Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27

Tuần27 - Tiết 101

VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.

- Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo các cách diễn dịch và quy nạp

với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.

- Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.

- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trg văn nghị luận.

- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về 1 vấn đề chính trị, xã hội.

3- Thái độ: Sôi nổi, tự giác học tập, tôn trọng quy tắc viết đoạn văn.

4 - Năng lực : Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề

 

doc 15 trang phuongnguyen 24580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 27
Tuần27 - Tiết 101 NS: 26/2/2019 
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
- Biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo các cách diễn dịch và quy nạp
với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
- Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp.
- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trg văn nghị luận.
- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về 1 vấn đề chính trị, xã hội.
3- Thái độ: Sôi nổi, tự giác học tập, tôn trọng quy tắc viết đoạn văn.
4 - Năng lực : Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
B- Chuẩn bị: 	 
- Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, tác phẩm “Tắt đèn”.
- Học sinh: Học bài cũ, làm BTVN, chuẩn bị bài mới. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
	? Nêu khái niệm luận điểm ? Các yêu cầu đối với luận điểm ?
	? BT 2 / SGK-Tr. 75 ?
-Khởi động vào bài mới: GV cho HS thi tìm nhanh ? Em hãy kể tên các văn bản nghị luận đã được học?
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta....
GV: Tìm ra luận điểm là tìm ra cái đinh bộ xương trong bài văn nghị luận. Nhưng đó mới chỉ là bước đầu, mặc dù rất quan trọng việc tiếp theo là nghĩ cách trình bày luận điểm, phát triển luận điểm như thế nào, theo một trình tự như thế nào hợp lý, dễ hiểu.Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau vào tập viết đoạn văn trình bày luận điểm trong văn nghị luận.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- HS đọc 2 đoạn văn. 
- GV: Trong ĐV nghị luận, luận điểm bao giờ cũng phải được thể hiện rõ trong câu chủ đề.
? Đâu là những câu chủ đề ( câu nêu luận điểm ) trong mỗi đoạn văn ?
? Vị trí của câu chủ đề trong mỗi ĐV ? ĐV nào đc viết theo cách diễn dịch, ĐV nào được viết theo cách quy nạp ? Phân tích cách diễn dịch, quy nạp trong đoạn văn?
- Nhóm 1: đoạn văn a
- Nhóm 2: đoạn văn b
- HS đọc đoạn văn:
? Lập luận là gì?
? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên?
? Từ việc tìm hiểu bài tập trên. Em hãy cho biết khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, cần chú ý điều gì?
I- Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận:
1. THVD.
* VD 1:
a. Câu chủ đề: “ Thật là chốn tụ hội trọng yếu của 4 phương đất nước, cũng là ...muôn đời”
- Vị trí: Câu chủ đề ở cuối đoạn văn 
-> Nêu luận điểm: Thành Đại La là trung tâm đất nước, thật xứng đáng là thủ đô muôn đời
- Đây là ĐV viết theo cách quy nạp: đưa ra luận cứ-> khái quát luận điểm
b. Câu chủ đề: “ Đồng bào ta ngày nay...ngày trước”
- Vị trí: Câu chủ đề ở đầu đoạn văn 
-> Nêu luận điểm: Tinh thần yêu nước nồng nàn của đồng bào ta ngày nay.
- Đây là ĐV viết theo cách theo cách diễn dịch: nêu luận điểm -> đùng luận cứ làm rõ luận điểm
*VD 2:
- Lập luận là sắp đặt những luận điểm và các luận cứ thành hệ thống, có sức thuyết phục nhằm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.
- Luận điểm: “ Cho thằng nhà giàu...giai cấp nó ra”
- Cách lập luận: Tương phản- đặt chó bên người
=> Tác dụng rất lớn đến việc chứng minh làm rõ luận điểm: Bản chất chó má của g/c địa chủ.
2. Ghi nhớ: (SGK- T 81)
- HS đọc 
HĐ 3: Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi 
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 15 phút
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu, làm BT theo nhóm.
Bài tập 2:
- Xác định câu chủ đề ?
? Sử dụng các luận cứ nào ?
