Giáo án Lớp 1 - Tuần 4

vị.

- GV chiếu hoặc treo tranh của mục Khám phá để cả lớp quan sát thảo luận

- GV hỏi: “1 chục chiếc bút đỏ là bao nhiêu chiếc bút đỏ?”, “1 chục và 1 chiếc bút đỏ là bao nhiêu chiếc bút đỏ?”; “1 chục chiếc bút xanh là bao

doc 16 trang Bảo Anh 08/07/2023 18460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 1 - Tuần 4

Giáo án Lớp 1 - Tuần 4
TUẦN 4: Cùng học để phát triển năng lực
Bài 40: Chục và đơn vị 
I. Mục tiêu
- Biết rằng khi đếm để biết số lượng các vật, mỗi vật là một đơn vị, 10 đơn vị là một chục.
- Nhận biết được mỗi số từ 10 đến 20 gồm hai phần: chục và đơn vị.
II. Yêu cầu cần đạt
- Hiểu 1 chục gồm 10 đơn vị, ví dụ: 1 chục chiếc bút đỏ gồm 10 chiếc bút đỏ, 1 chục chiếc bút xanh gồm 10 chiếc bút xanh, 1 chục hình vuông gồm 10 hình vuông.
- Nhận biết được một số qua mô hình chục và đơn vị. Liên hệ những tình huống thực tế.
- Biết sắp xếp một nhóm vật có số lượng đã cho thành 2 phần: chục và các đơn vị.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động
- GV hỏi: “Một chục quả trứng là bao nhiêu quả trứng?”, “Một chục quả cam là bao nhiêu quả cam?”
- GV chiếu hình mục Bạn có biết của bài SỐ 10 ở chủ đề 1 để HS đối chiếu câu trả lời
II. Tổ chức cho HS trải nghiệm
- GV giới thiệu: Bài học hôm nay chúng ta sẽ biết nhận ra chục và đơn vị có trong một số.
III. Phân tích – khám phá
HĐ1: HS quan sát tranh của mục Khám phá trong SHS, nhận biết chục và đơn vị.
- GV chiếu hoặc treo tranh của mục Khám phá để cả lớp quan sát thảo luận
- GV hỏi: “1 chục chiếc bút đỏ là bao nhiêu chiếc bút đỏ?”, “1 chục và 1 chiếc bút đỏ là bao nhiêu chiếc bút đỏ?”; “1 chục chiếc bút xanh là bao nhiêu chiếc bút xanh?”, “1 chục và 2 chiếc bút xanh là bao nhiêu chiếc bút xanh?”
- GV nhận xét và khen HS trả lời đúng
- GV giới thiệu: “ 1 chục chiếc bút đỏ gồm 10 chiếc, 1 chiếc bút đỏ được gọi là 1 đơn vị, 1 chục gồm 10 đơn vị”, “ 1 chục chiếc bút xanh gồm 10 chiếc, 2 chiếc bút xanh được gọi là 2 đơn vị, 1 chục gồm 10 đơn vị”.
HĐ2: HS nhận biết chục và đơn vị của 3 số 10, 11, 12 thể hiện qua mô hình hình vuông
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình và hỏi: “ 11 gồm bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị?”, “12 gồm bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị?”, “10 gồm bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị?”.
- GV chốt 
IV. Luyện tập
HĐ1: HS thực hiện HĐ1 trong SHS
Mục tiêu: HĐ này nhằm để HS luyện xác định số.
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình 1 và hỏi: “Có bao nhiêu chục và bao nhiêu hình vuông?”
- GV quan sát, giúp đỡ
- GV xác nhận kết quả đúng ( 14, 15, , 20 ).
Chốt: 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị, 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị, , 19 gồm.., 20 gồm.
HĐ2: HS thức hiện HĐ2 trong SHS
Mục tiêu: HĐ này nhằm để HS nhận biết số lượng đồ vật.
- GV đánh giá HS về nhận biết một số theo cấu tạo chục và đơn vị.
V. Vận dụng
HĐ1: HS thực hiện HĐ3 trong SHS
Mục tiêu: HĐ này để HS luyện nhớ cấu tạo các số từ 10 đến 20.
- GV theo dõi giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét
HĐ2: HS thực hiện HĐ4 trong SHS
Mục tiêu: HS vận dụng cấu tạo chục và đơn vị ( đếm theo chục và đơn vị ) để nhận ra số lượng đồ vật.
