Giáo án Ngữ văn 7 - Chủ đề 2: Lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài

 1.Các văn bản nghị luận :

- Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ qua đoạn văn nghị luận đặc sắc.

- Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngay.

- Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử nhân loại.

- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.

 

docx 24 trang phuongnguyen 21820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Chủ đề 2: Lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Chủ đề 2: Lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận

Giáo án Ngữ văn 7 - Chủ đề 2: Lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận
 Ngày soạn: / /2021
 Ngày dạy: / /2021
CHỦ ĐỀ 2 : LẬP LUẬN CHỨNG MINH TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 
Tuần 
Tiết 
Bài 
Lưu ý 
24
93,94,95,96
Đọc văn : 
Đức tính giản dị của Bác Hồ 
Ý nghĩa văn chương 
Tập làm văn 
Luyện tập lập luận chứng minh
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài
 1.Các văn bản nghị luận :
- Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ qua đoạn văn nghị luận đặc sắc.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngay.
- Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử nhân loại.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
2. Phần tập làm văn:
- Khắc sâu những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh cụ thể.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học:
A.Văn bản nghị luận “ Đức tính giản dị của Bác Hồ , Ý nghĩa văn chương “
B.Tập làm văn :” Luyện tập lập luận chứng minh , Luyện tập viết đoạn văn chứng minh “
C. Luyện tập
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng, Hoài Thanh.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngay.
- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
- Cách làm bài văn lập luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc
- Phương pháp lập luận chứng minh.
- Yêu câu đối với một đoạn văn chứng minh.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội, văn học.
- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn chứng minh.
3. Thái độ:
- Học hỏi, vận dụng những đức tính ấy vào cuộc sống hàng ngày.
- Nghiêm túc cảm thụ tác phẩm
- Nghiêm túc, hợp tác khi làm bài.
4. Năng lực cần phát triển:
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân,năng lực giao tiếp.
- Năng lực văn học: đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nghị luận.
- Năng lực ngôn ngữ: Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật trong các văn bản.
Bước 4. Xác định và mô tả mức độ / yêu cầu :
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao
Đọc văn : 
1.Đức tính giản dị của Bác Hồ 
2.Ý nghĩa văn chương 
- Nêu một vài hiểu biết về tác giả 
- Học sinh nhận biết được về đức tính giản dị của Bác Hồ 
- Những biểu hiện của Bác .
-Nghệ thuật được sử dụng.
- Học sinh nhận biết được nguồn gốc văn chương.
- Đời sống hằng ngày của Bác 
- Cảm nhận khởi nguồn văn chương , sáng tạo văn chương.
- Công dụng của văn chương
- Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.
Tập làm văn 
1.Luyện tập lập luận chứng minh
2.Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
- Biết thể loại 
- Nêu cách làm bài. Mở bài – Thân bài - Kết bài 
- Nội dung của đề 
Nhắc lại yêu cầu đối với một đoạn văn CM
Lập dàn ý
Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
Bước 5. Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ
Bước 6.Thiết kế tiến trình dạy học:
 HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập 
- Thời gian: 5 phút 
- Cách tiến hành:
 + Giáo viên nêu vấn đề, câu hỏi gợi mở
 + Học sinh làm việc cá nhân, sử dụng kĩ thuật động não và trình bày một phút.
 + Giáo viên cho học sinh quan sát năm bức tranh, và nêu suy nghĩ của mình về năm bức tranh đó.:
 Những hình ảnh sau nói về ai? Em cảm nhận được điều gì đằng sau những hình ảnh ấy
Học sinh trả lời- Nói về Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng có lối sống
 sự giản dị,đơn sơ, gần gũi...Hãy chia sẻ về một cuốn sách văn học hay một tác phẩm đã để lại trong em nhiều suy nghĩ, cảm xúc 
.Giáo viên chốt ý: Bạn trả lời rất đúng các em ạ, nói về Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng có lối sống sự giản dị,đơn sơ, gần gũi...Hãy chia sẻ về một cuốn sách văn học hay một tác phẩm đã để lại trong em nhiều suy nghĩ, cảm xúc 
Ngay từ nhỏ, chúng ta được nghe bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngà và chúng ta cũng biết về Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người không chỉ là tấm gương về đạo đức cách mạng, lòng ham học hỏi mà Người còn để lại trong mỗi chúng ta một ấn tượng khó phai đó là đức tính giản dị của mình. Lớn lên, chúng ta được học những bài thơ, những truyện ngắn, được đọc những cuốn tiểu thuyết dài Cổ tích, ca dao, những bài thơ, những tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương.Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó . 
