Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 4, 5, 6 - Năm học 2021-2022
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM
A/ MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Vận dụng được những hiểu biết về ca dao, dân ca vào việc phát hiện, lí giải nội dung cảm xúc và ý nghĩa của những bài ca dao có chủ đề than thân, châm biếm; phát hiện và nhận xét được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu ( so sánh , ẩn dụ , tượng trưng ): Biết đọc hiểu các văn bản ca dao cùng chủ đề.
2. Kĩ năng:
-Đọc – hiểu những câu hát than thân, châm biếm.
-Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân và châm biếm.
3. Thái độ, phẩm chất
-Giáo dục học sinh lòng thông cảm về những đau khổ bất hạnh của người lao động , biết yêu thương.
-Giáo dục học sinh thấy được những thói hư tật xấu , tích cực bài trừ nạn mê tín dị đoan.
-Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 4, 5, 6 - Năm học 2021-2022
Ngày chuẩn bị: .2021 TUẦN 4 - BÀI 4 - TIẾT 13 -> 16 NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM A/ MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Vận dụng được những hiểu biết về ca dao, dân ca vào việc phát hiện, lí giải nội dung cảm xúc và ý nghĩa của những bài ca dao có chủ đề than thân, châm biếm; phát hiện và nhận xét được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu ( so sánh , ẩn dụ , tượng trưng ): Biết đọc hiểu các văn bản ca dao cùng chủ đề. 2. Kĩ năng: -Đọc – hiểu những câu hát than thân, châm biếm. -Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân và châm biếm. 3. Thái độ, phẩm chất -Giáo dục học sinh lòng thông cảm về những đau khổ bất hạnh của người lao động , biết yêu thương. -Giáo dục học sinh thấy được những thói hư tật xấu , tích cực bài trừ nạn mê tín dị đoan. -Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại 4. Năng lực cần hình thành: -Năng lực : + Chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. + Chuyên biệt: Năng lực đọc hiểu văn bản B.CHUẨN BỊ 1.HS: Chuẩn bị bài, thực hiện những yêu cầu của GV trước khi lên lớp. , bảng phụ, bút dạ... 2.GV: Kế hoạch bài dạy, Sách HDH NV7, Tài liệu tham khảo. , mạng In-tơ-net.. C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY Ngày dạy: .. 2021 - lớp 7B - tiết 13+14 Ngày dạy: .. 2021 - lớp 7B - tiết 15+16 Phân chia tiết dạy: Tiết 13: Văn bản :(Từ đầu đến phân tích hết bài 1 + 2 Tiết 14: Tiếp văn bản cho đến hết Tiết 15: Tìm hiểu về đại từ (Lồng KNS) Tiết 16: Luyện tập C.3 D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) HĐ của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác.. HTHĐ: Cá nhân GV giao nhiệm vụ 1.Những hình ảnh shd/32 gợi nhớ tới những bài ca dao 2.Theo em những bài ca dao đó thể hiện nội dung gì -HS thảo luận -HS báo cáo -GV chốt 1. “Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”. 2. “Số cô chẳng giàu thì nghèo, Ba mươi Tết có thịt heo trong nhà. 3. “Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà 2. Nội dung: -Đó là những bài ca dao than thân; hài hước, châm biếm GV: Ca dao dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn của nhân dân ta. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương tình nghĩa trong gia đình, tình yêu quê hương đất nước mà còn là tiếng hát than thở về cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay của những người dân lao động xưa. Ca dao dân ca còn lên án và phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống đặc biệt là chế độ phong kiến bất công lúc bấy giờ. Điều đó được thể hiện . 2. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HĐ của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề Kĩ thuật: Động não, trình bày Năng lực : Tự học, giải quyết vấn đề HTHĐ: Cá nhân/ HĐ chung GV giao nhiệm vụ. 1.Gv hướng dẫn học sinh đọc với giọng chậm, nhỏ, buồn . - Bài 1+2 Nhấn mạnh những cụm từ lặp lại: thương thay, thân em -Bài 3 + 4đọc giọng hài hước, vui , có khi mỉa mai nhưng vẫn độ lượng , có khi nhấn mạnh và kéo dài ê a (số cô) -HS đọc-> NX-> Sửa - HS tìm hiểu chú thích I. Tìm hiểu chung 1.Đọc- chú thích HĐ của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề Kĩ thuật:Động não, đặt câu hỏi, trình bày... Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.. HTHĐ: Cá nhân/ cặp đôi GV giao nhiệm vụ. 1.Bốn bài ca dao trên thuộc những chủ đề nào. 2.Theo em Những câu hát than thân, châm biếm thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em xác định như vậy. HS thảo luận(5’) -HS báo cáo -GV chốt . 2. Tác phẩm - Bài 1: Lời than về thân phận con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc. - Bài 2: Lời than về trái bần trôi. -Bài 3: Châm biếm sự lười nhác lại đòi sang trọng. -B4:Châm biếm hiện tượng mê tín dị đoan. - Bài 1,2 thuộc chủ đề than thân. - Bài 3,4 thuộc chủ đề châm biếm. - PTBĐ biểu cảm GV:PTBĐ biểu cảm - >Vì đây là sự giãi bầy nỗi cơ cực đắng cay của lòng người và sự châm biếm, đả kích những hiện tượng xấu trong xã hội HĐ của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề Kĩ thuật:Động não/đặt câu hỏi/trình bày một phút. Năng lực: Giải quyết vấn đề; hợp tác.. HTHĐ: nhóm GV giao nhiệm vụ 1.. Bài ca dao này là lời của ai? Dựa vào đâu em biết được điều đó. 2.Nghệ thuật được sử dụng ở bài ca dao này ? Tác dụng của chúng. 3. Nội dung mỗi bài ca dao này là gì. -HS thảo luận -HS báo cáo -GV chốt II.Tìm hiểu chi tiết 1) Bài ca dao số 1 b) Bài ca dao số 2 - Lời của người lao động thương cho thân phận của các con vật: tằm, kiến, hạc, cuốc - Qua các câu có cụm từ thương thay - Nghệ thuật: Điệp từ, từ láy, ẩn dụ, thể thơ lục bát. Tô đậm mối thương cảm, xót xa cho những cuộc đời đắng cay nhiều bề của người dân lao động xưa. - Nội dung: Nỗi niềm cơ cực, buồn tủi, cô đơn, chua xót của con người trong nhiều cảnh ngộ. - Lời của người phụ nữ nói về nỗi khổ của mình. -Nghệ thuật:so sánh, chơi chữ, mô típ ”thân em”, thể thơ lục bát. - Nội dung: Người phụ nữ tự ví mình “ như trái bần trôi”. Đó là nỗi niềm cảm thông với những người bất hạnh, buồn đau. ?. Ở bài 1, tại sao tác giả không bộc bạch trực tiếp nỗi niềm thương thân mà phải gửi gắm qua hình tượng các con vật ? Vì: Con tằm: Suốt đời tằm chỉ ăn lá dâu. Cuối đời phải rút ruột tận cùng để làm thành tơ quý cho người. -> Cuộc đời chỉ biết hi sinh mà ít được hưởng thụ. + Lũ kiến: Loài vật bé nhỏ nhất, cần ít thức ăn nhất, thức ăn tầm thường nhất, nhưng từng đàn phải kéo đi kiếm ăn hàng ngày. ->Kiếm sống triền miên vất vả nhưng hưởng thụ thì rất ít ỏi. + Hạc: Một cánh chim muốn tìm đến nơi nhàn tàn phóng khoáng. Nhưng cánh chim ấy lang thang, vô định giữa bầu trời. ->Thương cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ. + Con cuốc: Con cuốc giữa trời: Gợi hình ảnh một sinh vật nhỏ nhoi cô độc giữa không gian rộng lớn. Kêu ra máu: Là tiếng kêu thương khắc khoải về những điều oan trái. ->Thương thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau không được lẽ công bằng của người lao động. Trái bần vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng –> gợi ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn lắm khổ đau. Câu ca mang đậm màu sắc Nam Bộ. + Gió dập, sóng dồi: hình ảnh các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện. - Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động. - Làm nổi bật hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến dật dờ, trôi nổi, luôn gặp những khổ đau, bất hạnh. - Qua bài 1,2 em hiểu gì về cuộc sống của người dân lao động nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội xưa ?Liên hệ với người phụ nữ ở thế kỉ XXI ? -> Người nông dân chịu nhiều thiệt thòi nhất trong các tầng lớp xã hội. Họ chỉ biết lam lũ một nắng hai sương, thân phận người nông dân hèn mọn, bé nhỏ biết bao, như thân cái cò, cái kiến, con cuốc, con hạc, cuộc đời của họ long đong lận đận, phải sống trong xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Chuyển ý: Trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa không thiếu gì những chuyện buồn cười, những việc, những người đáng cười, đáng chê, đáng phê phán. Ca dao - dân ca cổ truyền đã làm việc đó một cách rất thú vị bằng tiếng cười trào lộng lành mạnh, khoẻ khoắn qua chùm bài ca châm biếm. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một vài bài. .. Dự kiến chuyển tiết 14 Dạy ngày: /...... / 2021 1. HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Nêu vấn đề Kĩ thuật:Động não, KWL Năng lực: Giao tiếp HTHĐ:Cá nhân GV giao nhiệm vụ: Thưởng thức âm nhạc(5’) +Nghe một bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh và hò đối đáp (Dân ca Huế) -Nhóm 1: Ghi lại những con vật được nhắc đến trong bài hò đối đáp(Dân ca Huế) -Nhóm 2: Ghi lại những tính từ có trong bài Dân ca quan họ Bắc Ninh. -HS suy nghĩ -HS báo cáo -GV chốt 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến30 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Nêu vấn đề Kĩ thuật:Động não Năng lực:Giải quyết vấn đề HTHĐ: nhóm GV giao nhiệm vụ: -Nhóm 1 + 2( bài 3) -Nhóm 3 + 4( bài 4) 1.Bài ca dao châm biếm đối tượng nào. 2. Để tạo tiếng cười châm biếm, tác giả dân gian đã lựa chọn cách nói như thế nào. 3. Nội dung châm biếm của bài là gì HS thảo luận HS báo cáo GV chốt Bài 3 - Đó là những kẻ lười biếng lao động và nghiện ngập. + hay tửu hay tăm: nghiện rượu + hay nước chè đặc: nghiện chè + hay nằm ngủ trưa: lười biếng + ngày thì ước những ngày mưa, đêm thì ước những đêm thừa trống canh: tính nết thì lười lao động, chỉ thích ăn chơi, hưởng thụ. - NT: Dùng hình ảnh nói ngược và phép đối lập để giễu cợt châm biếm nhân vật “chú tôi”.-Điệp từ hay -> giễu cợt mỉa mai( thường gặp trong ca dao)thói quen xấu k giảm , k bỏ, k thay đổi được.- Điệp từ : Ước-> ước những điều không bình thường chỉ thích hưởng thụ, không muốn lao động tạo ra những thứ đó. - Nói quá. -Ẩn dụ: cô yếm đào tượng trưng cho sự trẻ trung, xinh đẹp –Sử dụng cách nói ngược tạo cảnh gây cười , nhìn bề ngoià tưởng như được khen nhưng thực ra ra là mỉa mai ........................................................... - Nội dung: Bài ca chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng trong xã hội và họ đáng cười chê, nhắc nhở, phê phán để thay đổi. + “Cái cò lặn lội bờ ao”: thân phận vất vả của người cháu gái cần cù chăm chỉ. + “Cô yếm đào”: người phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang. = > Nhằm tạo nghịch cảnh gây cười. Bài 4 -Lời thầy bói nói với cô gái đi xem bói : vì lời thầy bói luôn gắn với “số cô”-> lời đoán định trong bói toán. -Những lời thầy phán: +Không giàu thì nghèo + Có cha có mẹ +Có vợ có chồng + Sinh con không gái thì trai. - NT: Nói dựa, nói nước đôi.-> Thầy bói phán toàn những chuyện hệ trọng về số phận mà người đi xem bói nào cũng rất quan tâm. -Nói nước đôi, nói dựa đều là sự thật hiển nhiên mà ai cũng biết - Nội dung + Phê phán những kẻ hành nghề mê tín dốt nát lừa bịp, lợi dụng long tin của người khác để kiếm tiền. +Châm biếm: sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết , nhẹ dạ tin vào sự bói toán phản khoa học. MR bài 3 1. Nếu cần khuyên nhân vật chú tôi trong bài ca dao này, em cần khuyên bằng câu tục ngữ nào? - Tay làm hàm nhai/ Có làm thì mới có ăn Tay quai miệng trễ *Bài 4: Mong muốn của người đi xem bói là muốn biết những gì sẽ đến với mình trong tương lai thế nhưng thầy bói ở đây lại toàn nói những điều hiển nhiên .Vậy mà thầy vẫn khẳng định cho người xem bói đang hồi hộp lắng nghe .