Giáo án môn Giáo dục công dân 8 - Chủ đề: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
I. Mục tiêu bài học
Bài học giúp hình thành, phát triển cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái và năng lực điều chỉnh hành vi trên cơ sở các yêu cầu cần đạt sau:
- Nêu được khái niệm và một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
- Nêu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.
- Thể hiện được bằng lời nói và việc làm, thái độ tôn trọng, sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
- Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 8 - Chủ đề: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Giáo dục công dân 8 - Chủ đề: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Chủ đề: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc GDCD 8 Mục tiêu bài học Bài học giúp hình thành, phát triển cho HS phẩm chất yêu nước, nhân ái và năng lực điều chỉnh hành vi trên cơ sở các yêu cầu cần đạt sau: - Nêu được khái niệm và một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. - Nêu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. - Thể hiện được bằng lời nói và việc làm, thái độ tôn trọng, sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. - Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa. II. Chuẩn bị - Máy chiếu, SGK, TLTK về chủ đề tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. - Video về sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới, thành tựu về văn hóa các dân tộc; tranh ảnh hs tự chuẩn bị liên quan đến nội dung bài học. III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. - Phương pháp thảo luận nhóm, trò chơi - Hình thức dạy học chính: Làm việc theo nhóm (chia 4 nhóm cố định suốt giờ học). IV. Tổ chức hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Khởi động (5 phút). - Mục đích: Tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài học. - Nội dung: Nghe và quan sát video - Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi của GV - Cách thức tiến hành: 1. Cho HS quan sát video về sự đa dạng các dân tộc trên thế giới, các công trình văn hóa tiêu biểu của các dân tộc trên thế giới. - Quan sát. Hỏi: Em thu nhận được nội dung gì sau khi quan sát video trên? - Video trên nói về sự đa dạng các dân tộc. Các công trình thể hiện thành tựu văn minh các dân tộc (các kỳ quan như: Kim tự tháp, vườn treo babylon,) 2. Nhận xét ý kiên trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học. Hoạt động 2: Khám phá vấn đề (20 phút). - Mục đích: HS nêu được một số khái niệm và biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới - Nội dung: Khái niệm và biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới - Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động thảo luận nhóm; trả lời câu hỏi. - Cách thức tiến hành. GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - GV phát tài liệu cho HS, thực hiện thảo luận nhóm. a/ Thế nào tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc? b/ Kể tên 1 số công trình, thành tựu một số quốc gia, dân tộc trên thế giới tiêu biểu ? c/ Biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc? d/ Ý nghĩa của sự đa dạng của các dân tộc? Gợi ý trả lời: - Vì sao phải tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc? - Tôn trọng sự đa dạng các dân tộc thì ta nhận được điều gì. .. 2. Chiếu câu hỏi trên màn hình. 3. Chốt kiến thức (Chiếu lên màn hình) sau mỗi câu trả lời được cả lớp thống nhất. 1. Các nhóm phân công nhóm trưởng và thảo luận nhóm. 2. Các nhóm trình bày. a/ Đại diện nhóm 1 trình bày: Thế nào là tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc? - Các nhóm góp ý, bổ sung. - HS ghi kết luận vào vở. Tôn trọng sự đa dạng các dân tộc là tôn trọng chủ quyền, lợi ích nền văn hóa các dân tộc; luôn tìm hiểu tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. b/ Đại diện nhóm 2 trình bày: Kim tự tháp (Ai Cập), vạn lý trường thành (Trung Quốc), Đền Artemit (Thổ Nhĩ Kỳ), Tượng thần mặt trời (Hy Lạp),Nhà hát Oprea (Úc), Tháp Eiffel (Pháp), Văn miếu Quốc tử giám (VN) c/ Đại diện nhóm 3 trình bày: Biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc: - Tôn trọng - Tiếp thu giá trị tốt đẹp - Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa. d/ Đại diện nhóm 4 trình bày: Ý nghĩa của sự đa dạng của các dân tộc: -Tôn trọng sự đa dạng các dân tộc sẽ giúp tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và giữ gìn phát triển văn hóa bản sắc dân tộc. - Các nhóm góp ý, bổ sung. - HS ghi kết luận vào vở. Hoạt động 3: Luyện tập.