Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Dấu gạch ngang - Vũ Thị Ánh Tuyết

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Biết được: Có hiểu biết về dấu gạch ngang.

- Hiểu được: - Hiểu được công dụng của dấu gạch ngang.

- Vận dụng được:- Biết sử dụng dấu gạch ngang để phục vụ yêu cầu biểu đạt.

2. Về năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.

- Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.

3. Về phẩm chất:

- Học sinh thêm yêu ngôn ngữ tiếng Việt, ham tìm hiểu ngữ pháp tiếng Việt

- Tự trọng, trung thực trong giao tiếp và trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao

- Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập

 

doc 10 trang phuongnguyen 23640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Dấu gạch ngang - Vũ Thị Ánh Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Dấu gạch ngang - Vũ Thị Ánh Tuyết

Giáo án Ngữ văn 7 - Bài: Dấu gạch ngang - Vũ Thị Ánh Tuyết
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
Tổ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
 DẤU GẠCH NGANG
Môn học: Ngữ văn; lớp: 7B6
Thời gian thực hiện: 1 Tiết (120)
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Biết được: Có hiểu biết về dấu gạch ngang.
- Hiểu được: - Hiểu được công dụng của dấu gạch ngang.
- Vận dụng được:- Biết sử dụng dấu gạch ngang để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
2. Về năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
- Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.
3. Về phẩm chất:
- Học sinh thêm yêu ngôn ngữ tiếng Việt, ham tìm hiểu ngữ pháp tiếng Việt 
- Tự trọng, trung thực trong giao tiếp và trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao 
- Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tư liệu, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: 
Giúp học sinh huy động những hiểu biết về câu để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. 
b) Nội dung:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi khám phá về bài học bằng cách chơi trò chơi “Hoa điểm 10” để xác định vấn đề cần giải quyết: Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
* d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Hoa điểm 10” 
 + Luật chơi: 
Có 5 bông hoa với các số khác nhau. Mỗi bạn có 1 lượt chọn và trả lời câu hỏi liên quan đến kiến thức về dấu câu.
Mỗi bạn có 10 giây suy nghĩ để đưa ra câu trả lời.
 Mỗi câu trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân: suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.
GV nhận xét, dẫn vào bài mới: 
 Có một cậu học trò nọ trong quá trình sử dụng các dấu câu, cậu đánh mất dấu chấm phẩy (;), thế là từ đó cậu ta rất sợ dùng những câu phức tạp mà chỉ dùng những câu đơn giản và rồi suy nghĩ của cậu ta cũng đơn giản đi. Sau đó cậu ta không may lại đánh mất dấu chấm than (!), cậu ta bắt đầu nói những câu đều đều, không ngữ điệu. Cậu chẳng có cảm xúc buồn, vui, giận dữ... và thờ ơ với mọi chuyện. Cho tới một ngày kia cậu học trò lại đánh mất dấu hỏi (?),cậu ta mất khả năng học hỏi và không quan tâm đến vấn đề gì nữa. Rồi dấu hai chấm (:) cũng bị cậu ta đánh rơi, vì vậy mà cậu học trò không có khả năng giải thích cho người khác hiểu bất cứ điều gì. Lúc này cậu bé chỉ còn lại dấu ngoặc kép, vậy là tất cả những gì cậu nói, viết đều là trích dẫn lời nói của người khác. Cuối cùng cậu học trò chỉ còn lại dấu chấm hết (.). 
Chúng ta biết rằng nếu thiếu các dấu câu trong một bài văn có thể ta chỉ bị điểm kém vì văn bản mất ý nghĩa; nhưng nếu chúng ta để mất những dấu câu trong cuộc đời dù không ai chấm điểm nhưng cuộc đời sẽ vô nghĩa. Trong tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu một loại dấu câu: Dấu gạch ngang.-> Tìm hiểu bài.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu: 
- Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
- Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.
b) Nội dung: 
+ Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu kiến thức về công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối, sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, hoạt động nhóm
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, hoạt động nhóm 
* GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm :
Nhóm 1:
 ? Trong ví dụ (a) cụm từ “mùa xuân của Hà Nội thân yêu” bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Giải thích cho từ mùa xuân
? Dấu gạch ngang trong ví dụ (a) giữ vai trò gì trong câu?
Nhóm 2: 
? Ví dụ (b) là lời thoại của nhân vật nào? Dấu gạch ngang trong đoạn hội thoại có tác dụng gì?
Nhóm 3: 
? Ví dụ (c) đã nêu ra tác dụng của dấu chấm lửng. Dấu gạch ngang đặt trước các tác dụng nhằm mục đích gì?
Nhóm 4: 
? Trong ví dụ (d) tác giả nhắc tới mấy nhân vật? Nhận xét gì về cách viết tên các nhân vật này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, nghiên cứu các kiến thức có trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
-Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
? Dấu gạch ngang trong văn bản có những công dụng nào?
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung, cho điểm
- GV đánh giá HS, GV ghi nhận, tuyên dương
