Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

 Nguyễn Khuyến

A/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được tình cảm đậm đà, thắm thiết của Nguyễn Khuyến đối với bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, nhận xét được một số đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật).

2. Kĩ năng:

- Chỉ ra được những chi tiết, hình ảnh, cách tạo dựng tình huống độc đáo để thể hiện một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.

3. Thái độ, phẩm chất

- Biết thưởng thức giọng thơ hóm hỉnh, thân mật, đôn hậu nhưng ý tứ sâu xa của Nguyễn Khuyến; biết trân trọng tình bạn đậm đà, thắm thiết.

-Phẩm chất: Giữ gìn,phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, tự lập, tự tin, tự chủ.

 

docx 22 trang phuongnguyen 22560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn 7 (theo mô hình Vnen) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022
Ngày chuẩn bị : 2021 
TUẦN 8 –BÀI 8 - TIẾT 29 -> 32 
 BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 Nguyễn Khuyến
A/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Hiểu được tình cảm đậm đà, thắm thiết của Nguyễn Khuyến đối với bạn trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, nhận xét được một số đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật).
2. Kĩ năng:	
- Chỉ ra được những chi tiết, hình ảnh, cách tạo dựng tình huống độc đáo để thể hiện một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
3. Thái độ, phẩm chất
- Biết thưởng thức giọng thơ hóm hỉnh, thân mật, đôn hậu nhưng ý tứ sâu xa của Nguyễn Khuyến; biết trân trọng tình bạn đậm đà, thắm thiết. 
-Phẩm chất: Giữ gìn,phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, tự lập, tự tin, tự chủ.
4. Năng lực cần hình thành:
-Năng lực : 
+ Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
+ Chuyên biệt: Năng lực đọc hiểu một số bài thơ trung đại Việt Nam (thơ chữ Nôm) 
B.CHUẨN BỊ
1. HS: Thực hiện những yêu cầu của GV trước khi lên lớp. , bảng phụ, bút dạ...
2. GV: Sách HDH NV7, Tài liệu tham khảo. , mạng In-tơ-net, phiếu học tập
Các tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến; Tranh ảnh, băng hình về quê hương Nguyễn Khuyến; Các bài phê bình về thơ văn Nguyễn Khuyến.
C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY
 Ngày dạy: . . 2021 - lớp 7B - tiết 29+30 
 Ngày dạy: . . 2021 - lớp 7B - tiết 31+32 
Phân chia tiết dạy: 
 Tiết 29: Văn bản :(Từ đầu đến phân tích hết phần 1 
 Tiết 30: Tiếp văn bản cho đến hết 
 Tiết 31: Phát hiện lỗi sử dụng quan hệ từ (Lồng KNS) 
 Tiết 32: Luyện tập : Viết bài văn biểu cảm 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút)
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp:Nêu vấn đề
Kĩ thuật:Động não
Năng lực:Giao tiếp
HTHĐ: Cá nhân/chung
 GV giao nhiệm vụ: 
 Thực hiện theo sách hướng dẫn/54
a. Đọc các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao sau, cho biết những câu nói đó muốn nói điều gì về tình bạn?
-Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn: Bầy là đàn là lũ.  Ngựa chạy có bầy thì mới thi nhau chạy khoẻ.  Chim cũng vậy, có bay với bầy bạn thì mới đua nhau bay cao.  Câu này lấy vật ra làm thí dụ, ngụ ý khuyên người đời: làm việc gì cũng cần có bầy có bạn thì mới nô nức thi đua mà làm.
-Buôn có bạn, bán có phường: Trong làm ăn, buôn bán phải có tổ chức, có những người bạn và có nơi, có chốn.
-Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn: Khi ăn nên chọn nơi có món ăn ngon lành và có môi trường văn hóa ẩm thực lành mạnh. Khi chơi, nên kết bạn với những người chân thành, tốt bụng, biết trọng tình, trọng nghĩa.
-Thuận vợ thuận chồng bể Đông tát cạn: Vợ chồng hòa thuận, việc lớn cũng thành.
- Thuận bè thuận bạn, tát cạn bể Đông: Bạn bè đồng lòng, hợp sức, cùng chung lý tưởngviệc khó cũng qua.
b.Theo em thế nào là một người bạn tốt?
 Ông cha ta từng nói:
 «Bạn bè là nghĩa tương thân
  Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau» 
1.Trước hết ta cần hiểu, một người bạn tốt phải là người không ích kỉ. 
