Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
TIẾT 50: DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
3. Thái độ:
- Có thái độ sử dụng đúng, phù hợp 2 loại dấu.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: soạn bài, máy chiếu đa năng, giáo án điện tử.
2. HS: đọc và soạn bài theo sgk, vở BT Ngữ văn 8 – tập 1.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
Ngày soạn: 11/11/2019 Ngày dạy: 15/11/2019 TIẾT 50: DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 2. Kĩ năng: - Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 3. Thái độ: - Có thái độ sử dụng đúng, phù hợp 2 loại dấu. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: soạn bài, máy chiếu đa năng, giáo án điện tử. 2. HS: đọc và soạn bài theo sgk, vở BT Ngữ văn 8 – tập 1. III. TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC: 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ ( 3 phút) ? Em đã được học những loại dấu câu nào? ? Nêu công dụng của các loại dấu câu đó? -> Chiếu lên bảng phụ 3. Bài mới ( 38 phút) * Hoạt động 1: Đặt vấn đề (1 phút) Qua các văn bản đã học, các em đã được làm quen với dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Nhưng sử dụng hai loại dấu này như thế nào cho chính xác thì không phải em nào cũng làm được. Vậy công dụng của hai loại dấu này là gì? Cách sử dụng hai dấu này như thế nào? Qua bài học hôm nay các em sẽ biết được điều đó. Hoạt động của giáo viên - Học sinh Nội dung * Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn (8 phút) Dẫn dắt Để hiểu về công dụng của dấu ngoặc đơn, trước hết chúng ta sẽ cùng đọc và phân tích các ví dụ trong sách giáo khoa trang 134 I. Dấu ngoặc đơn - Học sinh đọc ví dụ 1. Ví dụ: SGK trang 134 2. Nhận xét Dấu ngoặc đơn trong ví dụ (a) được dùng để làm gì? Dùng để đánh dấu phần giải thích cho đối tượng được nêu trong câu (họ ở đây chính là những người bản xứ) a) -Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích ? Dấu ngoặc đơn trong ví dụ (b) được dùng để làm gì? - Dùng để đánh dấu phần thuyết minh cho tên gọi kênh, rạch (Ba Khía) b) - Dấu ngoặc đơn được dùng để đánh dấu phần thuyết minh. ? Trong ví dụ (c) dấu ngoặc đơn được dùng để làm gì? - Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm về năm sinh, năm mất và tên gọi của miền quê lúc mới 5 tuổi gia đình Lý Bạch định cư, nhằm bổ sung thêm cho rõ hơn về thân thế quê quán của Lý Bạch. - Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm ? Nếu bỏ phần trong ngoặc đơn thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Vì sao? - Ý nghĩa của câu không thay đổi. - Vì đó là thông tin phụ nhưng có thêm phần này thì ý nghĩa diễn đạt của câu như thế nào? - Nghĩa diễn đạt cụ thể hơn giáo viên khái quát. Như vậy khi ta đặt một phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì coi đó là phần kèm thêm, không thuộc phần nghĩa cơ bản. ?Vậy qua việc chúng ta vừa tìm hiểu và phân tích ví dụ các em hãy cho cô biết dấu ngoặc đơn thường dùng để làm gì? 3. Kết luận Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm) Đây chính là nội dung của phần ghi nhớ 1 trong SGK trang 134. Mời 1 bạn đọc giúp cô nội dung của phần ghi nhớ -> về nhà học thuộc ghi nhớ. Dẫn dắt mở rộng Qua phần tìm hiểu chúng ta đã thấy được những công dụng của dấu ngoặc đơn. Ngoài ra khi dấu ngoặc đơn kết hợp với một số dấu câu khác sẽ còn thêm một số công dụng khác nữa. - Dấu ngoặc đơn với dấu hỏi chấm (?) để tỏ ý hoài nghi. - Dấu ngoặc đơn với dấu chấm than (!) để tỏ ý mỉa mai. - Dùng dấu ngoặc đơn với cả 2 dấu (!?) để tỏ ý vừa hoài nghi vừa mỉa mai. Ví dụ minh họa: - Nam Cao sinh năm 1915(?)