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
 Tìm hiểu các văn bản nghị luận 
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Thời gian : 
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung ghi bảng
Kĩ / năng lực cần đạt năng
Hướng dẫn HS tìm hiểu các văn bản nhật dụng
 Hoạt động 1: Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ”
1-Mục tiêu: Học sinh biết được: 
- Sơ lược về tác giả , tác phẩm, thể loại , phân chia bố cuc 
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của văn bản 
2- Phương thức: trình bày cá nhân, đối thoại, nhóm
3- Cách thức tổ chức: phát vấn, GV hướng dẫn, gợi ý
- GV đặt câu hỏi
- HS trả lời- HS khác nhận xét, bổ sung
4. Sản phẩm: Giúp HS:
- Sơ lược về tác giả , tác phẩm, thể loại , phân chia bố cuc 
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của văn bản 
 I.Tìm hiểu chung
? Dựa vào chú thích, hãy giới thiệu hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng và VB “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”
? Tác phẩm được trích từ đâu ?
- Gọi hs đọc VB
? Hãy xác định bố cục của VB
HS suy nghĩ, trình bày - Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có). 
 GV nhận xét, kết luận. 
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ:
- Hs làm việc cá nhân/ động não
- Hs đọc đoạn 1
? Luận điểm của bài văn là gì? 
? Luận điểm được thể hiện trong những câu văn nào?
- Gv: Luận điểm này đề cập đến hai phạm vi đời sống của Bác Hồ, đó là đời sống cách mạng to lớn và đời sống hàng ngày giản dị.
? Em nhận thấy VB này tập trung làm nổi rõ phạm vi đời sống nào của Bác Hồ.
? Qua những từ ngữ nào?
? Trong nhận định ấy tác giả có thái độ ntn?
? Những nhận định ấy có đáng tin cậy không?
- Vì tg là người sống và làm việc nhiều năm bên cạnh Bác.
- Hs đọc đoạn 2
2. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ
 ? Tác giả cho ta thấy hai biểu hiện lớn về đức tính giản dị của Bác đó là những biểu hiện nào.
 ? Tác giả đề cập tới 2 lối sống giản dị của Bác ở những phương diện nào?
? Để làm rõ lối sống giản dị của Bác, tác giả đã dựa trên những chứng cớ nào?
? Nhận xét về cách đưa dẫn chứng trong đoạn
? Trong đoạn văn, tác giả dùng hình thức CM kết hợp với BL và BC. Hãy chỉ ra các câu văn BL và BC đó và nêu tác dụng?
? Trong đoạn văn tiếp theo, tác giả giải thích và bình luận về lí do và ý nghĩa của đức tính giản dị của Bác ntn?
? Để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn chứng những câu nói nào của Bác? Tại sao tác giả dùng những câu nói này để CM? Em hãy dẫn thêm những câu nói, câu thơ của Bác để CM.
HS tự trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. 
 GV nhận xét, kết ý. 
 III. Tổng kết 
-Gv hướng dẫn học sinh tổng kết, đánh giá ý nghĩa của văn bản 
1. Nghệ thuật
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
2. Nội dung, ý nghĩa
- Nội dung: Bài văn cho thấy sự giản dị trong lối sống, nói, viết là 1 vẻ đẹp cao quý trong con người Hồ Chí Minh.
- Ý nghĩa:
+ Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
.
I.Tìm hiểu các văn bản nhật dụng: 
Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ”
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả : 
- Phạm Văn Đồng (1906 – 2000)
- Quê: Xã Tân Đức, Huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Nhà cách Mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn.
- Một trong những học trò xuất sắc, và là cộng sự gần gũi của Chủ tịch HCM
2. Tác phẩm:
- Thể loại: nghị luận
- Văn bản là đoạn trích từ bài diễn văn của Phạm Văn Đồng trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch HCM (19 – 5 – 1970)
3. Bố cục: gồm 2 phần :
- Phần 1 : Từ đầu ® “ tuyệt đẹp ” 
 -> nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.