Bài 4
II- Luyện tập:
Bài tập 1
Luận điểm:
a) Cần tránh lối viết dài dòng, khiến người đọc khó hiểu(Hoặc: Cần viết ngắn gọn, dễ hiểu.
b) Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ.
Hoặc: Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng.
Bài tập 2: 
- Câu chủ đề: “ Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm” 
- Luận điểm : Tế Hanh là một người tinh tế.
+ Hai luận cứ:
- Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
- Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao về cảnh vật.
Bài 4:
- Luận điểm :Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu
- Luận cứ: 
+ Mục đích của văn giải thích : viết văn để người đọc hiểu rõ hơn một vấn đề, một luận điểm nào đó.
+ Giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ hiều, dễ nhớ, dễ làm theo.
+ Ngược lại: giải thích càng khó hiểu thi người viết càng xa mục đích đã đề ra. Người đọc càng như “ chắt chắt vào rừng xanh” (HCM) chẳng thấy lối ra.
+Bởi vậy, văn giải thích nhất thiết phải viết cho dễ hiểu.
+ Viết dễ hiểu là viết ngắn gọn, giải thích rõ ràng, cụ thể, kèm theo ví dụ, chứng minh ...viết cho đúng trình độ người đọc.
->HS dựa vào hệ thống luận cứ trên, tập viết thành đoạn văn
HĐ4: Vận dụng
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:4 phút
HS làm bài tập 3 tập viết đoạn văn ngắn triển hai ý các luận điểm.
 HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
- Học kĩ nội dung bài học.
- Xem lại các BT đã làm, làm BT 3,4.
- CBBM: Bàn luận về phép học.
.....................................................................................................
Tuần27 NS: 27/2/2019
Tiết 102- Văn bản: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
 ( Luận học pháp – Nguyễn Thiếp ) 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được: 
1- Kiến thức:
- HS hiểu biết bước đầu về tấu. 
- Học sinh thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
2- Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản viết theo thể tấu. 
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích bài cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch, quy lạp cach sắp xếp và trình bày luận điểm của văn bản tấu.
3- Thái độ: Giáo dục ý thức, thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc. 
4- Định hướng năng lực
NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác, sáng tạo...
B- Chuẩn bị: 	 
- GV: Soạn giáo án. SGK. SGV. STK.
- HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:5 phút
- Ổn định tổ chức: . 
- Kiểm tra bài cũ: 
?Thế nào là cáo? Phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện trong “Nước Đại Việt ta”?
?Quan niệm về tổ quốc và chân lí độc lập đc Nguyễn Trãi khảng định ntn?
- Khởi động vào bài mới: GV cho HS hát 1 bài ( Bài: Lớp chúng mình kết đoàn), vừa hát vừa chuyền tay nhau câu hỏi, khi bài hát kết thúc ở bạn nào, thì bạn đó phải trả lời câu hỏi:
câu hỏi: Em hãy cho biết có những phương pháp học nào để ghi nhớ nhanh kiến thức?
 ( GV) học để làm gì? Học cái gì và học ntn? Nói chung vấn đề học đã đc ông cha ta bàn đến từ lâu. Một trong những ý kiến tuy ngắn ngọn nhưng rất sâu sắc, thấu tình đạt lí là đoạn “Bàn luận về phép học” trong bản tâu dâng vua Quang Trung của nhà nho lừng danh La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp.
- NL: quan sát, thu thập thông tin, trình bày vấn đề, đọc sáng tạo.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 11 phút
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thiếp ?
+ HS trả lời. GV nhấn mạnh một vài nét chính.
- Đọc to, rõ, giọng điệu chân tình, bày tỏ thiệt hơn, vừa tự tin, vừa khiêm tốn. 
- GV đọc 1 đoạn. HS đọc tiếp. Bạn nhận xét. GV sửa.
? Em hiểu thế nào là: tam cương, ngũ thường, ngũ kinh, Chu Tử, ? (SGK)
? Nêu xuất xứ của VB?
? Em hiểu ntn về thể tấu?
? Có thể xếp tấu vào vào kiểu VB nào?
? Nêu bố cục của bài văn ?
