Giáo án môn Ngữ văn 6 - Học kì I
Tuần 1 - Tiết 1
Ngày soạn:.
Ngày dạy:. TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức.HS nắm vững khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ và các kiểu từ Tiếng Việt.
2. Kĩ năng HS rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng từ Tiếng Việt.
- KNS cơ bản được giáo dục: Giao tiếp, trình bày.
3 Thái độ : Bồi dưỡng ý thức trau giồi từ Tiếng Việt trong giao tiếp.
* Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT, theo 4 KN đọc, viết, nghe, nói.
B.CHUẨN BỊ:
C. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
+ Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .
+ Sơ đồ tư duy.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG
. Giới thiệu chung về chương trình Ngữ văn THCS và phương pháp tiếp cận bộ môn .
ở Tiểu học, các em đã đựoc học về tiếng và từ. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu thêm về cấu tạo của từ tiếng Việt để giúp các em sử dụng thuần thục từ tiếng Việt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn 6 - Học kì I
Tuần 1 - Tiết 1 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức.HS nắm vững khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ và các kiểu từ Tiếng Việt. 2. Kĩ năng HS rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng từ Tiếng Việt. - KNS cơ bản được giáo dục: Giao tiếp, trình bày... 3 Thái độ : Bồi dưỡng ý thức trau giồi từ Tiếng Việt trong giao tiếp. * Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT, theo 4 KN đọc, viết, nghe, nói. B.CHUẨN BỊ: C. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC : + Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... + Sơ đồ tư duy. D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG . Giới thiệu chung về chương trình Ngữ văn THCS và phương pháp tiếp cận bộ môn . ở Tiểu học, các em đã đựoc học về tiếng và từ. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu thêm về cấu tạo của từ tiếng Việt để giúp các em sử dụng thuần thục từ tiếng Việt. HOẠT ĐỘNG II: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. TỪ LÀ GÌ? GV cho 1 HS đọc câu văn. ? Đếm có bao nhiêu tiếng, từ. ? Em hãy phân biệt “ tiếng”và “từ”. GV gợi ý:- Tiếng dùng làm gì? - Từ dùng làm gì? ? Vậy đơn vị cấu tạo từ là gì. - GV cho HS đọc ghi nhớ. - Cho HS xác định tiếng,từ trong câu văn ghi ở phần kiểm tra bài cũ. . VD: SGK Tr 13 2. Nhận xét: - Có 12 tiếng( chữ), 9 từ, có từ có 2 tiếng. - Tiếng: mỗi lần đọc là 1 tiếng, dùng tạo từ. - Từ: có nghĩa, dùng để tạo câu. 3. Kết luận: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu. * Ghi nhớ: SGK Tr 13. HS đọc ghi nhớ. II. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC. - ở Tiểu học các em đã được học về từ đơn, từ phức, em hãy nhắc lại khái niệm về các từ trên? - Điền các từ vào bảng phân loại? - Qua việc lập bảng, hãy phân biệt từ ghép, từ láy có gì khác nhau? - Hai từ phức trồng trọt, chăn nuôi có gì giống và khác nhau? - Về cấu tạo, từ láy khác từ ghép như thế nào. - Em hãy phân loại từ TV. - GV cho HS đọc ghi nhớ. 1. Ví dụ: SGK Tr13 Từ /đấy /nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt/, chăn nuôi /và /có/ tục/ ngày/ tết/ làm /bánh chưng/, bánh giầy/. 