Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng - Vũ Thị Ánh Tuyết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Biết được dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy

 -Hiểu được công dụng của dấu chấm lửng và chấm phẩy trong văn bản.

- Vận dụng được để sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy cho phù hợp

2. Về năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.

- Rèn kĩ năng ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng, đặt câu có sử dụng dấu chấm phẩy và chấm lửng phù hợp.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

3. Về phẩm chất:

- Học sinh thêm yêu ngôn ngữ tiếng Việt, ham tìm hiểu ngữ pháp tiếng Việt

- Tự trọng, trung thực trong giao tiếp và trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao

- Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập

 

doc 10 trang phuongnguyen 25/07/2022 4460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng - Vũ Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng - Vũ Thị Ánh Tuyết

Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng - Vũ Thị Ánh Tuyết
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
 DẤU CHẤM PHẨY VÀ DẤU CHẤM LỬNG
Môn học: Ngữ văn; lớp: 7B6
Thời gian thực hiện: 1 (117) 
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Biết được dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy
 -Hiểu được công dụng của dấu chấm lửng và chấm phẩy trong văn bản.
- Vận dụng được để sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy cho phù hợp
2. Về năng lực:
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Rèn kĩ năng ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng, đặt câu có sử dụng dấu chấm phẩy và chấm lửng phù hợp.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
3. Về phẩm chất:
- Học sinh thêm yêu ngôn ngữ tiếng Việt, ham tìm hiểu ngữ pháp tiếng Việt 
- Tự trọng, trung thực trong giao tiếp và trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao 
- Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tư liệu, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về câu để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. 
b) Nội dung:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi khám phá về bài học bằng cách chơi trò chơi “Cặp đôi ăn ý” để xác định vấn đề cần giải quyết: 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
* d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Cặp đôi ăn ý” 
 + Luật chơi: 
Nhóm hai bạn phân vai: Một người hỏi, một người trả lời.
Thời gian chuẩn bị: 1 phút.
Thời gian trình bày: 2 phút
Mỗi câu hỏi trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cặp đôi: suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.
GV nhận xét, dẫn vào bài mới: 
Dấu câu là những kí hiệu được dùng trong văn bản với nhiều ý nghĩa khác nhau: Có thể đánh dấu chỗ kết thúc câu, ngăn cách giữa các bộ phận trong câu, hay đánh dấu một bộ phận đặc biệt trong câu, thậm chí biểu thị một nội dung đặc biệt mà không cần dùng lời. vậy dấu chấm phẩy và dấu chấm lửng có tác dụng gì trong câu chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
a) Mục tiêu: 
 - Biết được dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy
 -Hiểu được công dụng của dấu chấm lửng và chấm phẩy trong văn bản.
- Vận dụng được để sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy cho phù hợp
b) Nội dung: 
+ Gv hướng dẫn Hs củng cố kiến thức về việc sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, cách dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoạt động nhóm, phiếu bài tập
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm :
N1,2 :
+ Đọc VD
+ Trong các ví dụ trên dấu chấm lửng dùng để làm gì?
+ Từ các ví dụ trên hãy rút ra kết luận công dụng của dấu chấm lửng?
N3, 4 :
+ Đọc VD
+ Câu trên thuộc kiểu câu gì?
+ Câu này chỉ ra mấy nội dung? Chỉ ra các nội dung ấy?
+ Theo em có thể thay thế dấu chấm phảy trong ví dụ bằng dấu phảy không? Vì sao?
+Dấu chấm dùng để tách câu
? Dấu chấm phảy có tác dụng gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, nghiên cứu các kiến thức có trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
-Học sinh làm việc cá nhân, báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
Bài tập vận dụng: Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
1. Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ – me mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả
	(Sài Gòn tôi yêu)
=> Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều dân tộc nữa chưa được liệt kê 
2. Thỉnh thoảng mới thấy vài chị quạ, chị sáo, vài chị vành khuyên, sắc ô, áo già
	(Sài Gòn tôi yêu)
=> Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều loài chim nữa chưa được liệt kê 
3. Hôm nay nó không đi học đâu. Nó bận bận ngủ.
=> Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bận ngủ.
GV gọi HS đọc ghi nhớ 1 SGK/122 
I. Dấu chấm lửng
1. Ví dụ
Ví dụ:
a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,
	( Hồ Chí Minh)
=> Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê 
b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tả tơi chạy xông vào thở không ra lời :
- Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi!	 ( Phạm Duy Tốn )
=> Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ 
c) Cuốn tiểu thuyết được viết trên bưu thiếp.
 	( Báo Hà Nội mới)
=> Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp 
2. Nhận xét
*) Công dụng của dấu chấm lửng:
 - Tỏ ý còn nhiều sự việc, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết.
- Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của sự vật, hiện tượng nào đó.
*) Ghi nhớ 1 SGK /122
II. Dấu chấm phẩy
1. Ví dụ
a) Cốm không phải thức quà của người vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
	 ( Thạch Lam)
=> Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp ( vế thứ hai đã dùng dấu chấm phẩy để ngăn cách các bộ phận).
b) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiệ thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật ; có tinh thần quốc tế vô sản.
	 ( Theo Trường Chinh) 
=> Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.
2. Nhận xét
*) Công dụng của dấu chấm phẩy:
- Đánh dấu ranh giới của hai câu ghép.
- Dùng để đánh dấu, ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
*) Ghi nhớ 2 SGK/122
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: 
- HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập
 b) Nội dung: GV tổ chức cho HS vẽ sơ đồ tư duy, chữa bài tập thông qua trò chơi để học sinh luyện tập củng cố kiến thức. 
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS vẽ sơ đồ tư duy bài học, làm bài tập sách giáo khoa bài tập (sgk) thông qua trò chơi 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, viết bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS làm bài độc lập
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Gv nhận xét, động viên tinh thần tham gia và kết quả thảo luận của cả lớp.
III. Luyện tập.
Bài 1 SGK/123: Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a) Lính đâu ? Sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à ?
- Dạ, bẩm
- Đuổi cổ nó ra !
	( Phạm Duy Tốn)
=> Biểu thị lời nói ngắt quãng do sợ hãi, lúng túng
b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại	 ( Đào Vũ) 
=> Câu nói bị bỏ dở do không muốn nhắc tới điều không tế nhị 
c) Cơm, áo, vợ, con, gia đình bó buộc y
	( Nam Cao)
=> Liệt kê chưa đầy đủ
Bài 2 SGK/123: Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây :
a. Dưới ánh trăng này, dòng thác sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn 
	( Thép Mới)
b. Con sông thái bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng ; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông thái bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi 
	( Đào Vũ)
c. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ mới đẹp ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
	( Hoài Thanh)
=> Tất cả các dấu chấm phảy trong bài dùng để ngăn cách các vế trong một câu ghép phức tạp.
 4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b) Nội dung: - Viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng và chấm phẩy. 
 - Sưu tầm thêm những câu có dấu chấm lửng và chấm phẩy trong các văn bản đã học
c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập
*Viết đoạn văn về 
- Ca Huế trên sông Hương 
- Bảo vệ môi trường
trong đó:
a. Dùng dấu chấm lửng (nhóm 1,3).
b. Dùng dấu chấm phẩy(nhóm 2,4).
* Gv yêu cầu học sinh tìm đọc thêm những đoạn tác phẩm văn học khác có sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, làm bài và trình bày trước lớp.
+ Tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm. 
Tiết sau nộp kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá.
*******************************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_bai_dau_cham_phay_va_dau_cham_lung_vu_thi.doc