-> Lời thầy rất vô nghĩa , nực cười. ? .Từ việc tìm hiểu các bài ca dao trên, em hãy nêu cách đọc hiểu các văn bản ca dao, dân ca Viết theo các gợi ý shd/35 *Để tìm hiểu các bài ca dao, dân ca: - Cần xác định bài ca dao, dân ca là lời của ai? -Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? -Tác dụng gì? - Qua bài ca dao, dân ca em hiểu thêm điều gì về cuộc sống của người dân lao động xưa.... 3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 35 phút) Phương pháp:Hoàn tất một nhiệm vụ Kĩ thuật:Động não/đặt câu hỏi/trình bày một phút/ Năng lực: Giải quyết vấn đề; hợp tác.. HTHĐ: Cá nhân/cặp đôi GV giao nhiệm vụ: 1. Luyện tập đọc – hiểu a. Tìm thêm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em” giống như bài ca dao số b. Những bài ca dao có cùng cách mở đầu này nói về ai, về điều gì? Tham khảo THÂN EM Thân em như dải lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Thân em như phận con rùa Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia Thân em như hạc đầu đình Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay Thân em như rau muống dưới hồ Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành? Thân em như tấm lụa điêu Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương! Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tát về đâu Thân em như con cá rô thia Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu Thân em như cái cọc rào Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền. Thân em như miếng cau khô Người thanh tham mỏng, người thô tham dày. Thân em như cái chổi để đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân - Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình là những câu hát than thân thường mở đầu bằng mô típ “ thân em”. Qua đó, phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch, oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng!Mảng ca dao mở đầu bằng “thân em” trở thành mô típ dể nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu cầu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày. b. Những câu hát châm biếm vừa học có điểm gì giống nhau về nội dung và nghệ thuật? - Nội dung: Đều hướng đến châm biếm những hạng người đáng chê cười về tính cách, bản chất. - Nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, phóng đại đan xen nghệ thuật tả thực ...sử dụng một số biện pháp gây cười. => Tạo được những tiếng cười sảng khoái cho độc giả. 4. HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp:Nêu vấn đề Kĩ thuật:Động não, giao tiếp.. Năng lực: Giải quyết vấn đề HTHĐ: Cá nhân/ chung GV giao nhiệm vụ: 1. Những câu hát châm biếm có gì giống với truyện cười dân gian? 2. Những nội dung than thân, châm biếm trong các bài ca dao trên có còn trong xã hội ta ngày nay không? Hãy tìm những dẫn chứng cụ thể trong cuộc sống quanh em. 1. Những câu hát châm biếm có gì giống với truyện cười dân gian? - Đều hướng đến châm biếm những hạng người đáng chê cười về tính cách, bản chất. - Đều sử dụng một số hình thức gây cười, đó là nghệ thuật châm biếm đả kích (thông qua thủ pháp phóng đại là chủ yếu) - Đều tạo được những tiếng cười sảng khoái cho độc giả. 2. Những nội dung than thân, châm biếm trong các bài ca dao trên có còn trong xã hội ta ngày nay không? Hãy tìm những dẫn chứng cụ thể trong cuộc sống quanh em. - Xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhà nhà vẫn cố sinh bằng được con trai; việc nhà là của phụ nữ, đàn ông làm công to việc lớn nên mọi gánh nặng gia đình nhiều khi vẫn đè nặng lên đôi vai người phụ nữ; nhiều người đàn ông vẫn ham mê cờ bạc, rượu chè, la cà quán xá khiến cho nhiều người phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi, ấm ức, vất vả trong cuộc sống đời thường. -Tệ nạn mê tín dị đoan ngày nay: Mê tín, dị đoan là tệ nạn rơi rớt lại từ chế độ cũ, nhưng đến nay vẫn dai dẳng 'ăn sâu, bám rễ' trong suy nghĩ của nhiều người. Hiện tượng mê tín xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhiều thành phần, lứa tuổi khác nhau. Chẳng hạn, việc xem ngày, giờ tốt xấu rất phổ biến, không chỉ với những việc lớn như làm nhà, cưới hỏi mà tất thảy mọi việc lớn nhỏ, nhiều người vẫn có thói quen chọn 'ngày lành, tháng tốt'. Cá biệt, có người kiêng khem đến mức cắt tóc, cạo râu cũng tránh những ngày đầu tháng.. Ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đời sống của người dân còn nghèo, trình độ dân trí hạn chế, cho nên trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của tệ nạn mê tín, dị đoan. Khá nhiều hủ tục lạc hậu, man rợ vẫn tồn tại ở một số bản, làng có nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Không ít nơi, việc tổ chức ma chay, cưới xin vẫn tiến hành theo thủ tục rườm rà, rắc rối, thậm chí mê muội. Có nơi, đến nay còn duy trì hủ tục chôn cất người chết ngay trong nhà; người ốm, người mắc bệnh không đến trạm y tế, bệnh viện mà phó mặc số phận cho thầy mo, thầy cúng, thầy tướng số. Đội ngũ thầy lang bốc thuốc, trị bệnh xuất hiện ở nhiều địa phương. Có thầy lang chữa bệnh bằng các biện pháp rất thiếu cơ sở, như làm bùa ngải, cho người bệnh uống nước lã, giẫm đạp lên người... Không chỉ những người lớn tuổi mà nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên cũng bị ảnh hưởng nặng nề của tệ mê tín, dị đoan. Đầu năm mới, nhiều sinh viên không chú tâm việc học mà chăm chỉ lên chùa lễ bái, rút thẻ cầu may với mong muốn thi cử trót lọt, quay cóp không bị phát hiện. Nhiều em cầu kỳ tìm chọn người xông nhà, nhắn tin chúc năm mới với hy vọng gặp may cả năm. Có em duy trì việc ăn kiêng cẩn thận trước kỳ thi, khi đi thi thì lựa chọn giờ xuất hành, tìm người đón ngõ để nhằm đạt điểm cao 5. HĐ TÌM TÒI , MỞ RỘNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp:Nêu vấn đề Kĩ thuật:Động não Năng lực: Giao tiếp HTHĐ:Cá nhân/ cộng đồng. GV giao nhiệm vụ: 1. Tìm một số câu ca dao mang mô típ thân em. 2.Em hãy tìm một số những bài ca dao nói về chống hiện tượng mê tín dị đoan. *Gợi ý : 1. Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa 2.Thân em như quả ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen 3.Thân em như trái bưởi bòng Đắng the ngoài vỏ trong lòng ngọt thanh 4.Thân em như ớt chín cây Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng 5.Thân em như Quế giữa rừng Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay 6.Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân 7.Thân em như con hạc đầu đình, Muốn bay không cất nổi mình mà bay 8.Thân em như chẽn lúa đòng đòng phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai 2.Em hãy tìm một số những bài ca dao nói về chống hiện tượng mê tín dị đoan. 1.Bà già đi chợ Cầu Đông Xem một quẻ bói lấy chồng lợi ... Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn 2. Số thầy là số lôi thôi Quanh năm lận đận , cậy nồi vét xoong Số thầy là số long đong Quanh năm thầy chỉ đoán non đoán già 3.Ốm đau chạy thuốc , chạy thang Đừng nghe thầy bói mua vàng cúng ma 4.Thầy bói ngồi cạnh giường thờ Mồm thì lẩm bẩm , tay sờ đĩa xôi 5.Ba năm ở với người đần Chẳng bằng một lúc ghé gần người khôn 6. Cậu kia cắp sách đi đâu Cậu học chữ tàu hay là chữ tây Học chữ tây không tiền không việc Chi bằng về chốn thôn quê Cấy cày còn được no nê có ngày Ngày chuẩn bị: ..2021 TUẦN 4 – BÀI 4 (Tiếp theo) - TIẾT 15 TÌM HIỂU VỀ ĐẠI TỪ A/ MỤC TIÊU 1.Kiến thức: * Sử dụng hiệu quả các đại từ trong những hoàn cảnh nói , viết cụ thể. 2. Kĩ năng: -Rèn kỹ năng phát hiện đúng đại từ và đặt câu đúng. -GD kỹ năng sống: + Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp. + Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng đại từ . 