Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 115: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp HS:

- Nắm vững những yêu cầu khi trình bày, giải thích một vấn đề bằng ngôn ngữ nói.

- Hiểu rõ cách thức làm bài văn giải thích một vấn đề, vận dụng các kĩ năng đã học vào những tình huống cụ thể.

- Củng cố kiến thức về các vấn đề xã hội, văn học có liên quan đến nội dung luyện nói.

2. Kĩ năng

Hs được rèn luyện các kĩ năng:

- Tìm ý, lập dàn bài cho bài văn giải thích một vấn đề.

- Trình bày, giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học bằng ngôn ngữ nói một cách tự tin, trôi chảy, rõ ràng, thuyết phục.

- Lắng nghe có ý thức để nắm bắt được những nội dung chính trong bài thuyết trình của người khác.

- Nhận xét, đánh giá, góp ý cho người khác.

 

doc 7 trang phuongnguyen 20360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 115: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 115: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 115: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề
NGỮ VĂN 7/TIẾT 115
 Ngày soạn: 18.03.2019
 Ngày dạy: 28.03.2019
LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Nắm vững những yêu cầu khi trình bày, giải thích một vấn đề bằng ngôn ngữ nói.
- Hiểu rõ cách thức làm bài văn giải thích một vấn đề, vận dụng các kĩ năng đã học vào những tình huống cụ thể.
- Củng cố kiến thức về các vấn đề xã hội, văn học có liên quan đến nội dung luyện nói.
2. Kĩ năng
Hs được rèn luyện các kĩ năng:
- Tìm ý, lập dàn bài cho bài văn giải thích một vấn đề.
- Trình bày, giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học bằng ngôn ngữ nói một cách tự tin, trôi chảy, rõ ràng, thuyết phục.
- Lắng nghe có ý thức để nắm bắt được những nội dung chính trong bài thuyết trình của người khác.
- Nhận xét, đánh giá, góp ý cho người khác.
3. Thái độ
Giáo dục cho Hs ý thức tự giác, tích cực trong học tập; mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến, quan điểm của cá nhân trước tập thể; khiêm tốn học hỏi, tiếp thu ý kiến góp ý của người khác để hoàn thiện bản thân.
4. Phát triển năng lực
 Ngoài những năng lực chung, hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chủ yếu: năng lực nói, thuyết trình trước tập thể; năng lực hợp tác, giao tiếp bằng tiếng Việt; năng lực giải quyết vấn đề...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên 
- Một số dàn ý tham khảo cho bài văn giải thích; xây dựng kế hoạch dạy học; chuẩn bị máy tính, máy chiếu...
- Hướng dẫn Hs chuẩn bị dàn ý theo các đề bài trong SGK.
	2. Học sinh
	 - Chuẩn bị một dàn bài theo hướng dẫn của GV.
	- Tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động Khởi động (5 phút)
- GV ổn định tổ chức, cho HS tham gia trò chơi ô chữ: 
+ HS chọn và trả lời các câu hỏi:
1. Các ví dụ cụ thể được đưa vào bài văn nghị luận được gọi là gì?(Dẫn chứng)
2. Ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận được gọi là gì?(Luận điểm)
3. Trong văn nghị luận, việc đưa ra các ý kiến xoay quanh một vấn đề gọi là gì?(Bàn luận)
4. Từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: “Luận cứ là các...và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. (Lí lẽ)
5. Từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: “Luận điểm là ý kiến thể hiện..., quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ đinh), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán”. (Tư tưởng)
6. Trong văn nghị luận chứng minh, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện sẽ khiến bài văn như thế nào?(Thuyết phục)
7. Đây là một tính chất cơ bản của bài văn nghị luận thể hiện ở sự kết nối các phần, các đoạn một cách hợp lí.(Logic)
8. Dẫn chứng và lí lẽ trong bài văn nghị luận được gọi chung là gì?(Luận cứ)
9. Yêu cầu về trình bày lí lẽ khi giải thích một vấn đề là gì?(Tường minh)
D
A
N
C
H
U
N
G
L
U
Â
N
Đ
I
E
M
B
A
N
L
U
A
N
L
I
L
E
T
U
T
U
O
N
G
T
H
U
Y
E
T
P
H
U
C
L
O
G
I
C
L
U
A
N
C
U
T
U
O
N
G
M
I
N
H
? Nội dung của các ô chữ liên quan đến phép lập luận nào?
- Hs trả lời - GV chốt, dẫn vào bài: giải thích là một trong những phép lập luận cơ bản của văn nghị luận. Thao tác này không chỉ thường được sử dụng bằng ngôn ngữ viết mà còn được sử dụng nhiều bằng ngôn ngữ nói. Vậy khi giải thích một vấn đề bằng ngôn ngữ nói, chúng ta sẽ vận dụng ra sao và cần đảm bảo các yêu cầu gì? Tiết luyện nói ngày hôm nay sẽ giúp các em sáng tỏ điều đó.
2. Hoạt động Chuẩn bị (7 phút) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Hs nêu yêu cầu của việc chuẩn bị ở nhà.
- Hs đọc lại các đề bài theo yêu cầu.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của Hs; chia nhóm HS theo đề bài các em chọn (phân công nhóm trưởng, thư kí).
- HS thảo luận nhóm (3 phút) thống nhất đề cương:
+ HS trong nhóm trao đổi đề cương
+ Nhận xét, góp ý, thống nhất một đề cương chung.
- GV chụp đề cương của 3 nhóm, chiếu cho cả lớp nhận xét, góp ý.
- GV chốt và chiếu dàn ý tham khảo.
- Gv hướng dẫn Hs kĩ năng nói:
? Ngoài chuẩn bị đề cương, để thực hiện tốt tiết luyện nói, em cần chuẩn bị những gì?
- HS trả lời - GV bổ sung (Ngoài sự chuẩn bị tốt về đề cương (nội dung), thì sự chuẩn bị tốt kĩ năng (cách nói) cũng rất quan trọng.)
3. Hoạt động Luyện tập - Vận dụng (30 phút)
- Mỗi nhóm chọn ra 3 Hs nói trong nhóm cho các bạn góp ý. 
- Gv quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ các nhóm học tập
- Gv tổ chức cuộc thi “Em là nhà hùng biện.”:
* Phân vai:
+ Gv đóng vai người dẫn chương trình, trưởng ban tổ chức.
+ Mỗi nhóm cử 1 Hs tham gia cuộc thi, 1 Hs tham gia ban thư kí.
+ Hs còn lại trong lớp đóng vai khán giả + giám khảo.
* Cách thức tiến hành:
+ Người dẫn chương trình giới thiệu từng thí sinh lên thi.
+ Sau khi mỗi thí sinh kết thúc phần thi sẽ tiếp tục đứng trên sân khấu nghe lời nhận xét góp ý của khán giả.
+ Giám khảo sẽ lựa chọn mức điểm cho thí sinh bằng cách giơ tay (MC đọc từng mức điểm cho GK lựa chọn)
+ Thư kí tổng hợp điểm (Điểm của thí sinh là điểm trung bình của các GK)
+ Trưởng ban tổ chức tổng kết, đánh giá, thông báo kết quả, tuyên dương, khen thưởng.
- HS nêu cảm nghĩ sau khi được luyện nói trong tình huống trải nghiệm: tham gia một cuộc thi.
- Gv rút kinh nghiệm, hướng dẫn Hs kĩ năng tổ chức, tham gia các hoạt động trải nghiệm. 
I. Chuẩn bị
Đề bài: 
* Đề 1: Trường em có tổ chức 1 cuộc thi giải thích câu tục ngữ. Để tham gia cuộc thi đó, em hãy tìm và giải thích 2 câu tục ngữ em tâm đắc nhất?
