì?
- Nhận xét tiết học.
_____________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020
Tiết: 52	Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân. 
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để làm tính.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS cẩn thận trong học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: So sánh giá trị của hai biểu thức.
- GV đính hai phép tính lên bảng
- GV viết lên bảng hai biểu thức:
	(2 x3) x 4 và 2 x (3 x 4)
	- 2 HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức. Cả lớp làm vào nháp.
	- HS so sánh hai kết quả của hai biểu thức.
	- GV cho HS làm tương tự với cặp biểu thức.
	(5 x 2) x 4 và 5 x (2 x 4)	(4 x 5) x 6 và 4 x (5 x 6)
	- 3 HS lên tính giá trị của các biểu thức. 
	- Vậy khi nhân một tích hai số vối số thứ ba ta làm thế nào ?
	- GV nhận xét, kết luận: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai với số thứ ba .
♠. Hoạt động 2: Thực hành
	Bài 1: Tính bằng hai cách (theo mẫu)_làm việc cá nhân.
	- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT
	- GV hướng dẫn mẫu, GV đính phép tính lên bảng
	- GV yêu cầu thực hiện vào bảng, HS trình bày
- GV nhận xét kết quả
	4 x 5 x 3 .
Cách 1: 4 x 5 x 3 = ( 4 x 5 ) x 3 = 20 x 3 = 60
	Cách 2: 4 x 5 x 3 = 4 x ( 5 x 3 ) = 4 x 15 = 60
	 	 3 x 5 x 6 .
Cách 1: 3 x 5 x 6 = ( 3 x 5 ) x 6 = 15 x 6 = 90
	 	Cách 2: 3 x ( 5 x 6 ) = 3 x 30 = 90
	Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện _ Làm việc nhóm đôi
- GV đính bài toán lên bảng
- GV yêu cầu HS cho biết: Muốn tính bằng cách thuận tiện nhất ta áp dụng tính chất gì của phép nhân ?
- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi làm vào nháp. 2 HS thực hiện bảng phụ.
- HS trình bày, HS nhận xét, GV nhận xét.
	13 x 5 x 2 = 13 x ( 5 x 2 ) = 13 x 10 = 130
	5 x 2 x 34 = ( 5 x 2 ) x 34 = 10 x 34 = 340
Bài 3: Giải toán _ Làm việc cá nhân
- GV đính bài toán, HS đọc yêu.
	+ Bài toán cho biết gì ?
	+ Bài toán hỏi gì ?
	- HS làm vào vở, 1 em giải vào bảng phụ .
	- GV nhận xét, sửa bài:
 Giải
 	 	Số bộ bàn ghế có trong 8 phòng học:
	15 x 8 = 120 (bộ)
	Số học sinh ngồi học là:
	120 x 2 = 240 (học sinh)
	Đáp số 240 học sinh
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Tiết toán hôm nay củng cố những kiến thức gì?
- Nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân.
- Nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 21	Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ. (đã, đang, sắp).
- Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các bài tập thực hành trong SGK.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế 
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
Bài 2: Chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn (đã, đang, sắp) để điền vào ô trống.
	- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
	- Bài tập yêu cầu gì?
	- GV chia lớp theo nhóm(4 người)
	- GV phát bảng phụ ghi nội dung bài tập cho các nhóm làm bài.
	- Đại diện nhóm đính kết quả trình bày. 
	- GV nhận xét.
, ngô đã thành cây rung trước gió và ánh nắng.
 Sao cháu không về với bà
Chào mào đã hót vườn na mỗi chiều.
 Sốt ruột, bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na.
 Hết hè, cháu vẫn đang xa
Chào mào vẫn hót. Mùa na sắp tàn.
♠. Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
Bài 3: 
	- 2 HS đọc yêu cầu và truyện vui.
	- GV đính truyện vui lên bảng.
	- Từng cặp HS trao đổi với nhau làm bài
	- Các nhóm đính bảng trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại. Một nhà bác học đang (đã thay bằng đang) làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ(bỏ từ đang) bước vào, nói nhỏ với ông:
	- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.
