Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 50: Tiếng Việt: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Tiết 50 – Tiếng Việt:

DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Học sinh hiểu rõ được công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

2. Kĩ năng:

- Biết dùng đúng chức năng của hai loại dấu này khi tạo lập văn bản.

- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng hiệu quả dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.

4. Định hướng phát triển năng lực: Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, tiếp nhận và tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị một số ví dụ sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm để học sinh tham khảo.

2. Học sinh: Đọc trước bài trong sách giáo khoa

 

docx 10 trang phuongnguyen 29/07/2022 4480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 50: Tiếng Việt: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 50: Tiếng Việt: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 50: Tiếng Việt: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
Ngày soạn: 5/11/2019
Ngày giảng: 13/11/2019 - Tiết 3 (8A7) 
Tiết 50 – Tiếng Việt:
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Học sinh hiểu rõ được công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
2. Kĩ năng: 
- Biết dùng đúng chức năng của hai loại dấu này khi tạo lập văn bản.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng hiệu quả dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
4. Định hướng phát triển năng lực: Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt, tiếp nhận và tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ. 
1. Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị một số ví dụ sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm để học sinh tham khảo. 
2. Học sinh: Đọc trước bài trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 * Sĩ số 8A7: ..................................
1. Khởi động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, gợi nhắc về các kiến thức về dấu câu đã học, kết nối với nội dung bài mới.
- Năng lực: Tự học, hợp tác, giao tiếp tiếng Việt. 
- Phương pháp: Tổ chức chơi trò chơi “Gọi tên dấu câu”.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
- Thời gian: 5 phút
* Cho công dụng kèm ví dụ về các dấu câu đã học.
? Hãy gọi tên các dấu câu tương ứng với công dụng của chúng.
Dấu câu
Công dụng
Dấu chấm
Dùng để kết thúc câu trần thuật.
Dấu chấm hỏi
Dùng để kết thúc câu nghi vấn.
Dấu chấm than
Dùng để kết thúc câu cầu khiến, câu cảm thán.
Dấu phẩy
Dùng để phân cách các thành phần và các bộ phận của câu.
Dấu chấm lửng
Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết; biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng, giãn nhịp điệu câu văn.
Dấu chấm phẩy
Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp; đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
* Cho ví dụ:
 Trường xuân (cũng có khi gọi là thường xuân): một loại cây leo, bám vào tường gạch, lá rụng dần về mùa đông.
? Những dấu câu nào trong câu văn chưa được nhắc tới trong trò chơi vừa rồi?
- Lắng nghe
- Hoạt động chung
- Cá nhân xung phong trả lời.
- Trao đổi, trả lời
Điều chỉnh: ...
..
Giới thiệu bài: Ngoặc đơn và hai chấm là hai loại dấu câu được sử dụng rất phổ biến. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công dụng của chúng trong bài học hôm nay.
2. Hình thành kiến thức: 
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của trò
Nội dung
- Mục tiêu: HS nắm được công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
- Phương pháp: Gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm.
- Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, thực hành.
- Năng lực: Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng tiếng Việt.
- Thời gian: 20 phút 
* Chiếu các ví dụ (Trang 134,SGK) lên màn hình.
* HS đọc ví dụ.
- HS nêu nội dung từng ví dụ.
* Trên cơ sở hiểu về nội dung các ví dụ, chúng ta sẽ tìm hiểu về công dụng của các dấu ngoặc đơn trong mỗi ví dụ.
- Hãy nhận xét các dấu ngoặc đơn trong những ví dụ trên dùng để làm gì?
- Dùng để đánh dấu.
* Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần nội dung gì trong câu, các em hãy cùng tìm hiểu. 
1. Xác định phần trong dấu ngoặc đơn.
2. Phần trong dấu ngoặc đơn có tác dụng gì?
3. Dấu ngoặc đơn có công dụng gì? 
a. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
-> Đánh dấu phần giải thích cho từ họ.
b, Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần thuyết minh về con ba khía.
c, Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần bổ sung thông tin về nhà thơ Lí Bạch.
* Chiếu nội dung các câu văn không có phần trong dấu ngoặc đơn.
- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn đi thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không? Nhưng có thêm phần này thì ý nghĩa diễn đạt của câu văn như thế nào?
- Không, vì nội dung trong dấu ngoặc đơn nhằm cung cấp thông tin kèm thêm, chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản, người ta gọi chung đó là phần chú thích. 
- Qua tìm hiểu các ví dụ trên, hãy cho biết dấu ngoặc đơn có công dụng gì?
- Đánh dấu phần chú thích.
* Yêu cầu HS đọc to phần Ghi nhớ ( Trang 134, SGK)
- Dấu ngoặc đơn trong Ghi nhớ có công dụng gì?
- Đánh dấu phần giải thích cho từ chú thích.
- Hãy đánh dấu ngoặc đơn vào vị trí thích hợp và cho biết công dụng của nó.
VD: Lớp 8A7 (Trường Trung học cơ sở Nha Trang) là một tập thể đoàn kết.
- Đánh dấu phần bổ sung thông tin cho lớp 8A.
- Có thể dùng dấu ngoặc đơn thay cho dấu nào trong ví dụ sau:
1. Hôm đó, chú Tiến Lê – họa sĩ, bạn thân của bố tôi – đưa theo bé Quỳnh đến chơi.
(Tạ Duy Anh)
2. Không hiểu sao cái Trinh, đứa bạn thân nhất của tôi, giờ này vẫn chưa đến.
(Trần Hoài Dương)
* Lưu ý: Dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang và dấu phẩy có thể thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp.
- Em hãy hận xét về thành phần nằm trong dấu ngoặc đơn ở những ví dụ sau.
- Là các dấu câu: dấu chấm hỏi và dấu chấm than.
VD1: ''Trong tất cả những cố gắng của các nhà khai hoá cho dân tộc Việt Nam và dìu dắt họ lên con đường tiến bộ (?) thì phải kể việc bán rượu ti cưỡng bức !''
 (Nguyễn Ái Quốc)
VD2: Nó bảo với chúng tôi là nó bận, bận...ngủ (!). 
VD3: AFP đưa tin theo cách ỡm ờ: “Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy”(!?).
 (Nguyễn Tuân)
* Lưu ý: Ngoài công dụng vừa nêu, dấu ngoặc đơn còn được dùng với dấu chấm hỏi và dấu chấm than để tỏ ý hoài nghi, mỉa mai.
 Đây là biểu hiện đặc biệt của việc đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin của dấu ngoặc đơn.
* Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về công dụng của dấu hai chấm.
- Theo dõi
- Đọc ví dụ
- Trao đổi cặp đôi, trả lời
- Nhận xét
- Thảo luận cặp đôi, trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Suy nghĩ, trả lời
- Tổng hợp, trả lời.
- Đọc Ghi nhớ
- Theo dõi
I. Dấu ngoặc đơn:
1. Ví dụ (Trang 134,SGK)
2. Nhận xét :
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu:
a. Phần giải thích họ ngụ ý chỉ ai.
b. Phần thuyết minh về con ba khía.
c. Phần bổ sung thông tin về nhà thơ Lí Bạch.
*Ghi nhớ (Trang 134, SGK )
* Lưu ý
* Chiếu các ví dụ.
* HS đọc ví dụ.
- Dấu hai chấm trong các ví dụ trên dùng để làm gì?
- Cách đánh dấu của dấu hai chấm có gì khác so với cách đánh dấu của dấu ngoặc đơn?
* Không giống với dấu ngoặc đơn, chứa nội dung đó giữa hai dấu ngoặc mà việc đánh dấu của dấu hai chấm là báo trước sự xuất hiện của một nội dung nào đó.
Vậy đó là những phần nội dung gì? 
PHIẾU HỌC TẬP
 Đọc những đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
1. Dấu hai chấm đánh dấu (báo trước) nội dung gì?
2. Sau dấu hai chấm thường xuất hiện những dấu câu nào?
a) Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
()
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất!
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
c) Bộ: đơn vị đo chiều dài hay dùng ở Anh và Mĩ, bằng 0,3048 m.
 (Ngữ văn 8, tập một)
d) Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ cả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó...
(Nam Cao, Lão Hạc)
* Mời HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
- Qua những nhận xét trên, hãy cho biết công dụng của dấu hai chấm. 
* HS đọc to phần Ghi nhớ (Trang 135, SGK).
Bài tập nhanh: 
Điền dấu và nêu công dụng
* Nhận xét ví dụ:
- Dấu hai chấm trong các ví dụ sau có công dụng gì?
Phong Nha gồm: Động khô và Động nước.
(Ngữ văn 8, tập một)
- Có thể bỏ phần thuyết minh sau dấu hai chấm được không? Vì sao?
* Trích phần đầu của Đơn xin gia nhập CLB.
- Không thể bỏ phần sau dấu hai chấm. Vì đó là nội dung cơ bản của câu, đoạn văn, văn bản.
* Chốt kiến thức:
Chúng ta vừa tìm hiểu về công dụng của hai loại dấu câu.
* Đưa sơ đồ tư duy
- Nhận xét
- So sánh, nhận xét
- Hoạt động nhóm: 4 nhóm tìm hiểu đoạn a,b; 4 nhóm tìm hiểu đoạn c,d.
 Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, trả lời
- Tổng hợp, trả lời
- Đọc Ghi nhớ
- Thảo luận cặp đôi
- Theo dõi
II. Dấu hai chấm:
1. Ví dụ (Trang 135, SGK)
2. Nhận xét:
Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước): 
a. Lời đối thoại (của lão Hạc nói với ông giáo và ông giáo nói với lão Hạc.
b. Lời dẫn trực tiếp (dẫn lời người xưa).
c. Phần thuyết minh (hai bộ phận của Động Phong Nha).
d. Phần giải thích (làm rõ ý họ thách nặng).
* Ghi nhớ (Trang 135, SGK)
* Lưu ý