- GV chiếu hoặc treo tranh của HĐ4
- GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng 
túng
Chốt: 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị 
IV:Củng cố và dặn dò.
- HS trả lời:
+ một chục quả trứng là 10 quả trứng 
+ một chục quả cam là 10 quả cam 
- HS quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp quan sát tranh, mô tả nội dung tranh.
- HS nhắc lại nhiều lần hai bóng nói.
- HS lắng nghe, trả lời
- HS lắng nghe và nhắc lại nhiều lần.
- HS quan sát mô hình và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát mô hình và trả lời.
- HS tự nói số ở ô dưới mô hình thứ nhất
- Một số HS viết số vào ô trên bảng (13)
- HS tự nói số ở các ô còn lại.
- Một số HS nói trước lớp mỗi nhóm hình vuông có bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị rồi đọc số, viết số trên bảng.
- Cả lớp nhận xét.
- HS tự thực hiện rồi kiểm tra chéo nhau
- HS tự viết số vào tr trong vở
- Một số HS nói và viết vào từng trên bảng
-HS nhận xét 
- HS tìm hiểu hoạt động mẫu rồi tự thực hiện theo lệnh của HĐ4
- HS lên bảng thực hiện
- HS lấy thanh chục và những hình vuông xếp thành mô hình số 11.
Bài 41: So sánh các số trong phạm vi 20
I. Mục tiêu
- Biết so sánh ( lớn hơn, bé hơn ) hai số trong phạm vi 20.
- Biết sắp thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé một nhóm đến 4 số trongphạm vi 20.
II. Yêu cầu cần đạt
- Biết quy trình so sánh hai số: so sánh các chục, so sánh các đơn vị.
- Biết thứ tự đếm là thứ tự từ bé đến lớn: 10, 11, 12, 13,, 20.
- Biết sắp thứ tự một nhóm số có đến 4 số bằng cách so sánh số chục và so sánh số đơn vị hoặc cách dung thứ tự đếm.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
I. Khởi động
- GV hỏi: “ 5 và 8 số nào lớn hơn?”, 
“6 và 7 số nào bé hơn?”
- GV hỏi: “12 gồm bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị?”
II. Tổ chức cho HS trải nghiệm
 GV giới thiệu: Chúng ta đã biêt so sánh hai số trong phạm vi 10. Bài học hôm nay chúng ta sẽ học cách so sánh hai số từ 10 đến 20 và biết thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé của các số trong phạm vi 20.
III. Phân tích – khám phá
Mục tiêu: HS nhận biết cách so sánh hai số từ 10 đến 20 là so sánh phần đơn vị của hai số đó.
HĐ1: So sánh 13 và 15
- GV yêu cầu HS lấy thanh chục và những hình vuông
- GV yêu cầu HS nhận xét ở mô hình hai số đó có phần nào như nhau 
- GV nhận xét
HĐ2: So sánh 17 và 20. Tương tự
GV hỏi: Các số từ 10 đến 20 đều có phần nào như nhau?
- GV hỏi: Muốn so sánh hai số từ 10 đến 20 thì so sánh thế nào? 
Kết luận: Muốn so sánh hai số từ 10 đến 20 ta chỉ cần so sánh phần đơn vị, nếu số nào phần đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn; riêng 20 gồm 10 và 10 nên 20 lớn hơn các số đến 19.
IV. Luyện tập 
HĐ1: HS thực hiện HĐ1 trong SHS 
Mục tiêu: HĐ này nhằm để HS thực hành so sánh hai số từ 10 đến 20 theo cách đã chốt ở trên.
- GV quan sát, hướng dẫn HS chưa biết so sánh.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
a. 12 > 11 11 < 12
b. 14 > 13 13 < 14
c. 15 15
d. 20 > 13 13 < 20
HĐ2: HS thực hiện HĐ2 trong SHS 
Mục tiêu: HĐ này để HS nhớ lại “ sắp thứ tự từ bé đến lớn” là bắt đầu từ số bé nhất, số sau lớn hơn tất cả các số đứng trước nó.
