Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Năm học 2020-2021

PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ:

A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ.

- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản – tiếng Việt - làm văn trong học kì I để xây dựng nên chủ đề: Câu hỏi tu từ trong văn bản trữ tình

- Qua việc xây dựng chủ đề, góp phần giúp học sinh hình thành mối quan hệ gắn kết gữa các phần văn bản-tiếng việt-tập làm văn, giúp cho các em học tốt môn Ngữ văn, qua đó cũng giúp các em học sinh hiểu được:

+ Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong một số bài thơ của một số nhà thơ yêu nước tiến bộ và cách mạng Việt Nam trong phong trào thơ mới giai đoạn 1930-1945.

+ Hiểu được nét đặc sắc cảu từng bài thơ: Khí phách cảu ngưởi chiến sĩ yêu nước, nỗi chán ghét thực tại, niềm khao khát tự do, cảm hứng lãng mạn, lòng yêu nước thầm kín, sự trân trọng truyền thống văn hóa nỗi cảm thương lớp nhà nho không hợp thời.

+ Biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, cảm hứng, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

 

doc 376 trang phuongnguyen 23500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Học kì 2 - Năm học 2020-2021
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP.
CÂU HỎI TU TỪ TRONG VĂN BẢN TRỮ TÌNH
 Môn học( hoạt động giáo dục).............Lớp:
 Thời gian thực hiện: 8 tiết
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ:
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ.
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản – tiếng Việt - làm văn trong học kì I để xây dựng nên chủ đề: Câu hỏi tu từ trong văn bản trữ tình
- Qua việc xây dựng chủ đề, góp phần giúp học sinh hình thành mối quan hệ gắn kết gữa các phần văn bản-tiếng việt-tập làm văn, giúp cho các em học tốt môn Ngữ văn, qua đó cũng giúp các em học sinh hiểu được:
+ Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong một số bài thơ của một số nhà thơ yêu nước tiến bộ và cách mạng Việt Nam trong phong trào thơ mới giai đoạn 1930-1945. 
+ Hiểu được nét đặc sắc cảu từng bài thơ: Khí phách cảu ngưởi chiến sĩ yêu nước, nỗi chán ghét thực tại, niềm khao khát tự do, cảm hứng lãng mạn, lòng yêu nước thầm kín, sự trân trọng truyền thống văn hóa nỗi cảm thương lớp nhà nho không hợp thời.
+ Biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, cảm hứng, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
+ Củng cố và nâng cao kiến thức về kiểu câu nghi vấn: Nhớ được đặc điểm, hình thức, chức năng, nhận biết và phân tích được giá trị biểu đạt của kiểu câu nghi vấn.
- Hình thành cho học sinh các kĩ năng: nghe – nói – đọc - viết thành thạo, sử dụng thành thạo các câu văn, từ ngữ liên kết với nhau để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh, văn bản khi tạo nên phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc. 
- Tích hợp kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.
B. CÁC NỘI DUNG TÍCH HỢP THÀNH CHỦ ĐỀ, THỜI GIAN DỰ KIẾN:
Tuần
Tiết
Bài dạy 
Ghi chú
19
73
Nhớ rừng
74
Nhớ rừng (tt)
75
Ông đồ
76
Ông đồ (tt)
20
77
Câu nghi vấn
78
Câu nghi vấn (tt)
79
Luyện tâp chủ đề
80
Luyện tâp chủ đề
C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1.Kiến thức: 
a. Đọc- hiểu
Qua chủ đề “ Câu hỏi tu từ trong văn bản trữ tình ” học sinh nắm được một số đặc điểm của văn bản trữ tình được thể hiện qua các văn bản, các tiết học: Nhớ rừng, ông đồ, câu nghi vấn, câu nghi vấn (tt)
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước được diễn tả sâu sắc qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú 
- Hiểu được giá trị đặc sắc nghệ thuật, bút pháp lãng mạn rất truyền cảm của nhà thơ, từ đó cùng rung động với niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc của thực tại tù túng, tầm thường, giả dối-tâm trạng đầy bi ai, phẫn uất của nhân vật trữ tình.