Điều chỉnh: ...
..
3. Luyện tập, vận dụng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
III. Hoạt động luyện tập, vận dụng:
- Mục tiêu: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong văn bản; phát hiện và sửa lỗi về dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm; đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. 
- Phương pháp: Gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm.
- Kĩ thuật: Động não, thực hành, hoạt động nhóm. 
- Năng lực: Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng tiếng Việt.
- Thời gian: 15 phút.
* Tổ chức trò chơi: Trái cây may mắn.
- Lớp chia thành 4 đội.
- Mỗi đội chọn 1 trái cây.
- Mỗi trái cây mở ra một bài tập.
- Trong thời gian 1 phút, các đội phải đưa ra câu trả lời.
- Đội nào trả lời đúng được nhận quà.
- Đội nào trả lời sai, các đội còn lại có quyền trả lời và ghi điểm cho đội của mình.
- Trong số các trái cây, có 1 giỏ trái cây may mắn không có câu hỏi nhưng vẫn được nhận quà.
Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong đoạn trích sau:
1. Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời), “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.
(Ngữ văn 7, tập một)
-> Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”.
2. Chiều dài của cầu là 2 290 m (kể cả phần cầu dẫn nhịp với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn).
(Thúy Lan, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử)
-> Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn chiều dài 2 290 m là có tính cả phần cầu dẫn.
Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích sau:
1. Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. 
(Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)
-> Đánh dấu lời đối thoại của Dế Mèn với Dế Choắt.
2. Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh().
(Theo Nguyễn Khắc Viện, trong Từ thuốc lá đến ma túy - Bệnh nghiện)
-> Đánh dấu lời đối thoại giả định giữa một người hút thuốc lá với tác giả.
Bài tập 3: 
- Đưa đoạn trích lên màn hình.
- Tổ chức thảo luận cặp đôi.
Bài tập 4:
- Đưa nội dung bài tập lên màn hình.
- HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm 4
* GV lưu ý về việc thay thế hai chấm bằng dấu ngoặc đơn.
Bài tập 5: 
- Đưa nội dung bài tập lên màn hình.
- HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm 4
- Yêu cầu HS sửa: thêm một dấu ngoặc đơn.
- GV lưu ý: Phần được chú thích có thể là một bộ phận câu, cũng có thể là một câu hoặc nhiều câu.
Bài tập 6:
- Đưa đoạn văn sưu tầm.
- HS đặt dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm vào vị trí thích hợp.
- Hướng dẫn viết đoạn văn trong SGK về chủ đề dân số.
- Hs đọc yêu cầu
- HS thảo luận đưa ra câu trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm 4.
- Thảo luận cặp đôi
- Hoạt động chung
- Cá nhân xung phong đặt câu, nêu ý tưởng.
III. Luyện tập:
Bài tập 3:
Có thể bỏ dấu hai chấm nhưng nghĩa của phần sau dấu hai chấm không còn được nhấn mạnh.
Bài tập 4:
- Trường hợp thứ nhất: có thể thay. Nghĩa cơ bản không thay đổi nhưng vai trò của phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là phần kèm thêm.
- Trường hợp thứ hai: không thể thay, vì phần sau dấu hai chấm không thể coi là phần thuộc chú thích.
Bài tập 5: Sai, vì dấu ngoặc đơn phải dùng theo cặp. Phần được đánh dấu không phải là bộ phận của câu.
Bài tập 6:
- Đặt câu
- Viết đoạn văn.
Điều chỉnh: ...
...
4. Tìm tòi, mở rộng: Tìm hiểu thêm về các văn đã học có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm, giải thích công dụng của chúng.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học bài, làm bài tập trong sách giáo khoa, sách Bài tập Ngữ văn 8.
- Chuẩn bị bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
V. RÚT KINH NGHIỆM
***
Ngày tháng 11 năm 2019
Duyệt tiết 50
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc những đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
1. Dấu hai chấm đánh dấu (báo trước) nội dung gì?
2. Sau dấu hai chấm thường xuất hiện những dấu câu nào (nếu có)?
a. Bộ: đơn vị đo chiều dài hay dùng ở Anh và Mĩ, bằng 0,3048 m.
 (Ngữ văn 8, tập một)
b. Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ cả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó...
(Nam Cao, Lão Hạc)
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc những đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
1. Dấu hai chấm đánh dấu (báo trước) nội dung gì?
2. Sau dấu hai chấm thường xuất hiện những dấu câu nào?
a. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
 (Nam Cao, Lão Hạc)
b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất!
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_tiet_50_tieng_viet_dau_ngoac_don_va_dau_ha.docx