Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 30

Tuần 30 - Tiết 117

Ngày soạn:.

Ngày dạy:. LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM

VÀO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Học sinh hệ thống được kiến thức về bài văn nghị luận, cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Học sinh được củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước.

2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận.

- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.

3. Thái độ:- GD cho hs ý thức sử dụng sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận.

- Bồi dưỡng năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

 

docx 12 trang phuongnguyen 30/07/2022 8000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 30

Giáo án Ngữ văn 8 (Công văn 5512) - Tuần 30
Tuần 30 - Tiết 117 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM 
VÀO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:- Học sinh hệ thống được kiến thức về bài văn nghị luận, cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Học sinh được củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết tập làm văn trước.
2. Kĩ năng:- Rèn cho hs kĩ năng xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
3. Thái độ:- GD cho hs ý thức sử dụng sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận.
- Bồi dưỡng năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
“Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh ”?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận- Giới thiệu bài học.
- Về tinh thần: Tư thái, thanh thản, an nhiên
-Về thể chất: Giúp chúng ta thêm khỏe mạnh.
-Tình cảm : Tìm thêm được nhiều niềm vui.
- bồi dưỡng tình yêu với quê hương đất nước.
-Về kiến thức : Hiểu cụ thể hơn ,sâu hơn những điều đã học,đưa lại nhiều bài học còn có thể chưa có trong sách vở.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
-Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì?Cho ai?
- Cần làm theo kiểu lập luận nào?.
- Học sinh đọc các luận điểm (SGK/tr108)
- Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không?
-Vì sao? Nên sửa như thế nào?
- Sau khi báo cáo thảo luận, sắp xếp lại các luận điểm; giáo viên treo bảng phụ ghi dàn bài chuẩn bị để học sinh đối chiếu.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
- Học sinh đọc bài tập mục II.2 SGtr108
- Trong đoạn văn tham khảo trong ''Đi bộ ngao du'', em thấy nhà văn đã đưa những yếu tố biểu cảm vào đoạn văn ở chỗ nào?.
- Hãy chọn một đoạn văn cụ thể? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? Trong đoạn văn ấy em muốn biểu hiện tình cảm gì?
- Em thấy đoạn văn mục 2b đã biểu hiện được tình cảm của em chưa?
- Làm thế nào để biểu đạt những tình cảm mà em muốn gửi vào đoạn văn đó?
- Giáo viên cho học sinh viết đoạn văn.
- Giáo viên gọi một vài học sinh trình bày đoạn văn.
- Học sinh tự đánh giá theo 3 tiêu chuẩn:
- Gọi học sinh khác nhận xét.
* Tìm hiểu đề
- Vấn đề cần làm sáng tỏ: sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch.
- Đối tượng: học sinh 
- Cần trình bày theo kiểu lập luận chứng minh.
1. Cách sắp xếp các luận điểm
+ Các luận điểm được đưa ra theo kiểu liệt kê, người viết đã đưa ra ý kiến, quan điểm của mình nhưng sắp xếp chưa rành mạch hợp lí, chặt chẽ không làm sáng tỏ vấn đề nêu ra.
+ Cách sửa
a) MB: nêu lợi ích của việc tham quan.
b) TB: nêu các lợi ích cụ thể:
- Về thể chất: giúp ta khoẻ mạnh.
- Về tình cảm: thêm niềm vui cho bản 
+ Thêm yêu thiên nhiên, quê hương .
- Về kiến thức: Hiểu sâu thêm những điều đã học 
+ Đưa lại nhiều bài học chưa có .
c) KB: khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.
2. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận 
a) Ví dụ 
- Biết bao hứng thú, thú vị, mơ màng buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ, vui vẻ, khoan khoái, hài lòng, hân hoan, ngon lành, thích thú biết bao, ngủ ngon giấc biết bao ...
 Tác giả sử dụng nhiều thán từ, tính từ, từ chỉ trạng thái, câu cảm thán vào đoạn văn.
b)Đưa yếu tố biểu cảm vào một đoạn văn của đề (I)
- Học sinh viết đoạn văn
- Có thể sử dụng các từ ngữ biểu cảm : biết bao, kì diệu thay, làm sao có thể, ...
