Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Nước Văn Lang

Yêu cầu HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các cặp trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV cung cấp cho HS: Ở thế kỷ VII TCN trên vùng đất Bắc Bộ và Bắc trung Bộ đã hình thành các quốc gia của người Việt. Nước Văn Lang nhà nước do vua Hùng Vương đứng đầu có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng chạ làm cơ sở. Như vậy, vua Hùng có công dựng nước, nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên đặt nền móng cho nhà nước XHCN Việt Nam bây giờ. Chính vì thế, mà Bác Hồ của chúng ta đã viết : “Các vua Hùng ”. Đây

docx 14 trang Bảo Anh 08/07/2023 20660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Nước Văn Lang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Nước Văn Lang

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Nước Văn Lang
Ngày soạn: 14/9/2020 
CHỦ ĐỀ: NƯỚC VĂN LANG
Thời lượng 02 tiết (Gồm các tiết 13,14 theo PPCT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau khi học xong chủ đề, học sinh:
 - Biết được điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang: sự phát triển sản xuất, làm thủy lợi và giải quyết các vấn đề xung đột;
 - Biết được sơ lược về nước Văn Lang (thời gian thành lập, địa điểm) và tổ chức nhà nước Văn Lang;
 - Biết được đời sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại), các nghề thủ công, đời sống tinh thần (lễ hội, tín ngưỡng) của cư dân Văn Lang;
- Đánh giá được công lao của Vua Hùng đã có công dựng nước;
- Liên hệ với tình hình đất nước ta hiện nay.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lôgic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử;
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, quan sát hình ảnh và nhận xét, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.
3. Thái độ
- Giáo dục truyền thống yêu nước, trân trọng những công lao của các vua Hùng.
- Có ý thức xây dựng và bảo vê đất nước ta hiện nay.
	- Thấy được hạn chế của vua Hùng trong quá trình dựng nước, từ đó rút ra được bài học cho viêc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay
4. Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện quá trình dựng nước của vua Hùng. Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xét..
+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về quá trình dựng nước của vua Hùng.
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống: ý thức giữ gìn bảo vệ và xây dựng đất nước, nâng cao ý thức học tập, lao động để xây dựng và bảo vệ đất nước ta trong thời đại hiện nay.
II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
 - Hình thức: Dạy học trên lớp; Thảo luận nhóm; Nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp:Nêu và giải quyết vấn đề; Phân tích; So sánh; Đàm thoại;Vấn đáp gợi mở; Hợp tác nhóm, ...
Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi, giao nhiệm vụ, khăn trải bàn, 
III. CHUẨN BỊ 
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word hoặc Powerpoint
- Tranh ảnh, sơ đồ có liên quan, máy chiếu, Loa phát bài Bài hát “ Dòng máu Lạc Hồng”
- Phiếu học tập.
- Một số câu ca dao, tục ngữ, nhận định và tư liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài 12 và bài 13
- Hoàn thành các nội dung giáo viên đã giao ở tiết trước. 
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức
Thứ tự
Lớp 6...
Lớp 6....
Lớp 6...
Ngày giảng
Sĩ số
Ngày giảng
Sĩ số
Ngày giảng
Sĩ số
Tiết 1
Tiết 2
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 	 - Tiết 1: Nêu những nét mới về tình hình kinh tế-xã hội của cư dân Lạc Việt.
 - Tiết 2: Những lý do ra đời của nhà nước Văn Lang là gì? Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
 3. Bài mới
 3.1. Hoạt động 1: Khởi động
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh quan sát 4 hình ảnh (Các Hình 31,32,33,34 SGK trang 34) và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:
 + Em hãy cho biết nội dung của các hình ảnh trên ? 
	+ Những hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến những chuyển biến gì của người dân Việt Cổ ?
	+ Em có hiểu biết gì về chuyển biến trong sản xuất và xã hội người dân Việt Cổ ? 
