Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 12
Tuần : 12- Tiết : 45
Ngày soạn: .
Ngày dạy:. ÔN DỊCH THUỐC LÁ
Nguyễn Khắc Viện
A.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:- Hướng dẫn học sinh hiểu được thuốc lá là 1 ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng, nhiều mặt đến đời sống cá nhân và cộng đồng. thấy được tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh
2. Kĩ năng: - Qua bài học rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản nhật dụng về vấn đề bức thiết của XH. Tích hợp với tập làn văn để viết bài tuyết minh về vấn đề đời sống xã hội.
- KNS cơ bản được giáo dục: Giao tiếp: trình bày suy nghĩ phản hồi về tác hại của thuốc lá. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về tính thuyết phục của văn bản. Ra quyết đinh: Quyết tâm phóng chống tệ nạn thuốc lá , cổ động mọi người cùng tham gia.
3 Thái độ. Từ đó GD HS có quyết tâm phòng chống nạn dich này - Giáo dục các em ý thức bảo vệ sức khoẻ và môi trường,
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 12
Tuần : 12- Tiết : 45 Ngày soạn: ............... Ngày dạy:.................. ÔN DỊCH THUỐC LÁ Nguyễn Khắc Viện A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:- Hướng dẫn học sinh hiểu được thuốc lá là 1 ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng, nhiều mặt đến đời sống cá nhân và cộng đồng. thấy được tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh 2. Kĩ năng: - Qua bài học rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản nhật dụng về vấn đề bức thiết của XH. Tích hợp với tập làn văn để viết bài tuyết minh về vấn đề đời sống xã hội. - KNS cơ bản được giáo dục: Giao tiếp: trình bày suy nghĩ phản hồi về tác hại của thuốc lá. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về tính thuyết phục của văn bản. Ra quyết đinh: Quyết tâm phóng chống tệ nạn thuốc lá , cổ động mọi người cùng tham gia. 3 Thái độ. Từ đó GD HS có quyết tâm phòng chống nạn dich này - Giáo dục các em ý thức bảo vệ sức khoẻ và môi trường, 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực đọc hiểu văn bản . - Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp ). -Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản). B. CHUẨN BỊ - Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP (5 phút) Nghiên cứu văn bản, thảo luận nhóm và hoàn thiện bảng sau: Hậu quả của việc hút thuốc lá Nhận xét nghệ thuật Sức khoẻ con người Bản thân Người khác Nhân cách Kinh tế C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... - PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề... D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG Trao đổi với bạn về 2 bức tranh sau và trả lời câu hỏi: 1. Trong gia đình và môi trường sống xung quanh em có người hút thuốc là hay không? 2. Theo em hút thuốc lá có hại như thế nào? 3. Em hãy nêu thông điệp được gợi ra từ hai bức ảnh? - Hút thuốc lá rất phor biến mặc dù nguy hiểm đến tính mạng bản thân và những người xung quanh. - GV cho HS quan sát hình ảnh và giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I-Giới thiệu chung: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) Em hiểu gì về nạn hút thuốc lá, thuốc lào hiện nay? (2) Ôn dịch? Tại sao thuốc lá lại gọi là “ ôn dịch”? (3) Phân tích ý nghĩa của nhan đề văn bản. Việc dùng dấu phẩy trong đầu đề văn bản: Ôn dịch, thuốc lá có tác dụng gì? - HS suy nghĩ, tìm câu trả lời. -Xung phong phát biểu ý kiến, chia xẻ thông tin. - Tổ chức cho HS ham gia nhận xét, bổ sung... -GV tổng hợp, kết luận vệ 3 nội dung HS đã trình bày. - Hút thuốc lá, thuốc lào là 1 thói quen -Ôn dịch: là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ - một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người trong một thời gian nhất định. - “Ôn dịch, thuốc lá”: ngắn gọn nhưng lại mang đến cho người đọc đầy đủ thông tin vấn đề, và cả thái độ với ôn dịch, được tác giả xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ “ôn dịch” còn mang sắc thái biểu cảm. -Việc sử dụng dấu phẩy ở nhan đề có tác dụng nhấn mạnh sự biểu đạt: + Gây ấn tượng với người đọc:Vấn nạn thuốc lá nguy hiểm như ôn dịch + Ngắn gọn, súc tích, vẫn nhấn mạnh được mức độ nguy hiểm của nạn hút thuốc + Nhấn mạnh thái độ căm ghét, nguyền rủa loại ôn dịch đó. II-Đọc, hiểu văn bản: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - GV hướng dẫn HS đọc:Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý các thuật ngữ. - Gọi HS đọc-HS và GV nhận xét. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ SGK ? - VB được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? - HS bổ sung thông tin. - Cho biết thông tin về ôn dịch thuốc lá? - Thông tin nào trở thành chủ đề của văn bản ? -Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá có tác dụng gì trong lập luận? - Nghệ thuật ? Tác dụng của thông báo này ? - HS trình bày ý kiến. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. 1-Đọc Chú thích: -Xem SGK 2-Bố cục: 3 phần -Đầu -> AIDS: Thông báo về nạn dịch thuốc lá. -Tiếp -> Phạm pháp: Tác hại của thuốc lá -Còn lại: Kiến nghị về việc chống thuốc lá. 3-Phân tích: a-Thông báo về nạn dịch thuốc lá -Ôn dịch xuất hiện:Nạn AIDS và ôn dịch thuốc lá. -Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo: + Lấy lối so sánh của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn thuốc lá + Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận sắc bén. + Thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống + Giặc thuốc lá không đánh như vũ bão, nó "gặm nhấm như tằm ăn dâu" + Tác hại của thuốc lá không nhìn thấy ngay nên mức độ nguy hiểm khôn lường. => Đây là so sánh sáng tạo, làm cho lập luận chặt chẽ, tạo liên tưởng thú vị. . Nhấn mạnh hiểm hoạ to lớn của dịch này=>So sánh, thông báo ngắn gọn, chính xác nạn thuốc lá. .b-Tác hại của thuốc lá: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG NHÓM - Giao nhiệm vụ - phiếu học tâp. - Tổ chức cho các nhóm thảo luận. - GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả . - Tổ chức cho HS nhận xét - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . -Các nhóm khác tham gia ý kiến. -Nhận xét, rút kinh nghiệm. Dự kiến sản phẩm của HS: PHIẾU HỌC TẬP (5 phút) Nghiên cứu văn bản, thảo luận nhóm và hoàn thiện bảng sau: Hậu quả của việc hút thuốc lá Nhận xét Sức khoẻ con người Bản thân người hút thuốc -Khói thuốc có nhiều chất độc thấm vào cơ thể ... -Chất hắc ín, ô xít các bon, ni cô tin làm tê liệt các chức năng ở họng và dạ dày... -... sức khoẻ giảm sút, gây nhồi máu cơ tim. -Chứng cứ khoa học, có tính thuyết phục. =>Huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người, là nguyên nhân gây cái chết. Người xung quanh -Khói thuốc đầu độc những người xung quanh ( phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh...) Nhân cách -Sinh trộm cắp. - Cảnh báo nạn đua đòi thuốc lá -Nghiện ma túy. So sánh => Huỷ hoại lối sống, nhân cách Tác giả đã sử dụng những cứ liệu khoa học, bằng sự giải thích, phân tích tường tận của một nhà khoa học và cũng là một bác sĩ. Tác giả chứng minh cho mọi người thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người. Nó không chỉ phá hủy sức khỏe con người, mà còn gây ra những căn bệnh nan y như: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim,... Hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đạo