* Đề 2: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề “Sống chết mặc bay” cho truyện ngắn của mình?
* Đề 3: Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy.
1. Xây dựng đề cương (dàn bài)
Đề cương tham khảo: 
Đề 1: 
 * Mở bài: Giới thiệu về đạo lí truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc và dẫn vào câu tục ngữ
 * Thân bài:
 + Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: nghĩa đen, nghĩa bóng.
+ Tại sao “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? “Ăn quả” là thế nào? “Trồng cây” là hình ảnh gì?
+ Mở rộng liên hệ: Phê phán thái độ sai trái với quan điểm trên.
* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ là hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh.
Đề 2: 
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
* Thân bài:
- Giải thích thành ngữ “Sống chết mặc bay”.
- Tìm các luận cứ, lí lẽ.
+ Quan phụ mẫu sống xa hoa, sang trọng.
+Ăn chơi bài bạc thản nhiên, ung dung.
+ Đê sắp vỡ! Mặc!
+ Quan ù thông, vuốt râu“Sống chết mặc bay”
+ Quan lại sai lính đuổi ngời nhà quê ra khỏi đình.
+ Quan vỗ tay xuống sập kêu to, miệng cờiQuan sung sớng ù ván bài khi đê vỡ.
- Tìm một số câu tục ngữ trái ngợc với câu “Sống chết mặc bay”.
* Kết bài: Tác phẩm có giá trị tố cáo cao.
Đề 3: 
* Mở bài: giới thiệu sơ qua về sở thích đọc sách. 
* Thân bài:
- Đưa ra một vài loại sách em đã đọc và rất thích.
- Lí do vì sao em thích đọc sách đó:
+ Sách em đọc cho em những cảm xúc khác lạ.
+ Dạy cho em những bài học bổ ích.
+ Có những triết lí sâu sắc
- Khẳng định: Chúng ta nên đọc sách để mở mang kiến thức và hiểu biết thế giới xung quanh.
* Kết bài: Đọc sách là thói quen tốt.
2. Rèn kĩ năng nói, nghe
- Người nói: 
+ Phong thái bình tĩnh, tự tin, thân thiện. 
+ Đảm bảo kết cấu của một bài nói (có lời mở đầu, kết thúc)
+ Trình bày nội dung ngắn gọn, rõ ràng với ngôn ngữ chính xác, trong sáng, có tính biểu cảm.
+ Kết hợp cử chỉ, điệu bộ, thái độ một cách phù hợp.
- Người nghe: 
+ Thể hiện thái độ tôn trọng người nói. + Chú ý lắng nghe nắm bắt những nội dung chính của bài nói.
+ Mạnh dạn nhận xét, góp ý mang tính xây dựng khi được yêu cầu.
II. Thực hành luyện nói
1. Luyện nói trong nhóm
2. Luyện nói trước lớp
3. Hoạt động Tìm tòi, mở rộng/Sáng tạo (3 phút) 
- Hs thực hiện ở nhà:
+ Tình huống giả định: Huyện Đoàn Kinh Môn có tổ chức một diễn đàn cho học sinh phổ thông với chủ đề “Vì tương lai”. Em hãy chuẩn bị một bài nói để tham gia diễn đàn đó. (GV gợi ý: Hs vận dung các thao tác lập luận đã học để bàn về một vấn đề gì đó có ý nghĩa quan trọng với tương lai của thế hệ trẻ, của đất nước: ước mơ, tri thức, sức khỏe...). Đề cương bài nói sẽ nộp cho GV dạy văn vào tiết học đầu tuần sau.
+ Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm văn lập luận giải thích, chứng minh.
- Chuẩn bị bài: Ca Huế trên sông Hương: Tìm hiểu về ca Huế, vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc; sưu tầm tranh ảnh, video về Huế, ca Huế; đọc văn bản chú ý đến đặc điểm của các làn điệu ca Huế, nét đặc sắc của ca Huế trên sông Hương, trả lời các câu hỏi trong SGK.
***********************
Giáo viên soạn bài
Lê Văn Cường
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_7_tiet_115_luyen_noi_bai_van_giai_thich_mot.doc