- PP: Đàm thoại nêu vấn đề, thảo luận cặp đôi, phân tích chi tiết, bình giảng
-NL: Trình bày vấn đề, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Thời gian: 23 phút
- HS đọc câu văn mở đầu VB.
? Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả ? Qua câu văn, TG muốn bày tỏ điều gì ?
 ? Vậy qua đây em hiểu, mục đích chân chính của việc học là gì ? Em có bổ sung thêm điều gì về mục đích học ?
? Tìm trong ĐV đầu câu văn phê phán lối học không vì mục đích trên, đó là lối học ntn ?
? Hậu quả của lối học đó ?
? Như thế tác giả muốn đề cao mục đích tiếp theo của việc học là gì ? 
? Nhận xét về những câu văn trong ĐV này ?
? Suy nghĩ của em về những mục đích mà tác giả nêu ra trong đoạn đầu bài tấu này ?
- HS đọc ĐV 2
? Để khuyến khích việc học, tác giả Nguyễn Thiếp đã khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách nào ? 
? Trong bài tấu, tg Nguyễn Thiếp đã nêu những “phép học” nào ?
* Học theo cách của Chu Tử :
? Theo em, các cách học này ngày nay có còn phù hợp ?
+ Vẫn còn phù hợp và chắc chắn sẽ còn phù hợp mãi mãi.
* Thảo luận nhóm:
? Hãy giải thích vì sao phải học theo các cách trên ?
( mỗi nhóm giải thích 1 cách học )
+ Đại diện nhóm giải thích 
+ GV nhấn mạnh.
( GV liên hệ đến tinh thần hiếu học của nhân dân ta và chính sách khuyến học của Đảng và Nhà nước ta )
? Đọc câu văn thể hiện tác dụng của phép học ?
? Nhận xét cách viết câu văn nêu tác dụng của phép học ?
? Từ đó, câu văn khẳng định những tác dụng nào của phép học ?
? Từ thực tế học của bản thân, em thấy PP học tập nào là tốt nhất ? Vì sao ?
+ HS trả lời. GV uốn nắn, định hướng.
-MT: Khái quát được những đặc sắc nghệ thuật và nội dung bài thơ
-PP: vấn đáp
-NL hướng tới: Tổng hợp k.quát vấn đề
? Nhận xét về cách lập luận của bài văn ?
+ Lập luận chặt chẽ, lô gic, theo trình tự hợp lí.
? Hãy thể hiện trình tự lập luận hợp lí của Đv bằng một sơ đồ ?
Phương pháp lệch lạc,
 sai trái
Khẳng định quan điểm;
phương pháp đúng đắn
Mục đích chân chính 
 của việc học
Tác dụng của việc học chân chính
? Nhắc lại nội dung chính của bài tấu ?
+ HS nêu nội dung. 
+ GV tổng kết nghệ thuật, nội dung.
+ HS đọc ghi nhớ.
I - Đọc và tìm hiểu chung:
1-Tác giả: 
+ Nguyễn Thiếp ( 1723 – 1804 )
+ Quê : Hà Tĩnh
+ Là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, có tấm lòng vì nước, vì dân.
2- Tác phẩm: 
a- Đọc và tìm hiểu chú thích:
* Đọc.
* THCT
b- Tìm hiểu chung : 
* Xuất xứ: “Bàn luận về phép học” là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung tháng 8-1791.
* Thể loại: 
Thể tấu ( SGK – Tr. 77 )
- Thể tấu: là 1 loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua ( chúa) để trình bày sự việc ý kiến đề nghị.
- Tấu có thể đc viết = văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu
* Kiểu văn bản: nghị luận- trình bày đề nghị 1 vấn đề, chủ trương chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục dào tạo con người.
* Bố cục: 3 phần
+ P1: từ đầu "tệ hại ấy": Nêu những sai lệch về việc học, từ đó bàn về mục đích của việc học.
+ P2: tiếp “bỏ qua”: Bàn về cách học.
+ P3:còn lại: Tác dụng của phép học.
II- Phân tích: 
1- Bàn về mục đích của việc học:
- Câu văn biền ngẫu với 2 vế : Vế 1 dẫn dụ một thực tế hiển nhiên “ ngọc không mài không thành đồ vật”, vế 2 khẳng định “người không học không biết rõ đạo”. Từ đó, tg nhấn mạnh về mục đích của việc học.
