Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65: Ông đồ (Vũ Đình Liên)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Về kiến thức:

Qua bài học, học sinh nắm được:

 - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được sự đổi thay trong đời sống xã hội và niềm cảm thương, nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.

 - Thấy được sự gặp gỡ của hai nguồn cảm hứng chính trong thơ Vũ Đình Liên: Thương người, hoài cổ.

 - Thấy được lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

 

docx 15 trang phuongnguyen 22/07/2022 33180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65: Ông đồ (Vũ Đình Liên)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65: Ông đồ (Vũ Đình Liên)

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65: Ông đồ (Vũ Đình Liên)
Ngày soạn: 28/11/2017.	Ngày dạy: 04/12/2017
Lớp dạy: 8A4
 Tiết dạy: 65
ÔNG ĐỒ
 Vũ Đình Liên
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Về kiến thức: 
Qua bài học, học sinh nắm được:
	- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được sự đổi thay trong đời sống xã hội và niềm cảm thương, nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
	- Thấy được sự gặp gỡ của hai nguồn cảm hứng chính trong thơ Vũ Đình Liên: Thương người, hoài cổ.
	- Thấy được lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2. Về kĩ năng: 
Qua bài học giúp học sinh hình thành kỹ năng:
	- Đọc diễn cảm thơ ngũ ngôn.
	- Nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn.
	- Biết cách phân tích hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật trong thơ.
3. Về thái độ:
	Qua bài học, giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh:
	- Thái độ trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý báu đó.
	- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương con người.
4. Về năng lực:
	Qua bài học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, trình bày, giải quyết vấn đề, cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án, đọc kĩ tài liệu về văn hóa, lịch sử liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: máy chiếu Projecter, máy chiếu đa vật thể, phiếu bài tập.
2. Học sinh:
- Soạn bài, chuẩn bị bài thuyết trình theo hướng dẫn của giáo viên.
- Sưu tầm tư liệu về ông đồ và thú chơi chữ tao nhã của người Việt.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ (1’)
- Kiểm tra phần soạn bài của học sinh.
3. Bài mới (42’)
* Vào bài (1’)
- Vào bài:
	Lê Quý Đôn cho rằng “Thơ phát khởi từ lòng người ta” còn Ngô Thì Nhậm lại viết “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Khi cảm xúc thăng hoa, khi tâm hồn đồng điệu được hội tụ ở ngòi bút tài năng, thi nhân đã để lại cho đời bao thi phẩm nổi tiếng. Vũ Đình Liên là một nhà thơ như thế. Khơi nguồn cảm hứng từ lòng thương người và tình hoài cổ, tác giả đã viết bài thơ Ông đồ. Tác phẩm được coi như một nén tâm hương tưởng nhớ những bóng hình đã mất. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài thơ Ông đồ để thêm hiểu vì sao, ông đồ lại có một sức sống âm thầm và bền bỉ trong nền văn hóa Việt đến thế. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (9’): GV Hướng dẫn HS tìm hiểu chung. 
Câu hỏi: Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà cô mời đại diện một nhóm lên trình bày những hiểu biết của về tác giả Vũ Đình Liên. 
GV mời đại diện nhóm khác bổ sung ý kiến. 
Gv mở rộng thêm: Vũ Đình Liên sáng tác không nhiều nhưng chỉ với bài thơ Ông đồ tác giả đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ Mới - phong trào thơ tồn tại từ năm 1932 – 1945. Đây là phong trào có những cách tân làm thay đổi diện mạo “một thời đại thi ca” Việt. 
Câu hỏi: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Sau khi HS trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, GV cho HS đọc thơ, khi đọc chú ý: Chủ âm của bài thơ là cung đàn rơi chậm, lắng sâu. Vì vậy, cần đọc chậm, nhấn vào những từ ngữ biểu cảm.
Câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về hình ảnh ông đồ và thú chơi chữ của người Việt.