-1951 nhưng có tài liệu ghi năm sinh của ông là 1917. -> Tỏ ý hoài nghi. - Một thế kỉ văn minh khai hóa (!) của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt.Tre vẫn còn vất vả mãi với người. ( Thép Mới- Cây Tre Việt Nam). -> Tỏ ý mỉa mai. - Người ta đồn rằng hắn là kẻ lừa đảo (!?) -> Tỏ ý vừa nghi ngờ vừa mỉa mai. Bài tập nhanh Phần nào trong câu có thể cho vào dấu ngoặc đơn ? a/ Bạn Nam ,( lớp trưởng lớp 9A1), học rất giỏi. b/ Mùa xuân ,( mùa đầu tiên của một năm), là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc. c/ Bộ phim “Đất và người ”, (do Việt Nam sản xuất), rất hay. *Lưu ý - Dấu ngoặc đơn với dấu hỏi chấm (?) để tỏ ý hoài nghi. - Dấu ngoặc đơn với dấu chấm than (!) để tỏ ý mỉa mai. - Dùng dấu ngoặc đơn với cả hai dấu (!?) để tỏ ý vừa hoài nghi vừa mỉa mai. * Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu công dụng của dấu hai chấm.( 8 phút) II. Dấu hai chấm Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về công dụng và cách dùng của dấu ngoặc đơn. Vậy còn dấu 2 chấm có những công dụng và cách dùng như thế nào, chúng ta hãy đọc và phân tích ví dụ để thấy được Học sinh đọc ví dụ 1. Ví dụ: SGK trang 135 2. Nhận xét Dấu hai chấm trong ví dụ (a) dùng để làm gì? - Chúng ta thấy trong ví dụ (a) dấu hai chấm dùng với dấu gạch ngang để đánh dấu (báo trước) lời đối thoại Dế Mèn nói với Dế Choắt và Dế Choắt nói với Dế Mèn. a, Dấu hai chấm dùng với dấu gạch ngang để đánh dấu (báo trước) lời thoại của nhân vật. ? Trong ví dụ (b) dấu hai chấm dùng để làm gì? Trong ví dụ (b) dấu hai chấm dùng với dấu ngoặc kép để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp. b, Dấu hai chấm dùng với dấu ngoặc kép để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp. ? Dấu hai chấm trong ví dụ (c)dùng để làm gì? - Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho lý do thay đổi cảm giác của tác giả đối với những thứ vốn đã thân quen là con đường, cảnh vật nhưng hôm nay tự nhiên thấy lạ là bởi vì hôm nay tôi đi học. ? Nếu ta bỏ phần sau của dấu hai chấm thì ý nghĩa của câu văn sẽ như thế nào? Vì sao? - Ý nghĩa câu văn sẽ thay đổi. Vì đây là phần cơ bản câu, nếu thiếu nó thì câu văn sẽ không hoàn chỉnh. ? Qua tìm hiểu và phân tích ví dụ, em hãy cho biết dấu hai chấm có công dụng gì? - Học sinh trả lời c, Dấu hai chấm dùng để giải thích cho lí do thay đổi tâm trạng của nhân vật tôi - Giáo viên chốt: Đây chính là công dụng của dấu hai chấm. 3. Kết luận: Ghi nhớ SGK trang 135 Giáo viên mở rộng Trong quá trình tiếp xúc với các văn bản và phân tích ví dụ vừa rồi ta nhận thấy rằng có những trường hợp sau dấu hai chấm được viết hoa, có trường hợp sau dấu hai chấm lại không được viết hoa. Lý do tại sai lại có sự khác nhau như vậy thì các em lưu ý cho cô như sau: Quan sát lại ví dụ trên bảng phụ để giải thích + Viết hoa khi báo trước một lời thoại. + Viết hoa khi báo trước một lời dẫn + Có thể không viết hoa khi giải thích cho một nội dung. Như vậy vừa rồi chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu những công dụng của hai loại dấu câu, để giúp các em nắm vững những kiến thức đã học thì chúng ta chuyển sang phần tiếp theo. * Lưu ý: + Viết hoa khi báo trước một lời thoại. + Viết hoa khi báo trước một lời dẫn + Có thể không viết hoa khi giải thích cho một nội dung. Hoạt động 4: HDHS làm bài tập (22 phút) III. Luyện tập Giáo viên vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập. - Chia hóm học sinh, mỗi nhóm 4-5 bạn (1 thư ký). - Giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1 và 8 làm bài số 1 + Nhóm 3 và 9 làm bài số 2 + Nhóm 4 và 10 làm bài số 3 + Nhóm 5 và 11 làm bài số 4 + Nhóm 7 và 12 làm bài số 5 + Nhóm 2 và 6 làm bài số 6 - Các nhóm đọc kỹ yêu cầu của đề, mỗi em một ô sẽ ghi kết quả của mình. Sau đó thư ký tổng hợp kết quả những ý kiến chung sẽ ghi lại vào ô lớn, đó là kết quả chung của cả nhóm. Hai nhóm làm cùng 1 bài tập sẽ chọn 1 nhóm lên trình bày, nhóm còn lại sẽ nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức chuẩn lên máy chiếu để học sinh hoàn thiện trong vở. * Riêng bài số 6: Hai nhóm sẽ tìm ý. Sau đó cả lớp cũng viết bài (GV sẽ đưa phần lập ý trên máy chiếu) để học sinh viết, mời 1 vài em đọc. Ý kiến cá nhân 3 Ý kiến cá nhân 1 Ý kiến cá nhân 4 Ý kiến cá nhân 2 Nhóm.. bài.. Ý kiến chung của cả nhóm ?Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn. Giải thích công dụng của dấu hai chấm Bài tập 1 SGK/ 135 a) Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ: + Tiệt nhiên + Định phận tại thiên thư + Hành khan thủ bại hư b) Đánh dấu phần thuyết minh c) Đánh dấu phần bổ sung có ý lựa chọn + Đánh dấu phần thuyết minh về phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì. Bài 2: a) Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý: học thách nặng quá. b) Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choát với Dế Mèn) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn. c) Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý đủ màu là những màu nào. Bài 3 ? Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích (trang 136 SGK) KNV 8 tập 1 được không? ? Trong đoạn trích dấu 2 chấm dùng với mục đích gì? - Có thể bỏ dấu hai chấm - Khi sử dụng dấu hai chấm sẽ dẫn ra lời nói trực tiếp hoặc gián tiếp với mục đích nhấn mạnh ý, trình bày thông tin. Bài 4 ? Có thể thay dấu 2 chấm chằng dấu ngoặc đơn được không? - Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn ?Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?. - Khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm. ? Nếu viết lại Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Vì sao? Nếu viết lại “.” thì không thể thay thế dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thể coi là thuộc phần chú thích. * Lưu ý: Chỉ trong những trường hợp bỏ phần do dấu hai chấm đánh dấu mà phần còn lại vẫn có sự hoàn chỉnh về nghĩa thì dấu hai chấm mới có thể được thay bằng ngoặc đơn. Học sinh đọc đoạn văn Bài 5 Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay sai? Vì sao? - Sai vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp. Sửa: Đặt thêm 1 dấu ngoặc đơn ở cuối Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn có phải là bộ phận của câu không? - Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu. Bài tập này nhằm lưu ý học sinh phần chú thích có thể là bộ phận của câu, nhưng cũng có thể là một hoặc nhiều câu. Học sinh tìm ý cho đoạn văn. - Qua văn bản đã học. Bài toán dân số” nói về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số. - Sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - Lựa chọn cách trình bày đoạn văn và vị trí của câu chủ đề tương ứng. Bài 6 * Lập ý. - Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình đang là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. + Những hệ lụy của bùng nổ dân số : nghèo đói, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, giáo dục không được đầu tư. + “ Mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích bằng một hạt thóc” ( theo Thái An trong Bài toán dân số) + Hạn chế gia tăng dân số là con đường tồn tại của loài người, Củng cố (3 phút) Đoạn văn sau còn thiếu dấu gì? Em hãy đặt dấu đó vào vị trí thích hợp? Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường, Bác viết “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đáp án: Dấu hai chấm Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Học bài và làm các bài tập - Soạn “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_8_tiet_50_dau_ngoac_don_va_dau_hai_cham.docx