 + Học để có được đạo làm người
 + Học để có kiến thức 
( Tiên học lễ, hậu học văn” )
( “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”- Bác Hồ )
+ “ Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”.
-> Lối học vì danh lợi.
+ Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan
-> Học không vì danh lợi
-> Câu văn ngắn gọn, liên kết chặt chẽ, ý văn mạch lạc, sáng rõ, dễ hiểu.
=> Những mục đích học chân chính, mọi người cần phải thực hiện.
2- Bàn về cách học:
- Đề nghị: Mở trường dạy học của phủ, huyện, các trường tư.
- Cách học: 
 + Học theo cách của Chu Tử :
 Học theo tuần tự: Tiểu học - tứ thư - ngũ kinh - chư sử -> Học từ thấp lên cao.
 Học rộng, nắm chắc, gọn
 Học đi đôi với hành
-> Cách học này sẽ mãi mãi phù hợp.
3- Tác dụng của phép học:
+ “ Đạo học thành  thịnh trị”
+ Câu văn gồm 2 vế, hai vế câu liên kết chặt chẽ: từ kết quả của vế 1 dẫn đến các kết quả của vế 2
+ Sử dụng phép tăng tiến 
=> Khẳng định tác dụng to lớn:
+ Có nhiều người tốt
+ Triều đình ngay ngắn
+ Thiên hạ thịnh trị
III- Tổng kết: 
1- Nghệ thuật
+ Lập luận chặt chẽ, lô gic, theo trình tự hợp lí.
2- Nội dung
* Ghi nhớ / SGK-Tr.79
HĐ 3- Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 3 phút
? Đọc diễn cảm bài tấu ?
HĐ 4- Vận dụng
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
? Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về việc học ?
( Thi giữa các tổ )
? Em rút ra bài học gì qua việc học văn bản này ?
HĐ 5- Tìm tòi, mở rộng.: 1 phút
+ Học kĩ, hiểu nội dung bài học.
+ Viết đoạn văn phân tích sự cần thiết và tác dụng to lớn của việc “ học đi đôi với hành”.
+ CBBM: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
 ******************************
Tuần27 NS: 28/2/2019
Tiết 103- Tập làm văn.
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM.
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Xây dựng và trình bày luận điểm theo 2 phương pháp diễn dịch và quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong 1 bài văn nghị luận
2- Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết sâu hơn về luận điểm.
- Tìm các luận cứ, trình bày luận điểm thuần thục hơn.
3- Thái độ: Nghiêm túc; tích cực học tập.
4- Định hướng năng lực:
Giao tiếp vấn đề, hợp tác, giải quyết vấn đề...
B- Chuẩn bị: 	 
- Giáo viên: SGK, STK, giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức: (1’). 
 - Kiểm tra bài cũ: 
? Khi trình bày luận điểm thành một ĐV nghị luận ta cần chú ý những điều gì ?
-Khởi động vào bài mới: GV cho HS xác định các luận điểm trong bài: Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp?
Việc đưa ra được các ý, các luận điểm cho một đề văn nghị luận không khó, nhưng để sắp xếp các luận cứ đó thành một bài văn hoàn chỉnh cùng với lí lẽ sắc bén, mang đặc điểm đặc trưng của thể loại văn nghị luận thì cần chúng ta phải luyện tập rất nhiều. Đó chính là nội dung tiết học ngày hôm nay của chúng ta.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới:
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 30 phút
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- KT việc chuẩn bị bài mới của HS theo yêu cầu trong SGK.
- Học sinh đọc hệ thống luận điểm Tr.83 phần 1.
- HS thảo luận nhóm: 
? Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì ?
? Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác ?
- Học sinh thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận:
? Vậy, qua bài tập này, em có rút ra kết luận gì về việc xây dựng hệ thống luận điểm ?
? Nêu những điều chú ý khi trình bày luận điểm ?
+ HS trả lời
+ Bạn bổ sung, GV nhấn mạnh ý cần thiết. 
? Trả lời câu hỏi a ? SGK
? Hãy chuyển đoạn bằng cách khác ?