đức và cá nhân, cộng đồng... THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (1) Vì sao tác giả đặt giả định" Có người bảo:Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. - "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" để phủ định, bác bỏ + Coi thường sức khỏe người thân, người xung quanh . + Họ ngụy biện bằng cách vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. + Tác giả phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe bản thân mà còn hủy hoại sức khỏe của những người xung quanh. + Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng không thể sử dụng quyền đó làm ảnh hưởng tới không khí người khác. => Tác giả dùng chính quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế c-Kiến nghị về chống thuốc lá: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Phần cuối văn bản cung cấp thông tin gì? (2) Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này? ? - Giải thích: Chiến dịch và chiến dich thuốc lá ? - Nhận xét cách thuyết minh ? (3) Thái độ của tác giả ? - Phát hiện chi tiết, so sánh, nhận xét, ... -Xung phong chia xẻ ý kiến, quan điểm cá nhân. - Tham gia nhận xét, bổ sung... -GV tổng hợp, kết luận -Chiến dịch chống thuốc lá. -Tác giả đưa ra các so sánh tình hình hút thuốc ở nước ta ngang với các thành phố lớn ở Âu- Mĩ: + Dù nước ta nghèo hơn các nước Âu- Mĩ nhưng tỉ lệ hút thuốc ngang với các nước này => đây là một điều đáng báo động. + Các nước phát triển ở Âu- Mĩ cấm hút thuốc, có chiến dịch chống hút thuốc mạnh mẽ, còn nước ta chưa có biện pháp quyết liệt để xử lí + Nước ta còn quá nhiều bệnh dịch cần thanh toán thế mà chúng ta lại rước về nhiều thứ bệnh dịch nguy hiểm và tốn kém, gay ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. -> Sự so sánh là rất cần thiết vì nó cảnh báo mạnh mẽ vấn nạn hút thuốc lá đang trở nên phổ biến ở nước ta, cần đưa ra các biện pháp khắc phục. =>Thuyết phục. -Tác giả: Cổ vũ mạnh và tin ở sự chiến thắng của chiến dịch này. 4-Tổng kết Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Nghệ thuật văn bản ? (2) Nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản - Gọi HS nhận xét. - Gọi HS đọc ghi nhớ - GV khắc sâu kiến thức trọng tâm. -Nghệ thuật: So sánh, số liệu cụ thể. -Nội dung: Thuốc lá là ôn dich gây tác hại nghiêm trọng cho con người và cộng đồng. Vì thế phải quyết tâm chống lại nạn dịch này. * Ghi nhớ: SGK HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng hút thuốc lá? (2) Văn bản Ôn dịch thuốc lá đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá? - HS suy nghĩ -Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, bổ sung... -GV tổng hợp, kết luận 1.- Vui – Nể bạn - Giải buồn - Tò mò - Bắt trước - Ra vẻ người lớn - Xã giao 2.Các phương pháp được sừ dụng trong bài viết : dùng số liệu, nêu ví dụ, so sánh đối chiếu, phân tích. Cụ thể: • Đoạn 1 (Từ đầu đến còn nặng hơn cả AIDS): phương pháp nêu định nghĩa giải thích. • Đoạn 2 (Từ Ngày trước đến sức khỏe cộng đồng): phương pháp so sánh, giải thích, dùng số liệu. • Đoạn 3 (từ có người bảo đến tội ác): phương pháp giải thích, nêu ví dụ. • Đoạn 4 (từ Bố và anh hút đến hết): phương pháp giải thích, nêu ví dụ, phân tích HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG: ĐỌC THÊM: Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc nhiều nhất thế giới. Để đấu tranh chống lại khói thuốc lá, Chính phủ đã xây dựng một hành lang pháp lý và sau đây là những quy định quan trọng nhất. 1.Có 04 địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên: - Bệnh viện, trạm y tế; - Trường học, trừ trường cao đẳng, học viện; - Nơi chăm sóc, nuôi dưỡng vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; - Khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. Trong khi đó, có 03 địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà, gồm: - Cơ quan, công sở, nơi làm việc; - Trường cao đẳng, đại học, học viện - Địa điểm công cộng. Đồng thời, Luật cũng cấm hoàn toàn hút thuốc trên máy bay, ô tô, tàu điện. Hút thuốc tại nơi cấm bị phạt đến 300.000 đồng Đây là quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 23 chỉ rõ: Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm nêu trên bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng. Mức phạt nêu trên cũng được áp dụng đối với người bỏ mẩu, tàu thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá. Riêng hút thuốc lá trên máy bay sẽ được áp dụng mức phạt theo quy định của Nghị định 147/2013/NĐ-CP. Cụ thể, người hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử trên máy bay sẽ bị phạt từ 03 - 05 triệu đồng. Không được nhờ trẻ dưới 18 tuổi đi mua thuốc lá Tại Điều 9 của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012, việc sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Tương tự, Luật cũng cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng và mua bán thuốc lá. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng người chưa đủ 18 tuổi để mua bán thuốc lá. Khoản 1 Điều 24 Nghị định 176/2013/NĐ-CP chỉ quy định sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 300.000 đồng đối với người chưa đủ 18 tuổi hút thuốc lá. HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO (1). Vẽ tranh tuyên truyền phòng chống thuốc lá. (2)Trao đổi với các thành viên trong gia đình hoặc các bạn trong nhóm để đề xuất một biện pháp giảm thiểu tác hại của việc hút thuốc lá. (3) Soạn bài: Bài toán dân số. Tuần : 12-Tiết : 4 6 Ngày soạn: ............... Ngày dạy:.................. CÂU GHÉP (tiếp) A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:- HS tiếp tục tìm hiểu về mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép và cách thể hiện mối quan hệ đó.. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng xác định quan hệ giữa các vế trong câu ghép dựa vào hoàn cảnh giao tiếp và vận dụng câu ghép vào cuộc sống khi nói và viết một cách hợp lí.. - KNS cơ bản được giáo dục: Ra quyết định : nhận ra và biết sử dụng câu ghép. Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ,ý tưởng, trao đổi về quan hệ giữa các vế trong cau ghép... 3 Thái độ- Giáo dục các em ý thức vận dụng câu ghép trong giao tiếp. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ B. CHUẨN BỊ - Phiếu bài tập Đọc câu ghép sau và hoàn thành phiếu bài tập ở dưới: Câu Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu Ýnghĩa vế 1 Ý nghĩa vế 2 C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phân tích tính huống : Phân tích mẫu để hiểu các kiểu quan hệ giữacác vế trong câu ghép. - Động não : suy nghĩ, phân tích để rút ra nhận xét, bài học thiết thực vềcách sử dụng kiểu câu . - Thực hành có hướng dẫn: Tạo lập kiểu câu. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG Câu ghép là câu có cấu tạo nhiều kết cấu C-v không bao chứa nhau, mỗi kết cấu chủ vị là một vế câu. Có hai cách nối các vế trong câu ghép. vậy hai cách nối ấy có ý nghĩa gì trong việc tạo quan hệ giữa các vế trong câu ghép ? HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG NHÓM - Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp. - Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập - Tổ chức cho HS nhận xét I-Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu 1.Ví dụ: SGK 2.Nhận xét: 3. Kết luận * Ghi nhớ: SGK Dự kiến sản phẩm của