Câu hỏi: Để khắc họa hình ảnh ông đồ và thú chơi chữ, tác giả đã sử dụng thể thơ nào?
- GV bổ sung thêm: Đây là thể thơ có khả năng biểu hiện phong phú, có thể kể chuyện, miêu tả, triết lý nhưng đặc biệt thích hợp với diễn tả những chuyện dâu bể, hoài niệm với tâm tình sâu lắng.
Câu hỏi: Trước khi tìm hiểu nội dung bài thơ, chúng ta cần tìm hiểu bố cục bài thơ. Theo các em, bài thơ có thể chia làm mấy phần, nêu nội dung chính của từng phần.
Chuyển ý: Cảm xúc của bài thơ “Ông đồ” được gợi lên từ trái tim giàu lòng thương cảm của tác giả. Trong khi các nhà thơ lãng mạn đang chìm đắm trong cái tôi cá nhân với hai trục cảm xúc chính là thiên nhiên và tình yêu thì Vũ Đình Liên - một trí thức Tây học lại sững người ngoảnh đầu lại phía sau và bất chợt nhận ra “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” để rồi ông chắp bút viết lên một bài thơ đầy xúc cảm... Chuyển ý: Bài thơ “Ông đồ” được gợi lên từ trái tim giàu lòng thương cảm của một thi nhân thơ mới khi sững người ngoảnh lại phía sau và bất chợt nhận ra “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” để rồi ông chắp bút viết lên một bài thơ đầy xúc cảm... “Theo đuổi nghề mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ cả lưu danh cả với đời người” (ý Hoài Thanh-Hoài Chân)
- Đại diện nhóm lên thuyết trình trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Học sinh trình bày cá nhân, HS khác bổ sung.
- HS đọc thơ
-HS đại diện nhóm trình bày
Hs trình bày cá nhân
Hs trình bày cá nhân
I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả (1913-1996)
- Quê ở Hải Dương, nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội.
- Thuộc lớp nhà thơ tiên phong của phong trào thơ Mới.
- Thơ ông có hai nguồn cảm hứng lớn: lòng thương người và niềm hoài cổ.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Ông đồ, Lòng ta là những thành quách cũ, Lũy tre xanh,
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác khoảng năm 1936 được đăng trên tạp chí Tinh hoa. Sau đó được in trong cuốn Thi nhân Việt Nam.
b.Đọc, giải nghĩa từ khó:
- Ông đồ:
+ Những người giỏi chữ Hán, có thể họ thi cử không đỗ, hoặc bất đắc chí với thời cuộc mà cáo quan ở ẩn và làm nghề dạy học.Trong xã hội xưa, ông đồ rất được trọng vọng và kính nể.
+ Từ khi chế độ khoa cử bị bãi bỏ (năm 1919), ông bị thất thế và gạt ra lề cuộc đời.
- Thú chơi chữ của người Việt
+ Mỗi dịp lễ tết, người Việt thường đến nhà các ông đồ xin chữ cầu may, cầu tài lộc hoặc xin chữ và gửi vào đó những nguyện cầu tốt lành.
+ Chơi chữ đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa lâu đời của người Việt. 
-Nghiên: Dụng cụ làm bằng chất liệu cứng có lòng trũng để mài và đựng mực tàu.
c.Thể thơ: năm chữ.
d. Bố cục: 3 phần
+ Hai khổ đầu: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý
+ Hai khổ tiếp: Hình ảnh ông đồ thời tàn
+ Khổ cuối: Nỗi niềm của nhà thơ
Hoạt động 2 (30’): Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
Câu hỏi: Quan sát hai khổ thơ đầu và cho cô biết, hình ảnh ông đồ được đặt trong một khung cảnh như thế nào?
Câu hỏi: Trên nền khung cảnh tươi vui và náo nức ấy, hình ảnh ông đồ hiện lên như thế nào?
