Giáo án môn Địa lí 6 - Chủ đề: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

Hoạt động 1. Khởi động. (5’)

1. Mục tiêu: 1,6

2. Tổ chức hoạt động:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

 * GV tổ chức cho HS trò chơi “nhìn hình đoán nội dung”:

 * GV yêu cầu HS hãy quan sát các hình ảnh trên màn hình chiếu và đoán xem những hình ảnh đó thuộc quốc gia nào

+ Hình 1: Thánh địa Mỹ Sơn.

+ Hình 2: Khu đền tháp Ăng-co Vát.

+ Hình 3: Chùa tháp Pa-gan.

+ Hình 4: Thành phố lịch sử Ayutthaya

+ Hình 5: Cố đô Luongphabang

+ Hình 6: Cố đô Huế

- Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: HS dựa vào hiểu biết, tự tìm tòi, khai thác tư liệu để trả lời câu hỏi.

- Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi từ yêu cầu của GV

- Bước 4: GV theo dõi, nhận xét và chốt đáp án

 

docx 11 trang phuongnguyen 21320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí 6 - Chủ đề: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Địa lí 6 - Chủ đề: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X

Giáo án môn Địa lí 6 - Chủ đề: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X
Chủ đề:
ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X.
Bài: Khái lược về khu vực Đông Nam Á
Thời lượng: 01 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực 
YCCĐ 
Số TT của YCCĐ
 Năng lực đặc thù
Nhận thức và tư duy lịch
 sử.
Trình bày sơ lược về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Á. (Tr.18 CTBM)
 1
 Năng lực chung
Tự chủ, tự học.
Trình bày được vị trí địa lí qua việc tự chọn lọc thông tin và khai thác thông tin từ bản đồ các vương quốc cổ Đông Nam Á. (Tr.45 CTTT)
 2
Giao tiếp và hợp tác
Học sinh hiểu được nhiệm vụ của nhóm và tiếp nhận, sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với bản đồ và tư liệu để tìm hiểu về vị trí địa lí vùng Đông Nam Á. (Tr.46, 47, CTTT)
 3
Giải quyết vấn đề
Học sinh biết phân tích được những điểm thuận lợi và khó khăn từ vị trí địa lí vùng Đông Nam Á. (Tr. 49 CTTT)
 4
 Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ.
Tự tìm tòi thông tin về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á qua tài liệu và bản đồ.
 5
Yêu nước.
Có ý thức bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của khu vực Đông Nam Á.
 6
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Lược đồ Đông Nam Á, tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học; máy tính, máy chiếu, phiếu học tập
2. Hoc sinh: Đồ dùng học tập; tài liệu học tập...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động hoc
(thời gian) 
Mục tiêu (Số TT của YCCĐ)
Nội dung dạy
học trọng tâm 
PP, KTDH 
Chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
1,6
Các di sản văn hóa, tên các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
Phương pháp:Trực quan.
KTDH: Công não
Khả năng trả lời câu hỏi của học sinh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu: “Khái lược về khu vực Đông Nam Á” (25’)
1,2,3,5
Vị trí vùng Đông Nam Á.
Phương pháp trực quan, phát, dạy học hợp tác vấn.
KTDH: Chia nhóm
Khả năng khai thác thông tin từ bản đồ, tự tìm hiểu tài liệu và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Hoạt động 3: Luyện tập (6’): Củng cố về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á
1,2,5
Điều kiện tự nhiên, yếu tố hình thành các quốc gia Đông Nam Á
Phương pháp phát vấn, đàm thoại; kĩ thuật công não
Khả năng trả lời câu hỏi của học sinh về điều kiện tự nhiên, yếu tố hình thành các quốc gia Đông Nam Á
Hoạt động 4: Vận dụng (5’): Phân tích được thuận lợi và khó khăn về kinh tế từ vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á
4,5
Thuận lợi, khó khăn về kinh tế từ vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á
Phương pháp giải quyết vấn đề, hợp tác; kĩ thuật: Động não
Khả năng trả lời câu hỏi của học sinh về thuận lợi và khó khăn của khu vực Đông Nám Á từ vị trí địa lí
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (4’): Tìm hiểu vị trí, tên các quốc gia Đông Nam Á, khó khăn hiện nay của khu vực Đông Nam Á.
2,5
Vị trí, tên các quốc gia Đông Nam Á
Phương pháp nêu vấn đề, hợp tác
Kĩ thuật: Công não
Khả năng trả lời câu hỏi của học sinh về vị trí, tên các quốc gia Đông Nam Á
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: 
Hoạt động 1. Khởi động. (5’)
1. Mục tiêu: 1,6
2. Tổ chức hoạt động: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 * GV tổ chức cho HS trò chơi “nhìn hình đoán nội dung”:
 * GV yêu cầu HS hãy quan sát các hình ảnh trên màn hình chiếu và đoán xem những hình ảnh đó thuộc quốc gia nào
+ Hình 1: Thánh địa Mỹ Sơn. 
+ Hình 2: Khu đền tháp Ăng-co Vát.
+ Hình 3: Chùa tháp Pa-gan.
+ Hình 4: Thành phố lịch sử Ayutthaya
+ Hình 5: Cố đô Luongphabang 
+ Hình 6: Cố đô Huế
- Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ: HS dựa vào hiểu biết, tự tìm tòi, khai thác tư liệu để trả lời câu hỏi.
- Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi từ yêu cầu của GV
- Bước 4: GV theo dõi, nhận xét và chốt đáp án
+ Hình 1: Thánh địa Mỹ Sơn. (Việt Nam)
+ Hình 2: Khu đền tháp Ăng-co Vát. (Cam-pu-chia)
+ Hình 3: Chùa tháp Pa-gan. (Mi-an-ma)
+ Hình 4: Thành phố lịch sử Ayutthaya (Thái Lan)
+ Hình 5: Cố đô Luongphabang (Lào)
+ Hình 6: Cố đô Huế (Việt Nam)
3. Sản phẩm: 	
Câu trả lời của học sinh
4. Phương án đánh giá 
 GV nhận xét khả năng trả lời câu hỏi của học sinh có thể cộng điểm, tuyên dương, phần thưởng
Hoạt động 2: Tìm hiểu: “Khái lược về khu vực Đông Nam Á” (25’)
1. Mục tiêu: 1,2,3, 5
2. Tổ chức hoạt động 
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
 + GV chia lớp thành 2 nhóm và phát phiếu học tập cho học sinh 
 + Sau đó, GV yêu cầu 2 nhóm cùng thực hiện một nội dung:
Xác định trên bản đồ vị trí khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ tiếp giáp Công Nguyên đến thế kỉ X.
Xác định trên bản đồ các vương quốc cổ Đông Nam Á.
+ Thời gian thảo luận: 5 – 7 phút
- Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
 Học sinh tự tìm, khai thác tài liệu học tập để thực hiện các nhiệm vụ 
 - Bước 3: Học sinh trình bày sản phẩm
 Đại diện 1 nhóm lên trình bày; nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Bước 4: GV theo dõi, nhận xét sản phẩm của nhóm và chốt kiến thức 
1. Vị trí khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ tiếp giáp Công Nguyên đến thế kỉ X: 
- Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, là khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên..
- Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng: nằm trên đường giao thông quốc tế từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây; là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
2. Các vương quốc cổ Đông Nam Á: Vương quốc Chăm-pa, vương quốc Phù Nam, Vương quốc pa-gan, vương quốc Su-khô-thay,vương quốc Lan-xang
3. Sản phẩm: 
 Bài làm của nhóm trên phiếu học tập
4. Phương án đánh giá
Sản phẩm của nhóm, kĩ năng trình bày, đảm bảo thời gian
Hoạt động 3: Luyện tập (6’): Củng cố về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á
1. Mục tiêu: 1,2,3, 5
2. Tổ chức hoạt động 
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
 GV đưa ra hệ thống câu hỏi, học sinh dựa vào hiểu biết trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Nêu vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X?
Câu 2: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt đó là hai mùa nào?
Câu 3: Vào khoảng thiên niên kỉ II T.CN, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng công cụ kim loại nào?
Câu 4: Đến những thế kỉ đầu CN, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại gì?
- Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
 Học sinh tự tìm, khai thác tài liệu học tập để thực hiện các nhiệm vụ 
- Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi từ yêu cầu của GV
- Bước 4: GV theo dõi, nhận xét và gợi ý câu trả lời
Câu 1: Vị trí khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ tiếp giáp Công Nguyên đến thế kỉ X: 
- Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, là khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên..
- Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng: nằm trên đường giao thông quốc tế từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây; là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
Câu 2: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa tương đối nóng; mùa khô lạnh và mát
Câu 3: Vào khoảng thiên niên kỉ II T.CN, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng công cụ kim loại là Đồng
Câu 4: Vào khoảng thiên niên kỉ II T.CN, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng công cụ kim loại bằng Sắt
3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Khả năng đánh giá: Khả năng trả lời câu hỏi của học sinh
Hoạt động 4: Vận dụng (5’): Phân tích được thuận lợi và khó khăn về kinh tế từ vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