+ HS trình bày. GV nhận xét, sửa.
 ? Qua đây, em rút ra kết luận gì về việc trình bày các luận điểm ?
? Câu hỏi b ? SGK
- HS đọc các luận cứ và trả lời câu hỏi b ?
? Nhắc lại cách sắp xếp các luận cứ ?
? C.H c - Tr. 84 ? SGK
? C. H d – Tr. 84 ? SGK
+ Là ĐV quy nạp.
Vì: Triển khai các ý, các luận cứ trước -> đi đến kết luận, nêu luận điểm.
+ Có thể biến đổi ĐV quy nạp thành diễn dịch và ngược lại.
- Bằng cách: Chuyển câu chủ đề lên đầu đoạn hoặc cuối đoạn và chỉnh sửa các câu văn khác cho hợp lí.
* HS viết ĐV trình bày luận điểm vừa chuẩn bị
+ Bạn nhận xét
+ GV chữa, uốn nắn.
I- Chuẩn bị ở nhà:
 Đề bài:
“Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn”
II- Luỵên tập trên lớp: 
1. Xây dựng hệ thống luận điểm: 
- Với vấn đề trên ta thấy:
+ ND cần làm sáng tỏ là “ Cần phải học tập chăm chỉ”
+ Đối tượng: Các bạn học cùng lớp
-> Về hệ thống 5 luận điểm như SGK , tuy đã tương đối phong phú, nhưng lại chưa đảm bảo yêu cầu chính xác, phù hợp, đầy đủ và mạch lạc
Chẳng hạn:
+ Luận điểm (a): Nội dung ( lao động tốt ) không phù hợp với vấn đề ( chăm chỉ học tập ) -> bỏ nội dung đó đi.
+ Còn thiếu những luận điểm cần thiết khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vấn đề không được hoàn toàn sáng rõ ( đất nước rất cần những người tài giỏi, phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài, ...)
+ Sắp xếp chưa hợp lí
+ Cần sắp xếp lại như sau:
a. Chúng ta đang cần những người tài giỏi để đưa đất nước tiên lên “đài vinh quang” sánh vai cùng bè bạn năm châu.
b. Quanh ta có nhiều tấm gương các bạn học giỏi để đáp ứng yêu cầu của đất nước
c. Muốn học giỏi để thành tài thì trước hết phải học chăm.
d. Một số bạn bè còn mải chơi, chưa chăm học khiến cha mẹ, thầy cô lo buồn
e. Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống, không học sẽ không có kiến thức, làm việc gì cũng khó.
g. Vậy các bạn nên bớt ham chơi, cần chuyên tâm học hành để thành người có ích, ...
=> Luận điểm phải tập trung hướng tới làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, tránh lạc đề, dài dòng.
+ Sắp xếp các luận điểm hợp lí.
 2. Trình bày luận điểm;
a.
+ Câu thứ hai xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân - quả để có thể nối bằng ''do đó''.
=> Có thể dùng câu 1 hoặc câu 3 để trình bày luận điểm e.
+ Giữa các luận điểm cần có câu hoặc từ để chuyển ý giúp cho đoạn văn có tính liên kết.
b.
+ Trình tự đó là rất hợp lí. Vì các luận cứ làm rõ dần luận điểm: bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước, để tới bước cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn.
=> Các luận cứ phải sắp xếp theo trình tự hợp lí, làm sáng tỏ luận điểm.
+ Không nhất thiết phải viết kết đoạn như kiểu Trần Quốc Tuấn viết kết thúc bài văn nghị luận “Hịch tướng sĩ”, ta có thể kết đoạn theo ý mỗi người, miễn là viết kết đoạn sao cho phù hợp.
=> Bài văn nghị luận phải có kết bài, đoạn văn nghị luận có thể có kết đoạn hoặc không có.
+ Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp. 
3. Viết đoạn : Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Các bạn học hành chăm chỉ hơn
HĐ 3: Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 4 phút
? Nêu những điều chú ý khi trình bày luận điểm 
HĐ 4: Vận dụng 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
Viết đoạn văn trình bày luận điểm : Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống.
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
+ Học kĩ nội dung bài học
+ Đọc, sửa lại ĐV đã viết.
