Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 109-112: Văn bản: Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Biết được: Những nét chính của tác giả, tác phẩm (Cuộc đời, hoàn cảnh sáng tác, thể loại.); những hình ảnh chi tiết tiêu biểu; một số đặc điểm của VB.

- Hiểu được:Giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm.

 - Vận dụng được: trình bày cảm nhận, ấn tượng, kiến giải riêng của cá nhân về giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm.

2. Về năng lực:

-Năng lực tự chủ và tự học: đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình; lĩnh hội và vận dụng được tri thức, kĩ năng đọc hiểu ngôn ngữ để đọc hiểu các văn bản chương trình, các văn bản trong đời sống

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản, thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác

 

doc 14 trang phuongnguyen 22020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 109-112: Văn bản: Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 109-112: Văn bản: Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 109-112: Văn bản: Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)
Tuần 
 28
Kí duyệt của nhóm CM
Kí, duyệt của Tổ CM, BGH
Thời gian thực hiện (Tiết)
4 (109, 110, 111, 112)
Lớp dạy
7B6
VĂN BẢN: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
 Hà Ánh Minh 
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Biết được: Những nét chính của tác giả, tác phẩm (Cuộc đời, hoàn cảnh sáng tác, thể loại...); những hình ảnh chi tiết tiêu biểu; một số đặc điểm của VB.
- Hiểu được:Giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm...
 - Vận dụng được: trình bày cảm nhận, ấn tượng, kiến giải riêng của cá nhân về giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm.
2. Về năng lực:
-Năng lực tự chủ và tự học: đọc hiểu các loại văn bản trong chương trình; lĩnh hội và vận dụng được tri thức, kĩ năng đọc hiểu ngôn ngữ để đọc hiểu các văn bản chương trình, các văn bản trong đời sống
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thu nhận và lý giải thông tin trong văn bản, thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Thấm thía tình cảm thiêng liêng, giáo dục tình yêu những giá trị văn hóa truyền thống, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Luôn có ý thức học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trở thành công dân toàn cầu.
-Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc để sống hòa hợp với môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, video, tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề 
a) Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Kết nối vào bài học, định hướng chú ý cho học sinh. 
b) Nội dung: Gv tổ chức cho Hs tiếp cận văn bản qua trò chơi “ Ai nhanh, ai giỏi”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv: Đưa các câu hỏi trong trò chơi “Ai nhanh, ai giỏi”
1. Đây là tỉnh thành nào?
2. Chia sẻ những điều em biết về địa danh đó?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh: Tìm nhanh sau khi xem hình ảnh. 
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
- Hs trao đổi, thảo luận để xác định các vấn đề cần tìm hiểu.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.
GV nhận xét, dẫn vào bài mới: 
Xứ Huế đẹp bình dị mà uy nghi , thơ mộng và đằm thắm bởi vẻ đẹp thiên nhiên và những cung đình, lăng tẩm. Đặc biệt, nói đến Huế người ta nghĩ ngay đến tà áo dài tím thướt tha và điệu ca Huế đậm sâu trong lòng du khách. Theo hồ sơ di sản do tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng, ca Huế đã có hơn ba thế kỷ hình thành và phát triển trên mảnh đất Thuận Hóa – Phú Xuân (Huế hiện nay). Trong cái nôi của vùng văn hóa Huế vốn rất đặc thù, ca Huế trở thành một thú chơi tao nhã của các văn nhân tài tử, là loại hình nghệ thuật diễn xướng đặc sắc. “Ở đấy, văn chương, âm nhạc hòa quyện làm một, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng mà tinh tế, dân gian mà bác học”...
Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung ( Đọc và tìm hiểu tác giả tác phẩm)
a, Mục tiêu: Giúp học sinh có được tri thức nền
+ Đọc và tìm hiểu chú thích (đọc, tác phẩm, từ khó)
+ Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu tác giả (Tên, tuổi, phong cách, đề tài, tác phẩm chính, giải thưởng...(nếu có) và văn bản (Xuất xứ, thể loại, PTBĐ, bố cục..) qua các nguồn tài liệu và qua phần chú thích trong SGK.
Cho HS từ tiết trước chuẩn bị ở nhà: 
Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả
Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông dự án
Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả
Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn 
- Từng HS chuẩn bị độc lập (Khi ở nhà)
- Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiệm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
*Nhóm 1: Hiểu biết chung về tác giả
Nhóm 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm
- Xuất xứ
- Thể loại:
- Phương thức biểu đạt:
- Bố cục:
*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ Kết qủa làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc
+ Phương pháp của từng nhóm.
+ Đánh giá năng lực của từng nhóm
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
* GV KÕt luËn:
Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng. Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