học sinh: Đọc câu ghép sau và hoàn thành phiếu bài tập ở dưới: Câu Quan hệ ý nghĩa Ýnghĩa vế 1 Ý nghĩa vế 2,3 Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, ... ..., là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. quan hệ nhân quả Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp => kết quả tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta...là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp. => nguyên nhân Nếu bạn học hành chăm chỉ thì bạn sẽ vượt qua kì thi sắp tới Điều kiện, giả thuyết Nếu bạn học hành chăm chỉ=> điều kiện để xảy ra sự việc thì bạn sẽ vượt qua kì thi sắp tới=> kết quả đạt được từ điều kiện vế trước Tuy trời rét mướt nhưng những cành đào vẫn đua nhau khoe sắc Quan hệ tương phản Tuy trời rét mướt=>vế có từ tương phán ý nghĩa với vế sau nhưng những cành đào vẫn đua nhau khoe sắc=> vế có từ tương phán ý nghĩa với vế trước Bạn ấy chẳng những chăm chỉ học mà bạn ấy còn hát rất hay Quan hệ tăng tiến Bạn ấy chẳng những chăm chỉ học có ý nghĩa bổ sung thêm so với vế trước Những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu: quan hệ nguyên nhân, giả thuyết, tương phản, tăng tiến, điều kiện, lụa chọn, bổ sung, tiếp nối HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi Hs đọc bài tập 1? - Gọi HS lên bảng xác định các cách nối vế câu ghép? + Phân tích cấu tạo các vế câu ghép? + Tìm các từ nối các vế câu? +Quan hệ giữa các vế? -Gọi HS nhận xét? -Gv tổng hợp - kết luận. Nêu yêu cầu bài tập 2 ? - Gọi 3 HS lên bảng xác định câu ghép? - Gọi Hs nhận xét quan hệ giữa các vế trong mỗi câu? - Gọi HS trao đổi - kết luận? - Nêu yêu cầu bài tập 3? - Cho HS thể chuyển các câu ghép thành câu đơn- HS lên bảng thay dổi từng câu? - So sánh- nhận xét kết quả sau khi đổi? - Vậy có thể tách các vế câu ghép thành các câu đơn được không? - Tác dụng của các câu ghép? Bài 1: Câu ghép:- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế : quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của trời dẫn tới sự thay đổi của nước. + Vế một là sự thay đổi màu sắc của trời dẫn đến kết quả biển thay đổi màu sắc. b, Câu ghép: - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời. + vế một nêu lên sự thay đổi của mặt trời, vế hai nêu sự thay đổi đối ứng của sương. - Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa song hành (nguyên nhân- kết quả) Bài 2: a-Câu ghép: 1-3-4 b-Quan hệ: Nguyên nhân, kết quả. c-Không tách được vì chúng có quan hệ rất chặt chẽ có vế này mới có vế kia Bài 3: Không thể tách thành những câu đơn được vì mỗi câu đều chỉ rõ quan hệ: Tâm trạng và hoàn cảnh của lão Hạc..... Nếu tách thì quan hệ đó không còn. Tác dụng: Thể hiên thông tin sự kiện, thông tin bộc lộ thái độ, cảm xúc HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) ghi lại suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá ở một số bạn học hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép. - HS suy nghĩ, viết bài -Xung phong chia xẻ kết quả - Tham gia nhận xét, bổ sung... - GV tổng hợp - kết luận Sản phẩm của học sinh Tham khảo: Hiện nay, có không ít học sinh, dù vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng đã hút thuốc lá như một thói quen khó bỏ. Dường như, các bạn chưa hiểu được hết tác hại của việc hút thuốc lá. Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so với những người không hút thuốc lá. Trong thuốc lá có côcain dễ gây nghiện, khu hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Thuốc lá không chỉ gây hại cho riêng người hút mà hút thuốc //mà nó còn ảnh hưởng tới cả sức khỏe của những người xung quanh. Vì thế, các bạn trẻ cần ý thức được sự độc hại của thuốc lá để ngăn chặn những căn bệnh nghiệm trọng sau này. HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO Học kỹ bài, nắm chắc lí thuyết về câu ghép, lấy ví dụ minh hoạ, làm bài tập 4/SGK/126. (2) Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc đơn, ngoặc kép. (3) Xem bài: Phương pháp thuyết minh ---------------------------- Tuần : 12-Tiết : 47 Ngày soạn: ............... Ngày dạy:.................. PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:- Hướng dẫn học sinh nắm được phương pháp thuyết minh. Đặc điểm và tác dụng của từng phương pháp đó. 2. Kĩ năng: Nhận biết các phương pháp thuyết minh.Rèn kỹ năng quan sát để nắm bắt được đặc điểm bản chất của sự vật . Tích luỹ và nâng cao vốn tri thức đời sống. Biết phối hợpcác PPTM trong một văn bản.Biết lựa chọn và sử dụng PP thuyết minh hợp lí, hiệu quả. - KNS cơ bản được giáo dục: Giao tiếp : trình bày ý tưởng , trao đổi về đặc điểm và phưng pháp thuyết minh. Suy nghĩ sáng tạo: thu thập, xử lí thông tin phục vụ bài thuyết minh. 3 Thái độ : Giáo dục các em ý thức học tập tốt. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ B. CHUẨN BỊ - Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Phiếu học tập A B Phương pháp Khi dùng Nêu định nghĩa- Giải thích Là kể ra các thuộc tính, biểu hiện cùng loại Phương pháp liệt kê cần Xác định đối tượng thuộc sự vật hiện tượng gì và chỉ ra đặc điểm nổi bật của đối tượng đó Phương pháp nêu ví dụ Là loại ví dụ dùng trong trường hợp SVHT biểu hiện đặc trưng ở số lượng Phương pháp dùng số liệu Được dùng khá phổ biến, hiệu quả nhưng phải được lựa chọn và trình bày có thứ tự Phương pháp so sánh Được dùng nhằm làm nổi bật nét khu biệt của đối tượng. với các SVHT khác Phương pháp phân loại phân tích Thường dùng với sự vật đa dạng, nhiều cá thể. Một đối tượng có nhiều bộ phận, nhiều mặt thì phân ra từng bộ phận, từng mặt đẻ lần lượt trình bày. C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... - Sơ đồ tư duy. - Phân tích tính huống : nhận ra các phương pháp thuyết minh. - Thực hành viết tích cực: Viết các đoạn văn thuyết minh. D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG Nêu vấn đề: Cô giáo yêu cầu cả lớp giới thiệu về bảo tàng Hồ Chí Minh, em có viết được văn bản TM không? Vì sao? HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I-Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh 1-Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm văn thuyết minh. Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gv hướng dẫn HS lần lượt trả lời câu hỏi SGK: - Đọc lại các văn bản thuyết minh vừa học? - Làm thế nào để có các tri thức ấy? - Bằng tưởng tượng có thể có các tri thức ấy được không? - Vậy làm thế nào để có tri thức cho bài thuyết minh? 1. Ví dụ 2.Nhận xét a-Tri thức về sự vật: Cây dừa -Khoa học: Lá cây – Con giun đất -Lịch sử: Khởi nghĩa -Văn hoá: Huế b-Thuyết minh thực chất là cung cấp cho người đọc về 1 đối tượng nào đó. vì vậy, muốn viết 1 văn bản thuyết minh cần : -Quan sát đối tượng: Hình dáng... -Học tập, tìm hiểu đối tượng qua sách báo -Tham quan đối tượng c- Phải tích luỹ, học tập, chọn lọc. + Tri thức về đối tượng tức là hiểu biết về đối tượng thuyết minh. + Muốn có tri thức thì phải biết quan sát về đối tượng. Quan sat không chỉ đơn thuần là nhìn, xem mà còn phải biết phát hiện cái chính, cái phụ, đặc điểm tiêu biểu của đối tượng... Từ đó phân ra các bộ phận và đặc điểm của từng bộ phận để thuyết minh. 2-Phương pháp thuyết minh: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt THẢO LUẬN CẶP ĐÔI: - HS đọc ví dụ SGK? (1) Mỗi ví dụ sử dụng phương pháp thuyết minh nào? - Câu đó trả lời cho câu hỏi