2.Phẩm chất thứ hai ở một người bạn tốt là tính kiên định.
3.Đã là một người bạn tốt thì không thể thiếu được lòng trung thành, sự tin tưởng lẫn nhau.   
 GV: Tình bạn là một trong những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng và thơ Đường luật nói chung.
 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp: Nêu vấn đề
Kĩ thuật: Động não
Năng lực: Giao tiếp
HTHĐ: chung
 GV giao nhiệm vụ: 
1.Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến? Phong cách viết của nhà văn?
-HS báo cáo
-GV chốt 
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
Nguyễn Khuyến ( 1835- 1909)
-Quê: Bình Lục – Hà Nam.
-Học giỏi, đỗ đầu cả 3 kì thi ( Thi hương, thi hội, thi đình)
-Là một nhà thơ lớn của dân tộc, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ
*GVgiải thích 
-Tác giả từng làm quan dưới triều Nguyễn khoảng 10 năm nhưng đến khi thực dân Pháp xâm lược, đánh chiếm Bắc Bộ , ông đã lui về ở ẩn tại quê nhà.Mặc dù Pháp muốn mời ông làm quan nhưng ông cương quyết từ chối.
- Thơ ông thường viết về mùa thu ( có chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu: câu cá mùa thu; Thu ẩm: uống rượu mùa thu ; Thu vịnh: Vịnh cảnh mùa thu., cuộc sống và con người nơi thôn dã => Nhà thơ của làng cảnh VN.
1.Thi hương: Mỗi năm mở một lần.
- Được tổ chức ở chung quanh khu vực quê hương của người dự thi( nhiều tỉnh cạnh nhau)-> nên gọi là thi hương.
VD: Trường Nam: Gồm những thí sinh quanh tỉnh Nam Định dự thi.
 Trường Hà: Gồm những thí sinh quanh TP Hà Nội dự thi.
-Thí sinh phải trải qua 4 kì thi.
+ Người đỗ 3 kì thi đầu được gọi là tú tài (ông đồ, ông tú)
+ Người đỗ 4 kì thi được gọi là Cử nhân (ông cống , ông Cử)
+ Người đỗ đầu được giải Nguyên , làm quan ở huyện hay ở tỉnh.
2.Thi hội ( Thí sinh ở các tỉnh tụ hội về kinh để thi nên gọi là thi Hội )
+ Ba năm tổ chức một lần ở cấp trung ương.
+ Những người đỗ kì thi Hương mới được tham gia.
+ Người đỗ không được phong học hàm, học vị .Muốn có học hàm, học vị phải tiếp tục thi.
+Người đỗ đầu được gọi là Hội Nguyên.
3.Thi Đình: Là kì thi cao nhất được tổ chức ở sân đình của nhà vua ( nên gọi là thi đình)
-Vua trực tiếp ra đề thi, làm ban giám khảo và là người phê duyệt cho những thí sinh trúng tuyển.
-Nơi thi là một cái nghè rất lớn nên người ta thường gọi những người tham gia thi đình là những ông Nghè.
-Những người đỗ trong thi đình gọi là Tiến sĩ.
-Người đỗ cao nhất được phong là trạng nguyên.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
-HD đọc: chậm , nhẹ nhàng, ung dung .
-Giọng điệu vui, hóm hỉnh.
- Đọc đúng nhịp.
-GV đọc-> HS đọc->NX
-HS đọc chú thích*/ 54
-Nước cả: Nước đầy, nước lớn(Chớ thấy song cả mà ngã tay chèo)
-Khôn: Không thể, khó, e rằng khó.
-Rốn: Cuống, cánh hoa bao bọc.
2. Đọc-chú thích
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp:Nêu vấn đề
Kĩ thuật:Động não
Năng lực:Giải quyết vấn đề
HTHĐ: Cặp đôi(5’)
 GV giao nhiệm vụ: 
1.Bài thơ được viết khi nào
2.Nhận diện thể thơ
(Bài thơ có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ? Cách hiệp vần của bài thơ như thế nào? Ngắt nhịp? đối ý, đối thanh?
3. Căn cứ vào nhan đề của bài thơ em hãy cho biết cảm xúc chính của bài thơ là gì? Mạch cảm xúc ấy được phát triển như thế nào trong bài thơ? chủ đề của văn bản là gì
4.PTBĐ của bài thơ? 
