Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kì 1 - Chủ đề: Nghĩa của từ

Tên chủ đề: NGHĨA CỦA TỪ

Số tiết: 3 tiết

A. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ

- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp trong học kì I.

- Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và làm văn, giữa sự liên kết giữa các bài học trong mỗi phần môn với nhau của môn học trong nhà trường.

-Tích hợp kiến thức đọc hiểu văn bản và kĩ năng thực hành nghe- nói- viết trong mỗi bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.

 

docx 21 trang phuongnguyen 21660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kì 1 - Chủ đề: Nghĩa của từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kì 1 - Chủ đề: Nghĩa của từ

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Học kì 1 - Chủ đề: Nghĩa của từ
Ngày soạn: 11/11/2020 Tuần: Tuần 11 
Ngày dạy: Từ ngày đến ngày  Tiết: Từ tiết 42 đến tiết 44 
Tên chủ đề: NGHĨA CỦA TỪ
Số tiết: 3 tiết
A. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp trong học kì I. 
- Chủ đề góp phần giúp học sinh học thấy được mối quan hệ giữa học văn bản và làm văn, giữa sự liên kết giữa các bài học trong mỗi phần môn với nhau của môn học trong nhà trường. 
-Tích hợp kiến thức đọc hiểu văn bản và kĩ năng thực hành nghe- nói- viết trong mỗi bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.
B. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết đặc điểm của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Biết hai loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và chơi chữ bằng từ đồng âm trong văn bản.
2. Kĩ năng : 
- Biết cách sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa phù hợp với tình huống và yêu cầu giao tiếp.
- Biết sửa lỗi dùng từ.	
3. Thái độ :
- Có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong nói và viết.
4. Năng lực cần phát triển
- Phát triển năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí bản thân; Năng lực xã hội, bao gồm: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác; Năng lực công cụ, bao gồm: năng lực sử dụng ngôn ngữ
C. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nhận biết đặc điểm của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Biết hai loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
.
- Hiểu đặc điểm của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Phân biệt được hai loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
- Hiểu được giá trị của việc dùng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và chơi chữ bằng từ đồng âm trong văn bản
- Tạo lập được câu văn, đoạn văn, bài văn có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá của bản thân về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
D. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MINH HỌA CHO CÁC CẤP ĐỘ MÔ TẢ
	1. Câu hỏi nhận biết.
	Câu 1: Từ đồng nghĩa có hai loại: từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Đúng hay sai? (0,5 đ)
	A. Đúng B. Sai
	* Đáp án: A
	Mức tối đa: A (0,5 đ)
	- Mức không đạt: Chọn phương án khác hoặc không trả lời.
	Câu 2. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thi nhân”?
A. nhà văn
B. nhà thơ
C. nhà báo
D. nghệ sĩ
Câu 3 : Cặp từ “hy sinh” và “bỏ mạng” là đồng nghĩa không hoàn toàn, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
	* Đáp án: A
	Mức tối đa: A (0,5 đ)
	- Mức không đạt: Chọn phương án khác hoặc không trả lời.
	Câu 4: Câu ca dao sau có bao nhiêu cặp từ trái nghĩa? (0,5 đ)
Khúc sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
	A. 1 B. 2
	C. 3 D. 4
* Đáp án: B
	Mức tối đa: B (0,5 đ)
	- Mức không đạt: Chọn phương án khác hoặc không trả lời.
	Câu 5: Dòng nào nói đúng về khái niệm tù đồng âm? (0,5 đ)
	A. Những từ giống nhau về âm thanh.
	B. Những từ giống nhau về nghĩa
	C. Những từ thuộc nhiều nhóm nghĩa trái ngược nhau
	D. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa không liên quan gì đến nhau.
	* Đáp án: D
	Mức tối đa: D (0,5 đ)
	- Mức không đạt: Chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 6: Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu thơ sau? (0,5 đ)
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao....nước, nước mà....non
A. Xa - gần C. Nhớ - quên
B. Trên - dưới D. Cao - thấp
	* Đáp án: C
	Mức tối đa: C (0,5 đ)
	- Mức không đạt: Chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 7: Thế nào là từ đồng nghĩa? (0,5 đ)
* Đáp án: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 
	- Mức tối đa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (0,5 đ)
- Mức chưa tối đa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.(0,25 đ)
	- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
	Câu 8: Gạch chân dưới các từ đồng âm khac nghĩa trong các câu sau? (2 đ)
	a. Chúng tôi ngồi vào bàn để bàn công việc
	b. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
	c. Anh ấy hỏi đường đến nhà máy đường.