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của ông đồ đồng thời thấy được lòng thương cảm và niềm hoài cổ của nhà thơ được thể hiện qua lói viết bình dị, gợi cảm. 
- Củng cố và nâng cao kiến thức về câu nghi vấn.
b. Viết.
- Viết được đoạn cảm nhận về đoạn thơ.
- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm
c. Nói và nghe.
 	 - Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
 	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản
 	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỰC ĐỘ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nhận biết được tác giả, tác phẩm.
Nhận biết được các văn bản trong giai đoạn 1930-1945
Nhận diện được thể thơ mới: thơ 8 chữ và thơ 5 chữ.
Nhận diện được bút pháp lãng mạn để nói lên tình cảm và thái độ của tác giả.
Nhận biết được đặc điểm, hình thức của câu nghi vấn
Hiểu thế nào là phong trào thơ mới 
Hiểu được tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú, tác giải dùng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ để nói về nỗi đau của người dân Việt Nam mất nước khi đó.
Nỗi nhớ của con hổ về chốn rừng xanh hùng vỹ, đó cũng là tiếng than của người Việt Nam khi nuối tiếc thời vàng son của dân tộc.
Niềm ngao ngán thực tại và lời nhắn gửi thống thiết của con hổ. 
Hình ảnh ông đồ trong mùa xuân năm xưa. Hình ảnh ông đồ trong mùa xuân hiện tại.
Qua hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối những giá trị cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
Các chức năng của câu nghi vấn. 
Trình bày suy nghĩ quan điểm, tư tưởng của mình về những hình ảnh thực tế trong văn bản bằng một đoạn văn.
Từ một chủ đề cụ thể: chỉ ra được bố cục của chủ đề đó, chỉ ra được những phép liên kết trong văn bản, trong chủ đề đó.
Trong nỗi nhớ của con hổ có bức tranh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ thơ mộng, tràn trề, hùng vỹ. 
Vận dụng kiến thức, nội dung từ 2 văn bản văn học, phần tiếng Viêt để viết được một đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn để nói lên tâm trạng và cảm xúc của tác giả.
Tìm hiểu thêm những văn bản có cùng chủ đề để thấy rõ hơn những nội dung đang phản ánh.
Nghiên cứu, phân tích trình bày kết hợp với nội dung phần tiếng việt và tập làm văn để tạo lập lên một văn bản có tính liên kết, chủ chủ đề, có bố cục rõ ràng và mạch lạc. 
Tạo lập văn bản, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân để tạo lập nên một văn bản có đầy đủ bố cục 3 phần, 
PHẦN II: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tuần:
Tiết: 
VĂN BẢN
NHỚ RỪNG
 Thế Lữ
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
I – Mục tiêu
1. Về kiến thức:
a. Đọc- hiểu
- Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
- Thấy được một só biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.
- Chiều sâu tư tưởng thầm kín của lớp thế hệ trẻ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
b. Viết.
- Viết được đoạn văn cảm nhận về các hình ảnh thơ.
- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm
c. Nói và nghe.
 	 - Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
 	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản
 	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Soạn bài, tư liệu về tác giả, tác phẩm. (Chân dung nhà thơ, tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp, lời bình, lời đánh giá về bài thơ. 
