Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 13 - Năm 2020-2021
Tuần 13- Tiết 49- Tiếng Việt:
THÀNH NGỮ.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm thành ngữ.
- Nghĩa của thành ngữ.
- Chức năng của thành ngữ trong câu.
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2- Về kĩ năng:
- Nhận biết thành ngữ .
- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
3- Về thái độ:
Có ý thức trong việc sử dụng thành ngữ khi nói và khi tạo lập VB.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- PC: + Yêu nước : yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt.
+ Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học.
+ Trách nhiệm : Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ, sử dụng thành ngữ phù hợp trong nói và viết.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 13 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 13 - Năm 2020-2021
Soạn: 25/ 11/ 2020- Dạy: / 12/ 2020. Tuần 13- Tiết 49- Tiếng Việt: THÀNH NGỮ. A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Nắm được khái niệm thành ngữ. - Nghĩa của thành ngữ. - Chức năng của thành ngữ trong câu. - Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ. 2- Về kĩ năng: - Nhận biết thành ngữ . - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. 3- Về thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng thành ngữ khi nói và khi tạo lập VB. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL: Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - PC: + Yêu nước : yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. + Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. + Trách nhiệm : Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ, sử dụng thành ngữ phù hợp trong nói và viết. B- Chuẩn bị: - Thầy : Giáo án, sgk,sgv. - Trò: Sgk, Vở ghi, Vở bài tập, chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trò chơi. - Hình thức: cá nhân, nhóm. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Tư duy sáng tạo, hợp tác. + Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. - Thời gian 5 phút. * Ổn định tổ chức . * Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là từ đồng âm ? Đặt câu với cặp từ đồng âm sau: Đá( ĐT) - đá (DT). ? Làm bài tập 3,4. * Khởi động vào bài mới: trò chơi Đuổi hình bắt chữ: Luật chơi: Có hai đội chơi, đứng làm hai phía. Khi GV chiếu hình ảnh, đội nào tìm được câu trả lời nhanh hơn sẽ thắng cuộc. Bức tranh 1: Hình ảnh khuôn mặt mắt nhắm- mắt mở. ? Hãy nhìn hình ảnh trên và đoán cặp từ trái nghĩa? ( nhắm- mở) ? Hãy tìm một cụm từ miêu tả hoạt động trên?( mắt nhắm mắt mở) Bức tranh 2: Hình ảnh con sóc đang chạy, con rùa đang bò. ? Tìm cặp từ trái nghĩa chỉ hoạt động của hai con vật trên?( nhanh- chậm) ? Tìm hai cụm từ trái nghĩa nhau, miêu tả hoạt động của hai con vật trên? ( nhanh như sóc, chậm như rùa). Hs chơi. GV tổng kết, tuyên dương đội chơi xuất sắc bằng hình thức vỗ tay khen. Gv chốt dẫn vào bài: Như vậy các cụm từ mắt nhắm mắt mở, nhanh như sóc, chậm như rùa được gọi là thành ngữ. Vậy thành ngữ là gì? Thành ngữ có đặc điểm cấu tạo ntn ? Nghĩa của thành ngữ được hiểu ra sao? Cách sử dụng nó? Đó là những vấn đề đặt ra trong bài ngày hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Nắm được khái niệm thành ngữ, đặc điểm của thành ngữ.. - Phương pháp: nêu vấn đề . - Hình thức: cá nhân - NL, PC: + NL: giải quyết vấn đề. + PC: Yêu nước : yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. Trách nhiệm : Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ - Thời gian: 15 phút. - Y/c Hs đọc ví dụ sgk, chú ý vào cụm từ in đậm : ? Thử thay thế cụm từ in đậm bằng một vài từ khác: Lên núi xuống ghềnh Lên núi xuống rừng Nghĩa của cụm từ này có thay đổi không? ? Thử chêm xen một vài từ ngữ: Lên trên thác xuống dưới ghềnh Lên thác cao xuống