	* Đáp án: 
a. bàn - bàn
b. chín - chín
c. đường - đường.
	- Mức tối đa: (2đ)	
a. bàn - bàn
b. chín - chín
c. đường - đường.
	- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
	Câu 9. Khoanh vào đúng (Đ) hoặc sai (S) cho mỗi nhận định sau:
A
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Đ - S
B
Các từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau.
Đ - S
C
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Đ - S
D
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau.
Đ - S
Đáp án: 
- Mức tối đa: trả lời đúng các đáp án: A,C,D – Đ ; B – S
 - Mức không đạt: các đáp án khác hoặc không có câu trả lời.
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho các từ gạch chân trong các câu sau? (2đ)
a. Học sinh phải có nghĩa vụ học tập.
b. Lòng mẹ bao la như biển thái bình.
c. Học tập chăm chỉ sẽ nhận được thành tích cao.
d. Lượm là một chú bé rất dũng cảm khi làm nhiệm vụ.
* Đáp án: 
	a. nhiệm vụ
b. rộng lớn
c. kết quả
d. anh dũng.
	- Mức tối đa: (2đ)	
	a. nhiệm vụ
b. rộng lớn
c. kết quả
d. anh dũng.
	- Mức chưa tối đa: Chọn phương án khác gần giống đáp án. (1 đ)
	- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
	Câu 2: Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa? Cho biết các nhóm từ đó là đồng nghĩa hoàn toàn hay không hoàn toàn?
	Dũng cảm, biếu, siêng năng, cho, gan dạ, chăm chỉ, cần cù, kiên cường, tặng.
* Đáp án: 
	+ dũng cảm, kiên cường, gan dạ: đồng nghĩa hoàn toàn.
+ biếu, cho, tặng: đồng nghĩa không hoàn toàn.
+ siêng năng, chăm chỉ, cần cù: đồng nghĩa hoàn toàn.
	- Mức tối đa: (2đ)	
	+ dũng cảm, kiên cường, gan dạ: đồng nghĩa hoàn toàn.
+ biếu, cho, tặng: đồng nghĩa không hoàn toàn.
+ siêng năng, chăm chỉ, cần cù: đồng nghĩa hoàn toàn.
	- Mức chưa tối đa: 	 (1 đ)
	+ dũng cảm, kiên cường, gan dạ.
+ biếu, cho, tặng.
+ siêng năng, chăm chỉ, cần cù.
	- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
	Câu 3: Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm trong các câu sau? (2đ)
	a. Áo lành......................
	 Tính lành...................
	b. Cơm chín...................
	 Quả chín...................
* Đáp án: 
	a. Áo lành>< áo rách
 Tính lành>< tính dữ
b. Cơm chín>< cơm sống
	 Quả chín>< quả xanh
	- Mức tối đa: (2đ)	
a. Áo lành>< áo rách
 Tính lành>< tính dữ
b. Cơm chín>< cơm sống
	 Quả chín>< quả xanh
	- Mức chưa tối đa: Chọn phương án khác gần giống đáp án. (1 đ)
	- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
	Câu 4 : Khi sử dụng từ đồng âm cần chú ý đến điều gì? (1đ)	
	* Đáp án: 
	Khi sử dụng từ đồng âm phải chú ý tới ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ.
	- Mức tối đa: (1đ)	
	Khi sử dụng từ đồng âm phải chú ý tới ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ.
	- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
	Câu 5: So sánh nghĩa của hai từ “hy sinh” và “bỏ mạng” có gì giống và khác nhau? (2 đ)
	* Đáp án: 
+ Giống: Đều có nghĩa là chết.
+ Khác:
bỏ mạng: chết một cách vô ích, mang sắc thái khinh bỉ
hy sinh: chết vì nghãi vụ, lí tưởng cao cả, mang sắc thái kính trọng.
- Mức tối đa: (2 đ)	
+ Giống: Đều có nghĩa là chết.
+ Khác:
bỏ mạng: chết một cách vô ích, mang sắc thái khinh bỉ
hy sinh: chết vì nghãi vụ, lí tưởng cao cả, mang sắc thái kính trọng.
- Mức chưa tối đa: (1 đ)
+ Giống: Đều có nghĩa là chết.
Hoặc:
+ Khác:
bỏ mạng: chết một cách vô ích, mang sắc thái khinh bỉ
hy sinh: chết vì nghãi vụ, lí tưởng cao cả, mang sắc thái kính trọng.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 6: Xác định cặp từ trái nghĩa trong bài thơ sau và cho biết tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa là gì?