Hà Minh Ánh là nhà văn, nhà báo.
2. Tác phẩm:
-Xuất xứ: đăng trên báo người Hà Nội
-Thể loại: bút kí
-Văn bản: nhật dụng
-Phương thức biểu đạt: thuyết minh
- Chủ đề:
+ Vẻ đẹp của ca Huế- di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc.
+ Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
- PTBĐ: thuyết minh, miêu tả, bình luận.
- Bố cục: 2 phần 
P1: từ đầu... lí hoài nam
=> giới thiệu Huế, cái nôi của dân ca
P2: Phần còn lại
=>Những đặc sắc của ca Huế
Hs quan sát tranh sgk
=>Minh họa cho 2 vẻ đẹp của Huế: Cố đô Huế (giá trị vật chất) và ca Huế trên sông Hương (giá trị tinh thần)
 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
 Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu văn bản
a) Mục tiêu: 
+ Gv hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu văn bản.
+ Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản
b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh khám phá văn bản qua hệ thống câu hỏi được thiết kế theo qui trình đọc hiểu một văn bản nhật dụng học sinh làm phiếu bài tập. Dựa vào hệ thống câu hỏi này, học sinh chiếm lĩnh được những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đồng thời hình thành cho mình cách Đọc - hiểu văn bản nhật dụng về di sản văn hóa của dân tộc. Phân tích văn bản nhật dụng. Tích hợp kiến thức làm văn để làm bài văn thuyết minh 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh với các câu hỏi, phần báo cáo của các nhóm....
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi và làm phiếu bài tập
1. Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế?
2. Tại sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?
3.Em hãy kể tên các điệu dân ca Huế và đặc điểm nổi bật của các làn điệu đó? 
4. Qua đó, em thấy được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế?
5. Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ trong phần này?
6. Bên cạnh cái nôi dân ca Huế miền trung, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?
7. em hãy hát một bài dân ca mà em thích?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản trả lời . 
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh trình bày.	
1. Xứ Huế nổi tiếng với làn điệu dân ca.
2. Dân ca Huế mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa ở mỗi vùng đất. Huế là một trong cái nôi dân ca nổi tiếng ở ước ta.
3. Làn điệu ca Huế:
+ Rất nhiều điêụ hò trong lao động sản xuất: Hò trên sông, lúc cấy cày, chăn tằm,, trồng cây, hò đưa linh, hò giã gao, ru em , giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm...
+ Nhiều điệu lí: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...
4. Đặc điểm nổi bật: Thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng của tâm hồn Huế.
 Þ Ca Huế rất đa dạng, phong phú, thể hiện được tình cảm dạt dào cảm con người Huế.
5. Ngôn ngữ: dùng biện pháp liệt kê, kết hợp với lời giải thích bình luận
6. Dân ca quan họ Bắc Ninh; dân ca đồng bằng Bắc Bộ ; dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, Hát Xoan Phú Thọ...)
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi HS nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nếu chỉ đọc qua một lần hẳn chúng ta không thể nhớ tên tất cả các làn điệu, các nhạc cụ. Điều ấy đã khẳng định cho sự phong phú, đa dạng của ca Huế. Mỗi làn điệu lại có những đặc điểm riêng gửi gắm những cung bậc tình cảm khác nhau của người và đất.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Huế - Cái nôi của dân ca:
- Xứ Huế nổi tiếng với làn điệu dân ca.
- Làn điệu ca Huế:
+ Rất nhiều điêụ hò trong lao động sản xuất: Hò trên sông, lúc cấy cày, chăn tằm,, trồng cây, hò đưa linh, hò giã gao, ru em , giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm...
+ Nhiều điệu lí: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...
- Đặc điểm nổi bật: Thể hiện lòng khát nhao, nỗi mong chờ hoài vọng của tâm hồn Huế.
 Þ Ca Huế rất đa dạng, phong phú, thể hiện được tình cảm dạt dào cảm con người Huế.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý và hoạt động dự án
1. Bên cạnh cái nôi dân ca Huế miền trung, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?
2. Nếu có, em hãy hát một bài dân ca mà em thích?
3. Tác giả nhận xét về sự hình thành của dân ca Huế như thế nào?
4. Qua đó cho thấy tính chất nổi bật nào của ca Huế?
5. Cách thức biểu diễn của ca Huế có gì đặc biệt (dàn nhạc, nhạc công)?
6. Qua cách biểu diễn, em thấy nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh?
7. Điều đó cho thấy ca Huế nổi bật với vẻ đẹp nào?
8. Khi viết lời cuối văn bản: "Không gian...sâu thẳm",tác giả muốn bạn đọc cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế?
9, Qua các làn điệu ca và cách biểu diễn ca Huế, em có nhận xét gì về con người xứ Huế?
10. Thái độ của tác giả như thế nào đối với ca Huế, Lời nhắn gửi của tác giả đối với bạn đọc là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ, làm phiếu bài tập.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản trả lời . 
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh trình bày theo nhóm
8.Nổi bật ở cách thưởng thức)
Cách thưởng thức ca Huế vừa sang trọng, vừa dân dã giữa một thiên nhiên và lòng người trong sạch. Ca Huế đạt tới sự hoàn thiện trong cách thưởng thức này.
