Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Gõ cửa trái tim
GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác.
b. Năng lực riêng: Nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua hình thức nghệ thuật.
3. Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các văn bản được học.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Gõ cửa trái tim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Gõ cửa trái tim
BÀI 2 GÕ CỬA TRÁI TIM Số tiết: 12 tiết MỤC TIÊU CHUNG 1. Kiến thức - Tri thức ngữ văn (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ). - Vẻ đẹp của tình cảm gia đình qua ba văn bản - Biện pháp tu từ ẩn dụ. 2. Năng lực - Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, tác dụng của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Nhận biết được ẩn dụ và tác dụng của ẩn dụ. - Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. - Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống. 3. Phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, yêu gia đình, yêu vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống. Ngày soạn: //.. Ngày giảng: Lớp 6A1 Tiết: ngày././2021; Sĩ số:........... Vắng:.......................... Lớp 6A2 Tiết: ngày././2021; Sĩ số:........... Vắng:.......................... TIẾT 17 GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. 2. Năng lực a. Năng lực chung: Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. b. Năng lực riêng: Nhận biết, bước đầu nhận xét, phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua hình thức nghệ thuật. 3. Phẩm chất - Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các văn bản được học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy; PHT. Máy tính, máy chiếu, video, loa, 2. Học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: Gv sử dụng kĩ thuật tia chớp. HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Trình chiếu đoạn văn bản: Tôi kể chuyện nay chàng Dế Mèn Tuổi trẻ xông pha ấy một phen Ngờ đâu ngông cuồng và dại dột Liên lụy đau lòng Choắt thân quen - Yêu cầu HS quan sát, lắng nghe, GV sử dụng kĩ thuật tia chớp: ? Đoạn trích trên khiến em nghĩ đến văn bản nào? Thể loại của trích đoạn có khác gì với văn bản em đã học? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (18’) Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề của bài học. b. Nội dung: Gv sử dụng phương pháp gợi mở để hướng dẫn HS tìm hiểu giới thiệu bài học. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv sử dụng kĩ thuật tia chớp kết hợp với câu hỏi gợi mở: Y/c HS quan sát SGK trang 38 và cho biết: + Tên bài, đề từ của văn bản hướng đến vấn đề nào? Qua đó em hiểu gì về chủ đề? + Để thể hiện chủ đề, bài học đưa vào mấy ngữ liệu? Thể loại chính của các ngữ liệu? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với Gõ cửa trái tim, chúng ta hướng đến những phẩm chất tốt đẹp như: cảm nhận được tình yêu thương xung quanh mình với tất cả mọi người, mọi vật, đặc biệt là cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và sống yêu thương, có trách nhiệm với những người thân trong gia đình. I. Giới thiệu bài học - Chủ đề: Tình cảm gia đình. - Ngữ liệu: + Chuyện cổ tích về loài người. + Mây và sóng. + Bức tranh của em gái tôi. + Những cánh buồm. - Thể loại chính: Thơ. Nhiệm vụ 2: Khám phá Tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học, một số yếu tố của thơ như thể thơ; ngôn ngữ thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ,.. b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật Chia sẻ nhóm đôi . HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK và thảo luận theo nhóm: - GV sử dụng kĩ thuật “Chia sẻ nhóm đôi”: Mỗi nhóm hãy chọn ra một bài thơ mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau: + Nêu định nghĩa về “Thơ”? + Thể loại thơ có những đặc điểm đặc trưng nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. GV có thể bổ sung thêm Một số đặc điểm của thơ: - Vần là phương tiện tạo tính nhạc và tính liên kết trong một dòng thơ và giữa các dòng thơ dựa trên sự lặp lại phần vần của tiếng ở những vị trí nhất định. Mỗi thể thơ sẽ có những quy định về vị trí đặt vần khác nhau tạo nên những quy tắc gieo vần khác nhau. Có hai loại vần: Vần chân (cước vận): được gieo cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng. (GV tự nêu ví dụ). Vần lưng (yêu vận): Vần được gieo ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng. Vần lưng khiến dòng thơ giàu nhạc tính. (GV tự nêu ví dụ). - Nhịp là các chỗ ngừng ngắt trong một dòng thơ dựa trên sự lặp lại có tính chu kỳ số lượng các tiếng. Mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng. Nhà thơ sáng tác theo một thể thơ nhất định nhưng vẫn có thể tạo nên một nhịp điệu riêng cho mình để biểu đạt một ý nghĩa nào đó. - Thanh điệu là thanh tính của âm điệu. Tiếng Việt là ngôn ngữ phong phú về thanh điệu (6 thanh điệu). Thanh điệu tiếng Việt đối lập nhau ở hai cao độ cơ bản (đối lập về âm vực): Cao độ cao: thanh ngang/không, thanh sắc, thanh ngã; Cao độ thấp: thanh huyền, hỏi, nặng. - Âm điệu là đặc điểm chung của âm thanh trong bài thơ, được tạo nên từ vần, nhịp, thanh điệu và các yếu tố khác của âm thanh ngôn ngữ trong bài thơ. II. Tri thức Ngữ văn 1. Thơ - “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học). 