Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 30 - Năm 2020-2021

Tiết 118- Tiếng Việt: LIỆT KÊ

A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1- Kiến thức :

- Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê

- Phân biệt được các kiểu liệt kê : liệt kê theo từng cặp / liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến / liệt kê không tăng tiến.

2- Kĩ năng :

- Nhận biết được phép liệt kê.

- Phân tích giá trị của phép liệt kê.

- Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.

3- Thái độ :

Có ý thức dùng phép liệt kê trong khi nói và viết.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.

- PC: + Yêu nước : yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.

 + Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.

 + Trách nhiệm : Biết sử dụng phép tu từ liệt kê phù hợp trong nói và viết.

 

doc 12 trang phuongnguyen 29/07/2022 2420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 30 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 30 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 30 - Năm 2020-2021
Soạn : 15/4/2021- Dạy: / 4/ 2021
Tiết 118- Tiếng Việt: LIỆT KÊ
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê
- Phân biệt được các kiểu liệt kê : liệt kê theo từng cặp / liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến / liệt kê không tăng tiến.
2- Kĩ năng :
- Nhận biết được phép liệt kê.
- Phân tích giá trị của phép liệt kê.
- Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
3- Thái độ :
Có ý thức dùng phép liệt kê trong khi nói và viết.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: + Yêu nước : yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
 + Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 + Trách nhiệm : Biết sử dụng phép tu từ liệt kê phù hợp trong nói và viết.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + Chăm chỉ tự học bài cũ để nắm chắc kiến thức.
- Thời gian 5 phút.
* Ổn định tổ chức .
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi :
	? Nêu các trường hợp dùng cụm C - V làm thành phần câu. Cho ví dụ.
 	 ? Tìm cụm C - V làm thành phần câu trong phần đầu VB Những trò lố hay là Va-ren và PBC ?
- Dẫn dắt vào bài mới:
 Liệt kê là một biện pháp nghệ thuật được dùng phổ biến trong văn thơ nhằm diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn ý người ta muốn nói. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu đặc điểm của phép liệt kê.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Nắm được khái niệm phép liệt kê.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận, đặt câu hỏi,... 
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- Năng lực, PC: 
 + NL: Hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ tìm tòi kiến thức 
- Thời gian : 10’
- Y/c HS đọc ví dụ (SGK)
Tổ/c hoạt động nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
? Các bộ phận in đậm trong đoạn văn có cấu tạo và ý nghĩa như thế nào ? 
? Việc nêu ra hàng loạt sự vật tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung
? Những từ, cụm từ in đậm, gạch chân dùng trong 2 VD trên gọi là liệt kê. Vậy em hiểu thế nào là liệt kê 
? Em hãy lấy một ví dụ về phép liệt kê được sử dụng trong văn thơ mà em biết ?
- Mục tiêu: Nắm được các kiểu liệt kê.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, thảo luận, đặt câu hỏi,... 
- Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- Năng lực, PC: 
 + NL: Hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ tìm tòi kiến thức về văn nghị luận chứng minh, trách nhiệm hoàn thành bài tập được giao.
- Thời gian : 10’
- Gọi HS đọc ví dụ SGK
Tổ/c hoạt động nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
1- So sánh và nhận xét: các phép liệt kê trong hai ví dụ a,b( sgk) có cấu tạo khác nhau như thế nào?
2- Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê a,b ( sgk) và rút ra kết luận: Xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung
? Từ việc giải 2 bài tập trên, hãy trình bày kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ hoặc bảng phân loại ?
( GV sử dụng phụ lục sơ đồ phần cuối bài)
? Trình bày các kiểu liệt kê?
HS đọc
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 3’, nhóm 4’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
 - Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu có.
TL cá nhân
HS lấy ví dụ.
HS đọc
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 3’, nhóm 4’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
 - Các nhóm nhận xét, bổ sung nếu có.
HS làm việc cá nhân, vẽ sơ đồ
TL cá nhân
I- Thế nào là phép liệt kê ?
1- Tìm hiểu ví dụ :
 a- Ví dụ 1 :
* Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm có kết cấu tương tự nhau : 
 - đều cấu tạo bằng kết cấu chủ- vị: 
 + Bát yến / hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút.
 + Tráp đồi mồi chữ nhật / để mở, 
 - đều là những danh từ, cụm danh từ cùng chức năng làm vị ngữ:
 + trầu vàng, cau đậu, rễ tía, 
 + nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm,
 + ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.
 * Về ý nghĩa : Cùng miêu tả những đồ vật xa xỉ được bày biện xung quanh quan lớn.
=> Tác dụng: Làm nổi bật lối ăn chơi xa hoa, sự ích kỉ và thói vô trách nhiệm của tên quan hộ đê đối lập với tình cảnh dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió.
 2- Ghi nhớ :
 Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Ví dụ 1:
 Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 ( Lượm- Tố Hữu)
-> Liệt kê những trang phục của chú bé liên lạc.
Ví dụ 2 :
 "... Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, nàng vung náo nức, nồng hậu tình người"...
- Cấu tạo tương tự nhau : đều là DT làm CN.
- Ý nghĩa : Cùng nói về các làn điệu dân ca Huế -> sự phong phú, đặc sắc của ca Huế.
II- Các kiểu liệt kê :
1- Tìm hiểu ví dụ :
a- Ví dụ 1: Về mặt cấu tạo:
 a- Câu a dùng phép liệt kê không có từ và; không theo từng cặp.
 b- Câu b dùng phép liệt kê có từ và tạo thành hai cặp liệt kê.
-> Câu a là liệt kê không theo cặp; Câu b là liệt kê theo cặp.
b- Ví dụ 2: Về mặt ý nghĩa
- Câu a: Có thể thay đổi một cách dễ dàng thứ tự các bộ phận liệt kê mà không ảnh hưởng đến lô gíc, ý nghĩa của câu.
- Câu b: Không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi các hiện tượng liệt kê sắp xếp theo mức độ tăng tiến : phải từ hình thành -> trưởng thành - từ nhỏ -> lớn - từ gia đình ->họ hàng -> làng xóm.
-> Câu a là liệt kê không tăng tiến ; Câu b là liệt kê tăng tiến.
2- Ghi nhớ :
 Phụ lục: sơ đồ phân loại phép liệt kê 
LIỆT KÊ
Cấu tạo
Ý nghĩa
LK không theo cặp
LK theo từng cặp
Tăng tiến
Không tăng tiến
Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố.
- Mục tiêu: Thực hành làm bài tập củng cố lí thuyết.
- PP, KT: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL-PC: 
 + NL: GQVĐ, hợp tác.
 + PC: tự giác làm bài và trách nhiệm hoàn thành bài tập.
- Dự kiến thời gian: 17’.
Tổ/c hoạt động nhóm: 7’
 ( KT khăn trải bàn)
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân.
 + Nhiệm vụ: 
 Nhóm 1,2,3: Bài tập 1.
Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm "Yêu nước là một truyền thống quý bàu của ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy?
Nhóm 4,5,6: Tìm phép liệt kê trong Bài tập 2.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung
Hs đọc yêu cầu.
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 3’, nhóm 4’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
III- Luyện tập
1- Bài tập1 :
Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc :
 - Sức mạnh của tinh thần yêu nước.
 - Lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc.
 - Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân VN đứng lên chống Pháp.
 Ví dụ : 
 + Đoạn 1 : "Từ xưa đến nay ... sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi khó khăn thử thách, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước". 
 + Đoạn 2, đoạn 3 (về nhà tìm tiếp).
2- Bài tập 2 :
Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích :
 a - Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm 
-> cụm DT làm trạng ngữ
 - Những cu li kéo xe tay ... trong cửa tiệm; những quả dưa hấu ... lòm lòm; những xâu lạp xường ... hiệu cơm; cái rốn... giữa trời; một viên quan ... hình chữ thập .
-> Các ý lớn trong một câu làm cụm C- V -> cảnh lộn xộn, nhốn nháo trên một đường phố ở VN khi ông Va-ren lần đầu tiên sang VN.
 b - Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung -> các vế trong câu ghép - liệt kê sự tàn ác, dã man của kẻ thù khi tra tấn chị Trần Thị Lí.
* Củng cố: 
 ? Liệt kê là gì ? Có mấy kiểu liệt kê ?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về liệt kê để giải quyết một tình huống khác.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ với nhiệm vụ được giao.
 Viết một đoạn văn trong đó có sử dụng phép liệt kê. Cho biết đó là phép liệt kê nào?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
 - Làm thêm bài tập trong Tiếng Việt nâng cao.
 - Nắm được nội dung bài học.
 - Làm tiếp BT 1(SGK) và BT 3 (SGK).
 - Chuẩn bị bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
Soạn : 15/4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tiết 119- Tập làm văn: 
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
A- Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1- Kiến thức :
- Đặc điểm của văn bản hành chính: Hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cần và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
2- Kĩ năng :
- Biết nhận diện các loại VB hành chính thường gặp trong đời sống.
-Viết được văn bản hành chính đúng quy cách. 
3- Thái độ :
Có ý thức tìm hiểu, phân loại các VB hành chính.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- PC: + Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi tri thức; trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị :
- Giáo viên : Giáo án, SGK, SGV, SBT,...
- Học sinh : SGK, vở ghi, SBT,...
C- Tổ chức các HĐ dạy và học :
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não cá nhân.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + NL: Tư duy sáng tạo.
 + PC: Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
- Thời gian 5 phút 
* Ổn định tổ chức 
* Khởi động vào bài mới:
 ? Trong cuộc sống, em đã khi nào viết đơn chưa ? Hãy lấy ví dụ về một lá đơn mà em đã viết. 
- Gv dẫn vào bài: Lá đơn mà em viết hay chiếc bằng TN tiểu học mà em được cấp đó chính là những VB hành chính. Vậy VB hành chính là gì ? Khi nào thì cần viết VB hành chính ? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó trong bài hôm nay. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu: Hiểu đặc điểm của văn bản hành chính về mục đích và hình thức.
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- NL, PC:	
 + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm tự tìm tòi để củng cố kiến thức.
- Thời gian: 28 phút.
- Gọi HS đọc 3 VB trong SGK:
? Cho biết 3 VB vừa đọc thuộc loại VB gì ? Vì sao em biết ?
? VB 1 là của ai thông báo cho ai ?
? VB 2 là đề nghị của ai với ai ?
? VB 3 là báo cáo của ai đối với ai ?
? Từ những ví dụ trên, em cho biết khi nào thì người ta viết các VB :
 - Thông báo ?
 - Đề nghị ?
 - Báo cáo ?