- Phần 2 : Còn lại -> Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ:
- Luận điểm : Đức tính giản dị của Bác Hồ
+ Thể hiện :
 · Câu nhan đề
 · Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và đời sống bình thường của Bác.
 · Đời sống giản dị hàng ngày của Bác: trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
- Ngợi ca
2. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ
a. Giản dị trong lối sống:
- Giản dị trong tác phong sinh hoạt:
 + Bữa cơm: chỉ vài ba món
 + Cái nhà sàn chỉ vài ba phòng, hòa cùng thiên nhiên.
 + Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ.
- Giản dị ttrong quan hệ với mọi người 
 + Viết thư cho một đồng chí
 + Nói chuyện với các cháu Mnam.
 + Đi thăm nhà tập thể
 + Đặt tên cho người phục vụ.
 ® Dẫn chứng liệt kê, chọn lọc, tiêu biểu, đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.
(Kết hợp chứng minh, bình luận, biểu cảm)
b. Giản dị trong cách nói và viết
- Những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa, ngắn gọn dễ nhớ, dễ thuộc :
“ Không có gì quý hơn độc lập tự do”; Nước VN là mộtkhông bao giờ thay đổi;trẻ em như búp trên cành biết ăn, ngủ, học hành là ngoan; không có việc gì khó .
III. Tổng kết : ghi nhớ ( sgk/ 55)
Năng lực quản lý thông tin, diễn đạt, tư duy.
Năng lực giải quyết vấn đề, diễn đạt, thảo luận
- Nhận biết.
- Suy nghĩ
- Đọc diễn cảm.
- Chia bố cục.
 - Nhận biết.
- Cảm nhận.
- Phân tích.
- Suy nghĩ.
- Phân tích.
- Suy luận.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Kĩ năng/ năng lực 
cần đạt
Hoạt động 2: Văn bản : “ Ý nghĩa văn chương “
1. Mục tiêu: HS nắm được: 
- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản.
- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. Phương thức: trình bày cá nhân, đối thoại, nhóm
3. Cách thức tổ chức: phát vấn, GV hướng dẫn, gợi ý
- GV đặt câu hỏi
- HS trả lời- HS khác nhận xét, bổ sung
4. Sản phẩm: Giúp HS nắm được: 
- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản.
- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
I.Tìm hiểu chung
- Hs làm việc cá nhân/ động não
? Dựa vào chú thích, giới thiệu đôi nét về tác giả Hoài Thanh và VB “ ý nghĩa văn chương”?
- Gv đọc và hs đọc kết hợp với giải thích từ khó
? Xác định thể loại VB bằng cách lựa chọn phương án đúng nhất :
a. Nghị luận chính trị
b. Nghị luận xã hội
c. Nghị luận nhật dụng
d. Nghị luận văn chương
? Xác định bố cục của VB và tìm ND tương ứng?
 Phần 1 : Từ đầu ® “ muôn loài ” : Nguồn gốc cốt yếu của văn chương
-Phần 2 : Còn lại : ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống con người
II. Đọc - hiểu văn bản
1.Nguồn gốc văn chương:
GV: Hòa nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Từ câu chuyện này cho ta thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương như thế nào?
-Văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống.
?Từ câu chuyện ấy Hoài Thanh đi đến kết luận “nguồn gốc cốt yếu của văn chương muôn loài” em hiểu kết luận này như thế nào?
? Quan niệm như thế đã đúng chưa?
- Rất đúng- Quan niệm khác ví dụ văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.Các quan niệm trên khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. 
- HS nhận diện, trình bày - Lớp theo dõi, bổ sung. 
 - GV nhận xét, kết luận. 
?Để làm rõ hơn nguồn gốc tình cảm, lòng nhân ái của văn chương. ? Hoài Thanh nêu tiếp một nhận định về vai trò trong sáng tạo văn chương. Đó là những câu văn nào?
? Hãy tìm dẫn chứng (một số tác phẩm văn chương đã học, chứng minh cho quan niệm văn chương của Hoài Thanh). 
HS nhận diện, trình bày - Lớp theo dõi, bổ sung. 
 GV nhận xét, kết luận. 
- Lao động sản xuất, tình cảm, vấn đề xã hội 
- Thế giới loài vật trong “ Dế mèn”, trong “ Lao xao ”)
? Hoài thanh đã bàn về công dụng của văn chương ở mấy vấn đề?