- GV hướng dẫn HS vận dụng so sánh hai số từ 10 đến 20 và thứ tự các số trong phạm vi 10 để có cách sắp xếp
- GV nhận xét hướng dẫn HS cách làm như đã nêu trên
- GV theo dõi, đánh giá HS, nhận xét và xác nhận kết quả đúng. 10, 11, 16, 18.
V. Vận dụng 
HS thực hiện HĐ 3 trong SHS 
Mục tiêu: HĐ này nhằm cho HS vận dụng so sánh hai số để trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân 
IV:Củng cố và dặn dò 
- Nhận xét
- Chốt bài: Qua bài học này em biết gì?
- HS trả lời.
- HS chú ý lắng nghe
- HS lấy thanh chục và hình vuông gắn vào bảng con thành mô hình hai số 13 và 15 theo hang ngang( như SHS ) 
- Đều có 1 chục như nhau
- HS tự so sánh phần đơn vị của hai số ( 3 < 5 ) kết luận ( 13 < 15 ).
- Đều có 1 chục như nhau
- HS trả lời, nhận xét
- HS tự thực hiện viết dấu vào trong vở
- Một số HS lên bảng làm và giải thích vì sao viết dấu đó.
- HS tự sắp xếp: 10, 12, 15
- HS tự viết số vào trong vở, giải thích vì sao lại điền như vậy.
- HS làm bài cá nhân, trả lời trước lớp
a. Khay trên có 17 chiếc bánh, khay dưới có 16 chiếc, 17 > 16 nên khay trên nhiều bánh hơn khay dưới
b. Đĩa dưới ( 10 quả ) nhiều hơn đĩa trên ( 9 quả )
Qua bài này em biết so sánh các số trong phạm vi 20.
BÀI 42: ÔN TẬP 5 ( tiết 1) 
I. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:
- Hiểu rõ các số đến 20 và so sánh, sắp xếp thứ tự các số.
- Giải quyết 1 số bài về số lượng và so sánh số lượng của các nhóm đồ vật. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn.
II. Yêu cầu cần đạt:
- Thành thạo đếm, đọc, viết các số từ 0 đến 20. Biết mỗi số 10, , 20 gồm bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị.
- Thành thạo việc xác định số lượng của một nhóm vật có từ 0 đến 20 đồ vật. Biết lấy một số lượng vật đã định trước.
- Thành thạo việc so sánh hai số, thuộc thứ tự các số từ 0 đến 20 và sắp xếp nhanh một nhóm số theo thứ tự từ bé đến lớn / từ lớn đến bé.
- Sử dụng kết quả so sánh hai số để nói được trong hai nhóm vật, nhóm nào nhiều / ít vật hơn.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động
Chơi trò chơi : Xếp hoa theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV nêu cách chơi: Khi GV phát lệnh, HS sẽ lần lượt lên bảng gắn các bông hoa có các số không theo đúng thứ tự. Nhiệm vụ của HS là lên bảng gắn các bông hoa đó theo thứ tự từ bé đến lớn. Đội nào gắn nhanh và đúng nhất, đội đó sẽ giành chiến thắng.
- HS chia làm 4 đội, mỗi đội 5 bạn. Mỗi bạn sẽ cầm 1 bông hoa tương ứng, không theo thứ tự
- Sau khi HS gắn xong, GV kiểm tra và hỏi: Còn số nào chưa có ở đây?
-> GV giới thiệu bài: Như vậy, ở giờ học trước các con đã được học các số từ
II. Ôn tập
GV đọc yêu cầu
Bài 1: Đếm rồi trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS quan sát tranh phần a)
- GV nêu yêu cầu
a) Có bao nhiêu chiếc bút sáp màu?
- HS trả lời: Số 0
- Lắng nghe
- HS quan sát
- HS trả lời: Có 14 chiếc bút sáp màu
- HS khác nhận xét, nhắc lại
(?) Con làm thế nào con biết có 14 chiếc bút sáp màu? 
b)Có bao nhiêu chiếc bút chì?
(?) Con làm thế nào con biết có 15 chiếc bút chì? 
c)Có bao nhiêu que tính?
d) Có bao nhiêu chiếc tẩy?
- Con đếm lần lượt số bút sáp màu 
+ Con đếm số chục và đếm các số đơn vị 
- HS trả lời: Có 15 chiếc bút chì
- HS nhận xét, nhắc lại
- Con đếm
+ Con đếm số chục và đếm các số đơn vị
- HS trả lời
Bài 2: Lá và hoa nào chỉ cùng một số?