3. Thái độ, phẩm chất -Có ý thức sử dụng đại từ thích hợp với tình huống giao tiếp. 4. Định hướng năng lực và phẩm chất . -Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước , Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại -Năng lực : + Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. + Chuyên biệt: Năng lực sử dụng tiếng Việt. B.CHUẨN BỊ 1. HS: Soạn bài, bảng phụ, bút dạ... 2.GV: Kế hoạch bài dạy, Sách HDH NV7, Tài liệu tham khảo. , mạng In-tơ-net.. C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY Ngày dạy: .. 2021 - lớp 7B - tiết 15 Phân chia tiết dạy: Tiết 15: Tìm hiểu về đại từ D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Nêu vấn đề Kĩ thuật:Động não Năng lực:Giao tiếp Kỹ năng sống: Nhận thức HTHĐ: Cá nhân/chung GV giao nhiệm vụ: 1. Hãy kể tên các loại từ tiếng Việt -HS thảo luận(3’) -HS báo cáo -GV chốt Từ loại Tiếng Việt Động từ Lượng từ Chỉ từ Tính từ Số từ Phụ từ Danh từ Đại từ B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HĐ của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật:Động não, trình bày 1 phút Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác.. Kỹ năng sống: Giao tiếp HTHĐ: Cá nhân/cặp đôi GV giao nhiệm vụ. a. Đọc những câu dưới đây, chú ý những từ in đậm và trả lời câu hỏi. ?. Từ “tôi” trỏ ai? Nhờ đâu em biết được điều đó? Chức năng ngữ pháp của từ “tôi” trong các câu trên là gì I.Thế nào là đại từ 1.Ví dụ: SHD 2.Nhận xét (1) Từ “tôi” trỏ con cò. Căn cứ vào nội dung văn bản, từ “Tôi” thay thế cho từ “con cò” ở câu thứ nhất. Chức năng ngữ pháp: -Từ “Tôi” 1 làm VN ; phụ ngữ cho động từ “vớt”. -Từ “tôi” 2 làm CN. . 2) Từ “tôi” trỏ nhân vật Thành. Nhận diện điều đó dựa vào nội dung của văn bản, từ “tôi” thay thế cho từ “ thằng Thành” ở câu đứng sau. * Chức năng: -Từ “tôi” số 1, 2 làm phụ ngữ cho DT “tiếng mẹ; cánh tay”. - Từ “tôi” số 3 làm CN. ?. Các từ “ấy, thế” trỏ gì? -Nhờ đâu em hiểu được nghĩa của chúng ? -Chức năng ngữ pháp của các từ này là gì ? *Gợi ý: Từ thế ở đây trỏ cái gì? Muốn biết điều này, hãy xác định -"Vừa nghe thấy thế" là vừa nghe thấy gì? (3) Từ “Ấy” dùng để trỏ việc danh tướng cưỡi ngựa một mình không phải vịn ai - Chức năng: “Ấy” làm phụ ngữ của động từ. (4) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra: - “Thế” chỉ hành động chia đồ chơi. - Chức năng: Từ ''Thế'' làm phụ ngữ của động từ. - Dựa vào các câu văn xuất hiện trước nó trong văn bản mà ta nhận biết được ý nghĩa của chúng. ?.Các từ “Ai, Sao” được sử dụng để làm gì (5) Từ ai trong trường hợp này được dùng để hỏi. (6) Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế! (Khánh Hoài, Cuộc . con búp bê) -> Từ “sao” được dùng để hỏi. Gợi ý: Muốn xác định được ai trong bài ca dao trên được dùng để làm gì, trước hết phải xác định câu "Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?" có mục đích gì, để kể, để tả hay để hỏi? Câu ca dao này dùng với mục đích hỏi, từ ai trong trường hợp này được dùng để hỏi. HĐ Cá nhân -Các từ “tôi, ấy, thế, ai, sao” trên đây được gọi là các đại từ của tiếng Việt. Đại từ là gì? Hoàn thành các định nghĩa /36 3.Kết luận - Đại từ là những từ để trỏ người, sự vật, hành động, tính chất, sự việcđã được nhắc đến trong một ngữ cảnh nhất định; hoặc dùng để hỏi. - Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp trong câu như chủ ngữ, vị ngữ; hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật:Động