Giáo sư hỏi: - Nó đọc gì thế(hoặc nó đang đọc gì thế?)
♠. Hoạt động nối tiếp: 
- GV giáo dục học sinh.
	- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 11	 Kể chuyện
BÀN CHÂN KÌ DIỆU
 I. MỤC TIÊU:
- HS nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kỳ diệu (do GV kể)
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện,
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS biết cố gắng trong học tập, tự tinh trước đám đông
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: GV kể chuyện.
	- GV treo tranh – Giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký 
	- GV kể lần 1- HS lắng nghe.
	- GV kể lần 2, yêu cầu HS nghe và nhìn tranh minh họa.
	- HS quan sát kết hợp lắng nghe GV kể .
	- GV kể lần 3.
♠. Hoạt động 2 Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa caâu chuyện.
	- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
	- Bài tập yêu cầu gì?
	- GV chia lớp thành các nhóm 6 người. 
	- HS kể theo nhoùm 6, mỗi em kể 1 tranh.
	- Đại diên nhóm phân tranh cho các bạn kể.
	- Các nhóm thảo luận trao đổi về ý nghĩa caâu chuyện.
	- Gv quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
	- HS thi kể từng đoạn trước lớp.
	- GV nhận xét, tuyên dương.
	- 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện .
	- GV đính tiêu chí lên bảng . 
	- Cả lớp dựa vào tiêu chí để nhận xét bạn kể. 
	- GV nhận xét, tuyên dương HS kể hay.
	+ Câu chuyên muốn nói lên nội dung gì?
	+ Qua câu chuyện em học được gì ở Nguyễn Ngọc Ký 
	- GV liên hệ, giáo dục HS qua bài học. 
♠. Hoạt động nối tiếp: 
	- Giáo dục HS qua nội dung câu chuyện 
	- GV nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 21 Khoa học
BA THỂ CỦA NƯỚC
 I. MỤC TIÊU:
- Nêu được nước tồn tại ở 3 thể: lỏng, khí, rắn.
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại
Giáo dục học sinh BVMT: 
- HS biết nước có tầm quan trọng với cuộc sống.
- Cần thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường nước.
- Vận động mọi người bảo vệ nguồn nước.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh theo sách. Cốc thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa. 
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại? 
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2?
+ Từ hình 1, 2 cho biết nước ở thể nào?
+ Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng?
- Gọi 1 HS lên nhận xét.
+ Dùng khăn ướt lau bảng, 
- Chia nhóm 4 và p dụng cụ.
- Lần lượt đổ nước nóng vào cốc của từng nhóm, HS quan sát và nói hiện tượng vừa xảy ra.
+ Ngay sau đó, các em hãy úp đĩa lên mặt cốc nước khoảng vài phút rồi lấy đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét và nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
+ Nêu ví dụ chứng tỏ nước từ thể lỏng thường xuyên bay hơi vào không khí
♠. Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
+ Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì?
+ Nhận xét hình dạng nước ở thể này? 
+ Hiện tượng nước trong khay chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là gì? 
♠. Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.
+ Nước tồn tại ở những thể nào?
- Các em hãy trao đổi nhóm đôi để vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước. 
- GV nhận xét các ý kiến của HS.
♠. Hoạt động nối tiếp: 
- Nhìn vào sơ đồ hãy nói sự chuyển thể của nước và điều kiện nhiệt độ của sự chuyển thể đó?
	- Nhận xét tuyên dương. 
______________________________________
SHTT _ DẠY BÙ 20.11.2020
Tiết: 11 	 Kĩ thuật
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (TIẾP THEO)
 I. MỤC TIÊU:
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm . 
* Với học sinh khéo tay :
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đều nhau , Đường khâu ít bị dúm 
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống...
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bộ đồ dùng Kĩ thuật lớp 4. Tranh qui trình khâu
- Học sinh: Hộp dụng cụ thêu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
	- Gọi 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải.