+ Đoạn văn đã thực sự có yếu tố biểu cảm chưa ?
+ Tình cảm biểu hiện trong đoạn văn đã chân thành chưa hay còn khuôn sáo?
+ Sự diễn đạt tính cảm ấy có rõ ràng, trong sáng hay không ?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
 - Giáo viên tổng kết tiết luyện tập, chỉ ra những ưu điểm đã đạt được, những nhược điểm cần chú ý sửa chữa, những kinh nghiệm rút ra và phương hướng phấn đấu đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.- Hoàn thiện bài văn (đề bài mục I)
- Xem trước bài: Tìm hiểu về vai trò của rừng, thực trạng rừng hiện nay để lấy tư liệu chuẩn bị cho tiết luyện tập tiếp theo.
---------------------
Tuần 30 - Tiết 118 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM 
VÀO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh vận dụng được kiến thức về bài văn nghị luận, cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ: GD cho hs ý thức sử dụng sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản .
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
-Kĩ thuật động não, thảo luận: 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, viết tích cực
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Báo cáo kết quả sưu tầm nguồn tài liệu về rừng.
- Hãy đặt đề văn nghị luận về bảo vệ môi trường rừng?
=>GV nhận xét- nêu yêu cầu tiết học.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Đề bài: Suy nghĩ của em về ý kiến: Bảo vệ rừng là là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
(1) xác định kiểu bài và vấn đề nghị luận?
(2) Xây dựng hệ thống luận điểm cho đề văn trên? Sắp xếp?
(3) Xây dựng dàn ý cho đề văn trên? 
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Nghị luận 
- Vấn đề : Bảo vệ rừng
2. Xác lập luận điểm.
*LĐ 1: Vai trò quan trọng của rừng
*LĐ 2: Thực trạng rừng đang bị tàn phá
*LĐ 3: Hậu quả nghiệm trọng của việc tàn phá rừng
*LĐ 4: Giải pháp bảo vệ môi trường rừng
3. Dàn ý 
Thống nhất dàn ý:
a. Mở bài:Vai trò của rừng đối với đời sống con người. 
Rừng đang bị tàn phá nặng nề do đó vấn đề bảo vệ rừng lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.
2. Thân bài:
* Rừng có vai trò quan trọng trong đời sống con người
-Điều hòa nhiệt độ, cân bằng thời tiết.Tạo ô-xy cho sự sống con người.
-Giữ độ màu mỡ cho đất, chống xói mòn.Giữ mạch nước ngầm.
-Môi trường sống cho nhiều động, thực vật quý hiếm.
-Che chắn giông bão, hạn chế lũ lụt.
-Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá: thực phẩm, cây thuốc quý, gỗ, quặng mỏ
-Cảnh quan hùng vĩ, nguồn đề tài sáng tác cho văn học nghệ thuật.
* Thực trạng: Diện tích rừng ngày một thu hẹp, bị tàn phá:
- Nhiều khu rừng chết.
-Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không hợp lí và nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ...
- Khai thác không cân bằng với trồng bổ sung.
- Lâm tặc hoành hành...
*LĐ 3: Hậu quả nghiệm trọng của việc tàn phá rừng
-Hệ sinh thái mất cân bằng, thảm động thực vật quý hiếm cạn kiệt.
- Thiên tai tàn khốc: Lũ lụt, xâm nhập mặn...
*LĐ 4: Giải pháp bảo vệ môi trường rừng
-Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và nhân dân trong bảo vệ rừng..
-Tuyên truyền, vận động cấp kinh phí đứng mức cho kế hoạch trồng rừng.Không được khai thác rừng bừa bãi.
-Tăng cường lực lượng kiểm lâm, quân đội để bảo vệ rừng. Xử lí thật nặng những kẻ phá hoại rừng.
-Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại rừng. Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đúng mức cho những người có công bảo vệ rừng.
-Tích cực trồng rừng và kêu gọi mọi người cùng trồng rừng.
3. Kết bài:Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng và ý nghĩa bảo vệ rừng
- Liên hệ bản thân trong việc bảo vệ rừng.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Chia nhóm viết các đoạn văn theo từng luận điểm trong dàn bài?
+ chú ý đưa yếu tố biểu cảm vừa phải, tránh lạm dụng.
- HS trình bày sản phẩm .
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
4. Vận dụng yếu tố biểu cảm viết đoạn văn.
- Sử dụng câu cảm thán, câu nghi vấn, câu cầu khiến để bộc lộ cảm xúc.
- Sử dụng các từ ngữ biểu cảm...
c. Chữa bài 
- Hsinh viết -> đọc trước lớp.
- Học sinh tự rút ra bài học khi đưa yếu tự sự, miêu tả vào bài nghị luận. 