+ Viết ĐV b phần 3.
+ CBBM: Bài “ Hội thoại”.
 ***************************
Tuần27 NS: 2/3/2018
Tiết 104- Tiếng Việt:
HỘI THOẠI 
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Hội thoại là hình thức sử dụng ngôn ngữ tự nhiên nhất và phổ biến nhất của người sử dụng ngôn ngữ. Việc học về hội thoại là một cơ hội nâng những hiểu biết đời thường lên trình độ những nhận thức có tính chất khoa học.
- Nắm được khái niệm vai xã hội, lượt lời. 
2- Kĩ năng: Biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
3- Thái độ: Nghiêm túc, đúng mực, nhã nhặn, lịch sự trong giao tiếp, tránh sự xô bồ hoặc trầm lặng một cách thái quá.
4- Định hướng năng lực
Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng việt, hợp tác...
B- Chuẩn bị: 	 
- Giáo viên: SGK, STK, giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
-Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
? Trình bày các cách thực hiện hành động nói ?
? Làm BT 3, 5 ?
-Khởi động vào bài mới: GV cho 2 học sinh hỏi và trả lời:
? Việc hỏi và trả lời của các bạn có phải là hội thoại k?
( GV) Trong cuộc sống hàng ngày người nào cũng có mqh XH: rộng- hẹp; thân-sơ khác nhau, những mqh ấy thường là vô cùng phức tạp và tinh tế, một người có thể có địa vị cao trg XH, nhưng khi về nhà lại chỉ là con cái. Một người là cha là mẹ trg gđ, nhưng khi đến cơ quan lại chỉ là bạn bè đồng nghiệpNhững vị trí trg XH, cơ quan, g đ ấy đc gọi là các vai của mỗi người khi họ tham gia hội thoại.
HĐ2:Hình thành kiến thức mới
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- HS đọc đoạn trích trong SGK – Tr. 92.
? CH 1 – Tr. 93 ? ( Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì.? Ai ở vai trên, ai là vai dưới ?
? CH 2 ? ( Cách xử sự của người cô có gì đáng chê trách ? )
? CH 3 – Tr. 93 ? ( Tìm những chi tiết cho thấy nhân vật chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép ? )
? Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy ?
* GV: Như vậy, khi tham gia đối thoại, Hồng và người cô đã tham gia vào vai xã hội.
? Vậy, em hiểu thế nào là vai xã hội ?
+ Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
? Trong đoạn trích trên, em hiểu vai xã hội được xác định bằng quan hệ nào ?
+ Quan hệ trên dưới 
 ( Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng dựa theo tuổi tác hoặc thứ bậc trong gia đình và xã hội
VD: Bố, mẹ - con
 Cô giáo- học sinh
 Bạn bè- bạn bè )
? Ngoài quan hệ trên, theo em, vai xã hội còn được xác định bằng kiểu quan hệ nào khác ?
+ Quan hệ thân - sơ
( Theo mức độ quen biết, thân tình )
* HS đọc hai cuộc đối thoại sau để trả lời câu hỏi:
1. “Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
- Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
 Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:
- Sao cô biết mợ con có con ?”
 ( Trích “ Những ngày thơ ấu “ – Nguyên Hồng )
2. Bực quá, tôi liền đáp lại cô tôi:
- Không ! Tôi không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ tôi cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi cũng trừng trừng nhìn lại cô tôi. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
... Tôi liền quát người cô ghê gớm:
- Sao cô biết mợ tôi có con ?
? Em đồng tình với cách đối xử ở ĐV nào của nhân vật Hồng ? Vì sao ?
+ Đồng tình với cách xử sự của Hồng trong ĐV văn 1
Vì thể hiện đúng thái độ lễ phép của người cháu ( vai dưới ) đối với người cô ( vai trên ). 
? Qua đây, em hãy cho biết khi tham gia hội thoại, ta cần chú ý điều gì ?
? Theo em, tại sao trong tác phẩm “Tắt đèn”, chị Dậu lại xưng hô với tên cai lệ là “tôi”, “ bà” ?