2. Một số đặc điểm của thơ - Mỗi bài thơ thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài, - Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, v.v) - Khi phân tích thơ, phải gắn nội dung với hình thức nghệ thuật, chú ý đến các đặc điểm như: vần, nhịp, thanh điệu, âm điệu, v.v - Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có thể có yếu tố tự sự (kể lại một sự kiện, câu chuyện) và miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng) nhưng những yếu tố ấy chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (15’) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS lựa chọn một bài thơ mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ như: thể thơ, vần, nhịp điệu, thanh điệu, âm điệu. ? Những đặc trưng đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện 5 phút nhóm đôi, thảo luận và trả lời từng câu hỏi. - HS nhóm đôi này trao đổi với nhóm đôi khác liền kề. - GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trình bày sản phẩm. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận và nhận định. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức cần tìm hiểu của bài. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc 1 bài thơ hoặc trình bày 1 bài hát về tình cảm gia đình. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lựa chọn nội dung thể hiện. - GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trình bày cá nhân hoặc theo nhóm. Bước 4: Kết luận và nhận định. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức cần tìm hiểu của bài. * Củng cố (1’): Hệ thống lại nội dung trọng tâm của bài. * Dặn dò và hướng dẫn tự học ở nhà (1’) - Học bài, làm bài tập ở Sách bài tập Ngữ văn. - Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người. - Sưu tầm các câu chuyện về nguồn gốc loài người, thơ về tình cảm gia đình. - GV sử dụng phương pháp dạy học theo dự án: Giao nhiệm vụ để cách nhóm chuẩn bị, báo cáo vào tiết sau. Nội dung nhiệm vụ: Tìm hiểu về tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người; hình thức trình bày: tùy chọn (khuyến khích sự sáng tạo của các nhóm: sơ đồ tư duy, video, powerpoint,) ******************************************* BÀI 2 GÕ CỬA TRÁI TIM TIẾT 18- VĂN BẢN 1 CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI (Xuân Quỳnh) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định được chủ đề của bài thơ; - Nhận biết được số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vần của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người; - Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, - Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo. 2. Năng lực a. Năng lực chung: Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân; năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. b. Năng lực riêng: Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện cổ tích về loài người; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản; hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản; phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất - Hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất tốt đẹp: tình cảm, trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy; PHT. Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học; 2. Học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: Gv sử dụng kĩ thuật tia chớp. HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV sử dụng kĩ thuật tia chớp: + Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kỳ lạ? (GV có thể gợi ý một số truyện như chuyện về Lạc Long Quân- Âu Cơ, Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người,... ); + Đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ viết về tình cảm gia đình mà em biết. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nêu tên truyện kể về nguồn gốc và nói về sự ra đời kỳ lạ của loài người trong truyện kể đó; - Chuẩn bị bài thơ, đoạn thơ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, giới thiệu bài mới: Con người từ đời này sang đời khác tạo thành những dòng chảy, truyền thống. Vì thế, khi sống hôm nay, ta phải biết được về nguồn cội của bản thân mình. Mình là ai, mình từ đâu đến, mình được sinh ra từ đâu, v.v... Lý giải những câu hỏi đó bằng con mắt thơ ca, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã viết nên bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc của loài người qua văn bản thơ này. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30’) Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học theo dự án. HS làm việc theo dự án, lựa chọn nội dung và hình thức trình bày phù hợp. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Xuân Quỳnh, ý nghĩa của nhan đề chuyện cổ tích về loài người. - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất. - Dự kiến sản phẩm: + Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi, là nhà thơ của thiếu nhi, thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với những nụ mầm tươi mới đang cần được bồi đắp để bước vào đời. + Chuyện cổ tích về loài người (1978) là tác phẩm đặc sắc nổi tiếng của Xuân Quỳnh viết về nguồn gốc của loài người dành cho thiếu nhi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức, ghi bảng. GV bổ sung thông tin: Xuân Quỳnh có thơ đăng báo năm 19 tuổi, trở thành nhà thơ chuyên nghiệp sau khi qua lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ khóa đầu tiên của hội nhà văn Việt Nam (1962-1964). Xuân Quỳnh được xem là nhà thơ nữ hàng đầu, cuối thế kỉ 20. Chủ đề Xuân Quỳnh viết: kỉ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình-> Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. I. Tri thức Ngữ văn 1. Tác giả - Tên thật: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942- 1988) - Sở trường: truyện và thơ. - Quê: La Khê- Hà Đông (nay là Hà Nội). - Truyện và thơ của bà viết cho thiếu nhi tràn đầy tình yêu thương, thể hiện qua hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo phù hợp với suy nghĩ của trẻ em. 2. Tác phẩm - Trích từ tập thơ “Lời ru trên mặt đất”, NXB TP mới ,Hà Nội 1978. Nhiệm vụ 2: Khám phá văn bản a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về người chuyện, ngôi kể, bố cục. b. Nội dung: Gv tổ chức các kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật tia chớp. HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Cách đọc của HS, câu trả lời bằng ngôn ngữ nói. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một khổ 1, sau đó HS thay nhau đọc toàn văn bản. - GV hướng dẫn HS về chiến lược đọc theo dõi và dự đoán (các hộp chỉ dẫn). - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: thiên nhiên. - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản, trả lời câu hỏi: + Nhân vật chính trong văn bản là ai? + Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? Có sự kết hợp nào ở đây không? ? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? ? Kể những sự việc chính trong văn bản. ? Nhận xét lời kể, ngôi kể trong văn bản? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện chia sẻ nhóm đôi, thống nhất ý kiến. - Dự kiến sản phẩm: + Thiên nhiên: khái niệm rộng chỉ toàn bộ thực vật và động vật, đất đai, sông ngòi có sẵn trong tự nhiên (chim, sông, biển, đám mây, con đường). + Bố cục : 2 phần. .) Thế giới trước khi trẻ con ra đời. .) Thế giới sau khi trẻ con ra đời. Khổ 2: Thay đổi về thiên nhiên. Khổ 3: Mẹ xuất hiện cho trẻ tình yêu. Khổ 4: Bà xuất hiện kể chuyện cổ tích cho cháu nghe. Khổ 5: Bố xuất hiện giúp con cảm nhận về thế giới. Khổ 6: Trường lớp, thầy cô xuất hiện giúp các em được đi học. + Sự việc: Sự thay đổi khi trẻ con xuất hiện, tình yêu thương của bố mẹ và bà dành cho các con. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức, ghi bảng. - Gv cho học sinh xem hình ảnh cụ thể (con ếch, bãi sông, cơn mưa,), video lời ru để học sinh hiểu và nhận biết về từ trong chú thích. II. Khám phá văn bản 1. Tìm hiểu chung - Nhân vật chính: trẻ em. - Phương thức biểu đạt: trữ tình kết hợp tự sự và miêu tả. - Bố cục: 2 phần + Phần 1 (Khổ 1): Thế giới trước khi trẻ con ra đời; + Phần 2 (Khổ 2, 3, 4, 5): Thế giới sau khi trẻ con ra đời. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (5’) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ? Em hãy nêu những căn cứ để xác định “Chuyện cổ tích về loài người” là một bài thơ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời câu hỏi. - Dự kiến sản phẩm: Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau: + Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ). + Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. + Bài thơ nói về cuộc sống trên Trái Đất khi mới có loài người và sự thay đổi của Trái Đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn. Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trình bày sản phẩm. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận và nhận định. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức cần tìm hiểu của bài. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV nêu vấn đề, yêu cầu HS trả lời: Nhan đề “Chuyện cổ tích và loài người” gợi lên cho em những suy nghĩ gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nêu suy nghĩ. - Dự kiến sản phẩm: Nhan đề văn bản gợi lên cho em những suy nghĩ: đây là một câu chuyện lý giải được cuộc sống trên trái đất từ xưa đến nay.. - GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trình bày cá nhân hoặc theo nhóm. Bước 4: Kết luận và nhận định. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức cần tìm hiểu của bài. * Củng cố (4’): Hệ thống lại nội dung trọng tâm của bài. * Dặn dò và hướng dẫn tự học ở nhà (1’) - Học bài, làm bài tập ở Sách bài tập Ngữ văn. - Chuẩn bị nội dung tiết 2. ********************************* BÀI 2 GÕ CỬA TRÁI TIM TIẾT 19- VĂN BẢN 1 CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI (Tiếp theo) (Xuân Quỳnh) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định được chủ đề của bài thơ; - Nhận biết được số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vần của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người; - Nhận biết được những đặc điểm cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ; ngôn ngữ trong thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ, - Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo. 2. Năng lực a. Năng lực chung: Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân; năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác. b. Năng lực riêng: Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện cổ tích về loài người; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản; hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản; phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề. 3. Phẩm chất - Hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất tốt đẹp: tình cảm, trách nhiệm với những người thân yêu trong gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: Kế hoạch bài dạy; PHT. Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học; 2. Học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV sử dụng video, tạo hứng thú cho HS. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV mở video bài hát “Chuyện cổ tích về loài người”- Biểu diễn NSƯT Hoài Phương- Sân khấu Mặt trời đỏ- phổ nhạc từ bài thơ của Xuân Quỳnh. 2. Hoạt động 2: Khám phá văn bản (Tiếp) (25’) a. Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được sơ lược về thế giới loài người. b. Nội dung: Gv tổ chức các kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, thảo luận nhóm, tia chớp, công não:. HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Cách đọc của HS, câu trả lời bằng ngôn ngữ nói. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Nhiệm vụ 1: B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS thảo luận nhóm và trả lời. ? Thế giới trước và sau khi có trẻ em xuất hiện đã có sự thay đổi, em hãy nêu những sự thay đổi đó? ? Sự thay đổi như vậy chỉ xuất hiện trong bài thơ của Xuân Quỳnh hay còn xuất hiện ở những câu chuyện khác? Nếu có, hãy kể tên những chuyện đó? ? Vì trẻ em mà thế giới thay đổi, vậy trẻ em có ý nghĩa gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. - Dự kiến sản phẩm: + Thế giới đã có sự thay đổi khi trẻ em xuất hiện: từ tối tăm sang có ánh sáng. + Thế giới từ tối tăm chưa có gì đến có ánh sáng, màu sắc, muôn loài giống với nhiều truyện kể nguồn gốc khác trên thế giới: truyện Bàn Canh khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người; truyện trong Kinh Thánh về Jehova sáng tạo ra thế giới và con người trong 7 ngày. + Điều này cho thấy ý nghĩa to lớn của trẻ em đối với thế giới, trẻ em là trung tâm của thế giới, là tương lai của thế giới. B3: Báo cáo kết quả HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. B4: Đánh giá kết quả - HS nhận xét, bổ sung, đánh giá. GV nhận xét, đánh giá. Giáo viên chốt kiến thức: Trẻ em có giá trị rất lớn với thế giới, trẻ em đã làm thay đổi tất cả. Nhiệm vụ 3: B1: Chuyển giao nhiệm vụ. - GV hỏi học sinh. + Trong văn bản, món quà tình cảm nào mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ? + Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó là gì? + Điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ? + Bố và bà có yêu thương bé như mẹ yêu thương bé không? + Mỗi thành viên trong gia đình cho trẻ những điều khác nhau. Từ đây, em rút ra được điều gì? + Hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào? Có ý nghĩa gì? - GV y/c HS chia sẻ nhóm đôi: Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua lời thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì giống và khác so với những câu chuyện nguồn gốc loài người mà em biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào? - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. B2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, chia sẻ, trả lời, bổ sung. - Dự kiến sản phẩm: + Mỗi thành viên trong gia đình đều yêu thương, quan tâm đến trẻ. Nhưng mỗi người lại có cách thể thiện tình yêu và vai trò riêng đối với trẻ: Món quà tình cảm chỉ có thể là mẹ đem đến cho các em (những lời ru quen thuộc gắn liền với truyền thống văn hóa; lời ru mộc mạc dễ hiểu, dễ ăn sâu vào tâm hồn trẻ thơ. - Bà thỏa mãn việc kể chuyện cho nghe: + Chuyện ngày xưa: chuyện cổ con cóc nàng tiên, cô Tấm và Lí Thông. + Chuyện ngày sau: Những chuyện trong trải nghiệm của bà, chuyện bà tiên đoán để dạy cháu... chuyện bà kể luôn mang tính đạo lí, có