- 2 vấn đề: + khơi gợi cảm xúc.
 + Làm giàu làm đẹp cho cuộc sống
2. Công dụng của văn chương:
? Bàn về công dụng của văn chương đối với con người ở những câu văn nào?
- Một ngườihay sao?
- Văn chương
?Trong câu văn thứ 1 Hoài Thanh nhấn mạnh công dụng nào của văn chương?
- Khơi dậy trạng thái cảm xúc cảu con người.
? Trong câu thứ 2.
- Rèn luyện mở rộngtình cảm con người.
?Tiếp theo Hoài Thanh dành 2 câu để nói công dụng xã hội của văn chương. Đó là công dụng nào?
? Ở đoạn văn này tác giả lập luận ntn? 
- Sử dụng nhiều luận điểm nối tiếp. Đề cao ý nghĩa văn chương quý trọng lối sống con người. 
HS nhận diện, trình bày - Lớp theo dõi, bổ sung. 
 GV nhận xét, kết luận
III. Tổng kết :
- Gv hướng dẫn học sinh tổng kết, đánh giá ý nghĩa của văn bản
1. Nội dung, ý nghĩa
- Nội dung: 
+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha.
+ Văn chương là hình ảnh của sự sống, sáng tạo ra sự sống...
- Ý nghĩa: 
Văn bản thể hiện quan niệm sâu sác của nhà văn về văn chương.
2. Nghệ thuật
- Luận điểm rõ ràng.
- Lập luận vừa có lí lẽ, cảm xúc, hình ảnh.
- Cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa luận điểm, khi là 1 câu chuyện ngắn..
Văn bản : “ Ý nghĩa văn chương “
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả: 
- Hoài Thanh(1909 – 1982) 
- Quê: xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Nhà phê bình văn học Việt Nam xuất sắc thế kỉ XX, được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật.
2. Tác phẩm:
- In trong cuốn văn chương và hành động
- Thể loại : nghị luận văn chương
3. Bố cục :2 phần
II. Đọc –hiểu văn bản
 1.Nguồn gốc văn chương:
 a. Khởi nguồn văn chương
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng nhân ái, là tình cảm, là lòng vị tha.
b. Sáng tạo văn chương:
-Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
-Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
-Văn chương phản ánh đời sống thậm chí sáng tạo ra đời sống làm cho đời sống trở nên tốt đẹp hơn.
2. Công dụng của văn chương:
-Văn chương khơi dậy lòng nhân ái, làm giàu tình cảm con người.
-Văn chương làm giàu đẹp cho cuộc sống.
III. Tổng kết : sgk/
- Nhận biết.
- Suy nghĩ.
- giao tiếp 
- Đọc diễn cảm.
- Chia bố cục.
Năng lực quản lý thông tin, diễn đạt, tư duy.
Năng lực giải quyết vấn đề, diễn đạt, thảo luận
.
.
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu các giá trị chung của 2 văn bản
Từ việc tìm hiểu các văn bản ngị luận em hãy rút ra những giá trị của các văn bản đó?
Hs: Thảo luận nhóm, trình bày 
Gv: Nhận xét, chốt vấn đề.
Tìm hiểu lập luận và viết đoạn văn chứng minh. 
A. LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Gv nhắc học sinh: Với đề bài ở Sgk, học sinh về nhà làm vào vở bài tập
Gv chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm tiến hành làm một đề, làm vào phiếu học tập số 
Nhóm 1: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ qua văn bản " Đức tính giản dị của bác Hồ" 
Nhóm 2: Viết bài văn chứng minh cho nhận định sau: " Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có" 
Bước 1:Tìm hiểu đề, tìm ý
* Tìm hiểu đề
- Đề đưa ra thuộc kiểu bài nào?
- Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì
* Tìm ý
Đề 1:
- Vị trí của Bác?
- Đức tính giản dị của Bác thể hiện trên những phương diện nào?
- Có những lí lẽ, dẫn chứng nào?
Đề 2: 
- Em hiểu như thế nào là văn chương; những tình cảm không có, những tình cảm sẵn có?
- Em sẽ đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng gì để làm sáng tỏ câu nói?
Bước 2: Lập dàn ý
Đề 1
Đề 2
Bước 3: Viết bài
Yêu cầu hs dựa vào dàn bài, tập viết một số đoạn văn theo yêu cầu.
