Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Bếp lửa (Bằng Việt)

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS theo dõi video, trả lời câu hỏi theo định hướng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện

Hoạt động 2: Khám phá và giải quyết vấn đề

1. Lịch sử và môn lịch sử

a. Mục tiêu:1

b. Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Cách thức thực hiện

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên nêu câu hỏi phát vấn:

+ Em đã học môn lịch sử ở chương trình lớp mấy ?

+ Hãy kể một số sự kiện mà em nhớ sau khi học chương trình lịch sử - địa lý 4 và 5

- Giáo viên giới thiệu một số bức tranh, tài liệu về một số sự kiện lịch sử (tranh trong sách giáo khoa) và phát vấn:

 

pdf 4 trang phuongnguyen 28780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Bếp lửa (Bằng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Bếp lửa (Bằng Việt)

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Bếp lửa (Bằng Việt)
BÀI: BẾP LỬA (BẰNG VIỆT) 
Môn Ngữ văn lớp 9 
Thời gian thực hiện: 2 tiết 
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức: Học sinh học được các kiến thức về: 
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ. 
- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình yêu 
thương, giàu đức hi sinh. 
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình. 
2. Về năng lực: 
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại. 
- Nhận diện, phân tích được các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận và biểu cảm trong 
bài thơ. 
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ 
Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước. 
3. Về phẩm chất: 
- Yêu quê hương, đất nước, thức dậy khát vọng học tập để cống hiến cho đất nước 
trong công cuộc đổi mới. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu: sgk Ngữ văn 9 
1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10p) 
a, Mục tiêu: Huy động kiến thức đã có của học sinh về hình ảnh người bà, về 
hình ảnh bếp lửa 
b, Nội dung: Học sinh nghe bài hát “Bà tôi” (Phương Thảo), học sinh đọc bài 
thơ, tìm những chi tiết, hình ảnh thơ về người bà trong bài thơ. 
c, Sản phẩm: Nội dung ghi vào vở các hình ảnh về bà, về bếp lửa như: Một bếp 
lửa chờn vờn sương sớm, Một bếp lửa ấp iu nồng đượm, Tám năm ròng, cháu 
cùng bà nhóm lửa, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, Bà dạy cháu làm, bà 
chăm cháu học, 
d, Tổ chức thực hiện: 
-GV chọn 1 đoạn thơ chứa đựng nhiều hình ảnh về bà và bếp lửa (Đoạn 3), GV 
đọc chậm, diễn cảm để Hs ghi 
-Hs thực hiện nhiệm vụ: lắng nghe, ghi chép. 
-GV tổ chức báo cáo, thảo luận về hình ảnh của bà trong bài thơ và hình ảnh bà 
của em. Hs chia sẻ cặp đôi. 
-GV kết luận: những hình ảnh như trong phần sản phẩm sẽ làm rõ hơn nội dung, 
thông điệp của tác phẩm ở các hoạt động sau đây. 
2. Hoạt động 2: Đọc hiểu bài thơ “Bếp lửa” (khoảng 40p) 
a,Mục tiêu: 
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước đầu biết phân tích các chi 
tiết tiêu biểu của bài thơ 
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, 
thông điệp mà văn bản muốn gửi 
- Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung 
và hình thức của văn bản. 
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố 
cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ. 
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm 
một cách nhuần nhuyễn. 
b,Nội dung: 
1. Tìm hiểu chung về văn bản 
2. Phân tích văn bản 
3. Tìm hiểu chủ đề của văn bản 
c, Sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở 
1.Tìm hiểu chung về tác giả Bằng Việt, tác phẩm “Bếp lửa” 
2.Phân tích: những hồi tưởng về bà và tình bà cháu; những suy ngẫm về bà và hình 
ảnh bếp lửa; niềm thương nhớ của cháu. 
3. Bài chia sẻ về chủ đề của văn bản 
d, Tổ chức thực hiện 
-GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung 
-HS thực hiện nhiệm vụ: Đọc thơ, phân tích thơ, thiết kế sơ đồ tư duy 
-GV đọc diễn cảm (mẫu), một số hs đọc lại, lưu ý các thuật ngữ khi phân tích thơ 
để giải mã các kiến thức trong bài thơ. 
1.GV chọn một số thông tin Hs tìm kiếm được về tác giả, tác phẩm từ sgk, các Hs 
khác bổ sung, GV chỉnh sửa và kết luận. 
2.GV chia lớp thành 3 nhóm Hs tiến hành khám phá các vấn đề đã ghi trong phần 
Nội dung: những hồi tưởng về bà và tình bà cháu; những suy ngẫm về bà và hình 
ảnh bếp lửa; niềm thương nhớ của cháu. (Gợi ý: tìm các hình ảnh thơ, các biện 
pháp tu từ, phân tích giá trị của chúng trong việc thể hiện nội dung). 
3. HS chia sẻ cặp đôi về chủ đề của văn bản. 
3. HĐ 3: Luyện tập (khoảng 35p) 
a,Mục tiêu: 
- HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học. 
- Nhận biết được các yếu tố nghệ thuật đặc sắc của thể loại thơ trữ tình 
- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo 
viên góp ý 
b,Nội dung: 
-Đi sâu cảm nhận hình ảnh bếp lửa, hình ảnh người bà kết nối tác phẩm với thực tế 
đời sống. 
-Nhận biết cách gieo vần, cách sử dụng các biện pháp tu từ. 
c,Sản phẩm: 
-2 Poster về Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà 
d,Tổ chức thực hiện: 
-GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung 
-HS thực hiện nhiệm vụ: Thiết kế poster 
-GV chia lớp thành 2 nhóm, hướng dẫn mẫu làm poster và đưa ra tiêu chí đánh giá 
- HS chia sẻ về sản phẩm sau khi hoàn thành. 
4.HĐ: Vận dụng (khoảng 5p) 
a,Mục tiêu: 
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do VB đọc gợi ra: 
trân trọng những gía trị bình dị, gần gũi với cuộc sống 
- Có ý thức tìm hiểu tình cảm gia đình gắn liền với tình yêu quê hương đất nước 
d,Nội dung: 
 - Liên hệ với thực tế đời sống để làm rõ thêm chủ đề của văn bản: Nói chuyện với 
bố mẹ về bà của con. 
c.Sản phẩm: 
-Bài viết hoặc bài nói chia sẻ về bà. (có thể là Booklet vẽ và viết cảm nhận về bà 
của mình, hoặc video kể về bà của mình cho các bạn nghe, hoặc chia sẻ trực tiếp). 
d,Tổ chức thực hiện: 
-Gv giao bài về nhà như mục nội dung 
-Hs làm bài và xung phong chia sẻ vào tiết học sau 
-Gv nhận xét, đánh giá. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_bai_bep_lua_bang_viet.pdf