- Hướng dẫn HS sưu tầm trên mạng về nhà thơ và phong trào Thơ mới.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Soạn bài, tìm hiểu tư liệu về tác giả, tác phẩm theo hướng dẫn của GV
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Mở đầu.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
- HS Chơi trò chơi ô chữ
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu luật chơi 
Chơi trò chơi ô chữ
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ô chữ , mỗi ô chữ tương ứng với một câu hỏi Học sinh có thể chọn bất kì câu hỏi nào để trả lời và có thể trả lời ô hàng dọc bất kì lúc nào. Nếu hs nào trả lời đúng ô hàng dọc sẽ có quà. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Trò chơi ô chữ gồm 6 câu sau:
Câu 1: Tác giả bài thơ Muốn làm thằng Cuội? TẢN ĐÀ 
Câu 2: câu “Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện cũ” trong bài hát nào? HÀN MẶC TỬ 
Câu 3: Một khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng? THƠ 
Câu 4: Đây là một trong hai xu hướng chính của bộ phận văn học công khai 1930-1945? LÃNG MẠN 
Câu 5: Những câu thơ sau đây nằm trong bài thơ nào của nhà thơ Thế Lữ? Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt 
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua 
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm. NHỚ RỪNG
Câu 6: Tác gải câu thơ: 
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu? XUÂN DIỆU
Từ khóa: THƠ MỚI
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ : Nhớ rừng
a) Mục tiêu: 
- Biết được những thông tin chính vầ tác giả, hoàn cảnh lịch sử đất nước ta đầu thế kỉ XX.
- Chỉ ra và phân tích được các chi tiết, hình ảnh Cụ thể là biện pháp nghệ thuật tu từ: Điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ., liệt kê. Câu cảm thán, câu nghi vấn thể hiện niềm kao khát tự do mãnh liệt, lòng yêu nước kín đáo của tác giả qua lời con hổ ở vườn bách thú trong bài thơ Nhớ rừng. 
- Biết được đặc điểm của thể thơ tự do, phương thức biểu đạt biểu cảm. 
- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những tác phẩm thơ khác
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm học tập:
- Những nét khái quát về tác giả và văn bản.
- Những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
 d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
Gọi HS đọc chú thích (Sgk)
GV chiếu chân dung nhà thơ
- HS quan sát chân dung tác giả, hình ảnh sách
- HS đọc thông tin về tác giả, văn bản.
- GV phát phiếu bài tập số 1, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Phiếu bài tập số 1:
Văn bản : Nhớ rừng
Tác giả
Hoàn cảnh ra đời:
Thể loại
Phương thức biểu đạt chính
Những thông tin
về tác giả và văn bản giúp cho em như thế nào về việc đọc văn bản? 
- HĐ chung: Đọc văn bản:
Cần đọc bài thơ với giọng điệu như thế nào?
+ Giáo viên đọc mẫu
+ HS nghe và đọc văn bản
Tìm hiểu chú thích:
+ Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK.
+ HS trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh
- Dựa vào các ý hãy chia bố cục cho bài thơ?
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
- Cuộc sống của con hổ ở vườn bách thú gợi tả qua những hình ảnh nào?
- Cảm nhận về cuộc sống đó?
HĐ chung:
- Tâm trạng thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
- Nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
- Qua đó em hiểu gì về tâm trạng của chúa sơn lâm?
HĐ cá nhân:
- Cảnh vườn bách thú được miêu tả qua những hình ảnh nào?
- Biện pháp NT nào được sử dụng?
- Cảnh hiện lên như thế nào?
- Trước cảnh vật ấy con hổ có tâm trạng như thế nào?
? Nhận xét chung về tâm trạng của con hổ trong hiện tại ở vườn bách thú?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 2,3 qua phiếu học tập số 2
- GV phát phiếu bài tập số 2, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
Phiếu bài tập số 2:
 Con hổ ở sơn lâm
- Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả:
+ cảnh sơn lâm
+ hình ảnh chúa sơn lâm
+ tâm trạng của chúa sơn lâm
- Chỉ ra các dấu hiệu về NT?
- Tác dụng của các bpnt?
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
- Khái quát tâm trạng của con hổ khi ở vườn bách thú?
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp và trả lời câu hỏi: 
- Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian như thế nào?
- Nghệ thuật đặc sắc? Tác dụng? 
- Cảm nhận về giấc mộng ngàn của con hổ?
- Phản ánh khát vọng gì của con hổ?
-Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng con hổ khiến em liên tưởng đến điều gì?
HĐ cá nhân - KT trình bày 1 phút:
* GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu sau: Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chính của bài thơ?