GV: Như vậy mỗi năm khi hoa đào khoe sắc trên hè phố gọi mùa xuân về thì hình ảnh ông đồ đã trở thành một đường nét không thể thiếu được trong ngày xuân. Sắc hồng thắm của hoa đào và màu đỏ tươi của giấy điều nổi bật trên cái nền tưng bừng của phố xá kẻ lại người qua. Nếu hoa đào gợi sức sống tươi mới trẻ trung thì ông đồ là trầm hương làm mùa xuân thêm thiêng liêng ấm cúng.
Câu hỏi: 
- Hình ảnh ông đồ còn được tác giả khắc hoa rất tinh tinh tế qua thái độ, tình cảm của mọi người. Theo em, thái độ, tình cảm của mọi người dành cho được thể hiện thông qua câu thơ nào? Đó là thái độ tình cảm gì? 
- Vì sao mọi người lại dành những tình cảm đó cho ông? 
- Phát hiện và phân tích hiệu quả biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ: 
Hoa tay thảo những nét
 Như phượng múa rồng bay?
GV: Giới thiệu với HS về chữ thảo trong câu thơ Hoa tay thảo những nét: “thảo” là viết nhanh, liền mạch và không nhấc bút. Khi điểm nhẹ tựa hoa rơi, khi uốn mềm như tơ liễu bên hồ thu gió sớm....
GV: Hình ảnh ông đồ bừng nở trong một thế giới của cái đẹp: Đẹp của cảnh sắc, thắm của tình người. Sự cộng hưởng giữa thiên nhiên, con người và thời thế đó làm nên nét chữ thăng hoa như phượng múa rồng bay. Ẩn đằng sau câu chữ là sự quý trọng ông đồ, quý trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc.
Câu hỏi: Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng đoạn thơ xôn xao có niềm vui, song vẫn thoáng chút ngậm ngùi, chua xót. Vậy ý kiến của em như thế nào?
 GV chốt và chuyển ý. 
Ông đồ tài hoa là thế, hoài bão là thế, vậy mà phải ra hè phố để mài mực bán chữ. Theo tiến sĩ Lê Quang Hưng đó là “việc làm bất đắc dĩ của Nho gia” và “bán chữ là cái cực của kẻ sĩ”. Mầm tàn phai, mạt vận của thế hệ những ông đồ đã được báo từ đây. Và đó cũng chính là mạch ngầm liên kết với đoạn thơ sau. Hình ảnh ông đồ thời suy tàn
- Hs trả lời cá nhân.
- Hs trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân.
Hs trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân.
- Hs trả lời cá nhân.
Hs lắng nghe
- HS trả lời cá nhân.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Hình ảnh ông đồ thời đắc ý (7’)
a. Khung cảnh: Tết đến xuân về, không khí vui tươi náo nức. Hoa đào nở tươi thắm. Mực tàu, giấy đỏ xôn xao trên phố. Người qua lại đông vui, tấp nập.
b. Hình ảnh ông đồ:
+ Hình ảnh ông đồ đồng hiện cùng hoa đào gợi lên không khí ngày xuân ấm áp.
+ Hình ảnh ông đồ xuất hiện thường xuyên, đều đặn, là một phần không thể thiếu được của ngày Tết. (chữ “mỗi, lại”)
 Þ Góp phần làm nên nét độc đáo của ngày Tết cổ truyền dân tộc.
- Ông đồ là trung tâm của sự chú ý:
+ Bao nhiêu người thuê viết
+ Tấm tắc ngợi khen tài
-> Ông đồ được ngưỡng mộ, trân trọng.
- Nét chữ tài hoa:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
+ Biện pháp ẩn dụ, so sánh, sử dụng thành ngữ: phượng múa rồng bay: gợi nét chữ uốn lượn bay bổng và điêu luyện.
è Đoạn thơ tái hiện lại một nét đẹp văn hoá, thú chơi chữ tao nhã mà thanh lịch. Ở đó, ông đồ ở vị trí trung tâm được mọi người yêu mến và trân trọng. 
Câu hỏi: Hình ảnh ông đồ trong hai khổ thơ này có gì khác so với hai khổ thơ đầu?