ghềnh sâu ? Có thể hoán đổi vị trí của các từ trong cụm từ trên được không: Lên ghềnh xuống thác Lên xuống ghềnh thác ? Từ nhận xét trên, em hãy rút ra kết luận về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “ lên thác xuống ghềnh”? ? Cụm từ “ lên thác xuống ghềnh” có ý nghĩa gì? Ý nghĩa của thành ngữ này có hoàn chỉnh không? ( GV: Như vậy cụm từ có cấu tạo cố định, có ý nghĩa hoàn chỉnh được gọi là thành ngữ). ? Em hiểu thành ngữ là gì? ( dg: Tuy nhiên một số thành ngữ vẫn có những biến đổi nhất định. VD: - Đứng núi này trông núi nọ -> Đứng núi nọ trông núi kia -> Đứng núi này trông núi khác. - Sống để bụng chết mang theo -> Sống để dạ chết chôn theo ? Cụm từ “ Lên thác xuống ghềnh” có mấy nghĩa? Chỉ ra từng lớp nghĩa? ? Nghĩa 1 bắt nguồn từ đâu và nghĩa 2 được hiểu thông qua phép tu từ nào? ( GV: Lên thác xuống ghềnh: Trải qua bao gian nan vất vả và nguy hiểm -> Diễn tả cuộc sống nhiều gian nan vất vả nguy hiểm của “thân cò” chính là cách nói ẩn dụ về cuộc sống nhiều gian nan vất vả của người nông dân trong XH PK xưa. Nghĩa của thành ngữ này xuất phát từ nghĩa thực của hình ảnh thác ghềnh( là con đường không bằng phẳng, không dễ đi mà gập ghềnh, cheo leo, nguy hiểm). Từ nghĩa đen mà suy ra nghĩa ẩn dụ. ? Cụm từ “ nhanh như chớp” có ý nghĩa gì ? Tại sao lại nói Nhanh như chớp? ( GV: Nghĩa xuất phát từ nghĩa thực của hiện tượng chớp xảy ra trên bầu trời.( Mức độ diễn ra rất nhanh của tia chớp). ? Vậy em rút ra kết luận gì về nghĩa của thành ngữ thông qua tìm hiểu những VD trên? ? Thành ngữ là gì? ? Nghĩa của thành ngữ được hiểu ntn? - Mục tiêu: Nắm được vai trò ngữ pháp và tác dụng của thành ngữ - Phương pháp: nêu vấn đề . - Hình thức: cá nhân - NL, PC: + NL: giải quyết vấn đề. + PC: Yêu nước : yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. Trách nhiệm : Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ - Thời gian: 10 phút. ? Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong những câu sau: - Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. - Anh đã nghĩ thương em như thế hay là anh đào giúp em một cái ngách sang bên nhà em, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào bắt nạt thì em chạy sang... - Uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới chẳng thiếu thứ gì. ? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết vai trò ngữ pháp của thành ngữ? ? Phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trong hai câu thơ trên? ? So sánh hai cách nói sau: Câu sử dụng thành ngữ Câu không sử dụng thành ngữ - Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. - Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay - Thân em vừa trắng lại vừa tròn Vất vả, lận đận, long đong với nước non. - Nước non lận đận một mình. Thân cò trôi nổi phiêu bạt gian nan bấy nay. ? Theo em cách nói nào mang lại hiệu quả biểu cảm trong hai câu trên? ? Phân tích cái hay của việc sử dụng thành ngữ? ? Vậy thành ngữ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì trong câu? Tác dụng của việc sử dụng thành ngữ? Hs đọc TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân ( HS: cách 1) TL cá nhân TL cá nhân I- Thế nào là thành ngữ ? 1- Tìm hiểu VD: a- VD 1: Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay * Về cấu tạo: - Không thay được, vì khi thay ý nghĩa sẽ thay đổi - Không thể chêm xen vì làm thế ý nghĩa của cụm từ trở nên nhạt nhẽo, mất đi tính hàm súc. - Trật tự này là cố định không thể hoán đổi được. Vì nó sẽ làm cụm từ trở nên lỏng lẻo. -> Đặc điểm cấu tạo của cụm từ " lên thác xuống ghềnh": Cấu tạo cố định. * Về ý nghĩa: Chỉ sự gian nan, vất vả, khó khăn, nguy hiểm. -> Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. => KL 1: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. b- Ví dụ 2: Lên thác xuống ghềnh: - Nghĩa 1: Chỉ sự lên xuống ở hai địa thế hết sức khó khăn( nghĩa đen). - Nghĩa 2: Chỉ sự gian nan, vất vả, khó khăn, nguy hiểm ( nghĩa ẩn dụ) - Nhanh như chớp Rất nhanh chỉ trong khoảnh khắc( ánh chớp lóe lên rồi tắt ngay). -> KL 2: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa. 2- Ghi nhớ ( sgk trang 144) II- Sử dụng thành ngữ. 1- Tìm hiểu ví dụ. a- Vai trò ngữ pháp: * Ví dụ 1: -> Bảy nổi ba chìm: Thành ngữ làm vị ngữ. * Ví dụ 2: “ Tắt lửa tối đèn”-> làm phụ ngữ cho DT “ khi”. * VD 3: -> Uống nước nhớ nguồn : làm chủ ngữ. * Ví dụ 4: sơn hào hải vị, nem công chả phượng-> Làm phụ ngữ cho danh từ. => KL: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ cho danh từ, động từ, tính từ. b- Tác dụng: - Bảy nổi ba chìm : Là hình ảnh chiếc bánh trôi được thả vào nước sôi để luộc nổi lên chìm xuống ba lần thì chín. Mượn hình ảnh ấy Hồ Xuân Hương nói về số phận long đong vất vả khi lên khi xuống của con người đặc biệt là người phụ nữ. - Lên thác xuống ghềnh: Chỉ sự khó khăn gian nan, vất vả, hiểm nguy của người nông dân trong XH PK đương thời. Đồng thời tố cáo XH PK dập vùi cuộc đời họ. -> Các thành ngữ này đều dùng hình thức ẩn dụ hoặc so sánh để bộc lộ nghĩa. Do đó cả hai thành ngữ đều có tính hình tượng và tính biểu cảm cao. 2- Ghi nhớ ( sgk trang 144) Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố. - Mục tiêu : củng cố kiến thức về Thành ngữ. - Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm. - Hình thức: Cá nhân, nhóm. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề, hợp tác. + PC: Yêu nước : yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. Trách nhiệm : Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ - Thời gian: 15 phút . HĐ cá nhân - Y/c Hs đọc bài 1. - Hướng dẫn HS làm bài - Nhận xét bổ sung. Tổ/c HĐ nhóm: 5’ (KT khăn trải bàn) - Bước 1: Chuẩn bị. + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm + Nhiệm vụ: Làm bài tập 4 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS. + Nhận xét, bổ sung: - HS đọc - Làm việc cá nhân - Báo cáo kết quả - Nhận xét - Tạo nhóm. - HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung. III- Luyện tập: Bài 1: a - Sơn hào hải vị : Những món ăn ngon có trên núi, dưới biển. - Nem công chả phượng : Các món ăn ngon, sang trọng và quý hiếm. b- Tứ cố vô thân : Chỉ một mình, không nơi nương tựa. c- Da mồi tóc sương : Chỉ người đã về già( tóc đã bạc, da có những lốm đốm chấm nâu nhạt như đồi mồi) Bài 4: - Áo gấm đi đêm : của quý dùng không đúng lúc, đúng chỗ, thành ra hoài phí, ví như mặc áo ấm mà lại đi trong đêm tối thì cũng giống như mọi loại áo khác, vì không ai có thể nhìn thấy được. - Ăn canh cả cặn: Tham lam quá đáng, hưởng tất cả , không san sẻ, nhường nhịn cho ai phần nào. - Ăn cháo đá bát: Hành động vô ơn, bạc nghĩa, phản bội ân nhân của mình. - Ăn cây táo rào cây xoan: Chịu ơn ngwoif này, nơi này nhưng lại đi vun đắp cho người khác, nơi khác. - Cả thèm chóng chán: Thèm muốn nhiều, lắm đam mê thì mau chán, chóng phai nhạt. - Cà cuống chết đến đít còn cay: Thất bại, mất thế rồi vẫn ngoan cố, bảo thủ, không chịu thay đổi bản chất, trái lại còn cay cú hơn mà tiếp tục đeo đuổi mục tiêu, ý đồ của mình đến cùng. - Con nhà lính tính nhà quan: Có đòi hỏi quá cao , hoặc có biểu hiện ra với vẻ sang trọng, vượt quá khả năng và hoàn cảnh cho phép. - Đau lòng xót ruột : Đau đớn, xót xa, tiếc thương cao độ. - Đầu gối quá cằm: Chỉ ngồi một chỗ, không lao động do yếu sức, già cả, hoặc lười biếng. - Hết khôn dồn đến dại: Không còn sáng suốt nữa, có hành động, lời nói dại dột mù quáng. - Học chọc bát cơm học đơm bát cháo : Học hành dốt nát, tốn cơm tốn của một cách vô ích. * Củng cố: ? Thế nào là thành ngữ ? Cho VD? ? Thành ngữ có thể đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp gì trong câu? ? Sử dụng thành ngữ có tác dụng gì ? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về Thành ngữ. - Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Yêu nước : yêu ngôn ngữ tiếng Việt, trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt. Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. Trách nhiệm : Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ Hãy viết một đoạn văn trong đó có sử dụng thành ngữ “ Chuột sa chĩnh gạo”. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Tìm trong thơ văn những câu, đoạn có sử dụng thành ngữ. - Làm bài tập còn lại. Sưu tầm những thành ngữ trong dân gian và giải thích nghĩa của nó. - Học, nắm chắc ghi nhớ, phân tích ví dụ để rõ hơn về thành ngữ. - Chuẩn bị : Điệp ngữ. ........................................................................................................................................ Soạn: 25/11/ 2020- Dạy: /12/2020. Tiết 50- Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC. A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Nắm được yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học. 2- Về kĩ năng: - Cảm thụ tác phẩm văn học đã học . - Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 3- Về thái độ: Có ý thức trong việc tạo lập văn bản biểu cảm. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL: Giao tiếp, hợp tác, năng lực gqvđ và sáng tạo. - PC: + Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. + Trách nhiệm : Có ý thức tự học, tự tìm tòi để củng cố kiến thức. B- Chuẩn bị: 1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv. 2- Trò: Sgk, Vở ghi. C- Tổ chức các hoạt động dạy và học. Hoạt động 1: Khởi động : - Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái khi vào bài học mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + NL: Tư duy sáng tạo. + PC: Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. - Thời gian 5 phút * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ: ? Yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò ntn trong bài văn biểu cảm? ? Làm bài tập 1. * Khởi động : GV đọc cho HS nghe một bài văn biểu cảm. ? Nêu các bước tạo lập một VB ? - GV gợi dẫn vào bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Hiểu được Cách biểu cảm về tác phẩm văn học. - Phương pháp: nêu vấn đề - Hình thức: cá nhân, nhóm. - NL, PC: + NL: hợp tác, giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. Trách nhiệm : Có ý thức tự học, tự tìm tòi để củng cố kiến thức. - Thời gian: 28 phút. - Y/c hs đọc bài văn: ? Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó? ? Tác giả phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao bằng cách nào? ( Gợi ý : tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh chi tiết của nó. Tức là nội dung và hình thức nghệ thuật của nó) ? Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn? ? Theo em, để bày tỏ được cảm xúc của mình về tác phẩm văn học, người viết phải làm ntn? ? Vậy khi phát biểu cảm nghĩ cần đến những yếu tố nào? ? Em hiểu phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là gì? ? Bố cục bài văn PBCN về một tác phẩm văn học có tuân theo bố cục chung của một văn bản không? Nêu yêu cầu từng phần? HS đọc TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân I- Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 1- Tìm hiểu bài văn : “ Cảm nghĩ về một bài ca dao”. - Bài văn viết về bài ca dao : “Đêm qua ra đứng bờ ao ........................................... Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”. - Những hình ảnh liên tưởng : “ Bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ” - Những hình ảnh liên tưởng : “ ...một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt đang kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương” - Những hình ảnh có tính chất hồi tưởng : “ Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ...đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện” - Suy ngẫm về các hình ảnh : “ Thì ra cái vùng sao như cát, như thhuyr tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân ! Sông Ngân ! THế la con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu... Vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng” “ Lại con sông Tào Khê nữa! Hơn bốn mười năm sau đấy tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông...nhiều bạn tôi xưa cũng thấy thế”. * Các yêu cầu khi làm văn biểu cảm về một tác phẩm: - Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ nững chi tiết hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất. - Từ cảm xúc ấy, có thể phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm. => Khi phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học cần các biện pháp tượng tượng, liên tượng, suy luận... 2- Ghi nhớ ( sgk trang 147) Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố. - Mục tiêu : củng cố kiến thức về văn biểu cảm.. - Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ : Chăm học, ham học, có tinh thần tự học. Trách nhiệm : Có ý thức tự học, tự tìm tòi để củng cố kiến thức. - Thời gian: 10 phút. Y/c hs đọc HD hs làm bài Nhận xét, bổ sung II- Luyện tập: Bài 1: Gv tham khảo bài viết về “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.( Bồi dưỡng Ngữ văn 7 trang 119). Bài 2: Lập dàn ý cho bài “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”. * Củng cố: ? Em hiểu phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là gì? ? Bố cục bài văn PBCN về một tác phẩm văn học có tuân theo bố cục chung của một văn bản không? Nêu yêu cầu từng phần? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn biểu cảm để viết một đoạn văn cho đề bài cụ thể. - Phương pháp và kĩ thuật: Nêu vấn đề. - Hình thức: Cá nhân. - NL, PC: + NL: Giải quyết vấn đề. + PC: Chăm chỉ - chăm học, ham học, có tinh thần tự học. Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về câu ca dao: Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Tìm đọc một số bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Nắm chắc nội dung bài. - Dựa vào dàn ý bài tập 2 viết thành văn một số đoạn. - Chuẩn bị : Viết bài Tập làm văn số 3. ............................................................................................................................................. Soạn : 23/11/ 2020- Dạy: / 12/ 2020. Tiết 51- Văn bản : TIẾNG GÀ TRƯA. ( Xuân Quỳnh) A- Mục tiêu cần đạt: 1- Về kiến thức: - Hiểu sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh . - Cơ sở của lòng yêu nước sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc KC chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng sâu nặng nghĩa tình. - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ. 2- Về kĩ năng: - Đọc- hiểu tác phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự. - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản. 3- Về thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước thông qua việc yêu những kỉ niệm tuổi thơ. => Định hướng năng lực, phẩm chất: - NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo. - PC: + Yêu nước: yêu những gì thân thuộc nhất của làng quê. + Chăm chỉ: Tự học, tự tìm tòi phân tích bài thơ. + Trách nhiệm: bảo vệ và xây dựng đất nước. B- Chuẩn bị: 1- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bảng phụ 2- Trò : Sgk, chuẩn bị bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới. - Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não cá nhân. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + NL: Trình bày 1 phút, giải quyết vấn đề. + PC: chăm chỉ với nhiệm vụ học tập của bản thân. - Thời gian: 5 phút * Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ. ? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Rằm tháng giêng”? Bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn lãnh tụ Hồ Chí Minh? Nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ? ? Phân tích cảnh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng và hình ảnh con người trong bài thơ? * Khởi động vào bài mới: - Cho hs xem hình ảnh phim tư liệu về thời KC chống Mĩ. ? Em có suy nghĩ gì sau khi xem những thước phim tư liệu trên? - Giới thiệu vào bài học. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Mục tiêu: Nắm những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp và KT: Đọc sáng tạo, KT đặt câu hỏi. - Hình thức: cá nhân - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hình thành NL tự học. + Phẩm chất: Chăm chỉ- tự học, tự tìm tòi phân tích bài thơ. - Thời gian: 5 phút. ? Em hiểu gì về tác giả bài thơ? ? Em hiểu gì về xuất xứ bài thơ này? ? Xác định thể thơ của văn bản? Em có nhận xét gì về cách gieo vần, số câu trong mỗi khổ? ( GV: Khổ 1 gồm 7 dòng; khổ 2 gồm 6 dòng; khổ 3: 6 dòng; khổ 4: 14 dòng; khổ 5: 10 dòng. Số chữ trong câu: 5 chữ. Tuy nhiên có dòng số chữ có thể hơn 5. ? Nêu bố cục của bài thơ ? ? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào? - Mục tiêu: hiểu được tình làng quê thắm thiết sâu nặng gắn với tiếng gà trưa quen thuộc. - Phương pháp: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp đôi, thảo luận nhóm. - Hình thức: Cá nhân, cặp đôi, nhóm. - NL, PC: + NL: trình bày 1 phút, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ. + PC: Yêu nước: yêu những gì thân thuộc nhất của làng quê. Chăm chỉ: Tự học, tự tìm tòi phân tích bài thơ. Trách nhiệm: bảo vệ và xây dựng đất nước. - Thời gian: 20’ ? Trên đường hành quân, lúc tạm nghỉ nơi xóm nhỏ, âm thanh nào vọng vào tâm trí tác giả? Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’ ? Tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê, tiếng gà trưa lại có tác động đến tâm trí của tác giả? GV bổ sung, chốt. HĐ cá nhân: ? Tiếng gà trưa nhảy ổ tác động như thế nào đến người lính? ? Trong khổ thơ tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ( GV: Tiếng gà trưa như nét khởi động bất ngờ chạm đến gợi lên trong lòng người chiến sĩ bao cảm xúc bao cảm giác) ? Bằng biện pháp nghệ thuật ấy tác giả cho thấy tiếng gà gợi những cảm giác mới lạ nào? ? Nghe tiếng gà bằng cả tâm hồn, điều đó phản ánh tình cảm của nhà thơ ntn? ( GV: Đoạn thơ mở đầu kể về một sự việc rất đời thường, thơ mộng, góp phần làm dịu bớt không khí nóng bức của chiến tranh, mở ra một không gian và thời gian thanh bình sâu lắng giúp cho những người lính, những bạn đọc thưở ấy cũng như bạn đọc ngày nay được chút thời gian yên tĩnh trong cõi lòng để lắng sâu suy cảm) TL cá nhân HS đọc Nhận xét TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân - Tạo cặp đôi - HĐ cá nhân: 1’ - Chia sẻ cặp đôi: 1’. - Báo cáo kết quả. - Nhận xét TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân I- Đọc và tìm hiểu chung. 1- Tác giả : ( sgk) 2- Tác phẩm: a- Đọc và tìm hiểu chú thích. b- Tìm hiểu chung: * Xuất xứ: Bài thơ trích từ tập “ Hoa dọc chiến hào” năm 1968- tập thơ đầu tay của tác giả. * Thể thơ: Thể thơ 5 tiếng nhưng có chỗ biến đổi khá linh hoạt. Gieo vần cách ở cuối câu. * Bố cục: 3 phần. P1: Bẩy câu đầu ( khổ 1): tiếng gà cất lên trên đường hành quân khơi nguồn cảm xúc. P2: 26 câu thơ tiếp ( khổ 2,3,4) : Tiếng gà gọi về tuổi thơ. P3: còn lại: Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu. * Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. II- Phân tích. 1- Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê. - Âm thanh tiếng gà nhảy ổ: quen thuộc Cụccục tác, cục ta + Là tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng vàng tạo thành niềm vui cho người nông dân cần cù, chắt chiu. + Nó là âm