tính chất giáo dục, hướng các em đến những hành động tốt đẹp, lối sống đẹp. - Bố đại diện cho lí trí, cho sự hiểu biết Bố vừa nghiêm khắc lại vừa yêu thương. + Trong khổ thơ cuối, hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như một minh chứng cuộc sống này ngày một phát triển diệu kì và văn minh. Khi đó có tiếng nói, có chữ viết, có nền giáo dục. Và khi đó con người được học hành, văn minh hơn. Chính giáo dục là món quà quý giá nhất dành tặng mỗi người. Giáo dục giúp con người sống tốt và thế giới trở nên tuyệt vời hơn. + Giống: đều có những yếu tố hoang đường, kỳ ảo; đều nói về nguồn gốc của loài người. Điểm khác biệt của nhà thơ Xuân Quỳnh: không phải người lớn được sinh ra trước mà là trẻ con-> Tư tưởng: trẻ con chính là trung tâm của vũ trụ, là những thế hệ mầm non, tương lai-> Cần được nâng niu, che chở, B3. Báo cáo kết quả HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe. B4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. -> Giáo viên chốt kiến thức: Nữ thi sĩ lựa chọn cách kể mang nét độc đáo, gần gũi với ca dao, tưởng phi lý nhưng lại rất đúng: Có trẻ con rồi người lớn mới trở thành bậc ông bà, cha mẹ: Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu rồi mới sinh bà sinh ông. Sự khác biệt đó thể hiện điều nữ nhà thơ muốn nhắn gửi: + Tới trẻ em: Yêu thương những người thân trong gia đình từ những cử chỉ, hành động nhỏ nhất, giản dị, gần gũi nhất; + Tới các bậc làm cha mẹ: yêu thương, chăm sóc và dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất vì các em chính là tương lai của gia đình, đất nước. NV4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV sử dụng kĩ thuật công não: + Em hãy nêu căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ. + Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi cho em suy nghĩ gì? Tại sao một bài thơ là có nhan đề là chuyện cổ tích? Điều này có gì mâu thuẫn hay đặc biệt không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; - Dự kiến sản phẩm: + Các yếu tố để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ: viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ); sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật; ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. + Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người là sự kết hợp giữa biểu cảm và tự sự. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. 2. Tìm hiểu chi tiết a. Thế giới trước khi trẻ con ra đời - Trời được sinh ra đầu tiên, lúc này thế giới chưa có gì, chưa có cây cối, ánh sáng, màu sắc, tất cả là màu đen. b. Thế giới sau khi trẻ con ra đời * Sự biến đổi: - Thiên nhiên: Mặt trời bắt đầu nhô cao-> ánh sáng xuất hiện-> bắt đầu có màu sắc và sự sống của muôn loài. - Màu sắc: màu xanh của cỏ cây, màu đỏ của hoa. - Loài vật: chim hót. - Sự vật: gió, sông, biển, đám mây, con đường. -> Mọi sự thay đổi đều bắt đầu từ việc xuất hiện trẻ con. Các sự vật xuất hiện đều nâng đỡ cho trẻ em phát triển về vật chất và tâm hồn. * Vai trò của sự xuất hiện các thành viên trong gia đình đối với trẻ em - Mẹ cho tình yêu, mẹ bế bồng chăm sóc, mẹ hát. - Bà cho thỏa mãn khao khát nghe những câu chuyện. - Bố cho hiểu biết, bố là biểu hiện của lý trí, thay vì tình cảm. Bố không bế bồng, không kể như mẹ, như bà mà bố dạy-> vừa nghiêm khắc vừa yêu thương. -> Tất cả luôn yêu thương, quan tâm đến trẻ - Hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên thân thương, bình dị với: chữ viết, ghế, bàn, lớp học, bảng, phấn và thầy giáo-> mang đến cho trẻ thơ những bài học về đạo đức, tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ đẹp,... giúp trẻ trưởng thành. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật - Thể thơ 5 chữ kết hợp sinh động với các yếu tố tự sự, miêu tả cùng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, liệt kê,... - Câu cuối nêu vấn đề ở nan đề-> Kết cấu đầu cuối tương ứng. b. Ý nghĩa Chuyện cổ tích về loài người bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (5’) a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của văn bản để làm bài tập.. b. Nội dung: HS viết đoạn thơ, đoạn văn.. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV - HS VÀ DỰ KIẾN SẢN PHẨM KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ qua văn bản của Xuân Quỳnh. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh viết được đoạn văn, nói lên được suy nghĩ của các em về hình ảnh người mẹ nói chung. Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trình bày sản phẩm. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận và nhận định. - GV hướng dẫn HS về nhà làm: + Tiếp tục viết đoạn văn về mẹ (khoảng 10 câu). + Viết đoạn văn về bố. + Viết đoạn văn về bà em. + Cảm nhận về thế giới khi xuất hiện trẻ em. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (8’) a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn. b. N
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2_go_cu.docx