9. Khiến người nghe quên cả không gian, thời gian chỉ còn cảm thấy tình người.
+ ca Huế làm giàu con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế
+ Ca Huế mãi quyến rũ bỏi vẻ đẹp bí ẩn của nó.
10. Con người xứ Huế thanh lịch, dịu dàng, mộng mơ
11. Thái độ trân trọng, ngợi ca, tự hào về nét đẹp văn hoá của dân tộc
- Kêu gọi sự bảo tồn, phát triển đối với một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc này.
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi HS nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
2. Những đặc sắc của ca Huế
* Sự hình thành: 
Từ ca nhạc dân gian kết hợp với ca nhạc cung đình
* Cách thức biểu diễn:
Nét đẹp của ca Huế ở sự thanh lịch, tinh tế, tính dân tộc cao trong cách biểu diễn.
* Cách thưởng thức:
- Khung cảnh và sõn khấu đặc biệt một buổi ca huế trờn sụng Hương trong một đờm trăng thơ mộng 
- Cách thưởng thức ca Huế vừa sang trọng, vừa dân dã giữa một thiên nhiên và lòng người trong sạch. Ca Huế đạt tới sự hoàn thiện trong cách thưởng thức này.
* Sự huyền dịu của ca Huế: 
- Nét đẹp của ca Huế ở sự thanh lịch, tinh tế, tính dân tộc cao trong cách biểu diễn.
Cách thưởng thức ca Huế vừa sang trọng, vừa dân dã giữa một thiên nhiên và lòng người trong sạch. Ca Huế đạt tới sự hoàn thiện trong cách thưởng thức này.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, làm phiếu bài tập.
? Ca Huế được hình thành từ đâu?
? Quan sát chú thích em hiểu ntn là nhạc dân gian, nhạc cung đình?
* Thảo luận nhóm: Nhiều ý kiến cho rằng “ Nghe ca Huế là 1 thú vui tao nhã”. Em có đồng ý không? Vì sao? 
? Sự cảm nhận của người nghe mang đến cho ta hiểu biết gì về vẻ đẹp của ca Huế? 
? Đọc lời cuối văn bản: Tác giả muốn bạn đọc cảm nhận được sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ, làm phiếu bài tập.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản trả lời . 
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh trình bày.
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi HS nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
3. Nguồn gốc ca Huế 
- Bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
+Nhạc dân gian: là các làn điệu dân ca, những điệu hò ... thường sôi nổi, lạc quan, vui tươi.
+Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.
- Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng con người đến vẻ đẹp tình người xứ Huế.
 Nhiệm vụ 3: Tổng kết văn bản
a) Mục tiêu: 
+ Hs nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản
b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh tổng kết văn bản để chỉ ra những thành công về nghệ thuật của tác phẩm, nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên linh hoạt trong tổ chức dạy học: sử dụng phối hợp các hình thức hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, bàn...theo nhiệm vụ cụ thể.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi
1. Nét nổi bật về nội dung NT và ý nghĩa?
2. Em cảm nhận được những gì sau khi học xong văn bản này?
- GV hướng dẫn HS khái quát bài học bằng cách vẽ bản đồ tư duy 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc, suy nghĩ, trả lời.
- HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản trả lời . 
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh trình bày
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
 - GV mêi HS ®äc ghi nhí
GV: Ca Huế chính là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú,  với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Viết theo thể bút kí
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ
- Miêu tả âm rhanh, cảnh vật, con người sinh động.
2. Nội dung: 
- Khung cảnh và sân khấu đặc biệt một buổi ca huế trên sông Hương trong một đêm trăng thơ mộng 
- Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, một sản phẩm văn hóa phi vật thể rất đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển 
+ Nguồn gốc làn điệu ca Huế 
+ Đặc điểm của ca Huế 
- Con người xứ Huế:
+ Tâm hồn con người Huế qua các làn điệu dân ca: thanh lịch, tao nhã, kín đáo và giàu tình cảm.
+ Những người nghệ sĩ Huế biểu diễn trên truyền: tài ba, điêu luyện.
3. Ý nghĩa: 
Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
 a) Mục tiêu: 
-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập
 b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi
H. Trước khi học văn bản Ca Huế trên sông Hương, em đã biết những gì về xứ Huế?
H.Sau khi học văn bản này, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế?
H. Tác giả viết ca Huế trên sông Hương với sự hiểu biết sâu sắc, cùng với tình cảm nồng hậu và điều đó đã gợi tình cảm nào trong em?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Thảo luận nhóm, đại điện trình bày
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
IV. Luyện tập 
BT Viết đoạn văn biểu cảm về ca Huế
- Yêu quí, tự hào
- Tự hào về vẻ đẹp của đất nước, dân tộc.
- Mong muốn được đến Huế và được thưởng thức ca Huế trên sông Hương.
 4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ bài tập
Bài 3: ? Nếu gặp một du khách nước ngoài, em sẽ giới thiệu gì về Huế? ( tiếng Việt + tiếng Anh ) (liên môn Ngoại ngữ)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, trình bày nếu còn thời gian
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tiet_109_112_van_ban_ca_hue_tren_song_huon.doc