thanh dự báo những điều tốt lành, một cuộc sống bình yên. - Tác động: Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. -> Điệp từ “ nghe”( 3 lần) kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tạo ra những liên tưởng nghệ thuật. Tác giả không chỉ nghe bằng thính giác mà còn nghe bằng cảm giác, bằng tâm tưởng, bằng hồi ức tràn về. + Tiếng gà trưa làm xao động, làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, xua tan cái mệt mỏi nơi người chiến sĩ, cảm thấy chân đỡ mỏi. + Tiếng gà trưa đánh thức những kỉ niệm xa xưa, đánh thức kí ức tuổi thơ, đưa người lính sống lại những năm tháng hồn nhiên tươi đẹp nhất của đời người: cảm thấy tuổi thơ hiện về. -> Phản ánh tình yêu làng quê thắm thiết sâu nặng. Tình cảm ấy gắn với kí ức tiếng gà trưa quen thuộc. Hoạt động 3: Luyện tập. - Mục tiêu: củng cố kiến thức trọng tâm.. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: - Định hướng NL, phẩm chất: + Hình thành NL tự học, sáng tạo. + Phẩm chất: Chăm chỉ tự học. - Thời gian: 5 phút. ? Tiếng gà trưa tác động như thế nào đến tâm hồn, tình cảm của người lính? Hoạt động 4: Vận dụng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn trình bày cảm nhận. - Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề. - Hình thức: cá nhân. - Năng lực, phẩm chất hướng tới: + Hình thành NL tự học, sáng tạo. + Phẩm chất: Chăm chỉ tự học. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về giá trị của biện pháp điệp từ “ nghe” trong đoạn thơ: Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng. - Đọc thêm: Tuyển tập Thơ Xuân Quỳnh. - Học thuộc lòng bài thơ. - Nắm vững nội dung đã phân tích. - Chuẩn bị : Tiếng gà trưa( phần còn lại). .......... Soạn: 25/11 / 2020 Dạy: / 12/ 2020 Tiết 52- Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA. ( tiếp). Hoạt động 1: Khởi động. * Ổn định tổ chức: 1 phút. * Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích sự tác động của âm thanh tiếng gà trưa gợi nhớ về làng quê trong lòng những người chiến sĩ? * Khởi động vào bài mới: GV dẫn dắt nội dung tiết 49 để vào tiết 50. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Quan sát vào phần hai : ? Mỗi khổ thơ ở phần hai đều bắt đầu bằng cụm từ nào? Tác dụng ? ( Gợi ý: đều bắt đầu bằng cụm từ “ Tiếng gà trưa” làm thành một dòng thơ. Cụm từ đó có tác dụng khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ về: - Hình ảnh cả đàn gà( khổ 2). - Kỉ niệm nhìn gà đẻ bị bà mắng ( khổ 3). - Hình ảnh bà ( khổ 4)). Tổ/c HĐ nhóm: 5’ ( KT khăn trải bàn) - Bước 1: Chuẩn bị. + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, phát phiếu cá nhân. + Nhiệm vụ: Câu 1: Ở đoạn thơ thứ hai, tiếng gà trưa khơi dậy những hình ảnh thân thương nào? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà thơ về hình ảnh những con gà và tác dụng của nghệ thuật ấy? Câu 2: Ở đoạn thơ thứ ba, tiếng gà trưa khơi dậy kỉ niệm nào? Lời mắng yêu của bà gợi cho em nghĩ gì về tình bà cháu? Theo em, cháu có cảm nhận được tình yêu của bà dành cho không? Câu 3: Ở đoạn thơ thứ tư, tiếng gà trưa khơi dậy những kí ức nào về người bà thân thương và tâm trạng của cháu? ? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng, trân trọng, nâng niu từng quả trứng trên tay? Nỗi lo của bà trong đoạn thơ gợi cho em cảm xúc gì? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS. + Nhận xét, bổ sung: Hoạt động cá nhân: ? Như vậy trong kỉ niệm của cháu, bà hiện lên với những đức tính cao quý nào? ? Chi tiết về niềm vui của cháu khi được quần áo mới gợi cho em suy nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu? ( Gợi ý: Tuổi thơ gắn với niềm vui nhỏ bé trong lành ở gia đình, làng quê. Vui vì có quần áo mới nhưng vui hơn khi cảm nhận được tình yêu thương ấm áp mà bà dành cho. Niềm vui ấy được tạo ra từ bao nhiêu lo toan, tần tảo, chắt chiu của bà trong cuộc sống. Được hưởng hạnh phúc ấy, người chiến sĩ Xuân Quỳnh thực sự cảm động và mãi nhớ ơn quê hương, ông bà, cha mẹ. Với nhà thơ mồ côi mẹ từ nhỏ, cha vắng nhà làm việc ở xa, hai chị em sống với bà ở làng La Khê ( Hà Tây) không yêu thương bà, biết ơn bà làm sao mà nhà thơ viết được những câu thơ, ghi lại những kỉ niệm đẹp như thế. Rõ ràng với Xuân Quỳnh thơ với đời, hiện tại với quá khứ cứ đan xen hài hòa gắn bó hồn nhiên trong veo như nắng trưa và gió mát ngày hè vậy) ? Nhận xét về cách xưng hô của nhân vật trữ tình trong bài thơ? ? Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng thơ mở rộng hướng đến tình cảm nào? ( Gợi ý : Tiếng gà trưa gợi niềm suy tư của con người về hạnh phúc, về cuộc sống chiến đấu hiện tại) ? Vì sao tiếng gà trưa lại gợi “ bao nhiêu hạnh phúc”? ? Từ niềm vui, niềm hạnh phúc tuổi thơ, tiếng gà giục giã người chiến sĩ điều gì? ? Nhận xét về mục đích chiến đấu của người chiến sĩ? ? Từ đó em hiểu gì về tâm hồn người chiến sĩ? ? Đoạn thơ cuối, tác giả dùng nghệ thuật gì ? ( GV liên hệ với “ Lòng yêu nước” của I- li –a Ê-ren- bua). ? Em có nhận xét gì về đặc sắc trong nghệ thuật bài thơ? ? Bài thơ bộc lộ những tình cảm sâu sắc nào trong lòng nhà thơ? HS bộc lộ - Tạo nhóm. - HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung. TL cá nhân HS bộc lộ TL cá nhân HS bộc lộ TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân TL cá nhân II- Phân tích ( tiếp) 2- Tiếng gà gọi những kỉ niệm tuổi thơ. * Hình ảnh cả đàn gà - Hình ảnh những con gà mái mơ. - Hình ảnh những con gà mái vàng. - Ổ rơm hồng những trứng. -> Nghệ thuật: - Sử dụng những tính từ chỉ màu sắc hồng, mơ, vàng, đốm trắng, óng...: gợi vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hòa, bình dị của làng quê. - Sử dụng điệp từ “ này”: như giới thiệu một cách đầy hồ hởi, vui sướng hân hoan khiến người đọc như đang nhìn thấy trước mắt những con gà mái mơ, mái vàng; biểu hiện tình cảm nồng hậu, gần gũi thân thương, gắn bó của con người với gia đình làng quê. * Kỉ niệm nhìn gà đẻ, bị bà mắng yêu. -> Lời mắng yêu của bà với cháu xuất phát từ mong muốn cháu xinh đẹp, hạnh phúc. Chi tiết thể hiện một cách chân thật tình yêu thương của bà dành cho cháu. * Hình ảnh bà: - Hình ảnh bà với bàn tay khum khum soi trứng. - Tấm lòng chắt chiu. - Sự nâng đỡ từng sự sống nhỏ nhoi trong quả trứng của bà. - Bà dành trọn tình yêu thương cho cháu, lo lắng sợ sương muối đàn gà toi, cuối năm bán gà mua cho cháu quần áo mới. - Là tâm trạng sung sướng của cháu khi được mặc quần áo mới. -> Đó là hình ảnh bà thôn quê chịu thương chịu khó chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan. Nỗi lo của bà vì niềm vui của cháu, vì bộ quần áo mới mà cháu có thể mặc vào đầu xuân. Đó là nỗi lo chân thật của người bà giàu tình yêu thương trong cuộc sống còn nhiều gian nan vất vả. => Người bà hiện lên mang vẻ đẹp của những bà mẹ VN nghèo nhưng hết lòng vì con cháu; chịu đựng nhẫn nại và hi sinh thầm lặng vì cháu con. -> Nhân vật trữ tình trong bài thơ- người chiến sĩ ban đầu là lời tâm sự của chính mình với tất cả mọi người nhưng sau dần chuyển hẳn sang trò chuyện với một nhân vật trữ tình khác vừa xuất hiện: bà ( gọi bà xưng cháu). Đây chính là đặc trưng của thơ tự sự kết hợp với trữ tình. 3- Tiếng gà trưa thúc giục tinh thần chiến đấu. * Tiếng gà trưa gợi bao nhiêu hạnh phúc: - Tiếng gà trưa và những ổ trứng hồng là những âm thanh và hình ảnh của cuộc sống bình yên no ấm. - Tiếng gà thức dậy bao tình cảm bà cháu mến thương, tình gia đình, quê hương . - “Giấc ngủ hồng sắc trứng” là giấc mơ về những điều tốt đẹp, niềm vui, hạnh phúc. * Tiếng gà giục giã người chiến sĩ nhận thức trách nhiệm của người cầm súng:
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_tuan_13_nam_2020_2021.doc