	- GV nhận xét, củng cố các bước:
	+ Bước 1: Gấp mép vải.
	+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
	- Quy định thời gian hoàn thành sản phẩm 20 phút 
	- GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.
	* GV lưu ý HS 
	- Chú ý cách cầm kim , khi rút chỉ . 
	- Không đùa nghịch khi thực hành.
♠. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
	- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
	- Các tiêu chuẩn đánh giá.
	+ Gấp được mảnh vải phẳng, đúng kĩ thuật.
	+ Khâu viền bằng mũi khâu đột.
	+ Mũi khâu tương đồi đều, phẳng.
	+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.
	- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
* Hoạt động nối tiếp: 
	- GV nhận xét tiết học
	- Chuẩn bị : Vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài sau.
_____________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 18 tháng 11 năm 2020
Tiết: 22	Tập đọc
CÓ CHÍ THÌ NÊN
 I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu được một số từ ngữ được chú giải cuối bài. Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được 
các câu hỏi trong SGK)..
Giáo dục học sinh: Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh theo SGK. Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1 HS đọc cả bài.
	- HS tiếp nối nhau đọc từng câu tục ngữ lần 1- Kết hợp luyện đọc từ khó 
	- GV hướng dẫn đọc 1 số từ khó. 
	- GV đính câu 2 và câu 4 lên, hướng dẫn HS đọc nhấn giọng và nghỉ hơi.
Ai ơi/ đã quyết thì lành
Đã đan/ thì lận tròn vành mới thôi !
Người có chí/ thì nên
Nhà có nền / thì vững.
	- HS đọc tiếp nối tiếp đọc lần 2-Kết hợp giải nghĩa từ .
	- GV hướng dẫn đọc toàn bài .
♠. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc câu hỏi 1, từng cặp HS trao đổi, thảo luận xếp các câu tục ngữ vào 3 nhóm đã cho.
	- GV đính bảng phụ lên bảng ghi câu hỏi, HS trình bày kết quả. 
	- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công : câu 1 , 4.
b. Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn : câu 2, 5.
c. Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn :câu 3, 6 , 7.
	- Giáo dục HS: Tính kiên trì, có ý thức vươn lên trong cuộc sống và trong học tập; Tự nhận thức được bản thân: Xác định được giá trị, lắng nghe tích cực. 
	- 1 HS các câu tục ngữ, TLCH 
	+ Cách diễn đạt của các câu tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Chọn ý em cho là đúng nhất để trả lời ?
 a, Ngắn gọn có vần điệu
 b, Có hình ảnh so sánh.
 c, Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh. 
	- HS trả lời.
	- GV nhận xét, chốt lại: đáp án c.
	- Câu hỏi 3: HS đọc câu hỏi, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
	- Nhận xét, chốt lại.
	- Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì ? 
	- HS trả lời ..
♠. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL
	- GV nêu cách đọc toàn bài .
	- GV đính các câu tục ngữ lên bảng.
	- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách ngắt ,nghỉ.
	- 2 HS luyện đọc diễn cảm	
	- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
	- HS nhẩm HTL cả bài.	
	- 2 HS thi đọc thuộc lòng từng câu, cả bài.
	- Nhận xét, tuyên dương .
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Giáo dục HS qua nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 53	Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 GÓC
 I. MỤC TIÊU:
- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0. 
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS cẩn thận trong học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
♠. Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
	- GV viết lên bảng: 1324 x 20 = ?
	- Có thể nhân 1324 với 20 như thế nào?
	- Số 20 bằng 2 nhân với số nào?
	- GV hướng dẫn HS tính 
 1324 x 20 = 1324 x ( 2 x 10 )
	 = ( 1324 x 2 ) x 10
	 = 2648 x 10
 = 26480
	- Số 20 có mấy chữ số 0 tận cùng?
- GV nêu cách thực hiện: Khi nhân 1324 x 20 ta chỉ thực hiện 1324 x 2 rồi sau đó thêm số 0 vào bên phải của tích 1324 x 2 (Gv đính bảng), HS nêu lại.
