Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32

Tiết 118

LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:

1- Kiến thức:

- Trang bị cho học sinh 1 số hiểu biết cơ bản về trật tự từ trong câu; khả năng thay đổi trật tự từ; hiệu quả của những trật tự từ khác nhau.

- Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng lựa chọn trật tự từ trong câu để khi nói, viết sẽ đạt mục đích giao tiếp tốt nhất

3- Thái độ: Học tập nghiêm túc.

4- Định hướng năng lực : Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng việt, hợp tác

B- Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, STK, giáo án, bảng phụ

- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới.

 

doc 26 trang phuongnguyen 27/07/2022 24420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32
TUẦN 30
Ngày soạn: 02/05/2021 Ngày dạy:
Tiết 118
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Trang bị cho học sinh 1 số hiểu biết cơ bản về trật tự từ trong câu; khả năng thay đổi trật tự từ; hiệu quả của những trật tự từ khác nhau.
- Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng lựa chọn trật tự từ trong câu để khi nói, viết sẽ đạt mục đích giao tiếp tốt nhất
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc.
4- Định hướng năng lực : Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng việt, hợp tác
B- Chuẩn bị: 	 
- Giáo viên: SGK, STK, giáo án, bảng phụ 
- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:4 phút
- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
? Trình bày các cách thực hiện hành động nói ?
? Làm BT 3, 5 ?
-Khởi động vào bài mới :
GV chiếu 2 câu thơ : Lom khom dưới núi tiều vài chú 
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
 ( Qua đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan)
? Em hãy cho biết 2 câu thơ trên có thể sắp xếp theo trật tự khác ntn ?
- « Dưới núi, vài chú tiều lom khom
 Bên sông mấy nhà chợ lác đác »
Hoặc : « Vài chú tiều dưới núi lam khom
Mấy nhà chợ bên sông lác đác »
 Tại sao tác giả k sắp sếp trật tự câu thơ như vậy mà lại sắp xếp như ở trên ?
 Nhấn manh sự cô đơn vắng vẻ, heo hút hoang vắng của nơi đèo Ngang.
HS trả lời- Gv dẫn vào bài :
 Việc sử dụng từ trong câu thể hiện rất rõ nội dung muốn truyền đạt, nếu như sắp xếp trật tự từ trong câu mạch lạc , chặt chẽ, lô gic sẽ nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.Còn nếu sắp xếp thiếu chặt chẽ, logic sẽ làm cho câu văn lủng củng khiến người đọc khó hiểu. Vậy trật tự từ trong câu có ý nghĩa như thế nào ? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu .
HĐ2: Hình thành kiến thức mới 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Học sinh đọc đoạn văn, chú ý câu in đậm.
- Giáo viên chia nhóm thảo luận
? Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu ? 
- Các nhóm thảo luận. Đại diện báo cáo kết quả
- GV: Có thể có các cách như sau:
? Theo em, vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như trong đoạn trích ?
( Gợi ý: Từ roi ở đầu câu có tác dung gì ? Dụng ý của tác giả khi để từ thét ở cuối câu ? Tác giả để cụm từ “gõ đầu roi xuống đất” đứng đầu câu có dụng ý gì ? )
? Câu hỏi 3 / SGK – Tr. 111 ?
+ GV đưa bảng so sánh, hướng dẫn HS thảo luận nhóm
+ Đại diện báo cáo. GV nêu đáp án đúng:
? Qua trên, em hãy rút ra nhận xét gì về cách sắp xếp từ ngữ trong câu ?
- GV nhấn mạnh các kết luận trên 
- HS đọc ghi nhớ.
HS đọc các VD ở phần 1
? Trật tự từ trong những câu in đậm thể hiện điều gì ?
 HS đọc 3 VD ở phần 2, chú ý câu in đậm
? Nhận xét cách sắp xếp trật tự từ ở các bộ phận câu in đậm, nêu tác dụng của cách sắp xếp ấy ?
? Nhắc lại tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ ở câu văn trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố ?
? Khái quát lại các tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ ?
+ HS đọc ghi nhớ.
HĐ3: Luyện tập
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi 
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 15 phút
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm ( 3 nhóm )
- Mỗi nhóm làm 1 phần 
- Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm SGK.
- Đại diện báo cáo bài làm của nhóm. Bạn bổ sung. GV chữa:
I- Nhận xét chung:
1- Tìm hiểu ví dụ:
1- Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
2- Cai lệ thét bằng giọng ... cũ, gõ đầu ...
3- Thét bằng giọng khàn khàn ... cũ, cai lệ gõ ...
4- Bằng giọng khàn khàn ... cũ, cai lệ gõ ... đất thét.
5- Bằng ... cũ, gõ đầu ... đất, cai lệ thét.
6- Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút ... cũ, cai lệ thét.
+ Việc lặp lại từ roi ở ngay đầu câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu trước.
- Việc đặt từ thét ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu sau.