(10 phút). - Mục đích: HS đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa. - Nội dung: Thái độ, hành vi thể hiện sự tôn trọng đa dạng của các dân tộc/hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa. - Sản phẩm: HS đánh giá thái độ, hành vi thể hiện sự tôn trọng đa dạng của các dân tộc. Biết phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa. - Cách thức tiến hành: 1. Giao nhiệm vụ 1: Đọc tài liệu và thảo luận: a/ Nêu những thái độ, hành vi mà em chứng kiến hoặc được biết (qua báo chí, lời kể của người khác) thể hiện sự tôn trọng tôn trọng đa dạng của các dân tộc. b/ Nêu những thái độ, hành vi mà em chứng kiến hoặc được biết (qua báo chí, lời kể của người khác) thể hiện những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa. 1. Thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ 1: a/ Đại diện 1 nhóm trình bày: Những hành vi thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. Các nhóm góp ý, bổ sung. Ví dụ: - Đa dạng về nghi lễ, lễ hội - Tín ngưỡng, tôn giáo - Ngôn ngữ giao tiếp - Kiến trúc công trình b/ Đại diện 1 nhóm trình bày: Những hành vi thể hiện thái độ kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa. Các nhóm góp ý, bổ sung. Ví dụ: Kì thị phân biệt đối xử về màu da (da trắng, da màu), phân biệt đối xử về tôn giáo (đạo thiên chúa, đạo hồi), định kiến dân tộc 2. Chơi trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ” - Phổ biến thế lệ, phần thưởng của trò chơi - Chiếu thể lệ trò chơi lên màn hình - Theo dõi, hướng dẫn HS làm việc và chơi - Nhận xét kết quả và tinh thần hưởng ứng trò chơi để động viên HS - Công bố đội chiến thắng; trao thưởng cho HS. Chơi trò chơi: - Lớp trưởng gọi nhóm 1 đưa ra 1 bức tranh, ảnh đố các nhóm khác. - Nhóm nào giơ tay trước sẽ giành quyền trả lời - Các nhóm sẽ được 1 điểm khi gọi tên đúng bức tranh. - Các nhóm khác lần lượt đố các nhóm khác Hoạt động 4: Thực hành.(10 phút). - Mục đích: HS thực hiện được việc làm thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. - Nội dung: Giải quyết tình huống - Sản phẩm: HS giải quyết được tình huống và dự kiến thực hiện dự định của bản thân. - Cách thức tiến hành: 1.Giải quyết tình huống 1: Toàn và Hòa đang tranh luận với nhau. Toàn nói: “ Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học – kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập”. Trái lại, Hòa bảo: “Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập”. ? Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao? GV: Chiếu tình huống trên màn hình 1. Giải quyết tình huống 1: Đồng ý với ý kiến của bạn Hòa vì: Những nước đang phát triển tuy có thế nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống cần học tập. 1 2. Giao nhiệm vụ 2: Ghi ra 1 tờ giấy A4 dự định việc làm của em sau buổi học sẽ làm gì để tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc 2. HS thực hiện nhiệm vụ 2: - HS ghi ra giấy dự định việc sẽ làm. - Một vài HS chia sẻ dự định của mình với cả nước (Có kề hoạch tìm đọc tài liệu qua sách báo, phương tiện thông tin trên mạng .. về văn hóa, sự đa dạng các dân tộc trên thế giới). Hoạt động 5: Tổng kết (5 phút). - Mục đích: HS được củng cố, nâng cao yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực. - Nội dung: Nhận xét, đánh giá thái độ hành vi tham gia hoạt động học tập HS; tạo tình huống nối tiếp sau buổi học. - Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động. - Cách thức tiến hành: 1. Nhận xét, đánh giá thái độ hành vi của HS trong tham gia các hoạt động học tập 2. Khuyên HS tập hợp các bức tranh, ảnh tạo “ góc học tập” của lớp. 1. HS lắng nghe, nhận xét, đánh giá của GV và nêu ý kiến phản hồi (nếu có). 2. HS dùng tranh ảnh tạo “Góc học tập” của lớp.
File đính kèm:
- giao_an_mon_giao_duc_cong_dan_8_chu_de_ton_trong_su_da_dang.doc