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/130
GV cho học sinh phân biệt công dụng của dấu gạch ngang với dấu phẩy, dấu ngoặc đơn.
? So sánh công dụng của dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn?
. Công dụng của dấu gạch ngang
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ trong một liên danh.
*) Ghi nhớ 1 SGK/130
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập, hoạt động nhóm 
Bài tập: Chỉ ra công dụng của dấu gạch ngang trong các ví dụ sau
a. Bé Hồng – nhân vật chính trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” là một cậu bé giàu tình cảm. 
 =>Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích trong câu
b. Hậu quả của vụ cháy là:
– Về người: có 2 người bị bỏng nặng, 4 người bị thương nhẹ;
– Về tài sản: thiệt hại ước tính khoảng 500 triệu đồng.
=>Dấu gạch ngang dùng để liệt kê những thiệt hại của vụ cháy 
c. Hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện thành công chuyến bay Hà Nội – Mát-xcơ-va. 
=> Dấu gạch ngang dùng để nối các từ nằm trong một liên danh
Yêu cầu hs quan sát lại ví dụ (d)
? Dấu gạch nối trong từ Va-ren được dùng để làm gì?
- Nối các tiếng trong một từ mượn.
GV chốt lại vấn đề: Như vậy dấu gạch nối không phải là dấu câu, nó chỉ được dùng để nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng.
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi :
? Hãy cho biết dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào?
? Tìm một số từ mượn nước ngoài có sử dụng dấu gạch nối?
- Pus- kin,Hê-ming-uây, In-đô-nê-xi-a, Li-vơ-pun, An-be Anh-xtanh...
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, nghiên cứu các kiến thức có trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
-Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến
II. Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối 
Dấu gạch ngang
Dấu gạch nối
- Là một dấu câu .
- Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích; lời nói trực tiếp của nhân vật; liệt kê; nối các từ trong một liên danh.
- Viết dài hơn dấu gạch nối.
 Ví dụ: Va-ren – Phan Bội Châu 
- Không phải là dấu câu.
- Dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.(Trừ các từ mượn của tiếng Hán).
- Viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
Ví dụ: Va-ren 
*) Ghi nhớ SGK/130
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: 
- HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập
 b) Nội dung: GV tổ chức cho HS chữa bài tập thông qua trò chơi “Vòng quay diệu kì” để học sinh luyện tập củng cố kiến thức. 
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập sách giáo khoa bài tập (sgk) thông qua trò chơi “Vòng quay diệu kì”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, viết bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS làm bài độc lập
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Gv nhận xét, động viên tinh thần tham gia và kết quả thảo luận của cả lớp.
 III. Luyện tập.
Bài 1 SGK/130,131: Công dụng của dấu gạch ngang :
a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
 (Vũ Bằng)
=> Đặt giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích.
b. – Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! – Một chú bé con thầm thì.
 – Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! – Một chị con gái thốt ra.
 (Nguyễn Ái Quốc)
=> Đánh dấu lời nói của nhân vật và bộ phận chú thích trong câu.
c. Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ. 
=> Nối các từ trong một liên danh.
d. Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
=> Nối các liên số.
Bài 2 SGK/131: Nêu công dụng của dấu gạch nối trong ví dụ sau:
- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren
=> Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
Bài 3 SGK/131:
a. Thiện Sĩ- một người chồng nhu nhược, hèn hạ, đã bỏ mặc vợ cho mẹ hành hạ.
Thị Kính- người phụ nữ nết na, hiền dịu đã gánh chịu nỗi oan thảm thiết.
b. Hôm nay, hơn 500 học sinh- những đại diện ưu tú của thiếu nhi cả nước- đã tụ hội về thủ đô.
 4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b) Nội dung: - Viết đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang. 
 - Sưu tầm thêm những câu có sử dụng các dấu câu đã học trong các văn bản đã học
c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập
Hãy viết đoạn văn ngắn từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em sau khi dự lễ chào cờ đầu tháng 4. Trong đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang.
- Tìm đọc trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng các kiến thức về dấu gạch ngang.
- Trao đổi với thầy cô, bạn bè để có thể hiểu sâu và chắc chắn hơn các kiến thức về dấu gạch ngang.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, làm bài và trình bày trước lớp.
+ Tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm. 
Tiết sau nộp kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá.
Hãy viết đoạn văn ngắn từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em sau khi dự lễ chào cờ đầu tháng 5. Trong đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang..
*******************************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_bai_dau_gach_ngang_vu_thi_anh_tuyet.doc