THAM KHẢO:
Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản qu‎ý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị to lớn của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc. Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (nên được gọi là tứ thiết) là nguyên liệu xây dựng đình chùa, lăng tẩm, có độ bền hàng ngàn năm đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và các loại gỗ thông thường để làm nhà cửa. từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than  tất cả đều từ rừng mà ra. Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế ra nhiều nguyên liệu tổng hợp từ các sảnh phẩm hóa học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ trong đời sống. Tre, nứa, trúc, mai, vầu,  cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác. Rừng còn cung cấp cho ta những sản vật quí hiếm. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khỏe và sự sống cho con người. Không sao kể hết những nguồn lợi mà rừng đem lại.
Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nên con người ra sức khai thác nguồn lợi quí giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quí khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ quí, chúng chẳng ngại phá hại hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng,  ngay cả trong mùa sinh sản. Việc đốt rừng làm rẫy đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại nhất là việc làm đó đã phá hủy vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm họa sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được sẽ gây ra hậu quả ghê gớm. Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người cần phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây, gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, cát, nước lũ,  và lấy đâu ra rừng vàng biển bạc cho con cháu mai sau?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
 - Giáo viên tổng kết tiết luyện tập, chỉ ra những ưu điểm đã đạt được, những nhược điểm cần chú ý sửa chữa, những kinh nghiệm rút ra và phương hướng phấn đấu đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
- Xem trước cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
- Hoàn thiện bài văn (đề bài mục I)
- Xem trước bài: Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
------------------------ 
Tuần 30 - Tiết 119 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Trang bị cho học sinh 1 số hiểu biết cơ bản về trật tự từ trong câu; khả năng thay đổi trật tự từ; hiệu quả của những trật tự từ khác nhau.Học sinh hiểu cách sắp xếp trật tự từ trong câu,tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.
2. Kĩ năng:Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân.
- Rèn cho hs kĩ năng phân tích hiệu quả của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản đã học . Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ.
3. Thái độ: GD cho hs ý thức sắp xếp trật tự từ trong nói và viết văn.
- Bồi dưỡng năng lực dùng từ hay, giao tiếp hiệu quả
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản 
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
- Phiếu học tập 1:
Đọc các ví dụ, trao đổi nhóm và hoàn thiện bảng sau:
Ví dụ
Trật tự sắp xếp trật tự từ:
Tác dụng 
VD1.a.
(tr112) 
VD1.b
(tr112)
VD 2 (tr112)
-Bài tập trắc nghiệm
- C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích mẫu, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Sắp xếp các từ: Tôi, nó, bảo, đến thành câu hoàn chỉnh?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
Tôi, nó, bảo, đến
- Tôi bảo nó đến. - Nó bảo đến tôi.
- Nó đến tôi bảo. -Tôi đến nó bảo.
- Bảo nó đến tôi. 
-...
=>  Khi phát âm tiếng này rồi mới phát ra tiếng khác, viết chữ này rồi đến chữ kiaTrình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ. Trật tự từ trong câu chi phối đến ý nghĩa của câu.Vậy sắp xếp trật tự từ trong câu như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Nhận xét chung
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi học sinh đọc bài tập SGK
(1) Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản câu?Vì sao tác giả chọn trật tự từ trong đoạn trích?
- Có thể có 7 cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu. Nhấn mạnh bản chất của tên Cai Lệ hung hãn.