- GV chia nhóm 2, HS thảo luân 
- GVgọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
(?) Để biết lá và hoa nào chỉ cùng một số, các con dựa vào đâu?
Bài 3: 
a. Nêu số viên bi.
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- Gọi HS trả lời
- Gọi HS nhận xét
(?) Em làm thế nào để biết số viên bi có trong hình?
b. Câu nào nói đúng?
- HS thảo luận nhóm 2, suy nghĩ trả lời
- GV gọi HS trả lời
(?) Làm thế nào em biết số bi xanh nhiều hơn số bi vàng?
- HS chia sẻ với nhau trong nhóm
- HS trả lời
- HS nhận xét, trả lời tiếp đến hết
- HS trả lời
- HS quan sát
- HSTL:
+ Có 18 viên bi đỏ
+ Có 20 viên bi xanh
+ Có 14 viên bi vàng
- HS nhận xét
- Em đếm từng viên bi từ 1 đến hết.
- HSTL: Số bi xanh nhiều hơn số bi vàng
- Dựa vào kết quả phần a)
Ta thấy: Số bi đỏ nhiều hơn số bi vàng ( vì 18>14 ). Số bi xanh nhiều hơn số bi vàng ( vì 20>14 ). Số bi đỏ ít hơn số bi xanh ( vì 18<20). Vậy câu đúng là: Số bi xanh nhiều hơn số bi vàng
III. Ứng dụng 
Bài 4: Ai có nhiều kẹo nhất?
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
( ?) Muốn biết ai nhiều kẹo nhất, các con làm thế nào?
- Gọi HS trả lời
IV:Củng cố và dặn dò 
- Nhận xét
- Chốt bài: Qua bài học này em biết gì?
+ Đếm
+ So sánh, sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn để biết bạn nào nhiều kẹo, bạn nào ít kẹo
- Hà nhiều kẹo nhất.
HS trả lời.
Toán
BÀI 10 : ÔN TẬP 1 (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU.
- HS xác định được đối tượng cần đếm; biết đếm tìm ra số lượng vật của một nhóm vật 
- Đọc, viết thành thạo từ 0 đến 10 
- HS biết lấy một nhóm vật có số lượng bằng một số cho trước không quá 10
II. ĐỒ DÙNG 
+ GV: Máy chiếu hoặc tranh ảnh; Mô hình các hình vuông, hình tam giác , các mầu vật
+ HS: Đồ dùng học toán lớp 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
1. HS trả lời hỏi(Có bao nhiêu2?). 
2. Sau trò chơi học sinh trả lời một số câu hỏi:
2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Cá nhân: HS thực hiện HĐ1 trong HS.
HD luyện tập xác định đối tượng đếm
- Chiếu hoặc treo tranh của HĐ3 lên cho HS quan sát
- Nêu yêu cầu của bài tập
- HD HS đếm các con vật xem số lượng các con vật là bao nhiêu?
Sau đó cho hs làm nhóm đôi để cùng nhau đếm.
- Mời các nhóm trả lời 
? Có bao nhiêu con gà?
? Có bao nhiêu con mèo? 
? Có bao nhiêu con bướm?
? Có bao nhiêu con thỏ?
YC nhận xét
Gv chốt nhận xét
3. Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
3.1.GV yêu cầu hs lấy vật gì và số lượng bao nhiêu để HS làm theo. 
- GV quan sát và hướng dẫn thêm cho hs
3.2. Trò chơi “ Lấy đúng, lấy nhanh”
- Chuẩn bị : HS chuẩn bị sẵn các mô hình trong bộ đồ dùng học tập của mình . Gv có thể chuẩn bị thêm một số mô hình khác 
- GV chia nhóm , nêu cách chơi, luật chơi. Cử 1 bạn làm quản trò
- Cách chơi: Khi quản trò nêu số lượng các đồ vật. Các thành viên trong nhóm tìm đủ số lượng cần thiết. nhóm nào tìm đủ, tìm nhanh thì nhóm đó thắng. 