Gv chia lớp thành 5 và phân công nhiệm vụ: 
Nhóm 1: đoạn Mở bài đề 1 trực tiếp và gián tiếp
Nhóm 2: đoạn Mở bài đề 2 trực tiếp và gián tiếp
Nhóm 3: đoạn 1 Thân bài đề 1
Nhóm 4: đoạn 1 thân bài đề 2
Nhóm 5: Đoạn kết bài cho hai đề
Các nhóm thực hiện trong thời gian 7-10 phút.
a. Đoạn Mở bài:
b. Thân bài:
c. Kết bài: 
Bước 4: Đọc, sửa bài
- Đại diện trình bày bài viết (đọc, mỗi nhóm 2-3 hs thực hiện) -> lớp nhận xét, sửa lỗi, bổ sung.
- GV tóm tắt, kết luận, đánh giá kết quả bài làm của hs (có thể cho điểm những hs làm bài tốt nội dung được phân công).
a. Mở bài
- Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.
b. Thân bài
Chứng minh Bác giản dị qua các phương diện:
* Bác giản dị trong cách ăn
- Bữa ăn chỉ có vài ba món rau, dưa, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào.
- Dịp lễ tết, có món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng.
- Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình.
* Bác Hồ giản dị trong cách mặc
- Bộ quần áo cũ sờn vai, đôi dép lốp đã mòn.
- Được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại những chiến sĩ, đồng bào thiếu thốn.
* Giản dị trong cách ở
- Ở nhà sàn, căn phòng bày trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắp “Nhà lá đơn sơ một góc vườn/Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn”.
- Những ngày ở Việt Bắc Bác sống trong hang đá, cuộc sống cháo bẹ, rau măng nhưng vẫn lạc quan.
- Khi đất nước thống nhất Người được đó về dinh chủ tịch nhưng Người vẫn muốn sống ở ngôi nhà sàn đơn sơ.
- Bác giản dị, tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt. Bác tự trồng rau, nuôi cá, nếu có chi tiêu gì Bác cũng trích từ lương của mình.
* Bác còn thể hiện sự giản dị trong lời nói và bài viết
- Khi sáng tác văn, thơ Bác đặt ra câu hỏi viết cho ai và viết như thế nào. Bác sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày rất gần gũi với người dân.
- Lúc người đọc “Tuyên Ngôn Độc Lập”, Người đã dừng lại và hỏi một câu rất thân tình “Tôi nói mọi người có nghe rõ không”...
c. Kết bài
- Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác.
- Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.
Đề 2:
Mở bài: Giới thiệu sơ qua về lời nhận định của Hoài Thanh
b.Thânbài:
- Giải thích ý nghĩa của lời nhận định:
+ văn chương là gì?Văn chương được hiểu theo nghĩa rộng thì bao gồm cả văn học,sử học,chính trị học,triết học,.....Nghĩa hẹp của văn chương: là tác phẩm văn học,nghệ thuật ngôn từ,tính nghệ thuật,vẻ đẹp của câu văn,lời văn.Thuật ngữ văn chương ở đây được dùng theo nghĩa hẹp.không những thế,văn chương còn là nơi kết tụ tinh hoa của cuộc sống,là món ăn tinh thần vô cùng quí giá của con người
+ Tình cảm không sẵn có là những tình cảm chưa từng trải qua
+ Tình cảm sắn có là sâu đậm thêm những tình cảm sẵn có
=>là công dụng của văn chương:văn chương đóng vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn cảm xúc của mỗi con người
- Dẫn chứng:
+ Gây cho ta những tình cảm không sẵn có sẵn có:trong văn học có nhiều tác phẩm như Tắt đèn của Ngô Tất Tố,Những ngày ấu thơ của Nguyên hồng,quan âm thị kính,sống chết mặc bay,những câu hát than thân...gợi lên nỗi căm phẫn xã hội thời xưa
+ Luyện cho ta những tình cảm sẵn có:câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người,cảnh khuya,rằm tháng riêng,.............gợi nên tình yêu thiên nhiên,con người
c.Kết bài:khẳng định lời nhận định của hoài thanh là hoàn toàn đúng,là lời nhận định có cơ sở
B. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
- Để bài viết mạch lạc, các phần, các đoạn trong bài văn lập luận chứng minh phải đảm bảo các yêu cầu gì?