1. Mục tiêu: 4,5
2. Tổ chức hoạt động 
- Bước1: GV chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh dựa vào hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi sau:
GV? Từ vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á, em hãy rút ra thuận lợi và khó khăn về kinh tế của khu vực này?
- Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi từ yêu cầu của GV
- Bước 4: GV theo dõi, nhận xét và chốt đáp án
Về vị trí địa lí:
Thuận lợi: 
- Phát triển kinh tế nhiều ngành như Nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch 
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á 
- Phát triển kinh tế biển tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước một cách toàn diện. 
* Khó khăn: 
- Cạnh tranh với các nước ngoài khu vực 
- Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng, 
- Bảo vệ lãnh thổ cả vùng biển, trời và đảo xa, trước nguy cơ ngoại xâm
3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
4. Khả năng đánh giá: Khả năng trả lời câu hỏi của học sinh
Hoạt động 5: Tìm tòi và mở rộng (4’): Tìm hiểu vị trí, tên các quốc gia Đông Nam Á, khó khăn hiện nay của khu vực Đông Nam Á.
- Bước1: GV chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu và hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1: Khu vực Đông Nam Á tính đến trước tháng 5 năm 2002 là bao nhiêu nước và sau năm 2002 là bao nhiêu nước? Hãy kể tên.
Câu 2: Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
Câu 3: Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
Câu 4: Hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang gặp những khó khăn gì?
- Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
HS dựa vào hiểu biết, tự tìm tòi, khai thác tư liệu để trả lời câu hỏi.
- Bước 3: Học sinh thực hiện nhiệm vụ từ yêu cầu của GV và nộp sản phẩm theo thời gian GV quy định
- Bước 4: GV theo dõi khả năng hoàn thành nhiệm vụ của học sinh và gợi ý sản phẩm
Câu 1: Khu vực Đông Nam Á tính đến trước tháng 5 năm 2002 là 10 nước và sau năm 2002 là 11 nước.
Gồm có: Viện Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po,
 In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Buru-nây, Đông-ti-mo.
Câu 2: Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia Mi-an-ma hiện nay
Câu 3: Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia Thái Lan hiện nay
Câu 4: Hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang gặp rất nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh.; khó khăn về kinh tế; chính trị, an ninh
3. Sản phẩm: Bài làm của học sinh ở nhà
4. Khả năng đánh giá: Khả năng trả lời câu hỏi của học sinh
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. NỘI DUNG DẠY HỌC
Khái lược về khu vực Đông Nam Á:
-Vị trí địa lí:
+ Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, là khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên..
+ Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng: nằm trên đường giao thông quốc tế từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây; là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
-Điều kiện tự nhiện: Chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa mưa và mùa khô (mùa khô lạnh, mát; mùa mưa tương đối nóng)
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
*Phiếu học tập:
Nhóm 1:
1.Xác định trên bản đồ vị trí khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ tiếp giáp Công Nguyên đến thế kỉ X.
2.Xác định trên bản đồ các vương quốc cổ Đông Nam Á.
Trả lời:
1.Xác định trên bản đồ vị trí khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ tiếp giáp Công Nguyên đến thế kỉ X.
..
2.Xác định trên bản đồ các vương quốc cổ Đông Nam Á.
Nhóm 2:
1.Xác định trên bản đồ vị trí khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ tiếp giáp Công Nguyên đến thế kỉ X.
2.Xác định trên bản đồ các vương quốc cổ Đông Nam Á.
Trả lời:
1.Xác định trên bản đồ vị trí khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ tiếp giáp Công Nguyên đến thế kỉ X.
2.Xác định trên bản đồ các vương quốc cổ Đông Nam Á.
* Lược đồ khu vực Đông Nam Á:
* Tranh ảnh:
Ăng co-vát (Cam-pu-chia) 
Cố đô Huế (Việt Nam)
 Thánh địa Mỹ Sơn. (Việt Nam)
Cố đô Luongphabang (Lào)
 Chùa tháp Pa-gan. (Mi-an-ma)
 Thành phố lịch sử Ayutthaya (Thái Lan)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_6_chu_de_dong_nam_a_tu_nhung_the_ki_tiep.docx