3.Tác phẩm
-HCST: Bài thơ được viết khi tác giả đã cáo quan về quê ở ẩn.
-Thể thơ : Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật ( 8 câu, mỗi câu có 7 chữ) 
-Gieo vần“a”cuối các câu1,2,4,6,8
- Nhịp thơ : 4/4; 2/2/3; 
-Đặc biệt câu 6: 4/1/2
-Cảm xúc chính của bài thơ là ca ngợi tình bạn thắm thiết.
- Mạch cảm xúc: 
+Mở đầu là cảm xúc bạn đến chơi.
+Tiếp đó là cảm xúc về gia cảnh.
+Cuối cùng là cảm xúc về tình bạn
 -PTBĐ : Biểu cảm. 
 Chủ đề: tình bạn
- Đối ý, đối thanh ở câu: 3-4; 5-6
Theo bố cục thông thường của bài thơ TNBC ĐL gồm 4 phần: đề thực, luận kết. Nhưng ở đây, chỉ có một câu đề, câu 2 đã chuyển sang phần thực; giữa phần thực và luận lại không có ranh giới rõ rệt. Đến câu 7 là câu kết, nhưng vẫn gắn với phần thực nên câu 8 mới là câu kết. Đó là sự sáng tạo của Nguyễn Khuyến .
Chuyển ý: Bài thơ đã bộc lộ tình cảm gì? Tình cảm ấy được bộc lộ bằng cách nào? 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp:Nêu vấn đề
Kĩ thuật: Động não
Năng lực:Giải quyết vấn đề
HTHĐ: cá nhân
 GV giao nhiệm vụ: 
1.Câu thơ mở đầu giới thiệu điều gì với người đọc? Em có nhận xét gì về giọng điệu của câu thơ mở đầu.
2.Chủ nhà gọi bạn là bác, cách xưng hô này có gì đặc biệt?. 
3.Với giọng thơ như thế kết hợp với cụm từ "Bấy lâu nay" giúp em hình dung được tâm trạng tác giả ra sao. 
HS thảo luận
HS báo cáo
GV chốt
II. Tìm hiểu chi tiết
Câu 1: Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
-Giọng điệu: Vui , hồ hởi, phấn khởi
-Thời gian: Đã lâu
-Xưng hô: Bác
=>Tình bạn thân mật, gần gũi tôn trọng.
-Gọi bạn là bác sự thân tình, gần gũi , trân trọng tình cảm bạn bè.->Quan hệ bền chặt, thân thiết thuỷ chung.
=>Niềm vui mừng phấn khởi của nhà thơ khi có bạn đến chơi.
 Đã lâu rồi không gặp lại nhau , bày tỏ niềm mong mỏi chờ bạn đến chơi từ rất lâu, nhất là trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn.
Chuyển ý : Trong hoàn cảnh nguyễn khuyến đã cáo quan về ở ẩn nên có một người bạn thân đến chơi là một điều đáng quý và vô cùng hạnh phúc. 
Ca dao xưa đã từng nói:
 Ra đi vừa gặp bạn hiền
Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời
 Rồi mùa tóc mạ rơm khô
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm
Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên
 Bạn về có nhớ ta chăng
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời
 Vậy nhà thơ tiếp đãi bạn những gì ? có lẽ là bữa cơm thịnh soạn chăng.Vậy
..
 Dự kiến chuyển tiết 30
 Dạy ngày: / / 2021
 1. HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút) 
 Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp:Nêu vấn đề
Kĩ thuật:Động não
Năng lực: Giao tiếp
HTHĐ:Cá nhân
 GV giao nhiệm vụ: 
1.Cho học sinh nghe bài hát “Khách đến chơi nhà”, nêu cảm nghĩ của em khi nghe bài hát đó
-HS suy nghĩ
-HS báo cáo
-GV chốt
 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến30 phút)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp: So sánh, phản biện.
Kĩ thuật: khăn phủ bàn
Năng lực:Giải quyết vấn đề
HTHĐ: Nhóm
 GV giao nhiệm vụ: 
1.Nguyễn Khuyến tiếp bạn trong hoàn cảnh ntn ?
2.Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ của tác giả. 
3.Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống đặc biệt đó.
HS thảo luận
HS báo cáo
GV chốt
2. Sáu câu tiếp
*Hoàn cảnh: 
+ Trẻ đi vắng, chợ xa nhà.