2. Nhận xét: TỪ ĐƠN TỪ GHÉP TỪ LÁY Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy. trồng trọt chỉ gồm có một tiếng. Hai tiếng trở lên có quan hệ về mặt nghĩa. Hai tiếng trở lên có quan hệ về âm giữa 3. Kết luận: SGK Tr 14 HOẠT ĐỘNG III: LUYỆN TẬP *GV cho HS nêu yêu cầu của đề. - GV cho HS lên bảng làm 3 ý. - Cho lớp nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá cho điểm. *GV cho HS đọc, nêu yêu cầu. - Có những kiểu quan hệ nào trong gia đình? - Cho 3 HS lên tìm từ ghép của 3 quan hệ đã tìm được? *GV kẻ bảng ở SGK theo cột dọc? - Cho 4 HS đại diện lên làm. - Tính thời gian, ai viết được nhiều từ người ấy thắng. - GV đếm từ, khuyến khích cho điểm. - GV cho 1 HS đọc, nêu yêu cầu. - GV cho HS trả lời. - Nêu yêu cầu bài tập 5. - Gọi 3 Hs lên bảng. - Gọi HS nhận xét. 1. Bài 1: HS trao đổi theo nhóm bàn. a. Nguồn gốc, con cháu->từ ghép. b.Nguồn gốc, gốc gác, cội nguồn. c. Con cháu, ông bà, anh chị,cháu chắt,cô dì, bố mẹ 2. Bài 2. HS suy nghĩ, thảo luận - Quan hệ vợ chồng: bố mẹ, chú dì, ông bà - Quan hệ nam nữ: - Quan hệ thứ bậc: 3. Bài 3:( hình thức trò chơi “Ai nhanh ai giỏi) - HS thảo luận nhóm bàn, cử đại diện Cách chế biến bánh Tên chất liệu bánh Tính chất của bánh Hình dáng bánh 4. Bài 4.- Tả âm thanh tiếng khóc: nức nở, sụt sùi, rưng rức... Bài 5/15 - Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch... - Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu, sang sảng... - Tả dáng điệu: Lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh, thướt tha... HOẠT ĐỘNG IV: VẬN DỤNG - Vẽ bản đồ tư duy củng cố kến thức bài học. -Gv hướng dẫn HS về bản đồ tư duy: Bước 1: Xác định từ khoá- trung tâm của bản đồ tư duy. Có thể từ khoá là tên bài, tên mục, một chủ đề hay một vấn đề. Bước 2: Tạo ra trung tâm nhánh và nhánh chi tiết. Nhánh cấp một nối trực tiếp với trung tâm. Các nhánh cấp hai nối với nhánh cấp một... Bước 3: Đặt các từ trọng tâm vào mỗi hàng tạo kết cấu của ghi chú. Bước 4: Hoàn thiện bản đồ: Sử dụng biểu tượng các đường kẻ hay đường cong để tạo nhánh, màu sắc , đường nét đậm nhạt để tạo ấn tượng nổi bật ý tưởng. TỪ ĐƠN Từ láy TỪ TIẾNG VIỆT TỪ PHỨC Từ ghép Đọc bản đồ tư duy: Hs bắt đầu từ trung tâm, đọc đến các nhánh. Kết hợp đọc với việc minh hoạ bằng các ví dụ cho sinh động. Khi đọc trình bày thành lời văn, đoạn văn HOẠT ĐỘNG V: TÌMTÒI, MỞ RỘNG - Những từ: Mãng cầu, sầu riêng, măng cụt, hồng xiêm, ... là từ đơn hay từ ghép? Gợi ý:- căn cứ vào ý nghĩa biểu đạt. Trong tiếng Việt có đơn đơn âm và đơn đa âm. - Làm bài 5: theo HD SGK - Đọc trước bài: Giao tiếp, VB và phương thức biểu đạt. ------------------------- Tuần 1 - Tiết 2 Ngày soạn:............... Ngày dạy:................ GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức- Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt. - Bước dầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp. Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt. Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thưc biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể. 2. Kĩ năng :Rèn kĩ năng trau dồi vốn kiến thức trong tạo lập VB. - KNS cơ bản được giáo dục: giao tiếp, nhận thức, trình bày... 3 Thái độ : HS có ý thức lựa chọn đúng kiểu văn bản trong giao tiếp . * Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT theo 4 KN nghe, nói, đọc, viết . * TÍch hợp giáo dục môi trường: Kiểu VB thuyết minh về danh lam thắng cảnh.. B.CHUẨN BỊ: C. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC : + Động não : HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... + Câu hỏi, thảo luận nhóm... D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG Việt Nam đất nước ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. ( Nguyễn Đình Thi) Cảm xúc của em khi nghe những câu thơ trên? GV: Những câu thơ trên khiến lòng ta dạt dào niềm mến yêu quê hương đất nước. Từ đó, mỗi trái tim Việt Nam lại tha thiết niềm tự hào và trào dâng khát vọng sống có ích cho nước nhà. Vậy để có thể thắp lửa trong tim bạn đọc, nhà thơ đã dùng PTBĐ nào? Trong Tiếng Việt, có mấy kiểu văn bản- PTBĐ ? HOẠT ĐỘNG II: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ VB VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT. 1.Văn bản và mục đích giao tiếp. ? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm với người khác, em làm thế nào. GV: Đó là hình thức của giao tiếp. ? Vậy giao tiếp là gì. GV gợi ý: - Nó có là 1 hoạt động không? - Hoạt động đó nhằm mục đích gì? - Bằng phương tiện gì? ? Muốn giao tiếp đạt hiệu quả cao, em làm như thế nào. ? Đọc câu ca dao ở phần C. Theo em, vì sao nó được gọi là VB. Vậy VB là gì? - GV gợi ý( chủ đề? có liên kết?) GV gọi 2-3 HS trả lời. GV tổng hợp, khái quát thành kết luận. ? Đọc phần c,d,e( SGK Tr 16) ? Các VB đó có điểm gì khác nhau. - HS suy nghĩ trả lời. + Phải nói hoặc viết. -HS trao đổi thảo luận nhóm bàn + Giao tiếp là hoạt động truyền đạt tư tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ. - HS trao đổi, trả lời + Tạo lập VB. VB: + là chuỗi lời nói hay bài viết. + Có chủ đề thống nhất + Có liên kết mạch lạ + Vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp. VD: lời phát biểu, bức thư, bài thơ => Thể thức trình bày khác nhau. II. KIỂU VB VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT. - GV treo bảng phụ ghi VB, phương thức biểu đạt. - GV cho HS đọc các kiểu VB, lấy VD. - Có mấy kiểu VB? . - Em hiểu mục đích VB là gì?. - MĐVB có quyết định đến phương thức biểu đạt không?. - Cho HS đọc ghi nhớ . - Phân biệt: Giao tiếp - VB - Phương thức biểu đạt ? - HS theo dõi bảng phụ, trao đổi, thảo luận, trả lời. * Ghi nhớ: SGK Tr 17. HOẠT ĐỘNG III: LUYỆN TẬP - Đọc, nêu yêu cầu BT. - Đọc đoạn văn. - Xác định phương thức biểu đạt? Vì sao em xác định như vậy. GV cho HS đọc, nêu yêu cầu BT. - Cho HS thảo luận trả lời - Cho HS bổ sung. - GV tổng kết. 1. Bài 1.-HS thảo luận, xung phong trả lời a.Tự sự d. Biểu cảm b. Miêu tả đ. Thuyết minh c. Nghị luận 2. Bài 2. a. VB “ Con Rồng cháu Tiên” là VB tự sự vì: - MĐ: Trình bày diễn biến sự việc. - Phương thức: Kể lại trình tự sự việc. b. VB “ Bánh chưng bánh giầy” HOẠT ĐỘNG IV: VẬN DỤNG Hoạt động nhóm ( 4em)Điền các thông tin vào ô trống trong phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP ( 3 PHÚT) Điền các thông tin vào ô trống trong bảng sau: TT Kiểu VB/ PTBĐ Mục đích giao tiếp Ví dụ 1 Trình bày diễn biến sự việc 2 Miêu tả + Miêu tả cảnh + Cảnh sinh hoạt 3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. 4 Bàn luận: Nêu ý kiến đánh giá. + Tục ngữ: Tay làm... + bài nghị luận 5 Thuyết minh Giới thiệu về Đảo Cò- Chi Lăng Nam. 6 Trình bày ý mới quyết định thể hiện, quyền hạn trách nhiệm giữa người và người. Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời. - Các nhóm trình bày - tham gia phản biện. - GV:Thống nhất kết quả- chốt kiến thức: Trong Tiếng Việt, có 6 kiểu văn bản tương ứng 6 phương thức biểu đạt chính. Mỗi kiểu văn bản có những mục đích giao tiếp khác nhau. Trong giao tiếp ( nói- viết) một số kiểu văn bản, ta có thể dùng kết hợp với các PTBĐ khác để bài sinh động và hiệu quả. VD: TS+ MT+BC, TM+TS+MT... HOẠT ĐỘNG V: TÌMTÒI,MỞ RỘNG 1.Tìm hiểu bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở địa phương. Tìm các phương thức biểu đạt trong đó? GỢI Ý: Một văn bản thường sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. VD: TM-TS- MT-... 2.- Chuẩn bị bài “ Từ mượn” - xem lại kiến thức về từ Hán _ Việt ở tiểu học. - Đọc, tóm tắt truyện, trả lời câu hỏi phần Đọc- hiểu VB các truyện truyền thuyết trong SGK. --------------------------------- Tuần 1 - Tiết 3 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. HS nắm vững mục đích giao tiếp của tự sự, có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của nó. 2. Bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự. - KNS : Giao tiếp, trình bày, viết sáng tạo, thảo luận... 3. HS có ý thức sử dụng hiệu quả phương thức tự sự để đạt được mục đích. * Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT, theo 4 KN đọc, viết, nghe, nói. HS thể hiện cảm xúc và suy nghĩ cá nhân, đam mê, khát khao khám phá. B.CHUẨN BỊ: C. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC : + Động não , HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... D. BÀI MỚI HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG Qua phần chuẩn bị ở nhà: Kể truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em? - Khi kể bạn đã sử dụng kiểu văn bản nào? Khi kể chuyện, bạn đã dùng kiểu văn bản tự sự. Các em đã biết có 6 loại VB. Mỗi loại Vb đó có đặc điểm gì- Các em sẽ lần lượt được tìm hiểu trong chương trình THCS. Lớp 6 các em sẽ tìm hiểu: VB tự sự( Kì I), VB miêu tả( Kì II). HOẠT ĐỘNG II: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ. - Theo em tự sự là gì.? Nó có phải là từ mượn không? - GV đọc những trường hợp ghi trong SGK. -Những trường hợp đó, người nghe muốn biết điều gì? Người kể phải làm gì? GV : Như vậy người kể đã kể, thuật lại. Vậy tự sự là gì? -Đọc câu hỏi 2 và trả lời ? - Theo em từ đầu năm học em đã học những Vb tự sự nào? Vì sao em biết? - GV cho 3 HS lần lượt trả lời. ? -Nhìn vào bảng phụ, em hãy chỉ ra: + thứ tự các sự việc trong VB “ TG” ntn? +Nếu kể lộn xộn SV như lúc đầu có được không? Vì sao? + Từ đó em suy ra đặc điểm của phương thức tự sự? GV: Nếu không như vậy người đọc người nghe không hiểu, không đạt được MĐ giao tiếp. ? Vậy sử dụng phương thức tự sự, người kể đạt được MĐ gì? ? Qua tiết học, em cần nhớ nội dung gì. 1.Ví dụ : _ HS trình bày ý kiến + Tự sự: kể chuyện. - HS thảo luận, phát biểu. + Người nghe để biết, để hiểu VĐ đó. + Người kể: trình bày lần lượt các SV 2. Nhận xét Tự sự: là phương thức trình bày SV có kết thúc và có ý nghĩa. VD: VB: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng bánh giầy; Thánh Gióng. Vì: + Trình bày 1 chuỗi các SV +Từ SV này=> SV khác=> kết thúc. + Có một ý nghĩa. Đặc điểm của phương thức tự sự. + Kể lần lượt từng SV. + SV có sự phát triển đến đỉnh cao. + Có kết quả của SV. 3. Mục đích: - Giải thích SV, tìm hiểu VĐ. - Bày tỏ thái độ. * Ghi nhớ: SGK Tr 28. 1 HS đọc to. HOẠT ĐỘNG III: LUYỆN TẬP 1. Nếu MĐ giao tiếp: TG hăng hái đánh giặc Ân, không màng danh lợi thì cần những SV nào có thể kết thúc. 2. Nếu MĐ giao tiếp là: G dũng mãnh nơi chiến trận thì chỉ cần SV nào? - HS nhìn vào bảng phụ trả lời. + Từ SV2=> SV6 + SV2=> SV5 GV: Các SV phải có mở đầu, phát triển và kết thúc, MĐ giao tiếp thế nào thì cần SV ấy. HOẠT ĐỘNG IV: VẬN DỤNG: 1. kể về bản thân em theo những gợi ý sau: + Họ tên đầy đủ + Ngày sinh nhật? + Gia đình? + Bản thân: Tích? Không thích? Mơ ước? + Mục tiêu trong năm học đầu tiên ở cấp THCS? -Gv tổ chức cho HS trình bày. Khuyến khích sự mạnh dạn, tự tin của các em. - jho điểm những học sinh có bài nói tốt. rút kinh nghiệm vưới những bạn còn hạn chế. HOẠT ĐỘNG V: TÌMTÒI, MỞ RỘNG Hoạt động nhóm: Văn bản sau có phải kiểu văn bản tự sự không? Vì sao? VẾT NỨT VÀ CON KIẾN Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. ( Phỏng theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh) GỢI Ý: căn cứ vào đặc điểm của văn tự sự ( ghi nhớ SGK) ------------------------ Tuần 1 - Tiết 4 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ (Tiếp) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Củng cố, khắc sâu kiến thức về khái niệm, MĐ và phương thức của văn tự sự. 2. Rèn kĩ năng phát hiện, phân tích vai trò của tự sự . - KNS : Giao tiếp, trình bày, viết sáng tạo, thảo luận... 3. HS thấy rõ khả năng to lớn của tự sự trong giao tiếp. * Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng lời văn tự sự có hiệu quả trong giao tiếp. HS thể hiện cảm xúc và suy nghĩ cá nhân. B.CHUẨN BỊ: C. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC : + Động não , HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG Gọi các nhóm trình bày phần chuẩn bị ở nhà : Văn bản sau có phải kiểu văn bản tự sự không? Vì sao? VẾT NỨT VÀ CON KIẾN Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. ( Phỏng theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh) -GV tổng hợp ý kiến. - Để tiếp tục hiểu sâu, hiểu kĩ và vận dụng tạo lập văn bản tự sự, chúng ta làm tiếp phần luyện tập SGK. HOẠT ĐỘNG II: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Nhắc lại kiến thức đã hình thành từ tiết trước ( theo ghi nhớ). - Nêu những điều em chưa rõ hoặc những điều khám phá mới sau tiết học? => Gv căn cứ trên kết quảý kiến trao đổi để khái quát, kết luận. HOẠT ĐỘNG III: LUYỆN TẬP 1.Tổ chức cho HS làm BT1 để củng cố phương thức tự sự. _ GV cho HS đọc BT. - GV cho HS xung phong lên bảng trình bày miệng. 1. Bài 1(Tr 28) -Ông già kiệt sức=> muốn chết=>dù hết sức vẫn hơn chết. =>Tư tưởng yêu cuộc sống. GV: 3 SV ngắn gọn, súc tích được kể lần lượt làm nổi bật sự hóm hỉnh của ông già, ý nghĩa hàm ẩn trong tác phẩm. Đó là nhờ phương thức tự sự. 2.Qua giải BT2,3: Rèn kĩ năng phát hiện VB tự sự. - GV gọi 1 HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - Gọi 1 HS phát biểu. - Gọi HS khác bổ sung. - GV cho HS kể lại câu chuyện. - GV cho HS đọc BT, nêu yêu cầu. - GV giao nhiệm vụ cho 3 dãy lớp. - Gv gọi 2 đại diện lên bảng trình bày. - GV định hướng:+ xác định MĐ. + Xác định đặc điểm VB. GV: Vậy VB tự sự có thể là văn xuôi, có thể là văn vần. Nhưng đặc điểm chung là: trình bày diễn biến sự việc, “ có đầu có đuôi”. 2. Bài tập 2( Tr 29) - HS thảo luận theo nhóm bàn. + Bài thơ tự sự. + Kể lại 1 chuỗi sự việc: Mở đầu: - Mèo, bé Mây bẫy chuột. - Bé Mây ngủ mơ Kết thúc: - Sáng dậy, Mèo nằm sa bẫy. + Thể hiện ý nghĩa: không nên tham ăn. HS kể( Sử dụng ngôn ngữ của mình, đảm bảo đúng trình tự). 3. BT 3(Tr 29) - HS nghiên cứu, thảo luận nhóm. - HS xung phong trả lời. + VB1: Kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần 3 tại Huế. + VB2: Kể lại người Âu Lạc đánh tan quân Tần. Vì: -MĐ: Thông báo, kể lại sự việc - Đặc điểm: SV được kể lần lượt. 3.Thông qua kể chuyện “ Con Rồng, cháu Tiên” để HS rèn kĩ năng lựa chọn, sắp xếp SV theo trình tự để đạt MĐ tự sự. - GV gọi 2 HS lần lượt đọc 2 BT. GV định hướng: -MĐ của tự sự ở đây là gì? - Cần sự việc nào để làm rõ? - GV cho HS xung phong trả lời. 3. Bài 4,5( Tr 30) - HS đọc, suy nghĩ yêu cầu của bài. - HS trả lời, không cần kể cả truyệnmà chỉ cần tóm tắt bằng 5 câu. - HS hoàn chỉnh BT ở nhà. GV: Trước khi tìm các chi tiết cho VB tự sự, phải xác định được MĐ giao tiếp là tự sự. HOẠT ĐỘNG IV: VẬN DỤNG Hoạt động cặp đôi: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: "Tôi ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu bé hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nứt nở. Cậu không hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy thét thật to: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió ắt gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con". (theo "Quà tặng cuộc sống", NXB Trẻ, 2002) Câu hỏi: Tìm các nhân vật trong văn bản trên ? Ngôi kể ? Truyện gồm những sự việc nào ? Mở đau ? kết thúc ? Ý nghĩa truyện ? - Gv tổ chức cho HS báo cáo kết quả - phản biện. - Gv kết luận:Một văn bản tự sự dù ngắn hay dài vẫn phải có nhân vật, sự việc, ngôi kể và thể hiện một ý nghĩa. HOẠT ĐỘNG V: TÌMTÒI, MỞ RỘNG 1.. Hoàn chỉnh BT 4,5 theo yêu cầu SGK 2.