 Lưu ý : Cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới và ngược lại cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên. Đề nghị cũng phải dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên, cấp thấp đề nghị lên cấp cao.
- Nghiên cứu lại nội dung 3 VB và trả lời câu hỏi :
? Mỗi VB được viết ra nhằm mục đích gì 
? Hình thức trình bày của 3 VB trên như thế nào ?
? Nội dung của các VB có giống nhau không ?
? Em đã học nhiều VB truyện và thơ, vậy em thấy hình thức trình bày của các VB này có gì khác với các VB truyện - thơ (VB nghệ thuật) ?
? Thử tìm một số loại VB tương tự như 3 ví dụ trên ?
? Từ việc tìm hiểu ví dụ, em hãy rút ra đặc điểm của VB hành chính:
- Về mục đích?
- Về nội dung?
- Về hình thức trình bày?
? Ngôn ngữ trong VB hành chính phải đảm bảo yêu cầu gì ?
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Thế nào là VB hành chính ?
1- Tìm hiểu ví dụ :
- VB 1 : thông báo
- VB 2 : đề nghị
- VB 3 : báo chí
-> Dấu hiệu nhận biết: Dựa vào các tiêu đề của VB.
- VB 1: Thông báo của BGH nhà trường thông báo cho các em học sinh -> cấp trên -> cấp dưới.
- VB 2: Đề nghị của tập thể lớp 7A đối với cô giáo chủ nhiệm -> cấp dưới -> cấp trên.
- VB 3: Báo cáo của tập thể lớp 7B đối với BGH nhà trường -> cấp dưới -> cấp trên.
- VB thông báo: Khi cần truyền đạt vấn đề gì đó (quan trọng) xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết.
- VB đề nghị: Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
- VB báo cáo: Khi cần phải thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn.
- Mục đích:
 + VB thông báo- nhằm phổ biến một nội dung thường kèm theo hướng dẫn và yêu cầu thực hiện.
 + VB đề nghị (kiến nghị) nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng.
 + VB Báo cáo nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.
- Hình thức: Đều theo mẫu chung : quốc hiệu, tiêu ngữ, tên VB, người gửi, người nhận, kí tên,...
-> Hình thức trình bày giống nhau.
- Nội dung: Mỗi VB có mục đích trình bày và nội dung khác nhau.
- Thơ, văn dùng tưởng tượng hư cấu để xây dựng hình tượng, còn cácVB hành chính không phải hư cấu, tưởng tượng.
- Ngôn ngữ thơ văn được viết theo ngôn ngữ nghệ thuật, còn các ngôn ngữ các VB trên là ngôn ngữ hành chính.
 Ví dụ :
 + Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ văn: bóng bảy, gợi cảm
 Vân xem trang trọng khác vời .. tuyết nhường màu da.
 Tiếng suối trong ... bóng lồng hoa
 + Ngôn ngữ hành chính : chính xác, trang trọng.
 Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên VB, cách trình bày rõ ràng, chính xác.
- Biên bản, sơ yếu lí lịch
- Bằng TN tiểu học
- Giấy khai sinh
- Giấy biên nhận
- Hợp đồng....
 2- Ghi nhớ :
- VB hành chính là loại VB thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giúp đỡ.
- Loại VB này thường được trình bày theo một số mục nhất định :
 + Quốc hiệu và tiêu ngữ
 + Địa điểm và ngày tháng làm VB
 + Họ tên, chức vụ của người gửi, người nhận hoặc tên cơ quan nhậ, gửi VB.
 + Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo.
 + Chữ ký và họ tên người gửi VB.
- Ngôn ngữ:
 + Rõ ràng, chính xác
 + Không dùng ngôn ngữ hình ảnh bóng bảy, tượng trưng, biểu cảm.
Hoạt động 3 : Luyện tập - củng cố.
- Mục tiêu : củng cố kiến thức về kiểu văn bản hành chính.
- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 
 + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + PC: Chăm, ham học, có tinh thần tự học.
 Trách nhiệm  trong việc tạo lập văn bản hành chính chú ý tới bố cục và ngôn ngữ.
- Thời gian: 15 phút .
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm bài
- Nhận xét, bổ sung, kết luận.
? Nêu 4 tình huống đòi hỏi phải viết các loại VB hành chính ?
HS đọc yêu cầu.
- Làm việc cá nhân.
- Báo cáo kết quả.
TL cá nhân
II- Luyện tập :
 Bài tập 1 (SGK) :
 * Trong 6 tình huống thì có hai tình huống không phải viết VB hành chính :
