Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 32

Tuần 32 - Tiết 121

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ- VĂN BẢN BÁO CÁO

A.MỤC TIÊU

1. Về kiến thức : Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị, cách làm loại văn bản này) và đặc điểm của văn bản báo cáo, cách làm loại văn bản này.

2. Về kĩ năng : Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị. Biết cách viết một văn bản đề nghị, văn bản báo cáo đúng quy cách;

3. Về thái độ : Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

- Tạo lập văn bản

 

docx 11 trang phuongnguyen 21940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 32

Giáo án Ngữ văn 7 (Công văn 5512) - Tuần 32
Tuần 32 - Tiết 121 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ- VĂN BẢN BÁO CÁO
A.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức : Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị, cách làm loại văn bản này) và đặc điểm của văn bản báo cáo, cách làm loại văn bản này.
2. Về kĩ năng : Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị. Biết cách viết một văn bản đề nghị, văn bản báo cáo đúng quy cách;
3. Về thái độ : Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Tạo lập văn bản
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
-Soan bài theo hướng dẫn SGK.
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ... 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG\
Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta cần sử dụng các văn bản đề nghị để nêu ý kiến của về nhu cầu, quyền lợi của mình. Còn văn bản báo cáo mang tới cho người đọc cái nhìn tổng hợp về tình hình, sự việc hoặc kết quả. Vậy cách viết 2 loại văn bản này như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cho Hs đọc văn bản.SGK.
(1) Hãy đọc hai văn bản đề nghị trên và xem các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản cỏ những điểm gì giống và khác nhau? Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?(Gợi ý: Muốn xác định được cần trả lời một số câu hỏi: Đề nghị ai? Ai đề nghị? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?)
(2) Từ hai văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị?
(3)Nội dung văn bản đề nghị tùy vào từng tình huống cụ thể. Tuy vậy, các văn bản đề nghị đều có chung một số nội dung cơ bản. Một văn bản đề nghị cần có các mục nào?
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- HS tham gia nhận xét, bổ sung...
- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
1. Văn bản
2. Nhận xét
-Cả hai văn bản giống nhau ở hình thức giấy đề nghị: các mục theo mẫu; khác nhau ở nội dung đề nghị
Phần quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị: Đề nghị điều gì và đề nghị để làm gì
- Cách làm:
+Về hình thức: trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa theo một số mục quy định sẵn
+Về nội dung: Đảm bảo các thông tin Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?
- Dàn mục một văn bản đề nghị:
a) Quốc hiệu và tiêu ngữ
b) Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị
c) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị)
d) Nơi nhận đề nghị
e) Người (tổ chức) đề nghị
g) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị
h) Chữ kí và họ tên người đề nghị
3. Kết luận: Ghi nhớ: SGK
Lưu ý
a) Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to
b) Trình bày văn bản đề nghị cần sáng sủa, cân đối: các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung đề nghị, mỗi phần cách nhau 2-3 dòng; không viết sát lề giấy, không đề phàn trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống qúa lớn
c) Tên người (tổ chức) đề nghị, nơi nhận đề nghị và nội dung đề nghị là những mục cần chú ý trong văn bản đề nghị
VĂN BẢN BÁO CÁO
- Đọc các văn bản báo cáo SGK.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Cách làm tương tự mục I. Văn bản đề nghị, thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
(1) Dàn mục của một báo cáo?
(2) Cách làm một báo cáo?
(3) Những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- Khái quát kiến thức
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
1. Dàn mục một văn bản báo cáo: 
Một văn bản báo cáo cần có các mục sau đây
1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
2) Địa điểm và thời gian làm báo cáo
3) Tên văn bản: Báo cáo về...
4) Nơi nhận báo cáo
5) Người (tổ chức) báo cáo
6) Báo cáo về lí do, sự việc và các kết quả đã làm được
7) Chữ kí và họ tên người báo cáo
2.Cách làm một báo cáo: tuân thủ theo 7 mục 1và :
- Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục (5), (4), (3), (6).
3. Lưu ý: - Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to. 
* Ghi nhớ : SGK 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?Lý giải vì sao nhóm em chọn như vậy?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
a) Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể.
b) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ cắp lấy mất xe đạp.
c) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.
d) Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại để giải quyết.
Các tình huống phải viết giấy đề nghị: a,b,c
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Nắm chắc cách làm các văn bản báo cáo, đề nghị.
- Nếu được giao viết báo cáo với liên đội về tình hình học tập của lớp trong đợt thi đua chào mừng ngày “ Nhà giáo Việt Nam”, em sẽ viết như thế nào?
- Xem các bài tập SGK.
Tuần 32 - Tiết 122 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
VĂN BẢN BÁO CÁO (TIẾP)
A.MỤC TIÊU
- Luyện tập vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống, bài tập cụ thể.
- Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách;
- Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Theo yêu cầu SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày 
- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . 
- PP trực quan, vấn đáp
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Trình bày báo cáo với liên đội về tình hình học tập của lớp trong đợt thi đua chào mừng ngày “ Nhà giáo Việt Nam”?
=> GV nhận xét - giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
a) Hôm nay bị ốm, không đi học đượcm em phải viết đơn xin phép thầy, cô giáo nghỉ học
b) Có một vở chèo rất hay, liên quan đến tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể. Em thay mặt tập thể lớp viết một văn bản đề nghị với thầy, cô giáo chủ nhiệm.
 Từ hai tình huống trên, liên hệ với cách làm đơn ở lớp 6, hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống và khác nhau ở chỗ nào?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
Bài tập 1trang 127
- Lí do giống nhau: Cả 2 đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng.
- Lí do khác nhau:
+ Nguyện vọng của cá nhân 
+ Nguyện vọng nhu cầu của tập thể .
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Chỉ ra chỗ sai trong văn bản và sửa:
 Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A1
Cái bàn mà hiện nay chúng em ngồi học đang bị lung lay rất nhiều do chân ghế đã bị mọt sắp gẫy.
Vì vậy, chúng em đề nghị cô báo lên nhà trường thay cho chúng em một ghế khác để tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Chúng em rất mong được cô quan tâm, giải quyết sớm.
Chúng em trân trọng cảm ơn cô !
Bài tập 2
* Thiếu:
+ Quốc hiệu;
+ Địa danh, ngày, tháng, ...
+ Tên văn bản ...; Ai đề nghị ?
+ Kí tên.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
-Nêu và phân tích các lỗi cần tránh khi viết một văn bản báo cáo, văn bản đề nghị?.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp, kết luận
Các lỗi cần tránh khi viết báo cáo.
- Tên văn bản viết chữ thường.
- Về hình thức: Các phần trong báo cáo trình bày không cân đối, tối nghĩa.
- Về nội dung: Các kết quả báo cáo không được nếu rõ ràng với các số liệu chi tiết, cụ thể mà chỉ nói chung chung.
Các lỗi cần tránh khi viết văn bản đề nghị
- Thiếu ngày tháng làm văn bản đề nghị
- Mục đích không rõ ràng, còn chung chung
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Hãy viết một báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ của lớp em.
-HS viết văn bản báo cáo- trình bày.
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
- Sản phẩm của học sinh.
THAM KHẢO:
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống của bản thân và gia đình.
- Tiếp tục tìm hiểu về văn bản hành chính.
- Chuẩn bị “ Ôn tập văn học”.
-----------------------
Tuần 32 - Tiết 123 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ÔN TẬP VĂN HỌC
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, những giới thuyết về văn chương, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng ghi nhớ, tổng hợp kiến thức
3. Thái độ : Có ý thức khi sử dụng các văn bản văn học.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
-Sách giáo khoa.
- Phiếu học tập 1.
a) Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây :
(1) Ca dao :....................................................................................................................
......................................................................................................................................
(2) Tục ngữ :.................................................................................................................
......................................................................................................................................
(3) Thơ trữ tình :...........................................................................................................
......................................................................................................................................
(4) Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật :........................................................................
......................................................................................................................................
(5) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật :........................................................................
......................................................................................................................................
(6) Thơ lục bát :............................................................................................................
......................................................................................................................................
- Phiếu học tập 1.
Chọn mỗi loại một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 và hoàn thành bảng sau :
TT
Loại văn bản
           Văn bản 
Tác giả ( hoặc     “Dân Gian” )
Nội dung chính
1
Ca dao, dân ca
............................................
............................................
.............................
.............................
.....................................
.....................................
2
 Tục ngữ
............................................
............................................
.............................
.............................
.....................................
.....................................
3
 Thơ trung đại 
Việt Nam
............................................
...........................................
.............................
.............................
.....................................