 - Dự kiến sản phẩm
+ Bốn hình ảnh này là: những chuyển biến tiến bộ của công cụ sản xuất.
+ Đó là những hình ảnh tiêu biểu cho ngành kinh tế cơ bản của dân Việt Cổ thời xưa là nông nghiệp...
 Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Đó là những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt Cổ là sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại của dân tộc. Nhà nước ra đời trong hoàn cảnh nào? Tổ chức của nhà nước ra sao? Và đời sống của cư dân Văn Lang như thế nào ? Chúng ta tìm hiểu trong chủ đề Nước Văn Lang.
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
3.2.1. Nội dung 1: Mục I. Nhà nước Văn Lang thành lập.
 1. Sự thành lập nhà nước Văn Lang 
 1.1. Hoàn cảnh
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Gọi HS đọc mục 1 SGK thực hiện các yêu cầu sau.
+ Vào khoảng cuối TK VIII - đầu TK VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có thay đổi gì lớn ?
+ Theo em truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh nói lên hành động gì của nhân dân ta thời
 đó ?
+ Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người Việt cổ đã làm gì? 
+ Quan sát hình 31, 32 SGK, em có suy nghĩ gì về vũ khí ở các hình này và liên hệ đến truyện Thánh Gióng.
 * Hoạt động : Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
* Hoạt động : Báo cáo kết quả hoạt động 
Gọi HS lần lượt trả lời.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
GV cung cấp cho HS: Như vậy, nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh khá phức tạp: Vào khoảng các thế kỷ VIII-VII TCN ở các con sông thuộc Bắc Bộ vầ Bắc Trung Bộ đã hình thành những bộ lac lớn. Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh. Giải quyết vấn đề thủy lợi, bảo vệ mùa màng và các làng bản khi giao lưu với nhau cũng có xung đột. Ngoài xung đột giữa các Lạc Việt với các tộc người khác còn xảy ra xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau. Để có cuộc sống yên ổn cần phải chấm dứt các xung đột đó. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh đó.
I. Nhà nước Văn Lang thành lập.
1. Sự thành lập nhà nước Văn Lang 
1.1. Hoàn cảnh
- Lắng nghe và quan sát và cuẩn bị thực hiện các yêu cầu
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
 HS lần lượt trả lời:
- Khoảng các TK VIII - TK VII TCN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hình thành những bộ lạc lớn.
- Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giàu nghèo đã nảy sinh .
- Giải quyết vấn đề trị thủy, bảo vệ mùa màng.
- Gỉải quyết các vấn đề xung đột. 
 Nhà nước Văn Lang ra đời.
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. 
- Chọn phương án đúng nhất và sự chốt ý của GV trình bày vào vở 
3.2.2. Nội dung 2: Mục 1.2. Nhà nước Văn Lang thành lập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của học sinh 
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Địa bàn 
Thời gian
Đứng đầu nhà nước
Đóng đô
Tên nước
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
* Hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gọi Đại diện các nhóm trình bày.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
GV cung cấp các hình ảnh và tích hợp Ngữ Văn 6: Sự tích Âu Cơ - Lạc Long Quân nói lên điều gì ?
GVKL: Nhà nước VL hình thành từ 1 bộ lạc có tên là Văn Lang, 1 người tài giỏi, có uy tín tập hợp các bộ lạc khác -> nước Văn Lang vào thế kỷ VII TCN đứng đầu là vua Hùng.
 1.2. Nhà nước Văn Lang thành lập.
- Các nhóm chuẩn bị và nhận phiếu học tập.
- Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu, thảo luận và thống nhất ý kiến ghi vào phiếu.
Đại diện các nhóm trình bày:
- Địa bàn: Bộ lạc Văn Lang cư trú trên vùng đất ven sông Hồng.