	- GV yêu cầu cả lớp đặt tính và thực hiện tính 1324 x 20.
	+ GV viết bảng : 230 x 70 =- ?
	- Có thể nhân 230 với 70 như thế nào?
	- GV hướng dẫn HS làm các bước như SGK.
	- số 230 có mấy chữ số 0 tận cùng? Số 70 có mấy chữ số 0 tận cùng?
	- Vậy cả hai thừa số 230 x 70 có tất cả mấy chữ số 0 ở tận cùng?
	- GV nêu cách thực hiện và đính bảng. 
	- Yêu cầu HS đaët tính và tính 230 x 70 vào bảng con.	
 230
	 70
	 16100
♠. Hoạt động 2: Thực hành
	Bài 1: Làm cá nhân.
	- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
	- Bài tập yêu cầu gì?
	+ Muốn thực hiện phép nhân ta phải qua mấy bước?
	- GV đính phép tính nhân lên bảng. 
	 1342 	13546	 5642
	 40	 30 200
 53680 4063380 1128400 
	- Cả lớp làm vào bảng con, thứ tự HS lên bảng làm. 
	- GV nhận xét, sửa bài. 
Bài 2: Làm cả lớp.
	- GV khuyến khích HS tính nhẩm không đặt tính.
	- GV đính các phép tính nhân lên bảng, cả lớp làm vào vở.
	1326 x 300 = 397800 3450 x 20 = 69000
	1450 x 800 = 1160000
	- GV đánh giá, nhận xét một số tập. 
Bài 3: Làm việc nhóm đôi
	- HS đọc dề bài.
	- HS phân tích
	- Làm theo nhóm đôi
	- Trình bày, nhóm khác nhận xét.
	- GV nhận xét, sửa chữa
Bài 4: Làm việc cá nhân. HS làm vào vở.
	- HS đọc dề bài.
	- HS phân tích và tóm tắt
	- HS làm vào vở.
	Chiều dài miếng bìa hình chữ nhật là:
	30 x 2 = 60 (cm)
	Diện tích miếng bìa hình chữ nhật:
	60 x 30 = 1 800 (cm2)
	Đáp số: 1 800 cm2
	- GV nhận xét, sửa chữa
♠. Hoạt động nối tiếp:
	- GV giáo dục HS.
	- Nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 11	Lịch sử
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được những lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt
- Vài nét về công lao của Lý Cơng Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long
Giáo dục học sinh: Giáo dục học sinh yêu lịch sử nước ta.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam
- Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý
	- HS đọc phần kênh chữ SGK đoạn “ Năm 1005  bắt đầu từ đây”
	- HS nêu một vài nét về tình hình của đất nước ta, lí do đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, Nhà lý bắt đầu từ năm nào?
- GV bổ sung, kết luận: Năm 1009, nhà Lê suy tàn, nhà Lý tiếp nối nhà Lê xây dựng đất nước ta.
♠. Hoạt động 2: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
	- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam 
- Yêu cầu 2 HS chỉ vị trí của Hoa Lư và Thăng Long
- HS đọc to đoạn “ Mùa xuân  đổi tên là Đại Việt”
- HS thảo luận so sánh trình bày. GV bổ sung, tóm tắt lại: Đại La là vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
- GV: Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La? (Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no)
- GV giới thiệu: Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long
- GV: Đến đời vua Lý Thánh Tông nước ta có tên là gì? (tên là Đại Việt)
- GV giải thích từ Thăng Long và Đại Việt.
♠. Hoạt động 3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý
- HS quan sát tranh, ảnh chụp, kết hợp đọc và trả lời câu hỏi:
+ Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
=> Tại kinh thành Thăng Long nhà Lý đã xây dựng nhiều lâu đài cung điện, đền chùa. Dân cư tụ họp về Thăng Long ngày càng đông và lập nên phố, phường.
- GV nhận xét, kết luận.