nào? Đó là nội dung kiến thức về gì? - Tổ chức cho HS thảo luận. - Quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. - GV tổng hợp ý kiến. - HS đọc ghi nhớ SGK? HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - HS làm bài trên phiếu bài tập - Báo cáo kết quả và nhận xét -Xung phong trả lời câu hỏi 1. Ví dụ: 2, Nhận xét: a-Phương pháp nêu định nghĩa, Giải thích: -Giải thích về Huế -Nông Văn Vân là người thế nào? b-Phương pháp liệt kê: - Tác dụng của cây dừa Bình Định - Tác hại của bao bì ni lông c-Phương pháp nêu ví dụ:-Ví dụ: ở Bỉ d-Phương pháp dùng số liệu:-Số liệu cụ thể: e-Phương pháp so sánh g-Phương pháp phân loại phân tích. 3. Kết luận:*Ghi nhớ: SGK Phiếu học tập A B Phương pháp Khi dùng Nêu định nghĩa- Giải thích Là kể ra các thuộc tính, biểu hiện cùng loại Phương pháp liệt kê cần xác định đối tượng thuộc sự vật hiện tượng gì và chỉ ra đặcđiểm nổi bật của đối tượng đó Phương pháp nêu ví dụ là loại ví dụ dùng trong trường hợp SVHT biểu hiện đặc trưng ở số lượng Phương pháp dùng số liệu được dùng khá phổ biến, hiệu quả nhưng phải được lựa chọn và trình bày có thứ tự Phương pháp so sánh được dùng nhằm làm nổi bật nét khu biệt của đối tượng. với các SVHT khác Phương pháp phân loại phân tích thường dùng với sự vật đa dạng, nhiều cá thể. Một đối tượng có nhiều bộ phận , nhiều mặt thì phân ra từng bộ phận, từng mặt đẻ lần lượt trình bày. HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS đọc bài tập 1? - Cho HS làm việc các nhân? - Gọi HS trình bày miệng ? - Gọi nhận xét? - Gọi HS đọc bài tập 2? - Chỉ ra các phương pháp thuyết minh? - Nêu cụ thể từng phương pháp đó? - Gọi HS bổ sung ý kiến? Bài 1: -Kiến thức về khoa học: Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khoẻ và cơ chế di truyền giống loài của con người. -Kiến thức về XH: Tâm lí lệch lạccủa 1 số người coi hút thuốc lá là lịch sự. Bài 2: -Phương pháp so sánh: So sánh với AIDS- giặc ngoại xâm. -PP phân tích: Tác hại của ni cô tin, khí các bon Phương pháp nêu số liệu: Số tiền mua 1 bao 555, số tiền phạt ở Bỉ. HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG ĐỌC THẾM Nêu định nghĩa- Giải thích xác định đối tượng thuộc sự vật hiện tượng gì và chỉ ra đặcđiểm nổi bật của đối tượng đó. Phương pháp liệt kê là kể ra các thuộc tính, biểu hiện cùng loại. Là kể ra các thuộc tính, biểu hiện cùng loại. Phương pháp nêu ví dụ được dùng khá phổ biến, hiệu quả nhưng phải được lựa chọn và trình bày có thứ tự. Phương pháp dùng số liệu là loại ví dụ dùng trong trường hợp SVHT biểu hiện đặc trưng ở số lượng. Phương pháp so sánhđược dùng nhằm làm nổi bật nét khu biệt của đối tượng với các SVHT khác. Phương pháp phân loại phân tích thường dùng với sự vật đa dạng, nhiều cá thể. Một đối tượng có nhiều bộ phận , nhiều mặt thì phân ra từng bộ phận, từng mặt đẻ lần lượt trình bày. HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO Xem lại lí thuyết về văn thuyết minh, lấy ví dụ minh hoạ làm bài tập 3/129/SGK. Chuẩn bị bài: Đề văn thuyết minh và phương pháp thuyết minh Tuần : 12-Tiết : 48 Ngày soạn: ............... Ngày dạy:.................. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN HỌC A.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:- - Hướng dẫn học sinh hiểu được những ưu nhược điểm của lớp nói chung và của bản thân nói riêng qua bài viết về thể loại văn tự sự. Từ đó các em biết cách sửa chữa những lỗi sai của mình để làm bài sau tốt hơn . 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nhận biết và sử chaqx lỗi của bài . 3 Thái độ- Giáo dục các em ý thức tự giác, tích cực học tập. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ B. CHUẨN BỊ Chấm bài, chọn lỗi sai, sửa chữa. C. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN Đề bài: 8A: Một lần mắc lỗi. 8B: Kể về một kỉ niệm về thầy cô giáo cũ của em. Dàn ý đại cương: a-Mở bài: Cần nêu được lý do xảy ra câu chuyện b-Thân bài: kể trình tự câu chuyện: +Sự việc xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Với ai? Diễn biến ra sao? +Tâm trạng, suy nghĩ của em? c-Kết luận: +Lời hứa I. NHẬN XÉT CHUNG: 8A 8B NỘI DUNG - Hầu hết đảm bảo đúng yêu cầu nội dung biết hướng vào nội dung chính. Nội dung rõ ràng, rành mạch, thể hiện sự việc chính: nguyên nhân, diễn biến, kết quả lần mắc lỗi. Kết hợp kể với cảm xúc và tâm trạng khi mắc lỗi . - -Một số em có sử dụng miêu tả và biểu cảm song còn mờ nhạt hoặc gượng ép. - Hầu hết đảm bảo đúng yêu cầu nội dung biết hướng vào nội dung chính. - Có một số bài nội dung còn sơ sài, nặng về kể các chi tiết. - Một số bài viết phần cuối chưa thể hiện thái độ một cách sâu sắc. PHƯƠNG PHÁP - Xác định đúng yêu cầu đề bài, mạch tự sử rõ ràng. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tương đối tốt. Biết cách vận dụng lí thuyết về văn tự sự để làm bài.. Vận dụng trình tự kể hợp lí. - Một và em :Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm còn hạn chế - Một số em vận dụng kiến thức tạo lập văn bản tự sự hạn chế, cốt truyện mờ nhạt, lời kể vụng về. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm còn hạn chế - Một vài em chưa biết tách đoạn văn. DIỄN ĐẠT- TRÌNH BÀY - Bố cục rõ ràng 3 phần: Mở, thân, kết bài. - Một số bài viết diễn đạt lưu loát, câu văn trong sáng, có cảm xúc. - Sử dung các yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí. - Trình bày sạch đẹp. - Còn có bài chưa rõ bố cục 3 phần:) - Một số diễn đạt còn lủng củng. - Chữ viết 1 số em còn mất lỗi chính tả nhiều.Trình bày còn cẩu thả, bẩn, dập xoá lung tung. II. CHỮA LỖI: 1. Chữa lỗi chung: + Lỗi chính tả:Đức- Long ( 8A) - Minh, Hiếu ( 8B) + Lỗi câu: Hiệu ( 8A). Lịch ( 8B) 2. Chữa lỗi cá nhân:+ HS đọc lại lời phê của GV, + Tự chữa các lỗi trong bài. + Trao đổi bài với bạn cùng thảo luận. 3. Đọc và bình bài: + Đọc bài có điểm cao : Huế, Hắng, Liên ( 8A) Ngọc, Long ( 8B) III. KẾT QUẢ: Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 8A 30 8B 30 .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN HỌC 1. Nhận xét chung: Phần trắc nghiệm: Nhìn chung Hs làm tương đối tốt phần trắc nghiệm. Hầu hết đảm bảo yêu cầu. Còn một số em chưa đọc kĩ phần lệnh hoặc tẩy- xoá khi lựa chọn phương án đúng. Phần tự luận: Câu 1: - Hầu hết các em nhớ được hoàn cảnh của nhân vật nhưng phần tâm trạng của nhân vạt khi nói câu đó một số em ở lớp 8B trình bày chưa rõ. Câu 2: Triển khai câu chủ đề thành đoạn văn: - Lớp 8A triển khai đoạn qui nạp đảm bảo yêu cầu song câu chủ đề ở cuối đoạn của một số em còn gượng ép. Nội dung tương đối tốt. - Lớp 8B: Đảm bảo câu chủ đề ở đầu đoạn văn song một và em viết lại câu chủ đề chưa chính xác. Phần nôi dung đoạn văn cơ bản đảm bảo. Câu 3: - Lớp 8A cơ bản lí giải được vì sao chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ - men là bức thông điệp màu xanh nhưng một vài em tócc độ viết chậm nên chưa hoàn thành bài. - lớp 8B: xác định được Đôn Ki - hô - tê và Pan - xa là cặp nhân vật bất hủ song pần giải thích và chứng minh chưa rõ ràng. ít bài hoàn thành tốt . 2. Kết quả: Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3- 4 8A 30 8B 30 4.Củng cố: GV củng cố kiến thức bài học, hướng dẫn HS đọc tài liệu tham khảo. 5. Hướng dẫn về nhà: Xem lại bài làm, sửa chữa lỗi sai. Xem bài: Đề văn thuyết minh.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_12.docx