 Đầu giường ánh trăng rọi
 Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
 Cúi đầu nhớ cố hương
 ( Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch)
	* Đáp án: 
ngẩng đầu - cúi đầu
Tác dụng: Hai hành động ngược chiều nhau, thể hiện sự trăn trở, suy tư trong tâm hồn nhà thơ.
- Mức tối đa: (2 đ)	
ngẩng đầu - cúi đầu
Tác dụng: Hai hành động ngược chiều nhau, thể hiện sự trăn trở, suy tư trong tâm hồn nhà thơ.
- Mức chưa tối đa: (1 đ)
ngẩng đầu - cúi đầu
Hoặc:
Tác dụng: Hai hành động ngược chiều nhau, thể hiện sự trăn trở, suy tư trong tâm hồn nhà thơ.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
	Câu 7. Thử phát hiện ra cái hay trong các câu sau:
	A, Ô! Quạ bắt gà.
	B, Xà! Rắn ăn nghoé.
Đáp án: 
Cặp từ đồng âm: ô - quạ
 xà - rắn
 	- Mức tối đa: HS phát hiện được 2 cặp từ đồng âm
- Mức chưa tối đa: HS phát hiện được 1 cặp từ đồng âm
- Mức chưa đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời.
	Câu 8. Trong bài thơ “Thăm lúa” của Trần Hữu Thung có đoạn viết:
Người ta bảo không trông
 Ai cũng nhủ đừng mong
 Riêng em thì em nhớ
a, Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn trích trên.
b, Chỉ ra các nét nghĩa của mỗi từ trong các từ đồng nghĩa mà em tìm được.
Đáp án:
- Mức tối đa: 
Từ đồng nghĩa: trông, mong, nhớ.
 Giải nghĩa: trông: nhìn để nhận biết, coi sóc, giữ gìn
	 mong: muốn điều gì, việc gì đó sớm xảy ra
	 nhớ: giữ lại trong trí điều đã nhận biết
- Mức chưa tối đa: HS trả lời chưa đầy đủ, chỉ giải thích được một trong hai từ.
- Mức chưa đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời.
3. Câu hỏi vận dụng thấp.
	Câu 1: Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường. (2đ)
	* Đáp án: 
	Tôi chỉ mong ước có một cuộc sống “bình thường” như mọi người thế là đủ rồi. 
	 Anh ta là một kẻ “tầm thường”
	- Mức tối đa: (2 đ)	
	Tôi chỉ mong ước có một cuộc sống “bình thường” như mọi người thế là đủ rồi. 
	 Anh ta là một kẻ “tầm thường”
	- Mức chưa tối đa: (1 đ)
	Tôi chỉ mong ước có một cuộc sống “bình thường” như mọi người thế là đủ rồi. 
Hoặc:
	Anh ta là một kẻ “tầm thường”
	- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
	Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.
Mức tối đa: 
* Yêu cầu về hình thức: Trình bày theo hình thức một đoạn văn hoàn chỉnh.
	* Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải sử dụng từ trái nghĩa và làm nổi bật các ý sau (5 điểm):
- Giới thiệu về quê hương em.
- Miêu tả về vẻ đẹp của quê hương em.
- Tình cảm của em với quê hương
Mức chưa tối đa: HS viết được đoạn văn nhưng còn lửng củng. GV căn cứ vào mức tối đa để cho điểm phù hợp.
	 Mức không đạt: HS trả lời không đúng yêu cầu hoặc không trả lời.
	Câu 3: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau: (2đ)
	bàn (danh từ” - bàn (động từ)
	sâu (danh từ) - sâu (tính từ)
	* Đáp án: 
	 bàn: Mọi người ngồi vào bàn để bàn bạc.
	sâu: Con sâu nằm sâu trong kén.
	- Mức tối đa: (2 đ)	
	bàn: Mọi người ngồi vào bàn để bàn bạc.
	sâu: Con sâu nằm sâu trong kén.
	- Mức chưa tối đa: (1 đ)
	 bàn: Mọi người ngồi vào bàn để bàn bạc.
Hoặc:
	sâu: Con sâu nằm sâu trong kén.
	- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
4. Câu hỏi vận dụng cao.
	Câu 1 : Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?
	Ngày xưa có anh chàng mược ủa hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: ”Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả”. Anh chàng nói: ”Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò”.
	- Nhưng vạc của con là vạc thật.
	- Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? - Anh chàng kia trả lời..
	- Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.
	- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?