.....................................
4
 Thơ Đường
............................................
............................................
.............................
.............................
.....................................
.....................................
5
Thơ hiện đại
............................................
............................................
.............................
.............................
.....................................
.....................................
6
 Truyện, kí
............................................
............................................
.............................
.............................
.....................................
.....................................
7
 Tùy bút
............................................
............................................
.............................
.............................
.....................................
.....................................
8
 Văn bản
 nghị luận
............................................
............................................
.............................
.............................
.....................................
.....................................
9
 Văn bản
 nhật dụng
............................................
............................................
.............................
.............................
.....................................
.....................................
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Gọi HS kể tên các thể loại văn học đã học từ kỳ 1. Đọc một bài thơ mà em yêu thích?
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC
I. HỆ THỐNG THỂ LOẠI VĂN HỌC
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Dự kiến kết quả thảo luận của học sinh:
(1) Ca dao, tục ngữ:  là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc
(2) Tục ngữ : là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền
(3) Thơ trữ tình: là 1 thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm cuả tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống. Vì vậy, thơ trữ tình không miêu tả quá trình sự kiện, không kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm
(4) Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật : là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
(5) Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật: Là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 5 chữ
(6) Thơ lục bát:  Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó.
II. HỆ THỐNG VĂN BẢN VĂN HỌC
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
TT
Loại văn bản
           Văn bản 
Tác giả ( hoặc  “Dân Gian” )
Nội dung chính
1
Ca dao, dân ca
Những câu hát về tình cảm gia đình
Dân gian
Bày tỏ tâm tình,nhắc nhở về công ơn sinh thành ,tình mẫu tử và anh emruột thịt
2
Tục ngữ
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Dân gian
Truyền đạt những kinh nghiệm của ông cha ta trong việc quan sát các hiên tương thiên nhiên và trong lao động sản xuất
3
Thơ trung đại Việt Nam
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Ca ngợi vẻ đẹp và nhân cách trong trắng ,son sắt của người phụ nữ việt nam thời xưa ,cảm tương sâu sắc cho thân phận chìm nổi bấp bênh của họ.
4
Thơ Đường
Xa ngắm thác núi Lư
Lí Bạch
Thể hiện tình yêu thiên nhiên đằm thắm và bộc lộ tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả
5
Thơ hiện đại
Cảnh khuya
Hồ Chí Minh
Thể hiện tình cảm với nhiên nhiên , tâm hồn thi sĩ ,nhạy cảm ,lòng yêu nước sâu nặng của tác giả,phong thái ung dung ,lạc quan của bác .
6
Truyện, kí
Cuộc chia tay của những con búp bê
Khánh Hòa
Khuyên chúng ta nên giữ gìn tổ ấm gia đình ,vun đắp ,bảo vệ ,bồi dưỡng cho nó ngày một tốt đẹp ,bền chặt hơn .Dừng chỉ vì một lý do ,lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đén những tâm hồn trong sáng , ngây thơ mà tội nghiệp đó
7
 Tùy bút
Một thứ quà của lúa non Cốm
Thạch Lam
Nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy
8
Văn bản nghị luận
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Làm sáng tỏ một chân lí :"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .Đó là một truyền thống quý báu của ta ''.
9
Văn bản nhật dụng
Sống chết mặc bay
Phạm Duy Tốn
Lên án bọn quan lại thời xưa, không quan tâm đến dân chúng,bóc lột, cậy quyền chức, hà hiếp nhân dân và bày tỏ niềm thương cảm, xót xa trước cảnh dân chúng chống chọi lại thiên tai
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 1. Chép lại những câu ca dao, dân ca đã học ở học kì I vào vở bài tập ; nêu ngắn gọn tình cảm, thái độ của nhân dân thể hiện trong mỗi câu hát đó theo mẫu sau :
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
(Mẫu trong bảng bên dưới.)
Chủ đề - bài ca
Nội dung ( thể hiện tình cảm gì ? )
(1)Những câu hát về tình cảm gia đình :
1.Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển
Đông Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
 Bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
(2)Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người :
(3)Những câu hát than thân 
 Diễn tả tâm trạng, thân phận của con người, bày tỏ lòng đồng cảm với những số phận khổ đau đắng cay của con người lao động, đồng thời còn mang yếu tố phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến
 Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao: Đó là nỗi nhớ thương, kính yêu, biết ơnông bà, cha mẹ. Đó là nỗi than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc hay nà niềm tự hào, tha thiết với non sông gấm vóc , ... Những bài ca ấy như dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn ta.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 2. Chép lại các câu tục ngữ đã học ở học kì II vào vở bài tập ; nêu ngắn gọn ý nghĩa của những câu tục ngữ đó ( những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội ) theo bảng sau :