+ Có cá nhưng ao sâu nước cả;
+ Có gà nhưng vườn rộng rào thưa không đuổi được;
+Có bầu, mướp nhưng chưa ăn được. 
+Cho đến miếng trầu - vật dễ kiếm và phổ biến nhất, lại không có sẵn.
*NT:
+Liệt kê, TT, phép đối, nói quá.
+Giọng điệu đùa vui, hóm hỉnh.
+Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi, dân dã. 
* Dụng ý 
+ Tạo ra sự hài hước, vui vẻ. 
+ nói lên sự mong ước được tiếp đãi chu đáo.
GV:Nhà thơ tiếp đãi bạn trong một hoàn cảnh mà mọi điều kiện vật chất đều thiếu thốn, có mà không.
-Có tất cả mọi sản vật của cây nhà lá vườn để tiếp đãi bạn nhưng rất tiếc mọi thứ vẫn đang ở dạng tiềm ẩn chưa sử dụng được.
+ Đây là cách nói rất khéo , rất sang về gia cảnh thiếu thốn ..
+ Tạo ra sự hài hước, vui vẻ. Vật chất tuy đầy đủ nhưng cứ giảm đi, cuối cùng lại không còn gì hết. Vì vậy, tiếp bạn chỉ có cái tình.
+ Nhà thơ nửa đùa vui, nhưng cũng vừa nói lên sự mong ước được tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cá tính. Chỉ một sự chân tình có thể bù đắp được những thiếu hụt vật vất.
-Chủ nhân là người thật thà , chất phác; Tình bạn thật thà không khách sáo; một cuộc sống thanh bạch tâm hồn thanh cao; 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
 HĐ chung 
1.Có ý kiến cho rằng "Nhà thơ nói những điều trên là để than nghèo với bạn" em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao ?. Thái độ của Nguyễn Khuyến với bạn như thế nào?.
2.Đằng sau những vần thơ đó nhà thơ muốn bày tỏ điều gì
HS thảo luận
HS báo cáo
GV chốt
-Nhà thơ nói như vậy để giãi bày hoàn cảnh sống nghèo với bạn là để thể hiện mong muốn được đón tiếp bạn một cách đầy đủ, chu đáo. =>Bày tỏ kín đáo.
+Niềm tự hào về cuộc sống thanh bạch , giản dị, dân dã.
+Tâm hồn yêu quê hương , gắn bó với quê hương đất nước, mục đích để mua vui, hài hước.
 GV: Qua bài thơ người đọc có thể hình dung ra được cuộc sống của nhà thơ nơi
" Vườn Bùi chốn cũ" Với
 " Năm gian nhà cỏ thấp le te. 
 Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè" 
 Nhưng ẩn sau đó là một tâm hồn trong sáng, một cuộc sống thanh nhàn của nhà thơ. Khi nhà thơ nói đến cái khó của mình trong việc tiếp đãi bạn không phải là nhà thơ muốn than nghèo với bạn mà qua đó khẳng định một điều lớn hơn đó chính là tình bạn. 
 -Quả thật đoạn thơ hiện lên bức tranh sống động vui tươi với một nếp sống thôn dã chất phác cần cù bình dị, một cuộc đời thanh bình ấm áp. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến dắt tay bạn ngắm vườn cây ao cá tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp đối chiếu so sánh.
Kĩ thuật: Động não
Năng lực:Giải quyết vấn đề
HĐ cặp đôi 
 GV giao nhiệm vụ:
1.Từ “ta với ta” thuộc loại từ nào? Ngôi thứ mấy? 
2.Câu thơ cuối có vai trò khẳng định điều gì ?
3.Cách sử dụng đại từ “ta với ta”có gì khác với bài thơ Qua đèo Ngang.
3.Câu thơ cuối
 Bác đến chơi đây ta với ta
-Đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2
- Đây là Bác với tôi, chủ nhân với khách, nhà thơ với bạn, lòng tôi gặp bác, cảm thông và chia sẻ.
- Tôi với bạn tuy hai mà một.
-Biểu cảm trực tiếp.
=>Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi bạn bằng một
 bữa tiệc tinh thần.Biểu lộ niềm vui trọn ven, tình bạn thắm thiết , bất chấp mọi điều kiện.
GV:Quan hệ giữa chủ với khách gắn bó hoà hợp, tiếp khách không cần mâm cao cỗ đầy , chỉ cần có một tấm lòng chân thành “Tình bằng hữu” Cuộc sống có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm của Nguyễn Khuyễn với bạn.