	* Đáp án: 
	Anh chàng kia đã mượn hiện tượng đồng âm để thoái thác việc trả cái vạc cho người hàng xóm. Các từ vạc, đồng được đặt trong câu với sự kết hợp không chặt chẽ: mượn vạc - cái vạc - con vạc, đền cho anh ta cò, vạc đồng - cái vạc làm bằng đồng - con vạc ở ngoài đồng, cò nhà - cò đồng - cò sống ở ngoài đồng. Để tránh sự lẫn lộn giữa các từ đồng âm và cũng là cách để có thể xử kiện chính xác là phải đặt các từ vạc, cò, đồng vào trong ngữ cảnh với sự kết hợp chặt chẽ cùng các từ khác.
	- Mức tối đa: (2 đ)	
	Anh chàng kia đã mượn hiện tượng đồng âm để thoái thác việc trả cái vạc cho người hàng xóm. Các từ vạc, đồng được đặt trong câu với sự kết hợp không chặt chẽ: mượn vạc - cái vạc - con vạc, đền cho anh ta cò, vạc đồng - cái vạc làm bằng đồng - con vạc ở ngoài đồng, cò nhà - cò đồng - cò sống ở ngoài đồng. Để tránh sự lẫn lộn giữa các từ đồng âm và cũng là cách để có thể xử kiện chính xác là phải đặt các từ vạc, cò, đồng vào trong ngữ cảnh với sự kết hợp chặt chẽ cùng các từ khác.
	- Mức chưa tối đa: (1 đ)
Anh chàng kia đã mượn hiện tượng đồng âm để thoái thác việc trả cái vạc cho người hàng xóm. Hoặc:
	Các từ vạc, đồng được đặt trong câu với sự kết hợp không chặt chẽ: mượn vạc - cái vạc - con vạc, đền cho anh ta cò, vạc đồng - cái vạc làm bằng đồng - con vạc ở ngoài đồng, cò nhà - cò đồng - cò sống ở ngoài đồng. Để tránh sự lẫn lộn giữa các từ đồng âm và cũng là cách để có thể xử kiện chính xác là phải đặt các từ vạc, cò, đồng vào trong ngữ cảnh với sự kết hợp chặt chẽ cùng các từ khác.
- Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
E. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Tiết: 42 Từ đồng nghĩa
I. Mở đầu
* Ổn định lớp (1’) Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong học sinh	 
* Kiểm tra (3’)
Câu hỏi: Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào? 
(Trả lời dựa vào ghi nhớ-sgk-107 ).
Giới thiệu bài (1’) Trong khi nói và viết có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa của chúng khác xa nhau; Lại có những từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa của chúng lại giống nhau hoặc gần giống nhau Vậy các từ đó có tên gọi là gì? Sử dụng chúng như thế nào? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu trong tiết học hôm nay và các tiết học sau.
2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HOẠT ĐỘNG 1: Hình thành kiến thức mới (17’)
? Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
HS: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.
GV yêu cầu HS đọc lại bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như.
? Từ rọi, trông ở trong văn bản này có nghĩa là gì? 
+ Rọi: chiếu sáng, soi sáng.
+ Trông: nhìn để nhận biết.
? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông?
+ Rọi đồng nghĩa với chiếu, soi, tỏ.
+ Trông đồng nghĩa với nhìn ngó, dòm, ghé, liếc, lườm.
? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ đã tìm được so với nghĩa của từ ban đầu?
HS: Có từ nghĩa giống nhau hoàn toàn, có từ nghĩa chỉ giống một phần nào đó.
GV: Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau gọi là từ đồng nghĩa.
? Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
HS: 
GV: Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài những nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa nào?
HS: Dựa vào mục 2. a, b sgk-114 trả lời.
? Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông.
+ Coi sóc giữ gìn cho yên ổn: Trông coi, chăm sóc, coi sóc, trông giữ
+ Mong: mong, hi vọng, trông mong, chờ đợi.
? Qua trên, em có nhận xét gì về hiện tượng đồng nghĩa của từ trông?
HS: Từ trông có nhiều nghĩa, với mỗi nghĩa nó lại có một nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
? Từ nhận xét trên, em có thể rút ra kết luận gì về từ đồng nghĩa của những từ nhiều nghĩa?
HS: Một từ nhiều nghĩa 
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Gọi HS đọc ví dụ. Tìm những từ đồng nghĩa trong ví dụ.
HS: Từ đồng nghĩa: trái, quả
? Giải nghĩa từ quả, trái?
HS: Một bộ phận của cây, được hình thành sau khi hoa được thụ phấn.
? Thử thay thế vị trí hai từ cho nhau. Nhận xét và giải thích.
HS: Có thể thay thế hai từ cho nhau. Lí do, vì nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau, không phân biệt về sắc thái ý nghĩa.
GV giải thích thêm về nghĩa biểu cảm của từ.
GV: Những từ như “trái, quả” gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
? Đọc ví dụ. Tìm từ đồng nghĩa trong các ví dụ ấy.