(2) Việc lập lại từ "roi" có tác dụng gì? đặt từ "thét" ở cuối câu có tác dụng gì? Cụm từ "Gõ đầu roi xuống đất" ở đầu câu có nhấn mạnh gì?
(3) Hãy chọn một trật tự khác và nhận xét tác dụng của thay đổi ấy ?
(4) Em rút ra kết luận như thế nào về việc lựa chọn trật tự từ trong câu?
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Khái quát kiến thức
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
1. Ví dụ
2. Nhận xét 
1) Cai Lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ.
2) Cai Lệ thét bằng giọng khàn khàn của một ng hút nhiều sái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
3) Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
4) Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất,thét.
5) Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
6) Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.
- Có thể có 7 cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu
*) Câu văn in đậm được sắp xếp như vậy vì:
- Việc lặp lại từ (roi) ở đầu câu có tác dụng liên kết câu ấy với câu trước.
- Việc đặt từ “thét” ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu sau.
- Việc mở đầu bằng cụm từ “gõ đầu roi xuống đất” có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ.
3.Kết luận:Ghi nhớ: SGK/ 111
- Có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ trong một câu.
- Cần phải biết lựa chọn trật tự từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II. Một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
1. Ví dụ
2. Nhận xét 
Dự kiến sản phẩm của sinh:
Ví dụ
Trật tự sắp xếp trật tự từ:
Tác dụng 
VD1.a. 
- Cai lệ giật cái dây thừng trong tay người nhà lí trưởng trước rồi mới chạy đến chỗ anh Dậu.
- Chị Dậu xám mặt...
Trật tự thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động
VD1.b
- Trật tự hoạt động của các nhân vật tương ứng với trật tự xuất hiện của các nhân vật => cai lệ mang roi song, còn người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng.
Thể hiện thứ tự cao thấp của các nhân vật và phản ánh thứ tự xuất hiện của các nhân vật.
VD 2(tr112)
- Sóng đôi: làng với nước, mái nhà tranh với đồng lúa chín..
Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói .
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Từ kết quả các bài tập em hãy nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ ?
- Gọi HS nhận xét.
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
- Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ:
+) Thể hiện thứ tự của sự vật hiện tượng, hoạt động.
+) Nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm của sự vật hiện tượng.
+) liên kết câu với những câu khác trong đoạn văn.
+) Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
3. Kết luận:
Ghi nhớ: SGK/ 112
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
PHIẾU BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
- GV phát phiếu bài tập trắc nghiệm
- HS làm bài tập/ đối chiếu đáp án
Câu 1: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu thơ "Xanh xanh bãi mía bờ dâu" (Hoàng Cầm, Bên kia Sông Đuống) là gì?
A. Nhằm miêu tả vẻ đẹp của bãi mía bờ dâu.
B. Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía bờ dâu.
C. Nhằm giúp người đọc hình dung ra màu sắc của bãi mía bờ dâu.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian ?
A. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
B. Đám than đã vạc hẳn lửa. (Tô Hoài)
C. Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao)
D. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)
Câu 3: Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến ?
A. Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du)
B. Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài)
C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan)
D. Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. (Kim Lân)
Câu 4: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn “Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng ”(Tô Hoài) là gì ?
A. Thu hút sự chú ý của người đọc vào cụm từ Cả tiền phạt, tiền thuốc ...
B. Nhấn mạnh việc liệt kê các loại tiền mà người nghe phải đóng.
C. Bộc sự quan tâm của người nói đối với người nghe.