- Quý nhau là quý ở cái tình, cách đối xử với nhau. Chỉ những người bạn tâm đầu ý hợp, thông cảm, gặp gỡ nhau cũng đã đủ vui. Có đủ vật chất tương xứng với tình cảm là tốt nhất, nhưng dù không có thì cũng chẳng vì thế mà kém vui.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp:Hoàn tất một nhiệm vụ
Kĩ thuật:Sơ đồ tư duy
Năng lực:Hợp tác
HTHĐ:Cá nhân
 GV giao nhiệm vụ
1.Nêu những nét tiêu biểu về nghệ thuật trong bài thơ.
2.Ý nghĩa:
HS thảo luận
HS báo cáo
GV chốt
III.Tổng kết
1.Nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ trong sáng, tự nhiên, hàm súc.
-Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi và cuối cùng oà ra niềm vui đồng cảm.
- Lập ý bất ngờ.
-Giọng thơ hài hước, hóm hỉnh.
2.Nội dung: 
- Bài ca về tình bạn , thiêng liêng xúc động.
- Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
*Liên hệ tình bạn của em.
3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 15 phút) 
Phương pháp:Hoàn tất một nhiệm vụ
Kĩ thuật:Động não
Năng lực:Hợp tác
HTHĐ:Cặp đôi
 GV giao nhiệm vụ: 
Bài 1/56
- Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ trọng tình nghĩa làng xóm bạn bè. Trong những tác phẩm mà ông để lại không biết có bao nhiêu tác phẩm nói về tình cảm đơn sơ giản dị thế nhưng tiêu biểu nhất có thể nói đến bài thơ Bạn đến chơi nhà. Bài thơ như cái cười nhẹ nhàng thấm thía của nhà thơ về cảnh nghèo túng của gia đình khi bạn đến chơi nhà. Đồng thời nói lên tình cảm bạn bè trong sáng đơn sơ mà không cần đến những thứ vật chất kia. Dù trong khó khăn thì tình bạn vẫn luôn tỏa sáng.
*Bài 5/57 So sánh cụm từ "Ta với ta" trong bài thơ với cụm từ "Ta với ta" trong bài "Qua Đèo Ngang". 
- Bài thơ Qua Đèo Ngang - 2 từ ta nhưng chỉ 1 người, một tâm trạng. Đó là bà Huyện Thanh Quan với cái bóng của bà với nỗi cô đơn lẻ loi không biết chia sẻ cùng ai.
- Ở bài thơ Bạn đến chơi nhà "Ta với ta" có nghĩa là tôi với bác, chủ nhân với khách, nhà thơ với bạn, hai người có tình bạn tri kỉ, gắn bó. Chí ít là giữa cõi đời này nhà thơ còn có một người tri âm, tri kỉ.
4. HĐ VẬN DỤNG (dự kiến 5 phút) 
Phương pháp:Nêu vấn đề
Kĩ thuật:Động não, giao tiếp..
Năng lực: Giải quyết vấn đề
HTHĐ: Cá nhân/ chung
 GV giao nhiệm vụ: 
 Nêu cảm nhận của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
*Tham khảo
 Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao.
 Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
 ..
 Bác đến chơi đây, ta với ta.
 Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:
 Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
 Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thốn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
.
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
 Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
 Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá 
 Bác đến chơi đây, ta với ta
 Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. 
5. HĐ TÌM TÒI , MỞ RỘNG (dự kiến 5 phút) 
Phương pháp:Nêu vấn đề
Kĩ thuật:Động não
Năng lực: Giao tiếp
HTHĐ:Cá nhân/ cộng đồng.
 GV giao nhiệm vụ: 
1.Đọc đoạn thơ sau và nhận xét về cách thể hiện tình bạn của tác giả Nguyễn Khuyến so với bài “Bạn đến chơi nhà” . 
 Nếu như qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” ta cảm nhận được một tình bạn thiêng liêng, cao quý giữa tác giả và tri kỷ của mình (Đó là thứ tình cảm làm lu mờ hết mọi thứ vật chất xung quanh, không gì có thể đánh đổi được nó.Một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ ! Một giọng thơ tự nhiên, mộc mạc. Một khí chất dí dỏm, hài hước) thì đến đoạn thơ trích trong bài “Khóc Dương Khuê” Nguyễn Khuyến lại cho ta thấy được nỗi lòng đau xót khôn nguôi của tác giả, trước việc bạn qua đời 
 “Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua.
 Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
 Viết đưa ai ai biết mà đưa.
2. Hãy sưu tầm những câu thơ, đoạn văn nói về tình bạn
1. Hạnh phúc thay người nào có tài kết bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý nhất của Thượng đế. Món quà này bao gồm nhiều điều hay, nhưng trên hết là khả năng vượt khỏi chính mình.
2. Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
3. Có tình bạn là có được chiếc chìa khóa mở vào tâm hồn người khác. 
4. Không người nào có thể tự nhiên trưởng thành trên đời này và có một cuộc sống hoàn hảo mà không có ít nhất một người hiểu mình.
5. Nếu anh không thể nói với bạn một cách thẳng thắn, công khai, thậm chí gay gắt nữa, tất cả những gì anh nghĩ về bạn, hành vi của bạn hoặc nếu anh không thể nghe bạn nói một sự thật như thế về bản thân anh thì các anh chưa thật sự tin nhau, chưa hiểu nhau, chưa tôn trọng nhau.
6. Khó khăn là một phần của cuộc sống, và nếu bạn không chia sẻ nó, bạn sẽ không mang lạ cho người yêu mến bạn cơ may để yêu bạn nhiều hơn.
7. Đừng che giấu tình yêu và sự dịu dàng của mình cho đến khi bạn lìa đời.
Hãy làm cuộc đời bạn tràn đầy sự ngọt ngào. Hãy nói những lời nói thân thương khi bạn còn nghe được và khi tim bạn còn rung động. 
8. Một trong những hạnh phúc lớn nhất đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.
 Bạn bè là nghĩa tương tri 
 Sao cho sau trước một bờ mới nên 
 Ra đi vừa gặp bạn hiền 
 Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời 
 Ai ơi nhớ lấy câu này 
 Tình bạn là mối duyên thừa trời cho 
 Ra đi vừa gặp bạn thân 
 Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời 
*Sưu tầm những câu thơ, đoạn văn, câu chuyện nói về tình bạn.
 Hãy noi gương tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ. Tình bạn của hai người bắt nguồn từ việc có chung một mục đích và lý tưởng. Khi Dương Lễ là một thư sinh nghèo khổ, Lưu Bình không những không chê bai mà còn kết giao bạn hữu và tạo điều kiện cho Dương Lễ ăn học. Đến khi Dương Lễ công thành danh toại, Lưu Bình chỉ là một kẻ ăn mày rượu chè bê tha. Nhớ đến nghĩa tình bạn bè năm xưa, Dương Lễ đã nhờ vợ mình giúp nuôi và đốc thúc việc học của Lưu Bình. Sau đó, Lưu Bình đỗ đạt làm quan. Hay tình bạn vô cùng tốt đẹp và sâu sắc của hai nhà chính trị lớn là Các-mác và Ăng-ghen. Tình bạn của hai ông bắt nguồn từ việc có cùng chung mục đích và lí tưởng. Trong suốt thời gian nghiên cứu và làm việc, hai ông đã không ngừng viết thư cho nhau và vô cùng vui sướng khi gặp lai nhau. Có lần Ăng-ghen bị bệnh, Các-mác đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu sách vở để tự tìm ra cách trị bệnh cho bạn.. Đó mới chính là tình bạn chân thành và cao quý.
..............................................................................................
Ngày chuẩn bị : / /2021 
TUẦN 8 –BÀI 8 (Tiếp theo) -TIẾT 31
 PHÁT HIỆN LỖI SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ 
A/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
-Phát hiện và sửa được các lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ, biết tránh các lỗi đó khi nói và viết câu, đoạn.
2. Kĩ năng:
-Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.
-Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ.
-Kỹ năng sống:
-Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
-Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ tiếng việt.
3. Thái độ, phẩm chất
-Giáo dục học sinh ý thức sử dụng quan hệ từ.
-Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân.
4. Định hướng năng lực và phẩm chất .
-Năng lực : 
+ Chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
+ Chuyên biệt: Tạo lập văn bản và sử dụng tiếng Việt.
B.CHUẨN BỊ 
1. HS: Thực hiện những yêu cầu của GV, bảng phụ, bút dạ...
2.GV: Sách HDH NV7, Tài liệu tham khảo , mạng In-tơ-net.., phiếu học tập...