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, bổ sung...
-GV tổng hợp, kết luận, 
(Mẫu trong bảng bên dưới.)
                                   Tục ngữ
                                     Ý nghĩa
                   Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
                   Những câu tục ngữ về con người và xã hội
 Nếu ca dao là khúc ru ân nghĩa, ân tình thì tục ngữ là những kinh nghiệm, những đạo lý làm người mà cha ông răn dạy con cháu muôn đời.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện hệ thống các văn bản đã học ( các nhóm vẽ xong, cử đại diện trình bày trước lớp ).
Sản phẩm của học sinh
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tập diễn xướng hay sân khấu hóa một tác phẩm đã được học.
- Tiếp tục tìm hiểu phần còn lại.
- Tìm trên Internet hoặc trong sách báo một số văn bản ca dao, thơ trung đại, văn bản nhật dụng và nêu nội dung chính mỗi văn bản đó?
---------------- 
Tuần 32 - Tiết 124 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
ÔN TẬP VĂN HỌC (TIẾP)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Hệ thống, khái quát những giá trị tư tưởng và nghệ thuật chủ đạo ở một số văn bản cụ thể.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng ghi nhớ, tổng hợp kiến thức
3. Thái độ : Có ý thức khi sử dụng các văn bản văn học.
4. Năng lực cần phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
-Sách giáo khoa.
- Bài tập chuẩ bị ở nhà: Câu 5.6.7.8
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày . 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Trình bày sản phẩm tìm trên Internet hoặc trong sách báo một số văn bản ca dao, thơ trung đại, văn bản nhật dụng và nêu nội dung chính mỗi văn bản đó?
=> GV căn cứ sản phẩm của học sinh để giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã học?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Gọi HS đọc một số câu thơ, bài thơ minh họa cho từng khía cạnh.
- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc;
- Ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược;
- Thân dân - yêu dân, mong dân được khỏi khổ, no ấm, nhớ quê, mong về quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ mẹ, nhớ thương bà, ...
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Đêm trăng xuân, cảnh khuya, thác hùng vĩ, đèo vắng, ...
- Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi, vời vợi nhớ thương, ...
* Câu 6:HS lập bảng theo mẫu và hoàn thiện
- Giá trị chủ yếu về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi đã học
TT
Nhan đề văn bản - T/g
Giá trị tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
1
Cổng trường mở ra (Lí lan)
- Lòng mẹ thương con vô bờ, ước mong con học giỏi nên người trong đêm trước ngày khai giảng lần đầu tiên của đời con.
- Tâm trạng người mẹ được thể hiện chân thực nhẹ nhàng mà cảm động chân thành, lắng sâu.
2
Mẹ tôi
(Ét-môn-đô-đờ Ami-xi)
- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thật là thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
- Thư của bố gửi cho con; những lời phê bình nghiêm khắc nhưng thấm thía và đích đáng đã khiến cho con hoàn toàn tâm phục khẩu phục, ăn năn hối hận vì lầm lỗi của mình với mẹ.
3
Cuộc chia tay của những con búp bê
(Khánh Hoài)
- Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng;
- Người lớn, các bậc cha mẹ hãy vì con cái mà cố gắng có thể tránh những cuộc chia ly - li dị.
- Qua cuộc chia tay của những con búp bê - cuộc chia tay của những đứa trẻ ngây thơ tội nghiệp mà đặt vấn đề gìn giữ gia đình một cách nghiêm túc và sâu sắc.
4
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
Lên án tên quan phủ vô trách nhiệm gây lên tội ác khi làm nhiệm vụ hộ đê; cảm thông với những thống khổ của nhân dân vì vỡ đê.
- Nghệ thuật tương phản và tăng cấp;
- Bước khởi đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại.
5
Một thứ quà của ... Cốm
- Ca ngợi và miêu tả vẻ đẹp và giá trị của một thứ quà quê đặc sản mà quen thuộc Việt Nam.
- Cảm giác tinh tế, trữ tình đậm đà, trân trọng nâng niu, ...
- Bút kí - tuỳ bút, hay về văn hoá ẩm thực.
6
Sài Gòn tôi yêu
(Minh Hương)
- Tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về thành phố này.
- Bút kí, kể, tả, giới thiệu và biểu cảm kết hợp khá khéo léo, nhịp nhàng;
- Lời văn giản dị, dùng đúng mức các từ ngữ địa phươing.
7
Mùa xuân của tôi
(Vũ Bằng)
- Vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội qua nỗi sầu xa xứ của một người Hà Nội
- Hồi ức trữ tình, lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất thơ, nhẹ êm và cảm động ngọt ngào.
8
Ca Huế trên sông Hương
(Hà Ánh Minh)
Giới thiệu ca Huế - một sinh hoạt và thú vui văn hoá rất tao nhã ở đất cố đô.
- Văn bản giới thiệu- thuyết minh: mạch lạc giản dị mà nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của vấn đề.
- Đọc câu hỏi 8 - SGK.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HS chia sẻ ý kiến với bạn phần đã chuẩn bị ở nhà?
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống, sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác, ...
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1.Chia sẻ với bạn điều em tâm đắc nhất hoặc điều em còn thắc mắc về các bài đã học?
2. Hãy giới thiệu một tác phẩm mà em tâm đắc nhất?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Ôn tập toàn bộ chương trình, làm các bài tập đọc- hiểu chuẩn bị kiểm tra học kì.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_cong_van_5512_tuan_32.docx