D. Gồm ý A và B.
Câu 5: Trật tự từ của dòng thơ nào góp phần tạo nên tính nhạc ?
 A.Tranh Đông Hồ gà lớn nét tươi trong-Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.(H.Cầm)
B. Con lại về quê mẹ nuôi xưa - Một buổi trưa nắng dài bãi cát. (Tố Hữu)
C. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối-Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan. (Thế Lữ)
D.Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm - Heo hút cồn mây súng ngửi trời. (Quang Dũng)
Câu 6: Cho câu văn: “ Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn). Cách thay đổi vị trí cụm từ “nhanh như cắt” nào dưới đây làm biến đổi ý nghĩa của câu văn trên nhiều nhất ?
A. Chị Dậu nhanh như cắt nắm ngay được gậy của hắn.
B. Chị Dậu nắm nhanh như cắt gậy của hắn.
C. Chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn nhanh như cắt.
D. Nắm ngay được gậy của hắn, chị Dậu nhanh như cắt.
Câu 7: Vì sao tác giả lại đảo cụm từ “nhanh như cắt” lên trước cụm chủ - vị ?
A. Để ca ngợi sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu.
B. Để tô đậm hơn độ nhanh trong hành động nắm được gậy của chị Dậu.
C. Để câu văn có sự hài hoà về mặt ngữ âm.
D. Ca A, B C đều sai.
Câu 8: Trong những cụm từ in đậm của câu văn dưới đây, trật tự cụm từ nào thể hiện thứ bậc quan trọng của sự việc được nói đến ?
A. Theo sau thống lí là một lũ thống quan (một chức việc như phó lí), xéo phải (như trưởng thôn) và một bọn thị sống vẫn thường ra vào hầu hạ, ăn thịt, uống rượu, hút thuốc phiện nhà thống lí. (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
B.Chị Hoàng cười như nhiều quá, phát ho, chảy cả nước mắt ra ngoài. (Nam Cao)
C. Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cài nồi khói bốc lên nghi ngút. (Kim Lân, Vợ nhặt)
D. Người Việt khô khốc, thèm tắm và rất thèm vào bếp lục cơm nguội. (Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
A
C
D
B
D
B
A
Bài tập SGK.
-HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Gọi học sinh đọc bài tập
- Gv hướng dẫn hs làm bài tập.
- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
a. Sắp xếp theo trình tự xuất hiện theo thời gian lịch sử.
b.1) Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật hiện tượng ( đẹp vô cùng)
b.2) đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm.
c. Nhấn mạnh đối tượng được nói đến, tạo sự liên kết vế câu trước với vế câu sau.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
(1)So sánh cách sử dụng trật tự từ trong câu:
Ví dụ
Nhận xét
a
b
- Vài chú tiều lom khom dưới nui
Mấy nhà chợ lác đác bên sông
- Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
 ( Qua đèo Ngang)
VDa
Một bông hoa tím biếc
Mọc giữa dòng sông xanh
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
 (Thanh Hải)
VDb.
(2) Chuẩn bị bài “Lựa chọn trật tự từ trong câu- luyện tập”.
---------------
Tuần 30 - Tiết 120 
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
(LUYỆN TẬP)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:Vận dụng kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học đã học.
 - Phân tích được tác dụng của một số cách sắp xếp trật tự từ trong câu.
 2. Kĩ năng:- Phân tích được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.
 - Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.
-Viết được đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí.
 3. Thái độ:- Giáo dục có ý thức trong việc lựa chọn trật tự từ trong câu khi giao tiếp.
- Bồi dưỡng tính tích cực, chủ động học tập cho HS.
4.Phát triển năng lực:
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tạo lập văn bản -Năng lực đọc hiểu văn bản.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....
- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
PHIẾU BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
- GV phát phiếu bài tập trắc nghiệm
- HS làm bài tập/ đối chiếu đáp án
Câu 1: Câu nào có động từ (cụm động từ) đặt trước cụm chủ - vị ?
A. Nghe ngóng mãi, cụ bà mới thở dài mà rằng. (Vũ Trọng Phụng)
B. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen. (Nguyễn Tuân)
C. Tôi thách các thợ giỏi nhất mà làm nổi đấy. (Mô-li-e)
D. Còn chị, chị công tác ở đây ạ ? (Nguyễn Đình Thi)