- Thời gian: Vào khoảng thế kỷ VII TCN, ở vùng Gia Ninh( Phú Thọ) 
- Đứng đầu nhà nước: là Hùng Vương (Vua Hùng)
- Đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ ngày nay).
- Đặt tên nước: Văn Lang
- Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. 
- Thống nhất đáp án và trình bày vào vở 
HS trả lời: Lí giải về nguồn gốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
3.3.2. Nội dung 3 : Mục 2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của học sinh 
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Trình chiếu(Giới thiệu) sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. 
- Yêu cầu HS đọc mục 3 SGK, thảo luận cặp đôi (4 phút) và gọi học sinh lên bảng trình bày sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước.
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
* Hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
*Hoạt động: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các cặp trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
GV cung cấp cho HS: Ở thế kỷ VII TCN trên vùng đất Bắc Bộ và Bắc trung Bộ đã hình thành các quốc gia của người Việt. Nước Văn Lang nhà nước do vua Hùng Vương đứng đầu có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng chạ làm cơ sở. Như vậy, vua Hùng có công dựng nước, nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên đặt nền móng cho nhà nước XHCN Việt Nam bây giờ. Chính vì thế, mà Bác Hồ của chúng ta đã viết : “Các vua Hùng”. Đây là trách nhiệm của thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. 
- GV: tích hợp Âm nhạc: bài hát Dòng máu Lạc hồng cho HS nghe....
GV: Sau khi nghe bài hát : Dòng máu lạc hồng em có suy nghĩ gì? (Giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc)
 2. Tổ chức nhà nước Văn Lang
- Quan sát và lắng nghe yêu cầu.
- Các cặp đôi thảo luận theo yêu cầu, thống nhất ý kiến
Đại diện các cặp trình bày:
- Chính quyền trung ương: Vua, lạc hầu, lạc tướng.
- Địa phương: chiềng, chạ
- Đơn vị hành chính: nước - bộ, chia nước làm 15 bộ, dưới là chiềng, chạ.
- Vua nắm mọi quyền hành trong cả nước, đời đời cha truyền con nối và đều gọi là Hùng Vương.
- Nhà nước Văn Lang tuy chưa có luật pháp, quân đội, nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
- Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các cặp trình bày. Thống chọn đáp án đúng nhất đáp án và trình bày vào vở ghi.
- Nghe và trả lời câu hỏi
3.2.4. Nội dung 4 :II. Đời sống của cư dân Văn Lang 
 Mục 1. Nông nghiệp và các nghề thủ công
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của học sinh 
GV: Văn Lang là một nước nông nghiệp, tuỳ theo từng vùng mà người Lạc Việt có cách gieo trồng khác nhau ở ruộng đồng hay trên nương rẫy.
Cư dân Văn Lang xới đất để gieo, cấy bằng công cụ lưỡi cày bằng đồng. Như vậy, nông nghiệp nước ta đã chuyển từ giai đoạn nông nghiệp dùng cuốc sang nông nghiệp dùng cày, các công cụ bằng đá đã chuyển sang các công cụ bằng đồng. Đây là bước tiến dài trong lao động sản xuất của cư dân Văn Lang.
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Yêu cầu: HS đọc mục 1 SGK thực hiện các yêu cầu sau.
+Trong nông nghiệp, cư dân Văn Lang biết làm những nghề gì ?
 + Cư dân Văn Lang biết làm những nghề thủ công nào?
Quan sát hình 36, 37, 38/ SGK: Theo em, nghề thủ công nào phát triển nhất thời bấy 
giờ ?
+ Kĩ thuật luyện kim phát triển như thế nào?
+Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì?
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gọi HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
* Hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động 
- Gọi HS lần lượt trả lời.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
II. Đời sống của cư dân Văn Lang 
 1. Nông nghiệp và các nghề thủ công
- Chuẩn bị đọc và thực hiện các yêu cầu
- Đọc SGK và thực hiện yêu cầu
Lần lượt trả lời. Dự hiến sản phẩm:
- Nước Văn Lang là một nước nông nghiệp, thóc lúa đã trở thành lương thực chính, ngoài ra còn biết trồng khoai, đậu, cà, bầu, bí...
- Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải... đều được chuyên môn hoá.
- Nghề luyện kim đạt trình độ kĩ thuật cao
- Cư dân Văn Lang cũng bắt đầu biết rèn sắt.
- Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các HS trình bày. Thống nhất đáp án và trình bày vào vở ghi.
3.2. 5. Nội dung 5: Mục 2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của học sinh 
*Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
+ Cư dân Văn Lang ở như thế nào?
+ Thức ăn của người Văn Lang là gì?
+Trang phục của cư dân Văn Lang như thế 
nào ?
+ Người Văn Lang đi bằng phương tiện gì ?
* Hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
- Các nhóm lắng nghe và chuẩn bị thực hiện các yêu cầu.
- Đọc SGK thảo luận theo các yêu cầu, thống nhất ý kiến.
Đại diện các nhóm trình bày:
- Ở: nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa
- Ăn: cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá...
- Trang phục:
 + Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất .
 + Nữ: mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
- Việc đi lại: chủ yếu bằng thuyền.
- Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Thống nhất đáp án và trình bày vào vở ghi.
3.2.6. Nội dung 6: Mục 3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của học sinh 
GV : Đời sống tinh thần là sự phản ánh của cuộc sống vật chất. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có những phát triển phù hợp với cuộc sông vật chất của họ.
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1,2: Xã hội Văn Lang gồm mấy tầng lớp ? Địa vị của mỗi tầng lớp trong xã hội ra sao? 
+ Nhóm 3,4: Trình bày những nét chính trong đời tinh thần của cư dân Văn Lang.
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
+ Sau những ngày lao động mệt nhọc cư dân Văn Lang làm gì?
+ Trong các ngày lễ hội họ thường làm gì?
+ Các truyện Trầu cau, Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết thời Văn Lang có những phong tục 
gì ?
+ Tín ngưỡng của cư dân Văn Lang ra sao?
* Hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
* Hoạt động: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
Lắng nhe và chuẩn bị thực hiện các yêu cầu
Đọc SGK, thảo luận theo các yêu cầu, thống nhất ý kiến.
Cử đại diện nhóm trình bày:
- Xã hội chia thành 3 tầng lớp: những người quyền quý, dân tự do, nô tì. 
- Thường tổ chức lễ hội, vui chơi.
- Cư dân Văn Lang có một số phong tục, tập quán như làm bánh chưng, bánh giầy, xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu.
- Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Thống nhất đáp án và trình bày vào vở ghi.
3.3. Hoạt động 3: Luyện tập( Phần này có thể trình bày thành 2 cột như Hoạt động 1 và Hoạt động 2 hoặc không theo cột tùy vào dạng và lượng bài tập)
3.3.1.Phần trắc nghiệm khách quan
Bài tập 1.
 Câu 1. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai?
 	A.An Dương Vương. B. Hùng Vương. 
 	C. Lạc tướng. D. Lạc hầu.
 Câu 2. Bồ chính là người đứng đầu 	
	 A. Bộ . B. Thị tộc. 
 	C. Bộ lạc. D. Chiềng, Chạ.
 Câu 3. Ý nghĩa của truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân là
 	A. Phản ánh quá trình hình thành của Nhà nước Văn Lang.
 	B. Vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao.
 	C. Lí giải về nguồn gốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 
 	D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.
Câu 4. Sự hình thành nhà nước Văn Lang có điểm gì giống so với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? 