 + TH 3 : Có 1 sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó 
-> Biểu cảm.
 + TH 6 : Bị ốm không đi tham quan được, bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy 
-> Tự sự + miêu tả để tái hiện buổi tham quan.
 * Những trường hợp còn lại phải dùng VB hành chính :
 + TH 1 : dùng VB thông báo
 + TH 2 : dùng VB báo các
 + TH 4 : dùng đơn từ - viết đơn xin nghỉ học.
 + TH 5 : dùng VB đề nghị
* Củng cố :
? Nêu mục đích và hình thứ của các văn bản hành chính?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về Bố cục và lập luận để viết đoạn văn.
- Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. 
- Hình thức: Cá nhân.
- NL, PC: 	
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ , ham học, có tinh thần tự học.
Hãy tạo lập một lá đơn xin nghỉ học.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Nắm được khái niệm - đặc điểm của VB hành chính.
- Làm BT 3 (SBT).
- Sưu tầm một số loại VB hành chính.
Soạn: 15/ 4/ 2021- Dạy: / 4/ 2021
Tiết 120+ 121: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
 NẾU TÔI LÀ HIỆU TRƯỞNG
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 Tổ chức được buổi triển lãm theo chủ đề Nếu tôi là Hiệu trưởng.
2- Về kĩ năng:
 Xử lí thông tin, xây dựng ý tưởng về buổi triển lãm tranh cử theo chủ đề Nếu tôi là Hiệu trưởng.
3- Về thái độ:
 Có ý thức tìm hiểu, xây dựng hình ảnh về người thầy.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất : 
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, hợp tác.
- Phẩm chất : Chăm chỉ tự tìm tòi tài liệu liên quan, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
 + Thầy: Giáo án trải nghiệm.
 + Trò: vở ghi, vở chuẩn bị bài.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái kết nối vào bài học.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất: Nhân ái: kính trọng thầy cô giáo.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới :
Hãy hát một bài hát( hoặc đọc những câu thơ) ca ngợi thầy cô mà em được biết.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Y/c cả nhóm tổ chức triển lãm tại địa điểm đã lựa chọn.
Bước 1: Chuẩn bị: 
- Chuẩn bị cơ sở vật chất .
- Thống nhất hình thức báo cáo( sơ đồ tư duy, video clip, bản trình bày trên power point.
Bước 2: Trưng bày, báo cáo và đánh giá sản phẩm.
- Lựa chọn hình thức trưng bày các kế hoạch tranh cử.
- Các ứng cử viên diễn thuyết.
- Bài diễn thuyết cần có:
 + Nội dung, kế hoạch cụ thể, rõ ràng, thiết thực; thông điệp rõ ràng.
 + Hình thức: giọng nói to, rõ ràng, tự nhiên và giàu cảm xúc; thái độ khiêm tốn, cầu thị; có minh họa phù hợp
Đại diện HS giới thiệu sản phẩm trưng bày.
II- Tổ chức triển lãm, báo cáo, đánh giá sản phẩm.
Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng. 
- Tiếp tục sưu tầm thơ ca, tranh ảnh, bài hát ca ngợi, làm phóng sự, quay clip về thầy cô, mái trường.
- Chuẩn bị: Chuẩn mực sử dụng từ.
PHỤ LỤC: Phiếu đánh giá hoạt động.
Phiếu đánh giá số 1: Cá nhân tự đánh giá đóng góp của các thành viên trong nhóm theo các mức độ 0,1,2,3,4
Họ tên thành viên
Mức đóng góp
Phiếu đánh giá số 2: Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức độ A, B, C, D.
Nội dung
Tinh thần làm việc nhóm
Hiệu quả làm việc nhóm
Trao đổi, thảo luận trong nhóm
Mức độ
A
B
C
D
A
B
C
D
A
B
C
D
Phiếu đánh giá số 3 : Tiêu chí đánh giá :
* Về sản phẩm : 
- Tập san có bố cục chặt chẽ, hài hòa ; về tình cảm gắn bó thân thiết giữa thầy và trò.
- Trình bày sinh động, độc đáo.
* Về hoạt động :
- Các thành viên tích cực, chủ động, hoàn thành công việc được giao.
- Từng thành viên xác định được công việc cần làm ; có sự phân công công việc cụ thể, chi tiết ; các thành viên đoàn kết, tôn trọng và sẵn sàng hợp tác ; làm việc hiệu quả, hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tuan_30_nam_2020_2021.doc