Câu 2: Hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự các cụm từ in đậm trong câu văn “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương” là gì ?
A.Nhằm thể hiện trình tự theo thời gian của sự việc được nói đến.
B. Nhằm thể hiện quan hệ không gian của các sự việc được nói đến.
C. Nhằm tạo mối liên kết giữa hai vế của câu văn.
D. Gồm A và C.
Câu 6: Việc sắp xếp trật tự từ trong câu gạch chân ở ví dụ sau có tác dụng gì ?
... “Nghĩa là phải ra sức  giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến... »
A. Thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng
C. Liên kết câu với các câu khác trong văn bản
D. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói
Câu 8: Sự sắp xếp trật tự từ ( những từ gạch chân) trong đoạn văn dưới đây là hợp lý nhất vì:
“Cây tre Việt Nam ! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.  Cây tre xanh mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.”
A. Đúc kết được những phẩm chất của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng
C. Có tác dụng liên kết câu với các câu khác trong văn bản
D. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói
Câu
1
2
3
4
 Đáp án
A
D
A
A
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Trật tự các từ và cụm từ thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt đông và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào ?
- Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở ví dụ b.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1.Bài 1 (122)
a)..... Trật tự từ thể hiện thứ tự của công việc cần phải làm để cổ vũ động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân. Mỗi việc là một khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia: đầu tiên là giải thích cho quần chúng hiểu , sâu đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng, rồi tổ chức cho quần chúng làm và lãnh đạo để làm cho đúng.
b) Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.
→ Các hoạt động xếp theo thứ bậc: việc chính bán bóng đèn , bán vàng hương chỉ là việc việc làm thêm trong những phiên chợ chính.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập2-3. Chia tổ thực hiện yêu cầu: Chỉ ra tác dụng của cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
2.Bài 2(122)
- Các cụm từ in đậm được lặp lại là để liên kết câu trước với câu trước cho chặt chẽ hơn.
3.Bài 3(123)
- Đảo trật tự từ nhằm nhấn mạnh hình ảnh, tâm trạng nêu ở các từ đứng ở đầu câu.
 Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.
H: Tại sao tác giả lại chọn cách sắp xếp trậttự từ như vậy?
4.Bài 4(123)
- Chọn ý b để tạo sự liên kết mạch lạc hơn cho nội dung đoạn văn. ...
- Đảo trật tự cụm từ c-v làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ vô lối của nhân vật bọ ngựa.
 THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Em rút ra được bài học gì về cách sắp xếp trật tự từ trong câu khi viết văn? 
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- HS trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
5.Bài 5(123)
- Nhà văn đúc kết phẩm chất của cây tre theo đúng trình tự miêu tả của bài văn.
- Có nhiều cách sắp xếp các từ trong bài nhng cách sắp xếp của nhà văn là hợp lí nhất vì nó đúc kết đợc những phẩm chất đáng quý của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn 
 HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu SGK:
+ Nội dung - câu chủ đề
+ Hình thức / diễn đạt
+ Trật tự từ?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết 
Khoa học kĩ thuật ngày càng phất triển, con người ngày càng ít phải làm những công việc chân tay . Vì thế đi bbộ trở thành biện pháp hưu hiệu để con người vận động, tăng cường sức khoẻ. Khi ta đi bộ , mọi bộ phận của cơ thể đều được huy động, đồng bộ, nhịp nhàng: các cơ quan vận động , phổi nở nang, máu huyết lưu thông...Đi bộ, cách thức tập thể dục rẻ tiền , đơn giản, thích hợp với mọi lứa tuổi, tốt cho sức khoẻ. Hãy đi bộ vì sức khoẻ của chính bạn.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu? Nhắc lại ghi nhớ tiết 1?
- Hoàn thiện các bài tập đã chữa trên lớp 
- Chuẩn bị bài tiếp theo : Chữa lỗi lô- gích
-------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_cong_van_5512_tuan_30.docx