I. Tìm hiểu chung. 
1. Tác giả: 
- Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ (1907-1989), quê ở Bắc Ninh.
“Đệ nhất thi sĩ” trong phong trào Thơ mới.
2. Tác phẩm
+ Thể thơ: tự do
+ Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
+Nhân vật trữ tình: con hổ.
II. Đọc – hiểu văn bản .
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc diễn cảm được văn bản
- Học sinh đọc hiểu được các chú thích 
2. Bố cục văn bản
- Bố cục: 3 phần 
+ Đoạn 1+4: Con hổ ở vườn bách thú.
+ Đoạn 2+3: Con hổ ở sơn lâm.
+ Đoạn 5: Giấc mộng của con hổ.
3.Tìm hiểu chi tiết văn bản.
a. Con hổ khi ở vườn bách thú
* Đoạn 1: - Cuộc sống của con hổ: trong cũi sắt, sa cơ, tù hãm, trò lạ mắt, thứ đồ chơi, ngang bầy cùng gấu, báo,...
-> cuộc sống giam cầm, tù túng, mất tự do, thân phận bị hạ thấp, coi thường.
- Tâm trạng: gậm một khối căm hờn, nằm dài, khinh, nhục nhằn,...
NT: Từ ngữ chọn lọc, giàu sức gợi
-> căm uất, ngao ngán, bất lực.
* Đoạn 4:
- Cảnh vườn bách thú: không đời nào thay đổi, sửa sang, tầm thường giả dối, hoa chăm cỏ xén, lối phẳng cây trồng,...
NT: liệt kê
-> đơn điệu, tẻ nhạt, nhàm chán
- Tâm trạng: uất hận, ghét
=> Chán ghét cao độ cuộc sống tù túng, giả dối hiện tại ->Khao khát cuộc sống tự do .
b. Con hổ ở sơn lâm ( Đoạn 2,3)
* Cảnh sơn lâm
- cả, cây già, gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội
- đêm vàng, ngày mưa, bình minh, chiều
- hình ảnh thơ giàu sức gợi, cảm xúc lãng mạn => Hùng vĩ, đẹp lộng lẫy
* Hình ảnh chúa sơn lâm
- bước chân dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân, vờn bóng, mắt quắc mọi vật im hơi
- say mồi đứng uống ánh trăng tan, lặng ngắm giang sơn, chim ca giấc ngủ tưng bừng, chiếm lấy riêng phần bí mật
- NT so sánh, từ láy tượng hình, ĐT đặc tả hành động = >oai phong, dũng mãnh
* Tâm trạng của chúa sơn lâm
- nào đâu, đâu những,..
- Than ôi!...còn đâu
từ ngữ gợi cảm, câu cảm thán, điệp ngữ, liệt kê => xót xa, nuối tiếc
=>Khát vọng hướng tới cái đẹp tự nhiên, chân thật; niềm khao khát mãnh liệt được sống tự do .
c. Giấc mộng của con hổ.
(Đoạn 5)
- Oai linh, hùng vĩ, thênh thang
+ NT: Câu cảm thán -> Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ cuộc sống chân thật, tự do
- Mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất lực -> Bi kịch
=>Khát vọng được sống là chính mình, được giải phóng, được tự do.
+Tâm trạng của con hổ cũng là tâm trạng của những người dân Việt Nam mất nước khi đó.
4. Tổng kết
- NT: + Hình ảnh thơ gợi cảm, cảm xúc lãng mạn ngập tràn
+ Giọng thơ ào ạt, phóng túng
- ND: Diễn tả nỗi chán ghét thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. 
- HS tập làm viết đoạn văn nghị luận và cảm thụ văn học. 
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 3
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, 
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
 Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? 
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, 
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
 Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. 
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? 
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?         
 1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Ai sáng tác
2. Câu thơ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Có phải câu nghi vấn không? Em hãy nêu các chức năng của câu nghi vấn.
 3: Hãy xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. 
4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. Câu 5: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật đó. 