 	A. Đều hình thành bên bờ các con sông lớn. 
 	B. Đều xuất phát từ nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.
 	C. Đều hình thành trong khoảng thời gian tương đồng nhau.
 	D. Đều xuất phát từ nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
 	Học sinh làm bài tập
* Hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 	- Lần lượt học sinh trả lời từng câu hỏi
 	- Dự kiến sản phẩm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
C
A
* Hoạt động: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	- Cho học sinh đánh giá, nhận xét kết quả làm bài tập của học sinh
	- GV nhận xét và có thể cho điểm KTTX đối với các học sinh thực hiện tốt.
Bài tập 2
Câu1. Văn Lang là một nước:
	A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp.
	C. Nông, công nghiệp. D. Thương nghiệp. 
Câu 2. Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang là
	A. Sắn, Bầu bí. B. Ngô, Khoai.
	C. Thóc, Lúa. D. Lúa mì.
Câu 3. Nghề đúc đồng thời Văn Lang thể hiện rõ tài năng người thợ đúc đồng ở dụng cụ tiêu biểu nào?
	A. Lưỡi cày, lưỡi giáo. B. Trống đồng, thạp đồng.
	B. Vũ khí, cung tên. D. Mũi tên, lưỡi liềm đồng.
Câu 4. Trong những ngày lễ hội cư dân Văn Lang có tục nhảy múa, ca hát, đánh trống, điều đó có nghĩa gì?
	A.Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các chiềng, chạ.
	B. Làm cho cuộc sống vui tươi hơn, tăng sự gắn bó trong cộng đồng.
	C. Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
	D. Phản ánh đời sống sinh hoạt phong phú, tín ngưỡng phồn vinh.
Câu 5. Truyện “Bánh chưng, bánh giầy” nói lên quan niệm gì?
	A. Cách chế biến thức ăn.
	B. Trời tròn, đất vuông.
	C. Phải thờ cúng tổ tiên trong ngày tết, lễ hội.
	D. Nguồn gốc của con người.
Câu 6. Cư dân Văn Lang thường tổ chức ngày hội với tiếng trống đồng rộn vang thể hiện mong muốn điều gì?
	A. Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
	B. Con cháu đông, mùa màng bội thu.
	C. Cầu mong sức khỏe cho dân làng.
	D. Đất nước yên bình, không có giặc ngoại xâm.
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
	GV giao bài tập cho HS theo 4 nhóm: Dựa vào kiến thức đã học hoàn thành các câu hỏi sau:
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
 	Các nhóm hoạt động và thống nhất kết quả.
* Hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
	 - Lần lượt đại diện các nhóm trình bày
 	 - Dự kiến sản phẩm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
B
D
C
A
* Hoạt động: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	- Cho các nhóm đánh giá, nhận xét kết quả làm của nhau
	- GV nhận xét và có thể cho điểm KTTX đối với nhóm thực hiện tốt.
3.3.2.Phần tự luận
Câu 1. Em hãy hoàn thành bài tập sau:
NỘI DUNG 
NƯỚC VĂN LANG 
Điều kiện ra đời 
Thời gian 
Địa bàn
Kinh đô
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
	- GV giao bài tập cho HS theo 4 nhóm và hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập: 
	- HS Lắng nghe, quan sát và chuẩn bị làm bài tập
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
	- GV quan sát các nhóm hoạt động và hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn
	- Các nhóm hoạt động và thống nhất kết quả.
* Hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 	- GVlần lượt gọi đại diện các nhóm trình bày
 	- Dự kiến sản phẩm dựa vào mục I.1.2 của bài
* Hoạt động: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	- Cho các nhóm đánh giá, nhận xét kết quả làm của nhau
	- GV nhận xét và có thể cho điểm KTTX đối với nhóm nào thực hiện tốt.
Câu 2. Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
* Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
	GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân
* Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
 	- GV quan sát Học sinh hoạt động và hỗ trợ các học sinh gặp khó khăn 
	- Học sinh làm bài tập độc lập.
* Hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 	- Gọi một số HS trình bày.
 	Dự kiến sản phẩm
	- Ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa
	- Ăn cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá...
