Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 30

Tuần 30 - Tiết 113

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU

LUYỆN TẬP (TIẾP)

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về cách , tác dụng của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu.

2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng biết cách mở rộng câu bằng cụm C-V, phân tích tác dụng của việc dùng cụm C- V để mở rộng câu;

KNS : kĩ năng ra quyết định lựa chọn kiểu câu và kĩ năng giao tiếp với bạn.

3. Thái độ : Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV.

4. Năng lực cần phát triển

- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

 

docx 8 trang phuongnguyen 30/07/2022 3140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 30

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 30
Tuần 30 - Tiết 113 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
LUYỆN TẬP (TIẾP)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về cách , tác dụng của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng biết cách mở rộng câu bằng cụm C-V, phân tích tác dụng của việc dùng cụm C- V để mở rộng câu; 
KNS : kĩ năng ra quyết định lựa chọn kiểu câu và kĩ năng giao tiếp với bạn.
3. Thái độ : Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Chuẩn bị bài tập SGK
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Báo cáo kết quả bảng tổng hợp kiến thức về mở rộng câu bẳng cụm c-v theo yêu cầu tiết trước?
=> GV giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Bài tập 1: (H/s lên bảng làm.)
Xác định và gọi tên các cụm C-V làm thành phần:
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trình bày trên bảng kết quả phân tích.
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV đánh giá kết quả.
a)- Khí hậu nước ta ấm áp ... (Cụm C-V làm CN).
Ta trồng trọt, thu hoạch ... (Cụm C-V1-V2 làm bổ ngữ).
b)- Các thi sĩ ca tụng ... (Cụm C-V làm ĐN cho DT "Khi".)
Tiếng chim kêu, tiếng suối chảy ... (Cụm C-V làm BN cho ĐT "lấy".)
c)- Những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần. (Cụm C-V làm BN.)
 Những thức quý của đất mình ... 
Bài tập 2:(Học sinh lên bảng làm)
Gộp các câu cùng cặp thành câu có cụm C-V làm TP
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
-Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- Gv tổng hợp - kết luận.
a)- Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b)- Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.
c)- Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến cho lời nói của người Việt Nam chúng ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.
d)- Cách mạng tháng Tám thành công đã khiến cho tiếng Việt có một bước phát triển mới, số phận mới. 
Bài tập 3:
Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ.
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
a)- Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầy. (Mở rộng CN và BN).
b)- Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại.
c)- Hàng loạt vở kịch như "Tay người đàn bà", "Giác ngộ", "Bên kia sông Đuống" ... ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Phân tích cấu tạo - So sánh về cấu tạo và ý nghĩa 2 câu:
a. Nam học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.
b. Nam học giỏi làm vui lòng cha mẹ.
2. Chuẩn bị dàn ý bài “ Luyện nói bài văn giải thích ” và luyện nói trước gương.
------------------------ 
Tuần 30 - Tiết 114 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN NÓI
BÀI VĂN GIẢI THÍCH
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : - Nắm vững hơn và vận dụng thành thạo hơn các kỹ năng làm bài văn lập luận giải thích, đồng thời củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan đến bài luyện tập.
2. Kĩ năng : - Biết tìm ý, lập dàn ý, cách giải thích một vấn đề xã hội (hoặc văn học), để thông qua đó tập nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.
3. Thái độ : HS có thái độ mạnh dạn, tự tin, trình bày lưu loát, cuốn hút người nghe.
- GD KNS: Giao tiếp, trình bày, nhận thức, lắng nghe...
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: tạo điều kiện để HS thể hiện tư tưởng của mình một cách trung thực nhất, tự nhiên nhất. Tôn trọng những ý kiến, cách nhìn nhận, quan điểm của cá nhân người học về các vấn đề được đặt ra. 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu SGK
-Chuẩn bị phiếu đánh giá kết quả bài luyện nói kể chuyện( 6 nhóm 6 phiếu)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÌNH BÀY BÀI NÓI NHÓM....
TÊN HS
NỘI DUNG
TRÌNH BÀY
ĐIỂM
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thuyết trình
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG
I. GV CHÉP ĐỀ:
Em thường đọc những sách gì? Hãy gải thích vì sao em đọc loại sách đó?
II. YÊU CẦU GIỜ TẬP NÓI:
1. Nội dung.
GV: Tiết trước, cô giáo đã yêu cầu các tổ thảo luận lập ra mỗi tổ một dàn ý chung cho đề bài trên. Cô mời một bạn đại diện tổ 2 lên trình bày dàn ý của tổ mình.
- Các tổ khác theo dõi, đối chiếu dàn bài của tổ mình để nhận xét.
- Gọi đại diện các tổ còn lại nhận xét
=> Thống nhất dàn bài.
a, Mở bài:
- Giới thiệu về loại sách em thích đọc.
b, Thân bài:
- Tại sao em thích đọc loại sách đó?
- Loại sách ấy mang lại cho em những bổ ích gì?
c, Kết bài:
- Khẳng định lại tác dụng của việc đọc sách nói chung và đọc loại sách em thích.
2. Hình thức diễn đạt.
GV: Dàn bài này có thể sử dụng khi nói và viết.
? Theo em, bài nói kể chuyện có gì khác vói bài viết.
Em hãy chọn một nhận xét đúng nhất yêu cầu về hình thức diễn đạt khi kể chuyện.
A. Khi kể chuyện cần có nghi thức thưa gửi, nên dùng câu văn ngắn.
B. Khi kể chuyện nên dùng câu văn ngắn kết hợp với cử chỉ, giọng điệu, ánh mắt và nghi thức thưa gửi.
C. Khi kể chuyện không cần nghi thức thưa gửi, mà dùng giọng điệu, ánh mắt và câu văn ngắn.
- HS chọn phương án B.
- HS giải thích lí do
GV chốt: Bài nói phải đảm bảo về nội dung( theo dàn bài) và đảm bảo hình thức diễn đạt, chú ý tới đối tượng người nghe.
III. LUYỆN NÓI THEO TỔ:
- GV chia lớp thành 6 nhóm. GV hướng dẫn, phát phiếu học tập.
- Tổ trưởng điều hành các bạn luyện nói.
Yêu cầu:
- Đảm bảo nội dung dàn ý : 6điểm
- Nói vừa phải, rõ ràng, diễn cảm : 2điểm
- Phát âm chuẩn l/n : 2điểm
GV đi đến các nhóm gợi ý, nhắc nhở.
- HS ngồi theo nhóm.
- HS kể.
- Bổ sung, cho điểm.
IV. LUYỆN NÓI TRƯỚC LỚP.
- GV điều hành HS luyện nói.
-GV cho HS nhận xét về: + Giọng nói: to, rõ ràng, không ngọng.
+ Phong thái: bình tĩnh, tự tin, nhìn vào bảng. 
+ Diễn đạt: trôi chảy, cuốn hút. 
GV cho điểm một số em.
V. GV NHẬN XÉT, TỔNG KẾT TIẾT LUYỆN NÓI : 
-Về việc chuẩn bị bài, về kĩ năng nói.
-GV: Nói trước tập thể là hoạt động cần thiết=> cần rèn luyện.
Khi nói cần lưu ý:1/ ND: theo dàn ý, có cảm xúc, có sáng tạo.
 2/ Hình thức diễn đạt: ngôn ngữ rõ ràng, tự nhiên, truyền cảm.
 3/ Cách đánh giá: cả nội dung và hình thức.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
. Tiếp tục luyện nói trước gương, trước người thân hoặc nhóm bạn.
- Tìm hiểu về : + Văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” theo gợi ý SGK
 	 + Tập hát một làn điệu chèo/ quan họ/ ... ở địa phương.
------------------------------
Tuần 30 - Tiết 115 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
A.MỤC TIÊU
- Hiểu và nhận ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình và biết cách sửa lỗi đó. Điều chỉnh quá trình dạy học.
- Củng cố cho h/s về cách xây dựng cốt truyện, n/v, sự việc , lời văn, bố cục của văn bản tự sự. Rèn kỹ năng tự chữa bài.
- Bồi dưỡng ý thức tự giác, tích cực của Hs.
* Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong giao tiếp theo 4 kỹ năng đọc, viết, nghe, nói.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
Tập bài của học sinh đã chấm và nhận xét.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Trao đổi, thảo luận.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. ĐỀ BÀI: Phát bài cho HS
- Gv công bố đáp án..
II.HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT.
1. Phần đọc - hiểu:
+ Đối chiếu với đáp án, đnáh gia sưu nhược điểm của bản thân.
2. Phần làm văn:
Câu 1.
-Hình thức:
- Nội dung:
- Câu 2.
- Văn bản em viết về chủ đề gì? Em đã triển khai chủ đề bằng những luận điể,luận cứ nào?
- Cách sáp xếp bố cục đã thể hiện được tính thống nhất chủ đề của văn bản chưa?
- Bài viết gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn có đảm bảo dấu hiệu hình thức và trình bày một vấn đề??
- Theo em mức độ bài viết với số điểm cô giáo đánh giá đã hợp lí chưa? ý kiến của em?
III.PHẦN NHẬN XÉT CHUNG: 
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm:
IV. CHỮA LỖI:
Đọc lại phần nhận xét của giáo viên, thấy ưu khuyết điểm chính bài viết.
1.Chữa lỗi chung: 
 + Lỗi chính tả: 
- Chữa lỗi cá nhân : 
2- Lỗi chưa chấm câu: 
+ Tự chữa các lỗi trong bài. 
 + Trao đổi bài với bạn cùng thảo luận.
3. Đọc bài có điểm cao : 
V. KẾT QUẢ:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3 - 4
VI. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- GV củng cố kiến thức bài học, hướng dẫn HS đọc tài liệu tham khảo.
- HS Xem lại bài làm- Chuẩn bị bài “ Ca Huế trên sông Hương”: Xem một số làn điệu ca Huế trên mạng Internet.
-------------------------------- 
Tuần 30 - Tiết 116 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Hà Minh Ánh