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ: TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT -Đọc kì 5 văn bản: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm. - Đọc chú thích sao SGK bài ” Con Rồng, cháu Tiên” để tìm hiểu đặc điểm của truyện truyền thuyết. - Chuẩn bị các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản của 4 truyện: Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm. - Tóm tắt hoặc kể lại các truyện trên. -Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca liên quan đến các truyền thuyết trên. Tuần 1 - Tiết 5 Ngày soạn:................ Ngày dạy:................ TỪ MƯỢN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Thông qua việc hướng dẫn HS xử lí ngữ liệu để hình thành : khái niệm, nguồn gốc, nguyên tắc sử dụng từ mượn. 2. Rèn kĩ năng sử dụng từ mượn. - KNS: Giao tiếp, trình bày... 3.Giáo dục ý thức sử dụng từ mượn hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp và giữ gìn, làm phong phú vốn từ Tiếng Việt. * Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT, theo 4 KN đọc, viết, nghe, nói B.CHUẨN BỊ: C. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC : + Động não ,HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... + Vấn đáp, thảoluận nhóm. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG I: KHỞI ĐỘNG Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú, ngoài những từ thuần Việt, ông cha ta còn mượn một số từ của nước ngoài để làm giàu thêm ngôn ngữ của ta. Vậy từ mượn là những từ như thế nào? Khi mượn ta phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Bài từ mựơn hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. HOẠT ĐỘNG II: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. KHÁI NIỆM TỪ MƯỢN. - GV cho 1 HS đọc phần 1. - Giải thích từ “ trượng”, “ tráng sĩ”? - Theo em, xét về nguồn gốc, chúng có giống các từ khác trong câu không? - Thử tìm 2 từ kiểu như vậy? - GV cho HS đọc tiếp. - Ngoài ra, ta còn mượn từ nước nào nữa, cho VD? - Em hãy nhắc lại các nhận xét trên? - GV tổng hợp, ghi bảng, giải thích. - Goi HS đọc ghi nhớ. 1. Ví dụ:- HS đọc. 2. Nhận xét: - Trượng: đơn vị đo độ dài = 10 thước TQ cổ tức 3,33m. ở đây hiểu là rất cao. - Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. Þ Hai từ này dùng để bểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm. - Hai từ này không phải là từ do ông cha ta sáng tạo ra mà là từ đi mượn ở nước ngoài. - Các từ không phải là từ mượn đọc lên ta hiểu nghĩa ngay mà không cần phải giải thích. + Nguồn gốc: Từ mượn gốc Hán. + VD: Sứ giả, + Từ mượn tiếng Anh: phôn, mít tinh, + Từ mượn tiếng Pháp: ra-đi-ô, 3. Kết luận:* Ghi nhớ: SGK HS đọc ghi nhớ. II. NGUYÊN TẮC MƯỢN TỪ. - Cho HS đọc bài viết của Bác. - Khi mượn từ, em cần chú ý đến nguyên tắc nào? - Gọi Hs đọc ghi nhớ. 1. Ví dụ:- - HS đọc. 2. Nhận xét: - Mặt tích cực: làm giàu ngôn ngữ dân tộc - Mặt tiêu cực: làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp. 3. Kết luận: * Ghi nhớ: SGK Tr 25. HOẠT ĐỘNG III: LUYỆN TẬP. Cho HS đọc, nêu yêu cầu của BT. - Cho HS trả lời miệng. - GV tổng kết. - HS đọc bài, nêu yêu cầu. ? Các từ HV ở mục a có chung yếu tố nào? Thử tìm nghĩa của yếu tố. GV thay đổi BT bằng trò chơi “ Ai nhanh ai giỏi”- cho 3 hS lên thực hiện. - GV đọc, HS chép. ? Đoạn viết trong VB nào. ? Đối chiếu với bảng phụ, sửa bài. ? Đoạn viết có mấy từ mượn, gạch chân. 1. Bài 1( Tr 26) - HS suy nghĩ làm bài. + Gốc Hán: vô cùng, ngạc nhiên, sính lễ. + Gốc Anh: Pốp, In-tơ-net, 2. Bài 2:( tr 26). - giả: người( xem, đọc) - yếu: quan trọng. 