+ Chị Dậu xưng hô như vậy vì chị Dậu quá căm phẫn bọn chúng -> Thể hiện sự phản kháng mãnh liệt của chị đối với kẻ bóc lột tàn bạo.
=> Như vậy cách xưng hô của chị Dậu là dựa trên mối quan hệ ( lòng căm thù ) chứ không phải dựa trên thứ bậc.
? Nêu lại những ND chính cần nắm trong bài học ?
+ HS nêu. Bạn bổ sung. GV nhấn mạnh.
+ HS đọc ghi nhớ.
I Vai xã hội trong hội thoại:
1- Tìm hiểu ví dụ:
- Có hai NV tham gia hội thoại: Hồng và người cô tham gia cuộc đối thoại
- Quan hệ giữa hai nhân vật đó là quan hệ dòng tộc, họ hàng: 
 + NV người cô thuộc vai trên.
 + NV Hồng thuộc vai dưới.
- Cách xử sự của người cô là thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với quan hệ ruột thịt vừa không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới.
+ Tôi cũng cười đáp lại cô tôi
+ Tôi im lặng cúi đầu xuống đất
+ Cười dài trong tiếng khóc
+ Vì Hồng thuộc vai dưới, vì thế phải thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người thuộc vai trên
=> KL1: + Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
=> KL2: Vai xã hội được xác định bằng:
- Quan hệ trên dưới hay ngang hàng
- Quan hệ thân- sơ
=> KL3: Khi tham gia hội thoại cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp.
2- Ghi nhớ: SGK- Tr. 94
HĐ 3: Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi 
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 15 phút
Bài 1: Yêu cầu HS đọc
- Thảo luận nhóm –làm bài
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
? Tìm những chi tiết trong ''Hịch tướng sĩ'' thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền ?
Bài 2:
+ HS đọc ĐV
? Xác định vai xã hội của 2 nhân vật tham gia cuộc thoại trên ?
? Tìm những chi tiết lời thoại thể hiện thái độ của ông giáo đối với lão Hạc ?
? Chi tiết thể hiện thái độ quý trọng, thân tình của lão Hạc với ông giáo ?
+ Đối với chúng mình thì như thế là sướng
+ Cười đưa đà 
? Chi tiết thể hiện tâm trạng không vui, giữ ý của lão Hạc ?
+ Vâng.
+ Ông giáo để cho khi khác
? Qua bài tập 2, em nhắc lại quy tắc về hội thoại ?
+ Khi tham gia hội thoại cần chú ý mối quan hệ ( thân – sơ ), vai xã hội để xưng hô cho phù hợp, đúng mực.
III- Luyện tập:
Bài 1: 
+ Thái độ nghiêm khắc: “Nay các ngươi ...k biết thẹn”điếc tai” Trần Quốc Tuấn nghiêm khắc chỉ ra lỗi lầm của tướng sĩ, chê trách tướng sĩ, khuyên bảo tướng sĩ rất chân tình.
+ Khoan dung:
 - “Nếu các ngươi biết chuyên tâm sách nàythân chủ”
 - “Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.”
Bài 2:
a. Xét về địa vị XH:
+ Xét về địa vị xã hội, ông giáo là người có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như lão Hạc 
+ Nhưng xét về tuổi tác thì lão Hạc có vị trí cao hơn.
b. Ông giáo thưa gửi với LH:
+ Nắm lấy vai gầy của lão Hạc, ôn tồn, thân mật, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai. 
+ Trong lời lẽ ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp 2 người là ''ông con mình'' (thể hiện sự kính trọng người già); xưng là tôi (thể hiện quan hệ bình đẳng)
c.Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là “ông giáo” dùng từ “dạy” thay cho từ “nói” ( thể hiện sự tôn trọng) xưng hô gộp 2 người là “ chúng mình” thể hiện sự thân tình.
- Qua cách nói của LH-> có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách chỉ “cười đưa đà”, cười gượng, thoáI thác chuyện ăn khoai uống nước với ông giáo.
HĐ 4: Vận dụng 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:4 phút
Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ hội thoại trên – dưới
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
- Học kĩ nội dung bài học
- Xem các BT đã làm, làm BT3
- CBBM: Chuẩn bị viết bài TLV số 6.
**************************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_27.doc