Câu hỏi: Tình cảnh và tâm trạng ấy của ông được thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật nào trong khổ thơ thứ 3? 
GV bình:
 + Câu thơ như ngắt ra làm 3: Chữ “nhưng” như một lát cắt, tạo nên thế đối lập: thời đắc ý và thời tàn lụi của ông đồ. Điệp từ “mỗi” chậm chạp, nặng nề đếm từng bước đi của thời gian, sự nhạt phai của lòng người. Câu thơ ngắn mà có sức khái quát sự đổi thay của thời thế, lịch sử và cả sự đổi thay trong lòng người.
- Hs trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân
2. Hình ảnh ông đồ thời suy tàn (8’)
- Khổ thơ 3:
+ Tình cảnh: Vắng khách, bị lãng quên
+ Tâm trạng: Buồn sầu
Nghệ thuật:
+ Từ nhưng
+ Điệp ngữ mỗi
+ Câu hỏi thể hiện cảm xúc 
+ Nghệ thuật nhân hóa trong hai câu cuối khổ 3
+Trường từ vựng chỉ sự tàn lụi, buồn sầu: vắng, không thắm, buồn, sầu...
=>Khắc họa tâm trạng buồn sầu của ông đồ, cho thấy sự đổi thay của lịch sử, của nhân tình thế thái. 
- Câu hỏi tu từ thể hiện sự xót xa khi ngày càng vắng khách đến thuê ông đồ viết chữ. Người ta đang dần thờ ơ với thú chơi chữ, với văn hóa lâu đời của dân tộc
Câu hỏi: Và để diễn tả tâm trạng của ông đồ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã rất thành công khi sử dụng biện pháp nhân hóa trong hai câu thơ 
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu,
Em hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật này.
GV bình: Tác giả sử dụng những từ ngữ đầy sức biểu cảm. Chữ “đỏ” đặt cạnh “không thắm” thật trớ trêu và ngang trái! “Đỏ” là sắc giấy, nhưng “thắm” lại là hồn của giấy. Giấy đỏ không còn được dùng đến cũng buồn đến bã bời cả sắc, đến bẽ bàng cả hồn!
Chữ đọng: được dùng rất đặc sắc. Mực lâu ngày không được dùng đến ứ đọng lại trong nghiên. Cái ứ đọng của mực hay đó cũng là khối sầu u uất trong tâm can ông đồ.
Hs trả lời độc lập
- Nỗi niềm ông đồ:
+ Biện pháp nhân hóa: những vật vô tri vô giác khiến chúng cũng mang tâm trạng thấm linh hồn, cũng cảm thấy bị bỏ rơi, mang tâm trạng buồn sầu của ông đồ.
Þ Nỗi buồn thân phận con người bị lãng quên. 
- Câu hỏi: Đọc kỹ khổ thơ thứ 4 và cho cô biết, hai câu đầu, nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó.
Hs trả lời cá nhân
-Khổ thơ 4: 
+ Thủ pháp đối lập tương phản
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Cố níu kéo sự tồn tại
Cố níu giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền.
Thờ ơ, dửng dưng
Quay lưng với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.
à Ông đồ trở thành một khối cô đơn giữa dòng đời xuôi ngược. 
? Hai câu thơ sau, cảnh hiện lên có gì đặc biệt? Qua cảnh đó, nhà thơ gửi gắm tình cảm gì?