♠. Hoạt động nối tiếp: 
- GV cho HS đọc bài học trong SGK .
- Sau triều đại Tiền Lê ,triều nào lên nắm quyền?
	- Ai là người quyết định dời đô ra Thăng Long ?
	- Việc dời đô ra Thăng Long có ý nghĩa gì ?
	- GV nhận xét , kết luận . 
______________________________________
THƯ VIÊN _ DẠY BÙ 20.11.2020
Tiết: 54 Toán
ĐỀ - XI – MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết đề-xi –mét vuông là đơn vị đo diện tích .
- Đọc ,viết đúng các đơn vị đo diện tích theo đơn vị đề -xi mét vuông. Biết được 1 đề-xi-mét vuông bằng 100 xăng-ti-mét vuông.
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS cẩn thận trong học toán.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ. Bảng đề - xi – mét vuông.
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 ♠. Hoạt động 1: Giới thiệu đề -xi –mét vuông. 
	- Để đo đơn vị diện tích người ta cần dùng đề -xi –mét vuông.
	- GV yêu cầu HS lấy tấm bìa bằng hình vuông có cạnh 1 dm, đo cạnh .
	- GV đính hình vuông lên và chỉ vào bề mặt hình vuông: Đề -xi –mét vuông là diện tích của hình vương có cạnh là 1 đề -xi –mét vuông .
	- Xăng-ti-mét vuông được kí hiệu như thế nào ?
	- Từ đó em nào có thể cho cô biết kí hiệu của đề -xi –mét vuông ?
	- GV viết bảng, HS đọc : 5dm2; 20dm2.
	- Hình vuông cạnh 1 dm xếp được bao nhiêu hình vuông nhỏ.
	- Vậy 1 dm2 bằng bao nhiêu cm2 ?
♠. Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Làm việc cá nhân.
	- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
	- Bài tập yêu cầu gì?
	- GV đính lần lượt các đơn vị đo diện tích.
	- HS làm vào tập nháp, thứ tự HS lên bảng làm,
	- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng: 
 + 32 dm2: Ba mươi hai đề -xi- mét vuông.
 + 911 dm2: Chín trăm mười một đề -xi- mét vuông.
 + 1952 dm2: Một nghìn chín trăm năm mươi hai đề -xi –mét vuông.
 + 492 000 dm2: Bốn trăm chín mươi hai nghìn đề -xi-mét vuông
Bài 2: 1HS đọc yêu cầu.
	- Bài tập yêu cầu gì?
	- GV đính bài tập lên bảng –GV hướng dẫn.
	- GV chia lớp thành các nhóm (2 người )
	- Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập.
	- Đại diện các nhóm đính bảng trình bày.
	- GV nhận xét, sửa bài: 812 dm2; 1969dm2 ; 2812dm2 
	Bài 3: Làm việc cả lớp.
	- GV đính bài tập lên bảng .-
	- Bài tập yêu cầu gì ?
	- GV yêu cầu HS cả lớp làm vào tập -1HS làm vào bảng phụ .
	- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng.
 1 dm2 = 100 cm2	 48 dm2 = 4800cm2	 
 100 cm2 = 1 dm2 1997dm2 = 199700 cm2 	 
 2000cm2 = 20 dm2 9900 cm2 = 99 dm2
Bài 4: Tổ chức trò chơi thi đua giữa 3 đội "Ai nhanh, ai đúng"
	- GV đính 3 bảng phụ lên, mỗi bảng phụ là 1 đội.
	- Hướng dẫn cách chơi
	- Các đội thực iện theo tiếp sức đến khi hoàn thành bài tập.
	- Nhận xét giữa các đội, bình chọn đội chiến thắng.
	- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 5: Làm việc cả lớp, dùng bảng đúng/ sai (Đ/S)
	- Lớp trưởng lên điều khiển.
	- Cả lớp thực hiện.
	- GV nhận xét, chốt lại.
♠. Hoạt động nối tiếp:
- Bài toán hôm này học bài gì?