6: Em có đồng ý với quan điểm: “Đoạn thơ trên là một bức tranh tứ bình lộng lẫy” không? Vì sao? 
Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập số 4
1. Tâm trạng của con hổ trong đoạn 1 và đoạn 4 của bài thơ "Nhớ rừng" có điểm gì giống và khác nhau? Từ đó, em hiểu thế nào về nỗi khao khát được trở vè với đại ngàn của con hổ?
2. Hãy phân tích nỗi nỗi nhớ rừng của con hổ trong đoạn thơ 2 và 3 của bài thơ "Nhớ rừng"?
3. Mở đầu bài thơ" Nhớ rừng" là lời đề từ " Lời con hổ ở vườn bách thú". Việc mượn lời đó có tác dụng thể hiện chủ đề của bài thơ như thế nào?
* GV có thể sử dụng các đề bài trong sách giáo khoa, hoặc đề bài sau:
 Viết một đoạn văn khoảng 1/2 mặt giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Cuộc đời bạn sẽ trôi qua một cách vô nghĩa nếu mãi đắm chìm vào quá khứ hay quá lo lắng cho tương lai” 
Với đề bài hướng dẫn HS cách làm bài, GV yêu cầu HS:
- Chỉ ra vấn đề cần nghị luận và quan điểm của bản thân (đồng tình hay phản đối) về vấn đề đó. 
- Xác định phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn văn.
- Xác định các thao tác lập luận được sử dụng.
- Tìm ý và lập dàn ý cho đoạn văn.
- Viết câu văn mở đoạn các câu trong phần thân đoạn, câu kết đoạn.
- Chỉnh sửa bài viết.
Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Viết đoạn văn cảm nhận đoạn thơ sau:
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy với bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự .
HS làm bài xong, GV thu và chấm bài, trả bài và nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng làm văn cho HS. 
 Đọc- hiểu văn bản 
HS viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
HS viết đoạn văn cảm nhận văn học 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm cảm xúc của bài thơ. Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình để đọc một số đoạn trích/văn bản khác có cùng phương thức và chủ đề với văn bản 
- HS vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Bài làm văn nghị luận văn học.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập sau đây:
Phiếu học tập số 5
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
− Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi..
Tiếng ca vắt vẻo lưng chứng núi
Hổn hển như lời của nước mây.
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây
1: Hãy xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. 
2. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây
3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. 
Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
GV yêu cầu HS về nhà làm 
 Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét: “Trong bài thơ Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được”. Em hiểu sức mạnh phi thường đó là gì? Hãy chứng minh.
GV gợi ý.
- Là sức mạnh của cảm xúc
-> Trong thơ lãng mạn cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu, từ đó kéo theo sự phù hợp về hình thức câu thơ. Chính vì vậy cảm xúc 
HS làm bài xong, GV thu và chấm bài, trả bài và nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng làm văn cho HS. 
Đọc - hiểu văn bản của một nhà thơ khác cùng giai đoạn 
Viết bài văn nghị luận văn học.
Tuần:
Tiết: 75
VĂN BẢN
ÔNG ĐỒ
 Vũ Đình Liên
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a. Đọc- hiểu
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nv ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với lớp người tài hoa nay vắng bóng gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
- Thấy được sức truyền cảm NT đặc sắc của bài thơ.
b. Viết.
- Viết được đoạnvăn phân tích hình ảnh thơ tiêu biểu trong tác phẩm
- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm
c. Nói và nghe.
 	 - Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
 	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản
 	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
- HS Chơi trò chơi ô chữ
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS xem video một số hình ảnh đặc trưng của ngày tết cổ truyền của dân tộc 
- Nêu y/cầu: Đoạn video gợi cho em liên tưởng đến ai và phong tục gì của dân tộc?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Dự kiến câu trả lời : 
- Em liên tưởng đến ông đồ và tết cổ truyền của dân tộc
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả 
* Đánh giá nhận xét, dẫn vào : Mỗi dịp tết đến xuân về, khi nhìn thấy những câu đối đỏ và những bức tranh thư pháp, lòng ta lại bâng khuâng nhớ về hình ảnh ông đồ xưa – hình ảnh vô cùng thân thuộc trong ngày tết cổ truyền. Để giúp các em hiểu và thêm trân trọng những con người đã từng tạo nên những giá trị tinh thần rất đỗi thiêng liêng của nền văn hóa dân tộc, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay- văn bản Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên. 