Gv bình: Đây là khổ thơ có giá trị tạo hình lớn nhất trong toàn bộ bài thơ. Câu thơ gợi cái bẽ bàng thân phận của ông đồ. Chữ vẫn nén trong nó một lòng kiên nhẫn. Sự gắng gỏi của ông không chỉ vì mưu sinh mà là sự cố công níu giữ những giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng, đẹp đẽ đã từng tồn tại suốt nghìn đời. Thế nhưng sự cố công đã tan thành vô vọng. Ông đồ đã bị bỏ rơi, bỏ quên không phải sau lưng người đời mà ngay trước mặt người đời. Ông bị lãng quên ngay khi còn hiện hữu. Ông ngồi đấy mà như một pho tượng cổ không còn một chút giao cảm, đồng điệu với cuộc đời. Ông đồ đã bị gạt ra bên lề cuộc đời, lặng lẽ, cô độc đến đáng thương. Phải chăng đây chính là cái chứng tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn như cách nơi của nhà phê bình Hoài Thanh ? Và dường như trong nỗi buồn của thân phận ông đồ còn len lỏi cả nỗi buồn cô đơn của chính tác giả giữa cuộc đời ?
- Hs trả lời cá nhân.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay.
+ Lá vàng: tượng trưng cho sự héo úa, tàn lụi. Mưa bụi mang theo cái lạnh tê buốt. Cảnh thê lương ảm đạm. Nỗi buồn ông đồ như lan tỏa vào cảnh vật.
 à Nỗi buồn của ông đồ là nỗi buồn của thân phận lạc lõng, cô đơn.
Câu hỏi thảo luận nhóm: 
Phiếu học tập
 Hãy so sánh để làm nổi bật sự tương phản giữa phần một và phần hai của bài thơ. Qua sự tương phản đó, nhà thơ muốn bộc lộ điều gì ? 
- Hình thức: Hoạt động nhóm
- Thời gian: 4’
Hình ảnh ông đồ 
Phần1 :
Hình ảnh ông đồ thời đắc ý
Phần 2:
Hình ảnh ông đồ thời tàn
- Cảnh vật vui tươi náo nức. Không khí rộn ràng, hoa đào nở đỏ thắm.
- Cảnh vật buồn bã, ảm đạm. Lá vàng héo úa, tàn lụi, mưa bụi lê thê.
- Nét chữ tài hoa, giấy mực như chan hòa niềm vui với ông đồ. 
- Giấy mực mang nặng tâm sự u buồn
- Ông đồ được mọi người trân trọng, yêu mến. 
- Ông đồ cô đơn lạc lõng, bị mọi người quên lãng. 
à Thời tươi đẹp của ông đồ
à Sự tàn tạ của một kiếp người 
Trân trọng, ngợi ca ông đồ cũng như thú chơi chữ của dân tộc.
Xót thương cho một lớp người như ông đồ.
Luyến tiếc khi nhìn thấy nét đẹp văn hóa của dân tộc bị phôi pha.
=>Sự tương phản làm nổi bật thăng trầm của số phận ông đồ, sự phai nhạt một nét đẹp văn hóa
=>Thể hiện cảm hứng thương người và hoài cổ của Vũ Đình Liên.
GV: Bốn câu thơ giản dị mà diễn tả sự đổi thay của cả một một lớp người, của cả một thời đại. Nhưng những câu thơ ngậm ngùi, buồn thương, tiếc nuối xót xa đó còn cho chúng ta những cảm nhận về những điều sâu sa hơn. Chúng ta hãy đến với khổ thơ cuối: Nỗi niềm nhà thơ.
? Đọc lại khổ thơ cuối và so sánh với khổ thơ đầu em thấy có hình ảnh thơ nào được lặp lại từ đó nhận xét kết cấu bài thơ? Cách viết như vậy thể hiện nỗi niềm gì của tác giả?
GV:
	Vậy là hoa đào đã nở suốt dọc tác phẩm này à kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo thành thi tứ quen thuộc cảnh đấy người đâu. Bài thơ khép lại bằng câu hỏi chất chứa nỗi niềm sâu kín: Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ ?
Câu hỏi: Theo em, người muôn năm cũ đó là ai ? Hỏi “hồn” của những người muôn năm cũ ấy nhà thơ muốn bộc lộ điều gì?