HS: hi sinh, bỏ mạng.
? Nghĩa của 2 từ bỏ mạng và hi sinh trong 2 câu trên có gì giống và khác nhau? 
HS: Giống nhau : cùng chỉ trạng thái của con người: chết, không còn sống. Khác nhau: bỏ mạng mang sắc thái coi thường, khinh rẻ; còn hi sinh mang sắc thái kính trọng, ngợi ca.
? Thử thay thế vị trí của chúng cho nhau và nhận xét.
HS: Chúng không thể thay thế cho nhau vì sắc thái ý nghĩa khác nhau.
GV: Trong trường hợp này, hi sinh, bỏ mạng là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
? Vậy từ đồng nghĩa có những loại nào ?
HS: nhắc lại hai loại từ đồng nghĩa, đặc điểm từng loại.
Gọi 2 HS đọc ghi nhớ 2. SGK. 114
Bài tập nhanh: Các từ chia tay, chia li thuộc loại từ đồng nghĩa nào? Vì sao?
HS: Chúng là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Vì:
- Giống: Đều chỉ sự xa rời nhau, mỗi người đi một nơi.
- Khác: Chia tay chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong tương lai gần./ Chia li gợi sự xa nhau dài lâu, khó có cơ hội gặp lại.
Hai từ này không thể dùng thay thế cho nhau.
GV: Sự phân loại từ đồng nghĩa cũng quy định cách sử dụng từ đồng nghĩa.
? Vậy từ đồng nghĩa nên sử dụng như thế nào? 
(Gợi ý: Với các từ đồng nghĩa hoàn toàn và với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn).
GV lưu ý thêm trường hợp: trái – cách nói của người miền Nam; quả - cách nói của người miền Bắc. Khi nào dùng được từ này, khi nào dùng được từ kia.
Gọi HS đọc ghi nhớ 3. SGK/115
I. Thế nào là từ đồng nghĩa:
1. Bài tập 
- Rọi đồng nghĩa với soi, chiếu
- Trông (nhìn để nhận biết) đồng nghĩa với nhìn, ngó, dòm, ghé, liếc, lườm
-> Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
+ Trông (coi sóc, giữ gìn cho yên ổn) đồng nghĩa với trông coi, chăm sóc, coi sóc, trông giữ 
+ Trông (mong, hi vọng ) đồng nghĩa với chờ đợi, mong, hi vọng 
-> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Bài học
* Ghi nhớ 1: sgk (114 ).
II. Các loại từ đồng nghĩa:
1. Bài tập
a. VD1:
- Từ đồng nghĩa: trái, quả
- Chúng thay thế cho nhau được vì không khác nhau về sắc thái ý nghĩa.
b. VD2:
- Từ đồng nghĩa: hi sinh, bỏ mạng.
- Chúng không thay thế cho nhau được vì sắc thái ý nghĩa khác nhau (hi sinh: tỏ ý ngợi ca, trân trọng; bỏ mạng: tỏ ý coi thường, khinh miệt.)
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (giống nhau cả về nghĩa và sắc thái biểu cảm, có thể dùng thay thế cho nhau.)
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (giống nhau về nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm. Vì thế chúng không dùng thay thế cho nhau được.)
2. Bài học
* Ghi nhớ 2: sgk (114).
III. Sử dụng từ đồng nghĩa:
1. Bài tập
- Với các từ đồng nghĩa hoàn toàn: có thể dùng thay thế cho nhau.
- Với các từ đồng nghĩa không hoàn toàn: không dùng thế cho nhau.
- Tùy từng trường hợp giao tiếp cụ thể mà nên cân nhắc nên dùng từ nào trong số những từ đồng nghĩa.
2. Bài học
* Ghi nhớ 3 : sgk (115).
3. Luyện tập
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập
(15’)
Bài 1: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây? 
Gọi HS lên bảng làm
 Bài 2: Tìm từ có gốc ấn - Âu đồng nghĩa với các từ sau đây? 
- Máy thu hình - Ra đi ô
- Sinh tố - vi ta min
- Xe hơi - ô tô
- Dương cầm - pi a nô
? Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân? 
IV. Luyện tập
1. Bài 1 (115 ):
 Gan dạ - dũng cảm; Chó biển - hải cẩu; Nhà thơ - thi sĩ; Đòi hỏi - yêu cầu; Mổ xẻ - phẫu thuật; Năm học - niên khoá; Của cải - tài sản; Loài người - nhân loại; Nước ngoài - ngoại quốc; Thay mặt - đại diện.