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30’)
Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ : Ông đồ
a) Mục tiêu: 
- Biết được những thông tin chính vầ tác giả, hoàn cảnh lịch sử đất nước ta đầu thế kỉ XX.
- Chỉ ra và phân tích được các chi tiết, hình ảnh Cụ thể là biện pháp nghệ thuật tu từ: Điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ., liệt kê. Câu cảm thán, câu nghi vấn ....qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với lớp người tài hoa nay vắng bóng gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
- Biết được đặc điểm của thể thơ tự do, phương thức biểu đạt biểu cảm. 
- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những tác phẩm thơ khác
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm học tập:
- Những nét khái quát về tác giả và văn bản.
- Những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
 d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Gọi HS đọc chú thích (Sgk/tr5 (tập 2)
GV chiếu chân dung nhà thơ
- HS quan sát chân dung tác giả, hình ảnh sách
- HS đọc thông tin về tác giả, văn bản.
- GV phát phiếu bài tập số 1, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Phiếu bài tập số 1:
Văn bản : Ông đồ
Tác giả
Hoàn cảnh ra đời:
Thể loại
Phương thức biểu đạt chính
Những thông tin về tác giả và văn bản giúp ch
 em như thế nào về vi
c đọc văn bản? 
- HĐ chung: Đọc văn bản:
Cần đọc bài thơ với giọng điệu như thế nào?
+ Giáo viên đọc mẫu
+ HS nghe và đọc văn bản
Tìm hiểu chú thích:
+ Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK.
+ HS trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh
- Dựa vào các ý hãy chia bố cục cho bài thơ?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Vũ Đình Liên (1913-1996 )
- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. 
- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
2. Văn bản:
- Được sáng tác năm 1936, đăng trên tạp chí Tinh Hoa.
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự.
II. Đọc – hiểu văn bản .
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Bố cục văn bản
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: Ông đồ thời vàng son (Hai khổ thơ đầu)
+ Phần 2: Ông đồ thời thất thế (Hai khổ thơ tiếp theo)
+ Phần 3: Ông đồ vắng bóng và nỗi lòng của nhà thơ ( Khổ thơ cuối)
GV chiếu 2 khổ thơ đầu và câu hỏi thảo luận nhóm:
Phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật công đoạn( lần 1: 3’, lần 2: 2 phút)
Nhóm 1,2: hoàn thành phiếu bài tập:
Yếu tố nghệ thuật
Tác dụng
Từ ngữ
Hình ảnh
Cách ngắt nhịp
=> Sự xuất hiện của ông đồ mỗi dịp Tết đến xuâ
 về?
Nhóm 3,4: hoàn thành phiếu bài tập:
Yếu tố nghệ thuật
Tác dụng
Từ ngữ
Hình ảnh
Cách ngắt nhịp
Biện pháp nghệ thuật
=> Hình ảnh của ông đồ?
Sau thời gian 5’ thảo luận nhóm lần 1, các nhóm thảo luận lần 2 bằng cách đổi chéo kết quả để bổ sung(3’)
Bước 2: Hs suy nghĩ làm việc cá nhân, HS thảo luận nhóm, gv quan sát giúp đỡ hs thảo luận 
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
* Dự kiến trả lời:
Nhóm 1,2: 
Yếu tố nghệ thuật
Tác dụng
- Từ ngữ : cặp từ hô ứng «  mỗi năm lại thấy »
- Cách ngắt nhịp : 2/3 ở hai câu đầu
- Hình ảnh : hoa đào nở, mực tàu, giấy đỏ, phố đông.