não, trình bày 1 phút Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác.. Kỹ năng sống: Giao tiếp HTHĐ: Cá nhân/cặp đôi GV giao nhiệm vụ. 1.Cho những đại từ /27 hãy xếp vào ô mà em cho là phù hợp: II. Các loại đại từ Gợi ý: - Đại từ trỏ người, vật ngôi thứ nhất là các từ trỏ bản thân người, vật (tôi, tao, tớ,) - Ngôi thứ hai là trỏ người, vật là đối tượng trực tiếp đối diện với người nói (mày,); -Ngôi thứ ba trỏ đối tượng gián tiếp nói đến trong lời (nó, hắn,). Tương ứng, có đại từ -ngôi thứ nhất số nhiều (chúng tôi, chúng tao, chúng tớ,) -Ngôi thứ hai số nhiều (chúng mày,). -Ngôi thứ ba số nhiều (chúng nó, họ,). Đại từ để trỏ Đại từ để hỏi Trỏ người, sự vật Trỏ số lượng Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc Hỏi về người, sự vật Hỏi về số lượng Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc Tôi, chúng tôi, nó, chúng nó, ta, chúng ta, họ, mày, hắn Bao, bao nhiêu, bấy, bấy nhiêu Vậy, thế Như thế, như vậy Ai, gì, nào Bao nhiêu, bao giờ Sao, thế nào, ra sao III. Chức năng ngữ pháp của đại từ Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật:Động não, trình bày 1 phút Năng lực: Giao tiếp, tự học, hợp tác.. Kỹ năng sống: Giao tiếp HTHĐ: Cá nhân/cặp đôi GV giao nhiệm vụ. ? Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ trong các vd sau: 1. VD a) Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. (CN) b) Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm. (PN của cụm dt) c) Mẹ tôi giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra: - Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. (PN của động từ) d) Người học giỏi nhất lớp là nó VN e) Cây tre Việt Nam nhũn nhặn, thủy chung, bất khuất. Con người Việt Nam cũng đẹp vậy. (PN của tính từ) 2.Kết luậnChức vụ ngữ pháp Chủ ngữ, vị ngữ trong câu Phụ ngữ của DT, của ĐT, của TT 3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 15 phút) Phương pháp:Hoàn tất một nhiệm vụ Kĩ thuật: Động não/đặt câu hỏi/trình bày một phút/ Năng lực: Giải quyết vấn đề; hợp tác.. HTHĐ: Cá nhân/cặp đôi Kỹ năng sống: nhận thức (tư duy tích cực, sáng tạo) GV giao nhiệm vụ: a/27. Chỉ ra ý nghĩa của đại từ “thế” trong các ví dụ sau - Bạn Nam 13 tuổi. Bạn Hoa cũng thế. => Thế: đại từ dùng để trỏ số lượng. - Chị Hương đang học bài. Anh Tuấn cũng thế. =>Thế: đại từ dùng để trỏ hoạt động. - Bông hoa hồng đẹp quá. Bông hoa li cũng thế. =>Thế: đại từ dùng để trỏ tính chất. b. Trong những từ ngữ in đậm dưới đây, những từ nào là đại từ, những từ nào không phải là đại từ? Vì sao?/27 - Cái cò lặn lội bờ ao , Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ? - Ông ơi ông vớt tôi nao , Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. - Ngó lên nuộc lạt mái nhà, Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. - Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân. - Núi cao biển rộng mênh mông , Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! Các từ in đậm trên đều là các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc của con người được dùng như những đại từ xưng hô. Khi đó, chúng mang đầy đủ những chức năng và cách sử dụng của đại từ.có thể coi chúng là đại từ xưng hô. c, Hãy đặt câu với các đại từ để hỏi: ai, gì, bao nhiêu, thế nào ? VD: Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ? Ai có thể hát một bài dân ca quan họ cho cả lớp nghe nào ? Nguyên liệu chính của món ăn này là gì ? Trang phục này giá bao nhiêu ? Thế nào là đại từ ? HS thảo luận HS báo cáo GV chốt 4. HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp:Nêu vấn đề Kĩ thuật:Động não, giao tiếp.. Năng lực: Giải quyết vấn đề HTHĐ: Cá nhân/ chung GV giao nhiệm vụ: D.1.Tìm đại từ trong các câu sau. Cho biết chúng được dùng để làm gì? Vai