- GV cho hs nhận xét các nhóm chơi và chốt lại trò chơi.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV có thể cho hs đếm số lượng các vật xung quanh lớp học
- Nhắc nhở, nhận xét tiết học
Quan sát
Lắng nghe
Hs làm nhóm đôi
Trả lời
+ Có 10 con gà
+ có 3 con mèo
+ có 7 con bướm 
+ có 0 con thỏ
Nhận xét
Lắng nghe
Hs lắng nghe và thực hiện
Chia nhóm và nghe cách chơi
Chơi trò chơi
Lắng nghe
____________________________________________-
TOÁN
SỐ LƯỢNG BẰNG NHAU 
(1 Tiết)
I. MỤC TIÊU.
1. Năng lực 
* Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học (HS biết quan sát hình ảnh để thực hiện các yêu cầu và trả lời được các câu hỏi)
- Năng lực giao tiếp toán học (HS nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do GV đưa ra)
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
2. Phẩm chất
- HS tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của GV nêu ra.
III. ĐỒ DÙNG
- GV: SGK, vở, bút, hình vuông vàng và xanh 
- HS: SGK, hình vuông vàng và xanh, bảng con
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (HĐ cả lớp) 
* Mục tiêu: 
- Bước đầu hình thành về số lượng bằng nhau
- Tạo niềm tin hứng thú học tập cho HS.
- Giới thiệu vấn đề cần học.
* Cách tiến hành
- GV giơ cho cả lớp xem: Cô có một số quyển vở (6 quyển) và một số chiếc bút (6 chiếc). Hãy giúp cô cài vào mỗi quyển vở một chiếc bút.
+ Gọi HS lên bảng thực hiện 
+ Nêu câu hỏi: Có chiếc bút nào thừa ra không ?. Có quyển vở nào không cài được bút không ?
- GV khen thưởng những HS trả lời nhanh và đúng. 
- GV giới thiệu bài học mới: Khi ta ghép vở và bút lại vừa vặn, không có vở hoặc bút thừa ra, thì ta sẽ nói gì về hai nhóm đồ vật này ? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết về điều đó.
- GV ghi đầu bài
2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (HĐ cá nhân)
* Mục tiêu: 
- Biết nối ghép một vật ở nhóm này với một vật ở nhóm kia phù hợp thực tế
- Nhận biết và nói được rằng không thừa ra vật nào và biết kết luận rằng hai nhóm có số lượng vật bằng nhau 
* Cách tiến hành
a. Tìm hiểu nội dung của tranh khám phá
- GV treo tranh (mục khám phá) và y/c HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Nếu cứ một bông hoa có một con bướm thì có thừa ra con bướm nào không, có thừa ra bông hoa nào không ?
- Gọi HS trả lời trước lớp
- Gv nói: Cứ một con bướm đậu một bông hoa mà vừa vặn, không bị thừa ra hoa hay bướm, nên cứ 1 bông hoa thì có 1 con bướm, 2 bông hoa thì có 2 con bướm
- Gv chốt: Như vậy “Số con bướm bằng số bông hoa”
b. Chốt kiến thức bằng mô hình
- GV gắn 5 hình vuông vàng và 5 hình vuông xanh lên bảng. 
- YCHS nối 1 hình vuông vàng với 1 hình vuông xanh 
- Gọi HS trả lời CH: Số hình vuông vàng và số hình vuông xanh có bằng nhau không ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
3.1. Bài tập 1: Hình nào có số con ếch bằng số chiếc lá (HĐ cặp đôi)
* Mục tiêu: Nhằm cùng cố cho HS cách xác định hai nhóm đồ vật có số lượng bằng nhau
* Các bước tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu
- YCHS trao đổi cặp với nhau, tìm kết quả
- GV theo sát từng cặp, gợi ý. 
- Gọi HS nêu kq và giải thích trước lớp
- Gv chốt kq đúng: 
+ Hình a: Số con ếch và số chiếc lá đều là 3
+ Hình b: Số con ếch và số chiếc lá đều là 5
=> Vậy: Hình a và hình b có số con ếch bằng số chiếc lá.
3.2. Bài tập 2: Chỉ ra các nhóm số lượng bằng nhau (HĐ cá nhân)
* Mục tiêu: Củng cố cho HS cách xác định hai nhóm vật có số lượng bằng nhau 
* Các bước tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu
- YCHS suy nghĩ, tìm kết quả
- GV theo sát từng HS, gợi ý. 
- Gọi HS nêu kq và giải thích trước lớp
- Gv chốt kq đúng: 
+ Số con mèo và số con cá đều là 5, vậy số con mèo bằng số con cá.