C. THỰC HIỆN TIẾT DẠY
 Ngày dạy: . . 2021 - lớp 7B - tiết 31+32 
Phân chia tiết dạy: 
 Tiết 31: Phát hiện lỗi sử dụng quan hệ từ (Lồng KNS)
 Tiết 32: Luyện tập 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.HĐ KHỞI ĐỘNG (dự kiến 5 phút)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp:Nêu vấn đề
Kĩ thuật:Động não
Năng lực:Giao tiếp
-Kỹ năng sống: 
+Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
+Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ tiếng việt.
HTHĐ: Cá nhân/chung
 GV giao nhiệm vụ: 
Câu 1 : ( 5 chữ cái) QHT của biểu thị ý nghĩa gì?-> Sở hữu
Câu 2 : (3 chữ cái) Tìm QHT trong câu sau: -> Thì 
 Chuồn chuồn bay thấp thì mưa 
 Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
Câu 3 : (3 chữ cái) Tìm QHT trong câu sau: Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. ->Như
Câu 4 : (2chữ cái) Tìm QHT trong câu sau:
 Rừng say ngây và ấm nóng.-> Và
Câu 5 : (7 chữ cái) Các QHT vì/bởi/tại/docho nên/nên/mà biểu thị quan hệ gì?
->Nhân quả
Câu 6 : (8 chữ cái) Điền QHT thích hợp vào câu sau: 
  chưng bác mẹ tôi nghèo 
  tôi phải băm bèo, thái khoai -> vì; cho nên
=> Quan hệ từ 
GV: Trong khi nói hoặc viết, chúng ta còn mắc nhiều lỗi về sử dụng quan hệ từ. Có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ, có những trường hợp không bắt buộc. Nếu chúng ta dùng quan hệ từ tuỳ tiện thì câu văn sẽ như thế nào? Làm sao để khắc phục dùng đúng quan hệ từ. Hôm nay, ta vài tìm hiểu để nắm rõ điều đó.
 2.HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (dự kiến 35 phút)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
Kĩ thuật: Động não
HTHĐ: cặp đôi
Năng lực: giải quyết vấn đề
Kỹ năng sống:
+Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
+Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ tiếng việt GV giao nhiệm vụ. 
1. Nối A với B cho thích hợp để phát hiện lỗi về sử dụng quan hệ từ (2’).
-Báo cáo, nx
-Chốt
I.Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1. Ngữ liệu 1
1 – b
2 – c
3 – d
4 – a
 * Nhận xét
1. Lỗi ngữ pháp
a. Thiếu quan hệ từ.
 Sửa:  
(a1) Đừng nên nhìn hình thức mà đánh gía kẻ khác .
(a2) Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay không đúng.
b. Thừa quan hệ từ. (về, qua)
 Sửa:  
b.1. Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.
 b.2. Câu ca dao 
 "Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
 Cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
c. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
c1.Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.
 2.Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
 Sửa: thay “và” bằng “nhưng”
 2.1 Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ .
 Thay “để” bằng “vì”
 2.2 Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng .
2. Ngữ liệu 2
c/56.Các câu sau đây mắc loại lỗi nào về sử dụng quan hệ từ ?Chữa lại cho đúng?
-HĐ cá nhân:
*Gợi ý: Các câu này mắc lỗi gì? Tại sao?
 Phân tích thành phần chủ ngữ - vị ngữ của các câu này, ta sẽ thấy chúng đều thiếu chủ ngữ. Nguyên nhân dẫn đến thiếu chủ ngữ là việc dùng các quan hệ từ không đúng đã biến thành phần chủ ngữ của câu thành thành phần phụ trạng ngữ. Cách chữa chung cho loại lỗi này là bỏ các quan hệ từ để khôi phục chủ ngữ cho câu. 
*Có thể sửa:
- Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với bạn bè.
- Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
- Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác. 
- Thừa quan hệ từ: Qua, đối với, với
 - Sửa: Bỏ qht: 1.Qua
 2. Đối với
 3. Với
?.Trong khi đặt câu các em thường mắc phải những lỗi nào khi sử dụng quan hệ từ.
->GV sơ kết nội dung bài học
KL: Các lỗi cần tránh khi sử dụng quan hệ từ
- Thiếu quan hệ từ
- Thừa quan hệ từ
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
 - Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
 *Điền vào bảng sau:
TT
 Loại lỗi
 Cách sửa
 Câu đúng
1
Thiếu QHT
ThêmQHT thích hợp 
-Đừng nên nhìn hình thức mà (để) đánh giá kẻ khác.
-Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội xưa , còn đối với xã hội nay thì k đúng.
2
Dùng QHT không thích hợp về nghĩa
Thay QHTcho phù hợp với ý nghĩa của câu.
-Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến đúng giờ.
-Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
3
Thừa QHT
Bỏ QHT bị thừa
-Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao của cha me.
-Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời có thể làm thấp giá trị nội dung.
4
Dùng QHT mà k có tác dụng liên kết
Thêm QHT, từ liên kết phù hợp với ý nghĩa của câu
-Nam là một HS giỏi toàn diện.K những giỏi về môn toán mà còn giỏi về môn văn.
-Nó thích tâm sự với mẹ k thích tâm sự với chị.
* Chỉ ra lỗi về dùng quan hệ từ và sửa lại cho thành câu
1 Thầy giáo chủ nhiệm lớp em hết lòng vì học sinh thân yêu được nhiều học sinh quý mến. => Thiếu quan hệ từ.
 -> Thầy giáo chủ nhiệm lớp em hết lòng vì học sinh thân yêu nên được nhiều học sinh quý mến.
2. Mặc dù em có sự thay đổi về phương pháp học tập nhưng em đã tiến bộ.
 => Dùng quan hệ từ không thích hợp.
 Vì em đã có sự thay đổi về phương pháp học tập nên em đã tiến bộ.
3. Qua văn bản “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho ta thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 => Thừa quan hệ từ.
Văn bản “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho ta thấy Dế Mèn biết phục thiện.
4.Tìm quan hệ từ trong bài hát sau đây: 
 Em yêu trường em. 
 Với bao bạn thân và cô giáo hiền, 
 Như yêu quê hương, 
 Cắp sách đến trường /trong muôn vàn yêu thương. 
 Nào bàn nào ghế, nào sách nào vở, 
 Nào mực nào bút/ nào phấn nào bảng 
 Cả tiếng chim vui/ trên cành cây cao 
 Cả lá cờ sao / trong nắng thu vàng. 
 Yêu sao yêu thế/ trường của chúng em. 
 Mùa phượng phượng thắm/ mùa cúc vàng nở, 
 Mùa huệ huệ trắng/ đào thắm hồng đỏ, 
 Trường chúng em đây/ như vườn hoa tươi, 
 Người tốt việc hay / là cháu Bác Hồ. 
 Yêu sao yêu thế/ trường của chúng em.
 GV: Hướng khắc phục 
- Hiểu đúng ýnghĩa của các QHT sử dụng 
-Xác định rõ các phần,câu cần liên kết 
- Chọn và sử dụng QHTphù hợp với ngữ cảnh .
3. HĐ LUYỆN TẬP (dự kiến 15 phút) 
Phương pháp:Hoàn tất một nhiệm vụ
Kĩ thuật:Động não
Năng lực:Hợp tác
HTHĐ:Cặp đôi 
-Kĩ năng sống: 
+Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
+Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ tiếng việt.
 GV giao nhiệm vụ:
*Bài 2/56. Thêm các quan hệ từ thích hợp (hoặc thêm hay bớt một vài từ ngữ khác) để hoàn chỉnh các câu dưới đây.
-HĐ cá nhân:
*Gợi ý: Cặp quan hệ từ từ ... đến;
 - Quan hệ từ chỉ quan hệ hướng tới mục đích, kết quả cần đạt, hướng tới đối tượng: để / cho.
- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
- Con xin báo một tin vui để , cho cha mẹ mừng.
 -> Thiếu quan hệ từ.
*Bài 3./56 Thay các quan hệ từ dùng sai (in đậm) trong các câu sau đây bằng những quan hệ từ thích hợp.
HĐ cặp đôi:
*Gợi ý: Các quan hệ từ với, tuy, bằng trong các câu này có thích hợp không? Đây là trường hợp dùng sai nghĩa của quan hệ từ, có thể thay với bằng như, thay tuy bằng dù, thay bằng bằng về.
a.Thay: Với = như.
b. Tuy = dù, nếu.
c. Bằng = về.
 KL-> Dùng quan hệ từ mà không thích hợp về nghĩa.
-Bài 4./56 Cho biết các quan hệ từ in đậm dưới đây dùng đúng hay sai:
HĐ cá 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_theo_mo_hinh_vnen_tuan_8_nam_hoc_2021_2022.docx