GV: Trong tâm trạng hụt hẫng, tiếc nuối nhà thơ cất lời gọi " Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ". Tác giả đang nhớ về những người những con người làm nên nét đẹp văn hóa mang giá trị vĩnh hằng. Họ chính là những người đã sáng tạo nên cái đẹp,, những người hiểu và trân trọng thú chơi chữ tao nhã. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ nghe sao mà xót xa, day dứt, sao mà tiếc nuối!!!! 
 Câu hỏi: Ẩn chứa trong lời hỏi xót xa ấy, tác giả muốn nhắn gửi tới bạn đọc điều gì?
 Đã gần một thế kỷ trôi qua nhưng bài thơ vẫn còn nguyên giá trị, vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc hình ảnh ông đồ- người đã góp phần làm nên nét đẹp văn hóa dân tộc. Chúng ta càng hiểu vì sao trong rất nhiều văn kiện của Đảng ta luôn nhấn mạnh sự trân trọng giữ gìn bản săc văn hóa dân tộc. Chúng ta hòa nhập chứa không hòa tan!
- Hs trả lời cá nhân.
Hs trả lời cá nhân
- Hs trả lời cá nhân.
Hs trả lời cá nhân
3. Nỗi niềm nhà thơ (7’)
Đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Thời gian cứ trôi theo nhịp tuần hoàn.
- Ông đồ già à Ông đồ xưa
 + Ông đồ thuộc hẳn về một thời đại khác, vĩnh viễn chìm vào dĩ vãng.
	Lấy tứ “cảnh đấy người đâu” trong thơ cổ. Kết cấu đầu cuối tương ứng.
	à Hụt hẫng, tiếc nuối.
- Người muôn năm cũ: ông đồ, người xin chữ, những người đã tạo thành nét đẹp văn hóa dân tộc
- Nhà thơ trân trọng, ngợi ca những con người làm nên nét đẹp mang giá trị vĩnh hằng.
- Niềm hoài cổ, gọi về nét đẹp văn hóa ngàn năm.
=> Cảm hứng nhân văn: Đó cũng chính tình yêu với văn hóa dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo.
=> Lời nhắn gửi tới thế hệ trẻ ngày hôm nay: phải biết quý trọng, giữ gìn nền văn hóa mà cha ông để lại.
Hoạt động 3 (3’): Hướng dẫn HS tổng kết bài học và luyện tập bằng cách điền vào sơ đồ bài học.
- Sơ đồ bài học.
-Dựa vào sơ đồ, thuyết minh về bài thơ.
- Hs tự tổng kết vào vở.
III. TỔNG KẾT- LUYỆN TẬP
1. Nội dung
- Niềm cảm thương chân thành với một lớp người đang tàn tạ.
- Tiếc thương những giá trị tinh thần tốt đẹp bị lãng quên.
 2. Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ được sử dụng, khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao. Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi.
- Ngôn ngữ thơ rất trong sáng, bình dị.
- Biện pháp nghệ thuật: đối lập, nhân hóa. 
Hoạt động 4: Củng cố bài (3') 
-Qua việc đọc hiểu bài thơ em rút ra được bài học gì ?
-Em đã làm gì để góp phần gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ?
- Hs trả lời cá nhân.
- Hs thấy được có rất nhiều người đến xin chữ đầu năm, họ đủ ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp.
- Có những ông đồ già miệt mài viết chữ và cả những ông đồ trẻ say mê với nghệ thuật thư pháp.
Þ Thú chơi chữ- một nét đẹp văn hóa vẫn được mọi người yêu mến và trân trọng.
- Bài học: Trân trọng và giữ gìn những nét đẹp văn hóa dân tộc.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà :
- Ôn lại nội dung bài học.
- Học thuộc lòng bài thơ "Ông đồ".
- Chuẩn bị bài học tiếp theo: Bài đọc thêm "Hai chữ nước nhà".
Phiếu học tập của học sinh:
BẢNG SO SÁNH
Ông đồ thời đắc ý
Ông đồ thời tàn
Khung cảnh
Hình ảnh ông đồ
Tình cảm của tác giả

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_98_tiet_65_ong_do_vu_dinh_lien.docx