+ Số con chim và số con sâu đều là 4, vậy số con chim bằng số con sâu 
+ Số bắp ngô và số con chuột đều là 6, vậy số bắp ngô bằng số con chuột 
4. Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
4. 1. Bài tập 3: Mỗi con sóc ôm một quả thông. Có bao nhiêu con sóc ? Có bao nhiêu quả thông ? (HĐ cá nhân) 
* Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kỹ năng giải quyết vấn đề xác định hai nhóm vật có số lượng bằng nhau 
* Các bước tiến hành:
- GV nêu yêu cầu
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Có bao nhiêu con sóc ? 
+ Có bao nhiêu quả thông ? 
- Gv cần lưu ý cho HS mỗi con sóc đều ôm một quả thông
- Gv chốt kq: Có 10 con sóc, có 10 quả thông
4.2. Bạn có biết
* Mục tiêu: Nhận ra thực tế xung quanh những nhóm vật có số lượng bằng nhau
* Tiến hành:
- GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện trong SHS
5. Củng cố, dặn dò
- Củng cố: Qua bài học hôm nay đã giúp các em biết nối ghép một vật ở nhóm này với một vật ở nhóm kia và nhận biết được hai nhóm có số lượng vật bằng nhau
- Nhận xét giờ học.
- HS theo dõi và lắng nghe
- 3 HS thực hiện, cả lớp quan sát
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhắc lại tên bài
- HS quan sát và tìm ra câu trả lời
- HS trả lời
- HS nói tiếp: 3 bông hoa thì có 3 con bướm, ... 5 bông hoa thì có 5 con bướm.
- HS nói lại nhiều lần: Số con bướm bằng số bông hoa
- HS thực hiện dưới bảng con
- HS thực hiện
- HS trả lời: Số hình vuông vàng bằng số hình vuông xanh.
- HS nhắc lại
- HS thực hiện
- Đại diện các cặp
- Lắng nghe
- HS nhắc lại
- HS thực hiện
- HS trả lời
- Lắng nghe
- HS nhắc lại
- HS thực hiện, tìm ra kết quả
- Lắng nghe
- Lắng nghe
_____________________________________________
TOÁN
Nhiều hơn, ít hơn
I. MỤC TIÊU.
1. Năng lực 
* Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học (HS biết quan sát hình ảnh để thực hiện các yêu cầu và trả lời được các câu hỏi)
- Năng lực giao tiếp toán học (HS nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do GV đưa ra).
- Nhận biết nhóm nào có nhiều vật hơn trong hai nhóm đồ vật cho trước.
- Biết được thuật ngữ toán học nhiều hơn, ít hơn.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
2. Phẩm chất
- HS tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của GV nêu ra.
II. ĐỒ DÙNG
- GV: Tranh ảnh mục khám phá trong SHS, 5 hình vuông đỏ và 4 hình vuông xanh như trong SHS, 5 bông hoa đỏ, 3 bông hoa xanh.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
( Hoạt động chung cả lớp )
* Mục tiêu: 
- Bước đầu hình thành thuật ngữ toán học nhiều hơn, ít hơn.
- Tạo niềm tin hứng thú học tập cho HS.
- Giới thiệu vấn đề cần học.
* Cách tiến hành
- GV cho HS chơi trò chơi “ Nhanh chân tìm ghế”
- GV chuẩn bị 4 chiếc ghế nhỏ xếp vòng tròn, chọn 5 HS chơi.
+ GV phổ biến cách chơi: Cả lớp hát 1 bài hát quen thuộc ( cho HS chọn ) 5 bạn vừa hát theo vừa nhảy múa di chuyển theo nhịp bài hát vòng quanh 4 chiếc ghế. Khi bài hát vừa kết thúc thì mỗi bạn nhanh chóng tìm một chiếc ghế và ngồi vào, 1 chiếc ghế chỉ được 1 người ngồi.
- Sau 1 lần “tìm ghế” thì cho HS dừng chơi và HS ngôi nguyên trên chiếc ghế mà mình “ tìm được”
HS quan sát tình huống thực này , trả lời câu hỏi: “ Số người nhiều hơn số ghế hay số người ít hơn số ghế?”
- GV giới thiệu bài học mới: Bài học hôm nay đó là xem trong hai nhóm đồ vật, nhóm này có nhiều đồ vật hơn hay ít đồ vật hơn nhóm kia.