- Theo em, có cần câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn không?
- Các câu còn lại trong đoạn văn có nhiệm vụ gì?
- Các lí lẽ, dẫn chứng nêu ra phải đảm bảo những yêu cầu gì?
II. Gía trị của các văn bản ;
1. Nội dung:
- Đức tỉnh giản dị của BH được biểu hiện rõ trong lối sống, trong bài viết, trong quan hệ với mọi người. Đó là phẩm chất cao đẹp chúng ta cần học tập
- Nguồn gốc của văn chương là tình cảm nhân ái, vừa làm giàu tình cảm con người, vừa làm đẹp cho cuộc sống
- Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà về văn chương.
 2. Nghệ thuật:
- Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí.
- Luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục.
- Cách nêu dẫn chứng đa dạng.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.
III. Tìm hiểu lập luận và viết đoạn văn chứng minh.
A. LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Nhóm 1: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ qua văn bản " Đức tính giản dị của bác Hồ"
Nhóm 2: Viết bài văn chứng minh cho nhận định sau: " Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có"
Bước 1:Tìm hiểu đề, tìm ý
* Tìm hiểu đề
- Kiểu bài
 + Đề 1: Nghị luận chứng minh.
 + Đề 2: Nghị luận chứng minh.
- Vấn đề chứng minh
+ Đề 1: Đức tính giản dị của Bác qua văn bản Đức tính....
+ Đề 2: Chứng minh " Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có"
* Tìm ý
- Đề 1: 
+ Bác là vị lãnh tụ vĩ đại...
+Trong bữa ăn
+Căn nhà Bác ở
+ Trong công việc, mối quan hệ với mọi người
+Trong cách nói và cách viết
- Đề 2: 
+ Giải thích văn chương: văn chương ở đây được dùng theo nghĩa hẹp, không những thế,văn chương còn là nơi kết tụ tinh hoa của cuộc sống,là món ăn tinh thần vô cùng quí giá của con người
+ Gải thích tình cảm không sẵn có: những tình cảm chưa từng trải qua
+ Luyện thêm ình cảm sẵn có: sâu đậm thêm những tình cảm sẵn có
+Dẫnchứng 
Bước 2: Lập dàn ý
Đề 1:
a. Mở bài : Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước
b. Thân bài: Chứng minh Bác giản dị qua các phương diện:
* Bác giản dị trong cách ăn
* Bác Hồ giản dị trong cách mặc
* Giản dị trong cách ở
* Bác còn thể hiện sự giản dị trong lời nói và bài viết
c. Kết bài
- Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác.
- Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.
Đề 2:
a.Mở bài: 
b.Thânbài:
c.Kết bài:
Bước 3: Viết bài
a. Đoạn Mở bài:
b. Thân bài:
c. Kết bài:
Bước 4: Đọc, sửa bài
B. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
- Các phần, các đoạn trong bài văn 
phải được liên kết với nhau bằng từ chuyển đoạn.
- Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn.
- Các lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp hợp lí để qua trình lập luận mạch lạc, thuyết phục.
Năng lực quản lý thông tin, diễn đạt, tư duy.
Năng lực giải quyết vấn đề, diễn đạt, thảo luận
Năng lực quản lý thông tin, diễn đạt, tư duy.
Năng lực giải quyết vấn đề, diễn đạt, thảo luận
Năng lực quản lý thông tin, diễn đạt, tư duy.
Năng lực giải quyết vấn đề, diễn đạt, thảo luận
HOẠT ĐỘNG 3: HỌAT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được ; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Thời gian: . Phút 
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Nội dung chính 
Kĩ năn –năng lực cần đạt
Giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả chuẩn bị 3 đề:
Đề 1: Chứng minh rằng văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng
Đề 2: Chứng minh rằng văn chương sáng tạo ra sự sống
Đề 3: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi
- Cử đại diện báo cáo.
- Nhận xét
Luyện tập
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập 
Đề 1: Chứng minh rằng văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng
Đề 2: Chứng minh rằng văn chương sáng tạo ra sự sống
Đề 3: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi
Năng lực quản lý thông tin, diễn đạt, tư duy.