	- Trang phục:
	+ Nam : đóng khố, mình trần, đi chân đất .
	+ Nữ : mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
	- Việc đi lại chủ yếu bằng thuyền 
* Hoạt động: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	- Gọi 1, 2 HS nhận xét kết quả làm bài tập của bạn.
	- GV nhận xét và có thể cho điểm KTTX đối với học sinh thực hiện tốt.
3.4. Hoạt động 4: Vận dụng 
	- Em có nhận xét gì về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang ?
	- Dự kiến sản phẩm: Đời sống của cư dân Văn Lang xuất phát từ điều kiện tự nhiên và nền kinh tế. Chính vì vậy, đời sống vật chất và tinh thần của họ khá phong phú, đã hoà quyện vào nhau, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong con người Lạc Việt. Đó chính là cở sở nguồn gốc hình thành nên nền văn minh sông Hồng, tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
3.5. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
	Câu 1. Khi đến thăm đền Hùng tại Phú Thọ, Bác đã căn dặn điều gì cho con cháu mai sau ?
	- Dự kiến sản phẩm: 
	Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trên đường từ chiến khu Việt Bắc trở lại Thủ đô, Bác Hồ đã đến thăm Đền Hùng. Đêm ngày 18/9/1954, Bác Hồ nghỉ lại tại Đền Giếng, một di tích trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng. Tại đây, ngày 19/9/1954, Bác đã có buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 (Đại đoàn quân Tiên phong) trên đường về tiếp quản thủ đô. Khi tất cả cán bộ chiến sĩ đều nhất loạt ngồi xuống bậc thềm, vây quanh lấy Bác.Mở đầu câu chuyện, Bác chỉ tay lên đền, thân mật hỏi: 
- Các chú có biết đây là nơi nào không? Đây chính là đền thờ vua Hùng, tổ tiên chúng ta. Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Trải qua bao nhiêu thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô. Tám, chín năm nay, do quân dân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế, các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô, là được nhận một vinh dự rất lớn.
 Sau đó, Bác nhắc nhở: "Quân đội ta không được vì sống trong hoà bình mà lơi lỏng tay súng. Còn đế quốc ở miền Nam, còn đế quốc trên thế giới thì còn phải xây dựng quân đội mạnh mẽ".
	Câu 2. (Cho học sinh về nhà làm) Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu, ca dao, các câu thơ về nhà nước Văn Lang.
KẾT THÚC CHỦ ĐỀ
	1.Củng cố
	Trong chủ đề này các em cần nắm được các vấn đề chính sau đây:
 + Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ? Ở đâu ? Vào thời gian nào ? Bộ máy Nhà nước được tổ chức ra sao ?
 + Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang như thế nào ?
	2. Hướng dẫn về nhà
	- Về nhà các em học bài cũ, làm các bài tập 2 SGK trang 37, Bài 2,3 (SGK) trang 40);
 - Đọc trước Bài 14 và Bài 15, 2 bài này sẽ gộp lại thành chủ đề Nước Âu Lạc có bố cục như sau: 
	1. Nhà nước Âu Lạc 
	2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân Âu Lạc 
Riêng Mục 3. Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi Bài 14 các em không phải học. 
	3. Rút kinh nghiệm: 
.
Chú ý: 
	- Phần này viết tay, không đánh máy, vì sau khi dạy xong chuyên đề mới rút ra kinh nghiệm 
	- Gợi ý nội dung rút kinh nghiệm: Bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Trong khi dạy chủ đề có thuận lợi gì? có khó khăn vướng mắc gì; hướng khắc phục khó khăn (Từ khâu chuẩn bị, trong khi giảng, sự tiếp thu của HS, việc tổ chức các hoạt động, ...). Ưu điểm của chủ đề, điểm khó – hạn chế của chủ đề; hướng phát triển tiếp theo của chủ đề, ...

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_chu_de_nuoc_van_lang.docx