2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ( cá nhân hoặc cặp đôi )
a. Tìm hiểu nội dung của tranh khám phá
* Mục tiêu: 
- Bằng cách nối (ghép đôi) 1 vật của nhóm này với 1 vật của nhóm kia, nhận biết được nhóm nào có vật thừa ra và biết kết luận nhóm đó có nhiều vật hơn, nhóm kia có ít vật hơn.
- Nối ghép thành thạo có thể không vẽ mà vẫn nhận biết được nhóm nào có vật thừa ra.
* Cách tiến hành
GV Chiếu hoặc treo tranh của mục khám phá trong SHS lên để cả lớp cùng theo dõi khi thảo luận chung.
- YCHS quan sát tranh.
- Số người nhiều hơn số ghế hay số người ít hơn số ghế? Vì sao?
- GV Tóm tắt tổng hợp các ý kiến của HS và chốt: “ Các em đã thấy 1 ghế chỉ được 1 người ngồi, có 1 người thừa ra vì không đủ ghế, và ta nói Số người nhiều hơn số ghế.”
- GV chốt kiến thức bằng mô hình: GV gắn hoặc vẽ 5 hình vuông đỏ và 4 hình vuông xanh như trong SHS lên bảng.
- GV Yêu cầu Hãy nối 1 hình vuông đỏ với 1 hình vuông xanh.
- YCHS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt : Ghép đôi 1 hình vuông đỏ với 1 hình vuông xanh. Có hình vuông đỏ thừa ra thì nói là: số hình vuông đỏ nhiều hơn số hình vuông xanh” , cũng còn nói là “ Số hình vuông xanh ít hơn số hình vuông đỏ”.
3. Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( cặp đôi )
 Bài tập 1: Nêu kết quả phép tính theo mỗi hàng mỗi cột
* Mục tiêu: Nhằm củng cố cho HS cách xác định nhóm nào trong 2 nhóm vật có nhiều hơn.
* Các bước tiến hành: 
- GVYC HS thực hiện HĐ 1 trong SHS theo cặp.
- GV mời đại diện 1 số cặp trình bày
- GV mời HS khác nhận xét
- GV nhận xét chốt
4. Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Hoạt động cá nhân: 
* Mục tiêu: Nhằm cho HS vận dụng cách xác định nhóm nào trong hai nhóm có nhiều hơn.
 * Các bước tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc HĐ2 SHS
- Các bước trong mỗi HĐ 2 a, 2b tương tự như HĐ1 nhưng việc nối ghép ở HĐ2 a là việc hình dung mỗi bạn đội một chiếc mũ xem thừa hay thiếu mũ, ở HĐ 2b nối ghép một bông hoa xanh với một bông hoa đỏ và thấy thừa ra 2 bông hoa đỏ.
- YCHS trả lời
- GV nhận xét chốt:
2a: Số mũ nhiều hơn số người ( giải thích nếu mỗi người đội một mũ thì thừa mũ )
2b: Số hoa màu xanh ít hơn số hoa màu đỏ ( giải thích ghép 1 bông hoa xanh và 1 bông hoa đỏ thanh 1 cặp thì thừa ra 2 bông hoa màu đỏ )
-GV đưa ra 1 số câu hỏi với 2 nhóm đồ vật trong lớp. ( Thực hiện như vậy với khoảng thời gian còn lại của tiết học )
- YCHS trả lời
-GV gọi nhận xét
-GV Nhận xét, chốt.
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe và tham gia chơi.
- HS lắng nghe, nối tiếp nhắc lại tên bài
- HS quan sát tranh
- HS xem kĩ hình trò chơi “ nhanh chân tìm ghế”
- Một số HS trả lời trước lớp.
- HS Lắng nghe
- 5HS nhắc lại
- HS cũng sắp xếp như vậy trên bảng con.
- 1 HS thực hiện trên bảng lớp 
- HS nhận xét
- HS nhắc lại đồng thanh nhiều lần
-HS thực hiện theo cặp. 
- Một số đại diện cặp đôi nối kết quả và giải thích trước lớp.
- HS khác nhận xét.
-HS nhắc lại nhiều lần
-HS đọc yêu cầu
- HS theo dõi
-HS trả lời
- HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS trả lời và giải thích
- HS nhận xét
-HS lắng nghe

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_4.doc