-> Cách ngắt nhịp 2/3 ở 2 câu thơ đầu kết hợp với cặp từ: mỗi lại thể hiện sự xuất hiện đều đặn của ông đồ. 
-> Tạo ấn tượng cảnh sắc rực rỡ, tươi tắn, không 
hí đông vui, nhộn nhịp.
=> Sự xuất hiện của ông đồ : ông đồ trở nên thân quen, không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về.
GV chốt kiến thức lên bảng
Gv liên hệ, khắc sâu :
? Em hiểu gì về tục treo câu đối ngày Tết trong nhà ?
- Tục treo câu đối trong nhà vào dịp tết cổ truyền là một nét văn hóa của người dân VN. Câu đối được viết bằng mực tàu đen nhánh trên nền giấy đỏ tươi thường được treo trong nhà, dán lên cột hai bên bàn thờ gia tiên vừa để trang trí, vừa thể hiện niềm mong ước những điều tốt lành của nhân dân ta khi năm mới đến. 
GV : Đó là lí do mà ông đồ xuất hiện bên phố phường nhộn nhịp. Ông đồ xuất hiện vào thời điểm “ hoa đào nở”- khi tết đến xuân về. Hình ảnh hoa đào và ông đồ sóng đôi nhau đồng hiện như một lẽ tất yếu của mùa xuân.
Bình : Những câu thơ bằng ngôn ngữ kể, tả, xinh xắn, gọn gàng mà gợi lên cả một bức tranh mùa xuân nơi góc phố đông vui nhiều người lại qua. Ông đồ với mực tàu giấy đỏ như góp vào cái đông vui, rực rỡ của phố phường ngày tết một nét đẹp văn hóa, làm nên một mùa xuân thiêng liêng và ấm cúng.
NHóm 3,4 :
Yếu t
 nghệ thuật
Tác dụng
- Từ ngữ : từ láy «  tấm tắc », lượng từ «  bao nhiêu », nhiều từ âm « t », « b »
- Cách ngắt nhịp : linh hoạt(2/3, 3/2) 
- Hình ảnh : hoa hoa tay, phượng múa rồng bay.
- Biện pháp nghệ thuật : hoán dụ « hoa tay », so sánh
- Thể hiện thái độ, tình cảm ngưỡng mộ của mọi người dành cho ông đồ.
- Các từ có phụ âm « t », « b » khi đọc lên tạo những âm thanh ròn rã nghe như tiếng pháo râm ran càng làm tăng thêm không khí đông vui ngày tết.
-> giọng điệu vui tươi, sôi nổi.
-> Nói đến chất tài hoa của người nghệ sĩ. Đồng thời cho thấy nét chữ đẹp, phóng khoáng, cao quý.
=> Hình ảnh ông đồ : Ông đồ như một nghệ sĩ trổ tài trước công chúng.
Gv nhận xét, chốt : 
GV giảng: Chữ “ hoa tay” đi liền với chữ “ thảo” cho chúng ta một hình dung: dường như ẩn trong từng nét chữ, người viết như muốn thổi hồn vào trong đó. Bàn tay của ông đồ đưa đến đâu mà như gấm như hoa nở ra đến đó. Ở mỗi con chữ, mỗi câu đối hiện ra dưới nét bút của ông đồ đều thể hiện khát khao hoàn thiện của kẻ trao người nhận. Vì vậy mà mỗi nét chữ là kết tinh của tài hoa, trí tuệ và tâm hồn của người viết, rất mực thước song cũng rất phóng khoáng.
( Thảo luận theo nhóm bàn(2’))
Câu hỏi : Ông đồ có vị trí như thế nào trong bức tranh xuân ở hai khổ
thơ đầu? Vì sao có thể nói đây là thời kì vàng son của ông đồ? 
* Dự kiến trả lời:
- Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người. 
Vì ông đồ xuất hiện giữa mùa đẹp nhất, là trung tâm của bức tranh, được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ.
GV: Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_2021.doc