Năng lực giải quyết vấn đề, diễn đạt, thảo luận
Hoạt động 4: BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài tập : 
Em hiểu như thế nào về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
Hs: Làm nhóm trên bảng phụ, đại diện nhóm trình bày trước lớp
GV: Lắng nghe, nhận xét, ghi điểm nhóm đối với những bài viết hay.
- Tìm đọc câu chuyện liên quan đến" Vị tổng thống nghèo nhất thế giới" và chỉ ra điểm chung giữa Bác Hồ và vị tổng thống này.
GV : Giản dị là đặc điểm trong lối sống của con người Việt Nam. Đây là cách sống đẹp, đáng được gìn giữ và phát huy lâu dài trong xã hội chúng ta, đặc biệt là ngày nay với xu hướng sống hưởng thụ, đua đòi, ăn chơi “sành điệu”, sính ngoại nói năng lai căng khó hiểu. 
ð Chính vì vậy mà giản dị là sự cần thiết. 
Hoạt động 5: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Bài tập 1: Giả sử em được tham gia buổi tọa đàm " Văn chương và đời sống" và được hỏi hai câu hỏi: 
+ Văn chương ảnh hưởng như thế nào đến bản thân em?
Bài tập 2:Hiện nay có rất nhiều bộ phim, sản phẩm âm nhạc chuyển thể hoặc lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Bánh trôi nước, Tấm Cám đã tạo ra sự thích thú cho các bạn trẻ. Tuy nhiên cũng có ý kiến khác cho rằng: Giới trẻ hiện nay thích xem phim, xem ti vi hơn đọc tác phẩm văn học. Các bạn ấy cho rằng đọc sách mất nhiều thời gian, lại phải tưởng tượng mới hình dung ra được thế giới trong tác phẩm. 
+ Em sẽ nói thế nào để bạn có hứng thú với tác phẩm văn học hơn? 
+ Quan điểm của em về vấn đề trên? 
PHIẾU HỌC TẬP: TÓM TẮT 2 VĂN BẢN
 Phiếu học tập số 1
SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
CUỘC ĐỜI
TÁC GIẢ PHẠM VĂN ĐỒNG
Phiếu học tập số 2
Thể loại
....................................................
Đ1
Từ...... dến.....
..................................................
 Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phương thức biểu đạt
........................................................
.
Bố cục 
Đ2
Từ......đến...........................................................
Xuất xứ
.....................................................
Phiếu học tập số 3
 ?Tìm những biểu hiện về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người và nhận xét?
?Tìm những chi tiết nói về căn nhà của Bác và nhận xét?
? Chi tiết biểu hiện sự giản dị trong lời nói, bài viết của Bác và nhận xét?
? Tìm những chi tiết nói về bữa ăn của Bác và nhận ? 
Phiếu học tập số ...............................................
..............................................
TÁC GIẢ
...............................................
TÌM HIỂU CHUNG
XUẤT XỨ
.....................................................................
TÁC PHẨM
TL
..........................................................
PTBĐ
.....................................................................
Phiếu học tập số 5
Phần 1
Từ
Đến
Phần 2
Từ
Đến
Phần 3
Từ
Đến
.
BỐ CỤC VĂN BẢN 
NỘI DUNG CHÍNH TỪNG ĐOẠN
Phiếu học tập số 6
"Luyện những tình cảmsẵn có" nghĩa là
........................................................................................................................................................
Ví dụ:
  ............................................................................................................................................................................
Gây dựng những tình cảm không có
Ví dụ: .    .
Gây dựng những tình cảm không có" nghĩa là
.............................................................................................................................................................................................................
Ví dụ:
 ............................................................................................................................................................................................  .............................................................................................
44
 & 
CÔNG DỤNG CỦA VĂN CHƯƠNG
Phiếu học tập số 7
Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ qua văn bản " Đức tính giản dị của bác Hồ"
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
B1.Tìm hiểu đề, tìm ý
*Tìm hiểu đề
- Xác định kiểu bài
- Vấn đề cần C/M
* Tìm ý
B2. Lập dàn ý
Phiếu học tập số 8
C/M: Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
a.Tìm hiểu đề, tìm ý
*Tìm hiểu đề
- Xác định kiểu bài
- Vấn đề cần C/M
* Tìm ý
b. Lập dàn ý

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chu_de_2_lap_luan_chung_minh_trong_van_ban.docx