2. Bài 2 (115)
- Máy thu hình - Ra đi ô
- Sinh tố - vi ta min
- Xe hơi - ô tô
- Dương cầm - pi a nô
3. Bài 3 (115 )
- Ba, thầy - bố 
- Má, bầm, bu - mẹ
4. Vận dụng (5’)
Kể chuyện sáng tạo , có sử dụng từ đồng nghĩa.
5. Hướng dẫn học tập (3’)
- HDHB vừa học: Học bài + hoàn thành bài tập; Sưu tầm những bài thơ, câu văn có sử dụng từ đồng nghĩa.
- HDHB mới: Soạn trước bài : Học bài chuẩn bị bài: Từ trái nghĩa.
II. Tiết: 43 Từ trái nghĩa
1. Mở đầu
* Ổn định (1’) Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh
* Kiểm tra bài cũ ( 3’)
Câu hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ ? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
* Giới thiệu bài (1‘) GV chiếu hình ảnh và tìm từ tương ứng
Cười - khóc
 	Các từ “Cười”, “khóc” có ý nghĩa như thế nào với nhau?
Nghĩa của hai từ này trái ngược nhau. Đó là từ trái nghĩa. Vậy thế nào là từ trái nghĩa, Sử dụng các từ này có tác dụng như thế nào? Cô cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.
2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới.(17’)
Bảng phụ hai bài thơ
Tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ trên? 
HS trả lời. 
GV gạch chân trên máy chiếu 
- Cặp từ trái nghĩa
+ ngẩng - cúi 
+ trẻ - già 
+ đi - trở lại 
 Căn cứ vào đâu mà em biết được các từ trên là từ trái nghĩa?
+ ngẩng – cúi: hoạt động của đầu theo hướng lên, xuống.
+ trẻ - già: về tuổi tác
+ đi - trở lại: về sự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay trở lại nơi xuất phát
* Em có nhận xét gì về nghĩa của các cặp từ trên?
BT2
Tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong trường hợp “rau già”, “cau già” ? 
Già rau già – rau non 
 cau già – cau non
 Cặp từ trái nghĩa trên dựa trên cơ sở nào?
+ tính chất, mức độ
+ từ già còn dựa trên cơ sở tuổi tác 
Em có nhận xét gì về nghĩa của từ “già”?
từ “già” là từ nhiều nghĩa thuộc các cặp từ trái nghĩa khác nhau. 
 Qua hai bài tập trên, em hiểu thế nào là từ trái nghĩa? 
HS trả lời.
GV chốt nội dung ghi nhớ.
* Bài tập nhanh: Dựa vào hình ảnh sau hãy nêu cặp từ trái nghĩa.
Bài tập 1
Trong hai bài thơ trên, việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? 
- ngẩng – cúi: tạo phép đối ( làm nổi bật t.yêu quê hương)
- trẻ - già, đi – trở lại: hình ảnh tường phản
(khái quát quãng đời xa quê của t/giả)
Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa? 
Chia sẻ cá nhân
Gv gọi 1 học sinh lên điều hành.
Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy?
HS : - Ba chìm bảy nổi.
 - Chết vinh còn hơn sống nhục.
 - Bán anh em xa, mua láng giềng gần
 - Một miếng khi đói bằng gói khi no.
 - Lên voi xuống chó
 - có mới nới cũ
 - Điều nặng điều nhẹ.
 Qua hai bài tập trên, em hãy cho biết việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
HS trả lời. 
GV chốt K
I. Thế nào là từ trái nghĩa 
1. Bài tập
a,+ Cặp từ trái nghĩa trong VB Tĩnh dạ tứ: 
 - Ngẩng - cúi ( hành động của đầu theo hướng lên xuống)
 + Cặp từ trái nghĩa trong VB Ngẫu nhiên viết nhân ...:
 - Trẻ - già: ( mức độ về tuổi tác )
 - Đi - trở lại ( sự tự di chuyển )
-> Những từ có nghĩa trái ngược nhau ( dựa trên 1 cơ sở chung nào đó )
Già: Người đã rất nhiều tuổi so với tuổi đời bài thơ.
- Sản phẩm trồng trọt ở gia đình đã phát triển đầy đủ, sau đó chỉ chín và tàn lụi di.
b, - cau già – cau non
 - rau già – rau non
® Một số từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. 
 2. Bài học: Ghi nhớ 1 ( 128 )
II. Sử dụng từ trái nghĩa
1. Bài tập
* Sử dụng trong thể đối ® ý tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm lời nói sinh động, có hình ảnh.