trò ngữ pháp của mỗi đại từ. a) Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. b) Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ tương lai. c) Hôm qua, người về muộn nhất lớp là tôi. d) Tôi lấy giấy bút ra hí hoáy vẽ. Hà cũng bắt chước làm vậy. e) Ai là người dũng cảm nhất? Đáp án a) Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. (PN của DT) b) Họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ (CN) tương lai. c) Hôm qua, người về muộn nhất lớp là tôi. (VN) d) Tôi lấy giấy bút ra hí hoáy vẽ. Hà cũng bắt chước làm vậy. (CN) e) Ai là người dũng cảm nhất? (CN) =>Các đại từ ở a,b,c,d dùng để trỏ. D.2. Hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ ngữ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong một ngoại ngữ mà em học (tiếng Anh...) Gợi ý: Đại từ xưng hô trong một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc ít hơn trong tiếng Việt. Nếu xét về ý nghĩa biểu cảm thì các đại từ xưng hô trong các ngôn ngữ ấy nhìn chung không mang nghĩa biểu cảm. 5. HĐ TÌM TÒI , MỞ RỘNG (dự kiến 5 phút) Phương pháp:Nêu vấn đề Kĩ thuật:Động não Năng lực: Giao tiếp HTHĐ:Cá nhân/ cộng đồng. GV giao nhiệm vụ: 1- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu để trả lời câu hỏi Đọc đoạn trích/38, nhận xét về việc sử dụng đại từ Xác định đại từ trong văn bản Những câu hát nghĩa tình. HS thảo luận HS báo cáo GV chốt Ngày chuẩn bị: 2021 TUẦN 4 – BÀI 4 (Tiếp theo) - TIẾT 16 LUYỆN TẬP C.3 A/ MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Tạo lập các văn bản thông thường và đơn giản một cách thành thạo. 2. Kĩ năng: -Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản. 3. Thái độ, phẩm chất -Giáo dục học sinh có ý thức tiến hành các bước tạo lập văn bản. -Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ 4. Năng lực cần hình thành: -Năng lực : + Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ + Chuyên biệt: Năng lực tạo lập văn bản và sử dụng tiếng Việt. B.CHUẨN BỊ 1. HS: Chuẩn bị bài, thực hiện những yêu cầu của GV trước khi lên lớp. , bảng phụ, bút dạ... 2.GV: Kế hoạch bài dạy, Sách HDH NV7, Tài liệu tham khảo. , mạng In-tơ-net.. C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY Ngày dạy: ... 2021 - lớp 7B -tiết 16 Phân chia tiết dạy: Tiết 16: Luyện tập C3 D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) HĐ của GV và HS Kiến thức cần đạt Phương pháp:Đặt và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật:KWL Năng lực: Giao tiếp, tự học, HTHĐ: Cá nhân GV giao nhiệm vụ 1.Nêu các bước của quá trình tạo lập VB -HS thảo luận(3’) -HS báo cáo -GV chốt - Các bước của quá trình tạo lập văn bản. +Tìm hiểu đề + Tìm ý + Lập dàn ý +Viết bài +Đọc – sửa lỗi 3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 15 phút) Phương pháp:Hoàn tất một nhiệm vụ Kĩ thuật:Động não Năng lực: Giải quyết vấn đề; hợp tác.. HTHĐ: Cá nhân/cặp đôi GV giao nhiệm vụ: HĐ của GV và HS Kiến thức cần đạt 1. Ôn lại một số kiến thức về tạo lập văn bản. 2 .Nêu các bước của quá trình tạo lập văn bản. HS thảo luận(3’) -HS báo cáo -GV chốt I.Lý thuyết *Củng cố kiến thức về - Liên kết câu trong văn bản - Bố cục trong văn bản - Mạch lạc trong văn bản - Quá trình tạo lập văn bản Bài tập 3/28 Tình huống 1 a) Bước 1. Định hướng - Nội dung có thể viết về các đề tài sau: Tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của mỗi chúng ta; Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới nói chung và địa phương em nói riêng; Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường; Tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường; Các giải pháp để bảo vệ môi trường xanh -
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_theo_mo_hinh_vnen_tuan_4_5_6_nam_hoc_2021.docx