A.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức : Nắm được khái niệm thể loại bút kí. Thấy được giá trị văn hoá, nghệ thuật của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc - hiểu VB nhật dụng viết về di sản văn hoá dân tộc. Kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại chứng minh). Tích hợp kiến thức TLV để viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức trân trọng, giữ gìn văn hoá dân tộc.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực đọc hiểu văn bản .
-Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học).
-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học
-Soan bài theo hướng dẫn SGK.
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
  Nối tên từng làn điệu ca Huế ở cột trái với các đặc điểm nổi bật của nó ở cột phải cho phù hợp.
a.Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh
(1)Náo nức, nồng hậu, tình người
b.Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung
(2).Buồn bã
c.Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện
(3)Gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh
d.Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân
(4)Buồn man mác thương cảm bi ai vương vấn
e. Tứ đại cảnh
(5) Không vui không buồn
(6) Réo rắt, du dương
Nhận xét: Nghệ thuật:.........................................................................................................
Nội dung:..............................................................................................................................
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Huế - Việt Nam đẹp bình dị mà uy nghi , thơ mộng và đằm thắm bởi vẻ đẹp thiên nhiên và những cung đình, lăng tẩm. Đặc biệt, nói đến Huế người ta nghĩ ngay đến tà áo dài tím thướt tha và điệu ca Huế đậm sâu trong lòng du khách. Theo hồ sơ di sản do tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng, ca Huế đã có hơn ba thế kỷ hình thành và phát triển trên mảnh đất Thuận Hóa – Phú Xuân (Huế hiện nay). Trong cái nôi của vùng văn hóa Huế vốn rất đặc thù, ca Huế trở thành một thú chơi tao nhã của các văn nhân tài tử, là loại hình nghệ thuật diễn xướng đặc sắc. “Ở đấy, văn chương, âm nhạc hòa quyện làm một, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng mà tinh tế, dân gian mà bác học”...
Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cho Hs đọc thầm SGK.
(1)Nêu hiểu biết của em về t/ giả Hà Minh Ánh?
(2) Gọi HS giới thiệu văn vản “ Ca Huế trên sông Hương” ?
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
1. Tác giả
Hà Minh Ánh là nhà văn, nhà báo.
2. Tác phẩm:
-Xuất xứ: đăng trên báo người Hà Nội
-Thể loại: bút kí
-Văn bản: nhật dụng
-Phương thức biểu đạt: thuyết minh
Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng. Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gv hướng dẫn đọc
-Học sinh đọc văn bản.
-Giải thích từ khó ( chú thích SGK)
- Nêu bố cục văn bản?
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
- Em hiểu gì về dân ca Huế? 
+ Kể thêm một số nôi dân ca khác?
VD: Quan họ Bắc Ninh
- Hát chèo bắc bộ
1. Đọc-Chú thích 
HS đọc văn bản.
2. Bố cục
- Từ đầu đến "Lí hoài nam": Giới thiệu Huế, cái nôi của dân ca.
- Tiếp ... đến hết: Những đặc sắc của ca Huế. 
3. Phân tích: 
a, Huế - cái nôi của dân ca
- Dân ca Huế:
+ Dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa ở mỗi vùng đất.
+ Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng của nước ta.
-Các làn điệu ca Huế
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Dự kiến sản phẩm của học sinh?
a.Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh
(2).Buồn bã
b.Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung
(1)Náo nức, nồng hậu, tình người
c.Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện
(3)Gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh
d.Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân
(4)Buồn man mác thương cảm bi ai vương vấn
e. Tứ đại cảnh
(5) Không vui không buồn
 - Dùng biện pháp liệt kê kết hợp với lời giải thích, bình luận. - Ca Huế phong phú về làn điệu. Sâu sắc thấm thía về nội dung, tình cảm.
 Bắt nguồn từ cuộc sống, thể hiện khát khao của con người, gửi gắm ý tình trọn vẹn, truyền đạt tâm hồn Huế.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nghe giới thiệu về Huế và ca Huế qua chương trình “ Khám phá Việt Nam” của truyền hình VTV1.
- Cảm nhận của em khi xem chương trình?
- Hát một làn điệu dân ca địa phương mà em yêu thích?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tìm hiểu ca Huế trên sông Hương qua các video đăng tải trên mạng Internet.
Tìm hiểu về nhạc cụ trong dàn ca Huế ?
Cách thưởng thức ca Huế?
Giới thiệu ca Huế với bạn bè và người thân?

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tuan_30.docx