Có thể trích dẫn đoạn thơ của khi. Hữu)
“Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí
® Độc lập tương phản ® lời ăn tiếng nói của người PN VN có hình ảnh sinh động, dễ hiểu 
Sức nhân nghĩa mạnh hn cường bạo ”
* Trong thành ngữ
 - T¹o sù c©n ®èi, sinh ®éng, g©y Ên t­îng m¹nh
2. Bài học: Ghi nhớ 2 (128)
3. Luyện tập
Hoạt động 2: HDHS luyện tập.(15’)
HS nêu yêu cầu bài tập 1 
HS hoạt động cá nhân, 
GV nhận xét. 
HS đọc bài tập 2 sgk - Tr 129. 
HĐ cá nhân.
GV nhận xét.
HS nêu yêu cầu bài tập.
HĐ cá nhân
HS XĐ bài tập 4
- GV hướng dẫn có thể viết dòng sông, cảnh vật, con người ở quê hương. 
- HS viết -> GV gọi HS đọc, sửa chữa.
GV đưa đoạn văn hs tham khảo
“Quê hương là đường đi học, con về rợp bướm vàng bay”. Vâng “Quê hương” bao giờ cũng đẹp trong tâm thức mỗi người. Với tôi, quê hương trong kí ức là hình ảnh dòng sông bên lở, bên bồi; là mỗi buổi sáng bình minh lên, tiếng ríu rít trong vòm lá của lũ chim sâu như hòa cùng âm thanh ồn ã nơi phố phường nhộn nhịp. Tối đến, khu giải trí là nơi tụ hội của mọi lứa tuổi với các trò chơi. Tôi yêu quê hương tha thiết.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1.
 + lành - rách ; giàu - nghèo; ngắn - dài ; đêm - ngày ; sáng - tối. 
2. Bài tập 2.
- Tươi : 
+ cá tươi - cá ươn, cá khô
+ hoa tươi - hoa héo 
- Yếu: 
+ ăn yếu - ăn khoẻ 
+ học lực yếu - học lực khá (giỏi)
- Xấu: 
+ chữ xấu - chữ đẹp 
+ đất xấu - đất tốt. 
3. Bài tập 3.
- Chân cứng đá mềm. 
- Có đi có lại 
- Gần nhà xa ngõ 
- Mắt nhắm mắt mở 
- Chạy sấp chạy ngửa 
- Vô thởng vô phạt 
- Bên trọng bên khinh 
- Buổi đực buổi cái 
4. Bài tập 4. Viết đoạn văn
4. Vận dụng (5’)
Viết đoạn văn ngắn biểu cảm về mùa đông trong đó có sử dụng từ trái nghĩa
(hs kết hợp về nàh hoàn thiện bài)
5. Hướng dẫn học tập (3’)
* HDHB vừa học: - Học thuộc và nắm chắc khái niệm từ trái nghĩa; cách sử dụng từ trái nghĩa. - Sưu tầm những bài thơ, câu văn có sử dụng từ trái nghĩa.
- Viết đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng từ trái nghĩa và gạch chân chỉ rõ.
* HDHB mới: Học bài chuẩn bị bài: Từ đồng âm
III. Tiết 44: Từ đồng âm
1. Mở đầu
* Ổn định (1’) Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh
* Kiểm tra (3’)
Câu hỏi: Từ trái nghĩa là gì? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
Gợi ý đáp án :
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Sử dụng từ trái nghĩa tạo ra hình tượng tương phản, thể đối, gây ấn tượng mạnh làm cho lời văn thêm sinh động.
* Giới thiệu bài (1’) GV đưa ví dụ :
 	Ruồi đậu mâm xôi mâm xôi đậu
Cho biết nghĩa của hai từ đậu trong ví dụ trên có giống nhau không ? Vì sao ? 
Hai từ đậu trên giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau. Vậy từ đậu trên được gọi là từ đồng âm. Vậy từ đồng âm là gì? Sử dụng từ đồng âm trong khi nói, viết như nào cho chính xác, phù hợp với ngữ cảnh? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
2. Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm mới (20’)
- Đọc các ngữ liệu giải thích nghĩa của từ “lồng” trong 2 ngữ liệu ấy? Thử tìm các từ có thể thay thế cho từ “ lồng”?
(Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên
Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng )
- Nghĩa của các từ trên có liên quan gì đến nhau không ? 
- Em hiểu như thế nào là từ đồng âm ?
- Tìm thêm những v/d khác về từ đồng âm? - Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của 2 từ “lồng” ở NL trên ?
- HS đọc ghi nhớ 1 (135)
- Từ “kho” trong câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
- Hãy thêm vào câu 1 vài từ để câu trở thành đơn nghĩa?
 - Để tránh những hiện tượng hiểu lầm do từ đồng âm gây ra, cần chú ý gì khi giao tiếp?