3. Bài 3(Tr26) - 3 HS lên tham gia trò chơi. - HS cổ vũ, nhận xét: mét, lít, kg,ghi đông, ra-đi-ô, pê-đan, vi ô lông. 4. Bài 5( Tr26) _ HS nghe viết bài. Chú ý phụ âm: + lúc, lên, lớp, lửa, + sứ giả, tráng sĩ, HOẠT ĐỘNG IV: VẬN DỤNG - Hoạt động cặp đôi: Thống kê các từ mượn trong văn bản : Thánh Gióng? - Các nhóm trình bày - tham gia phản biện. - GV:Thống nhất kết quả, kết luận: Do đặc điểm địa lí, lịch sử... Tiếng Việt có một bộ phận rất quan trọng được mượn từ tiếng hán ( Trung Quốc). Có những từ đã được Việt hoá. Trong sử dụng, từ mượn Hán Việt thường có màu sắc trang trọng: Phụ nữ- đàn bà, Nhi đồng - trẻ con... Vì vậy chúng ta phải lữa chọn từ ngữ cho phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. HOẠT ĐỘNG V: TÌM TÒI. MỞ RỘNG 1.HOẠT ĐỘNG NHÓM: Trong thời kì mở cửa, hội nhập quốc tế, việc mượn từ rất phổ biến và không thể tránh. Vậy là một công dân toàn cầu trẻ, em thấy mỗi học sinh cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt? YẾU CẦU: Mỗi nhóm ( 6em) chuẩn bị một bài để trao đổi trước lớp - Dung lượng: Khoảng 1 trang giấy. - Nội dung: + Vì sao phải mượn từ ? Cho ví dụ? + Làm thế nào vừa mượn từ mà vẫn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, làm giàu làm đẹp tiếng mẹ đẻ? 1.HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN: - Học bài, làm bài 4 theo yêu cầu SGK. - Chuẩn bị bài : tìm hiểu chung về văn tự sự. - Đọc lại và nắm vững trình tự sự việc trong “ Thánh Gióng”. Sưu tầm các hình ảnh liên quan đến Thánh Gióng. Tập kể truyện thánh Gióng? ------------------------------------------ TỪ TIẾT 6 ĐẾN TIẾT 11 CHỦ ĐỀ : TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ . A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ . - Căn cứ vào “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006), học kỳ I (Tiết 1,4,5,9.10,13 ) để xây dựng chủ đề: “ TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT”. - Chủ đề góp phần giúp học sinh học tốt môn GDCD để thể hiện lòng biết ơn với những người có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. -Tích hợp kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động. B. THỜI GIAN DỰ KIẾN : Tuần Tiết Bài dạy Ghi chú 2 5 Tìm hiểu chung về văn tự sự 6,7 - Những vấn đề chung-Thánh Gióng( Dạy chính) Các tiết trong PPCT: 1,4,5,9.10,13 8 - Sơn Tinh, Thủy Tinh 3 9 - Bánh chưng, bánh giầy 10 - Sự tích hồ Gươm 11 - Luyện tập - Tồng kết chủ đề- Kiểm tra đánh giá 12 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự 4 13 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự 14 Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự 15,16 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ 1.Kiến thức: Qua chủ đề truyện truyền thuyết, học sinh hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu (Sơn Tinh, Thủy Tính; Thánh Gióng; Bánh chưng, bánh giầy; Sự tích Hồ Gươm). Đó là những thiên truyện phản ánh hiện thực đời sống văn hoá, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục thiên nhiên, yêu chuộng hoà bình của nhân dân. -Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa của từng truyện giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội (Sơn Tinh, Thủy Tính; Bánh chưng, bánh giầy); tinh thần yêu nước và khát vọng hòa bình (Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm). - Hiểu được cách sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyền thuyết. - Tích hợp liên môn: Môn lịch sử,Giáo dục công dân, mĩ thuật vào tìm hiểu, khai thác, bổ sung kiến thức và phát huy vốn hiểu biết về văn hoá dân tộc, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm chương trình chính khóa. 2.Kỹ năng: Học sinh có kĩ năng kể lại tóm tắt hoặc chi tiết các truyện dân gian được học. - Bước đầu biết nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những truyền thuyết không được học trong chương trình. - Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những truyền thuyết khác: - Nhận biết nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử. 3.Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần học tập và niềm đam mê môn học. Bồi dưỡng tình cảm tự hào và tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy và truyền bá tinh hoa văn hoá dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. - Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: - Tích hợp giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua những việc làm, câu nói liên quan đến lịch sử, đến tinh thần đoàn kết dân tộc của Người. - Quan niệm của Bác : nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.( Liên hệ) 4. Phát triển phẩm chất, năng lực: Hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh: Nhân ái và khoan dung, Làm chủ bản thân, thực hiện nghĩa vụ học sinh. Hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh: cảm thu văn chương, tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông ... D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP. *** BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Vận dụng thấp Vận dụng cao - Khái niệm truyền thuyết. - Nhớ được 4 văn bản truyền thuyết. - Nhận ra những sự việc chính trong truyện. - Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số truyền thuyết Việt Nam tiêu biểu phản ánh hiện thực đời sống, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, khát vọng chinh phục thiên nhiên. - Biết tóm tắt cốt truyện. - Nêu ý nghĩa truyện. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết - Cốt lõi lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết. - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm lao động, đề cao nghề nông- một nét đẹp văn hoá người Việt. - Hiểu ý nghĩa một số chi tiết tiêu biểu. - Hiểu ý nghĩa hình tượng nhân vật: anh hùng lao động sản xuất và văn hoá, anh hùng chống ngoại xâm. - Kể lại đoạn truyện... - Đọc – hiểu những truyền thuyết không được học trong chương trình. - Chỉ ra nghệ thuật sử dụng các yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với sự thực lịch sử. - Vận dụng hiểu biết những tình huống liên môn cơ nản như di sản văn hoá, lễ hội truyền thống, Văn hoá ẩm thực. Tinh thần chống thiên tai, yêu chuộng hoà bình. - Giải thích cách kết thúc truyện và giá trị tác phẩm đến ngày nay. - Biết vận dụng những kiến thức cảm nhận về nhân vật. - Năng lực bày tỏ quan điểm về vấn đề cuộc sống đặt ra trong tác phẩm. - Vận dụng kiến thức bài học giải quyết vấn đề trong đời sống. - Thấy được mối quan hệ và sức sống bền vững của những giá trị văn hoá truyền thống:Ý thức tự cường trong dựng, giữ nước... - Thấy được mối liên hệ giữa đơn vị kiến thức bài học với môn khác. - Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, Phiếu làm việc nhóm. - Các bài tập thực hành: Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành). Bài trình bày (thuyết trình, đóng vai, chuyển thể, đọc diễn cảm, ) *** HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP Văn bản : THÁNH GIÓNG. NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Vận dụng thấp Vận dụng cao Khái niệm và phân loại truyền thuyết. - Nhân vật chính của truyện? - Nêu những sự việc chính? - Nêu bố cục của văn bản? - Tóm tắt cốt truyện. -Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng? - Sự ra đời của Gióng có gì bình thường và khác thường ? - Tìm các chi tiết kỳ ảo trong sự ra đời và lớn lên của Gióng? - Từ khi gặp sứ giả, Gióng có sự thay đổi như thế nào? - Khi sứ giả mang những thứ Gióng cần đến, Gióng thay đổi như thế nào? - Tìm những chi tiết miêu tả việc Gióng ra trận đánh giặc ? - Câu chuyện kết thúc bằng sự việc gì? Hãy kể lại? - Nêu nghệ thuật- nội dung truyện? -Nêu chủ đề truyện “Thánh Gióng” ? - Vì sao “Thánh Gióng” là một truyền thuyết? -Nhận xét về n
File đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_6_hoc_ki_i.doc