- GV treo bảng phụ yêu cầu hs thi đua làm bài.
 1 m2 = dm2	 	
 100dm2 = m2	
- GV nhận xét tiết học.
___________________________________________________________________
Thứ năm, ngày 19 tháng 11 năm 2020
Tiết: 21	Tập làm văn
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU:
- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến vơi người thân theo đề bài trong SGK.
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, đạt mục đích đặt ra
Giáo dục học sinh: + Thể hiện sự thông cảm ;
 	+ Thể hiện sự tự tin ; 
 	+ Lắng nghe tích cực.
Giáo dục QPAN: Giáo dục HS bảo vệ ý kiến đúng đắn, khẳng định đảo Hoàng Sa, Trường Sa của đất nước Việt Nam từ thời xa xưa.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 ♠. Hoạt động 1: Phân tích đề bài.
	- GV đính đề bài lên bảng, 2 HS đọc. - Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
	- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng. - GV nhắc HS chú ý:
+ Đây là cuộc trao đổi giữa em với người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị, ông ,bà), do đó, phải đóng vai khi trao đổi trong lớp học: 1 bên là em, 1 bạn đóng vai bố, mẹ, ông, bà hay anh, chị..của em.
+ Em và người thân cùng đọc 1 truyện về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Phải cùng đọc 1 truyện mới trao đổi với nhau được. Nếu chỉ mình em biết chuyện đó thì người thân sẽ chỉ nghe em kể lại chuyện, không thể 
trao đổi về chuyện đó cùng em.
	+ Khi trao đổi, hai người phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong truyện.
 ♠. Hoạt động 2: Chuẩn bị cuộc trao đổi.
	- Cho HS đọc gợi ý1.
	- Hỏi: Em chọn nhân vật nào? trong truyện nào?
	- GV đính bảng phụ đã viết sẵn tên một số nhân vật trong sách, truyện.
	- HS nêu nhân vật mình chọn.
	- HS đọc gợi ý 2.
- 1 HS giỏi làm mẫu – nêu nhân vật mình chọn trao đổi và sơ lược về nội dung trao đổi theo gợi ý trong SGK.
 + HS đọc gợi ý 3 
	+ Người nói chuyện với em là ai ?
	+ Em xưng hô như thế nào ?
	+ Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện?
	- 1 HS làm mẫu.
	- 2 HS trao đổi.
	- HS thi đóng vai thực hành trao đổi trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại, giáo dục HS thể hiện sự tự tin; thông cảm; biết lắng nghe tích cực.
	- Nhận xét, tuyên dương .
♠. Hoạt động nối tiếp: 
	- Khi trao đổi với người lớn ta cần xưng hô như thế nào?
	- Nhận xét tiết học.
______________________________________
Tiết: 55 Toán
MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc , viết được “ mét vuông”, “ m2”.
- Biết được 1 m2 = 100dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2..
Giáo dục học sinh: Giáo dục HS vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 ♠. Hoạt động 1: Giới thiệu mét vuông.
	- GV đính bảng mét vuông, yêu cầu HS quan sát - trả lời câu hỏi.
	+ Hình vuông lớn có cạnh là bao nhiêu?
	+ Hình vuông nhỏ có cạnh là bao nhiêu?
	+ Cạnh hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh hình vuông nhỏ?
	+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích bao nhiêu?
	+ Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại?
	+ Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao nhiêu? 
- GV giới thiệu cách viết mét vuông, mối quan hệ giữa mét vuông, đề-xi-mét vuông, xăng-ti-mét vuông.
	1 m2 = 100 dm2
♠. Hoạt động 2: Nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- GV đính phép tính lên bảng . 136204 x 4 =?
	- HS đọc phép tính và làm bảng tương tự như trên.
 136204
 4
 544816
	- Em có nhận xét gì về phép tính này
	- Khi thực hiện phép nhân có nhớ, em cần lưu ý điều gì ?
♠. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Làm việc

File đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_4_tuan_11_ban_dep.doc