- HS đọc ghi nhớ ( SGK )
I. Thế nào là từ đồng âm
1. Bài tập
+ Lồng 1: Chạy cất cao vó lên với 1 sức hăng đột ngột rất khó kìm dữ do quá hoảng sợ. -> Lồng 1 (tế, phóc, vợt, phi)
+ Lồng 2 : Đồ vật đan thưa bằng tre, nứa kim loại, dùng để nhốt chim, gà. 
->Lồng 2 (chuồng, rọ..)
-> Nghĩa 2 từ lồng không liên quan đến nhau.
=> Gọi 2 từ “lồng” ở NL trên là từ đồng âm.
=>KL: Giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.
( Dựa vào ngữ cảnh tức là các câu văn cụ thể )
2. Bài học: 
Ghi nhớ 1 (SGK/135)
( GV lưu ý: phân biệt với từ nhiều nghĩa )
VD: Chân đi Từ nhiều nghĩa 
Chân chân bàn là từ mà các
 chân tường nghĩa của nó có mối quan hệ ( bộ phận dưới cùng )
II. Sử dụng từ đồng âm
1. Bài tập
- Kho: + 1cách chế biến thức ăn
 + chỗ chứa đựng hàng hoá
- Đưa cá về nhà mà kho
- Đưa cá về để nhập vào kho
-> Để tránh hiện tượng hiểu nhầm do từ đồng âm gây ra
+ Chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh
+ Thêm vào câu 1 vài từ để cụ thể nghĩa 
2. Bài học: Ghi nhớ 2 (136)
3. Luyện tập
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập (12’)
- Tìm từ đồng âm với những từ sau : thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi. 
- Tìm các nghĩa khác nhau của từ “cổ” và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó?
- Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm?
III. Luyện tập
Bài tập 1 
- Cao: Đo chiều cao
 Cao hổ cốt 
- Ba: Ba má tôi
 Hạng ba ( con số trong dãy số TN) 
- Tranh: Mái nhà tranh
 Bức tranh
- Sang: Sang sông (di chuyển)
 Người sang (có tiên tài, danh vọng)
hách sang (g/ trị cao, đắt tiền, l/sự)
- Nam: Phương nam (1trong 4 phương chính)
 Nam giới (người giới nam)
- Sức: Sức người (Khả năng lđ, làm việc)
Tri huyện sức lý tưởng đốc thuế (truyền lệnh cho cấp dưới bằng VB)
Sức mua( k/năng mua sắm hàng hoá)
- Nhè: Nhè chỗ hiểm mà đánh
 Em bé nhè cơm (dùng lưỡi đẩy ra khỏi miệng)
 Khóc nhè (hờn khóc, nói kéo dài giọng 1cách khó chịu )
- Tuốt: Tuốt lá (vuốt mạnh 1 vật theo suốt chiều dài khiến nó rơi)
 Như nhau tuốt ( giống nhau tất)
- Môi: Môi hở răng lạnh (nếp thịt mềm làm thành cửa miệng)
 Môi canh (đồ dùng để múc T.Ă)
Bài tập 2
a, Bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân 
VD: Khăn quàng cổ
- Bộ phận của 1 s/v nào đó như yếm, giầy
VD: giầy cao cổ
- Chỗ eo lại ở phần đầu 1 số đồ vật, nối liền thân với miệng 1 số đồ đựng.
VD: Cổ chai
b, Thuộc về 1 thời xa xưa trong lịch sử VD: Ngôi chùa cổ
Bài tập 3
- Mọi người ngồi quanh bàn để bàn công việc
- Con sâu nằm sâu tít trong cuống lá
- Năm nay em bé vừa tròn năm tuổi
4. Vận dụng (5’)
Kể chuyện sáng tạo , có sử dụng từ đồng nghĩa.
5. Hướng dẫn học tập (3’)
- HDHB vừa học: Học thuộc bàì, nắm được từ đồng âm là gì và cách sử dụng từ đồng âm. Hoàn thành bài tập
- HDHB mới: Soạn bài: “ Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm” – đọc bài, trả lời các câu hỏi cuối mỗi phần tìm hiểu nội dung bài.
G. Kết luận chung: 
GV hướng dẫn HS rút ra đặc điểm chung về chủ đề nghĩa của từ lớp 7.
Thiết lập ma trận và xây dựng đề kiểm tra
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
NGHĨA CỦA TỪ
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Từ đồng nghĩa
Nhận biết được từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa
Phát hiện và giải thích được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1
25%
1
3
75%
3
4
40%
Từ trái nghĩa

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_7_hoc_ki_1_chu_de_nghia_cua_tu.docx