- Việc mở đầu bằng cụm từ ''gõ đầu roi xuống đất'' có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ. 
Câu
Nhấn mạnh sự hung hãn
Liên kết chặt chẽ 
với câu trước
Liên kết 
chặt chẽ 
với câu sau
Của tác giả
+
+
+
1
+
+
2
+
3
4
+
5
+
6
+
+
+ Trong một câu ta có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ ngữ khác nhau.
+ Mỗi cách sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp khác nhau.
-> Ta phải biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp
2- Ghi nhớ ( SGK- 111)
II- Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ :
1- Tìm hiểu ví dụ:
* Ví dụ 1:
Câu a: 
a1- Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động
a2- ( Như trên )
Câu b:
b1- Thứ tự người có địa vị cao – thấp, thứ tự của sự xuất hiện (cai lệ đi trước, người nhà lí trưởng theo sau )
b2- Tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ thì mang roi song, còn người nhà lí trưởng mang tay thước, dây thừng.
* Ví dụ 2:
+ a: Nhịp điệu hài hòa
+ b, c: Nhịp điệu không hài hòa
* Ví dụ 3:
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm, tính chất, nào đó
+ Liên kết câu
2- Ghi nhớ 2 (SGK – Tr. 112)
III- Luyện tập: 
Bài 1: SGK – Tr. 112
a) Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.
b) Đẹp vô cùng, Tổ Quốc ta ơi. Nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng.
- Hò ô được đảo lên trước để bắt vần ''Sông lô'' tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm cho lời thơ.
c) Lặp lại các từ trong cụm từ mật thám, đội con gái ở 2 đầu vế câu là để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước.
HĐ 4: vận dụng 
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:4 phút
 Bài 2: Tìm 5 ví dụ thể hiện rõ sự lựa chọn trật tự từ trong câu. Giải thích tác dụng của cách sắp xếp ấy.
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng : 1 phút
- Học kĩ nội dung bài học
- Xem các BT đã làm, làm BT2
- CBBM: Trả bài TLV số 6
 ..................................................................
Ngày soạn: 02/05/2021 Ngày dạy:
Tiết 119
TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II
A-Mục tiêu cần đạt:
1 . Kiến thức:
- Giúp hs thấy được ưu , nhược điểm trong bài làm của mình , biết cách sửa lỗi .
2 . Kĩ năng:
- Sửa bài kiểm tra
3 . Thái độ 
- Có ý thức tự phê cao
ó Về định hướng năng lực, phẩm chất
- NL tự học, tự quản
- PC trung thực
B - Chuẩn bị:
1 - Thầy : Chấm bài kiểm tra học kì, soạn giáo án
2 – Trò : Ôn tập lại kiến thức, đọc lại đề
C- Tổ chức các hoạt động trả bài :
HĐ 1: Khởi động 
- Kiểm tra sĩ số
HĐ 2: Trả bài 
- Mục tiêu kiến thức: Hs hiểu được yêu cầu của đề bài
- PP, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề
- NL, PC: giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học 
? Đề nêu ra yêu cầu gì ?
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi
- GV gọi một số hs lên chữa lỗi hay mắc.
- Hs sửa lỗi 
- Các Hs khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- GV chốt
1- Đọc và ghi lại đề lên bảng:
 Đề bài của tiết 110, 111
2 - Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề:
a-Yêu cầu:
 - Làm bài tập trắc nghiệm.
 - Thuyết minh về một đồ dùng.
b – chữa bài
(GV chữa bài)
3 - Trả bài:
4 - Nhận xét:
 a - HS đọc và tự nhận xét.
 b - Gv nhận xét chung:
 * Ưu điểm:
Đa số hs biết cách làm bài văn tự sự theo đúng yêu cầu bố cục một bài thuyết minh .
- Hiểu đúng yêu cầu đề bài , định hướng được các sự việc cần kể làm nổi bật chủ đề .
 - Nắm được cách giới thiệu nhân vật ,sự việc , trong bài tự sự .
- Một số em có khả năng diễn đạt tốt , bài làm biết vận dụng sáng tạo lời văn của mình trong khi viết , bố cục bài viết cân đối , chặt chẽ . Điển hình : 
- Một số bài viết mất ít lỗi chính tả , chữ đẹp : 
b - Nhược điểm:
- Một số em nắm phương pháp còn lơ mơ , chưa có sự sáng tạo nhiều lời kể đơn giản chưa hấp dẫn
- Lỗi chính tả , chấm câu còn nhiều .
- Không viết hoa danh từ riêng .
- Diễn đạt còn rườm rà chưa thoát ý.
- Chưa biết chuyển ý , viết đoạn văn .
5 - Chữa lỗi :
- Lỗi l->n; r->d , gi: ch ->tr.
- Lỗi diễn đạt .
- Lỗi dùng từ chưa chính xác.
6 - Đọc tham khảo:
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Chữa lỗi trên chính bài kiểm tra của mình
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Chuẩn bị SGK tập 2
- Đọc và soạn trước bài đầu tiên của SGK tập 2
*******************************
Ngày soạn: 02/05/2021 Ngày dạy:
Tiết 120
 TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu cần đạt: Học xong bài học, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận vì chúng có khả năng giúp người nghe, người đọc nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng , sáng tỏ hơn.
- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sựvà miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thểđạt được hiệu quả thuyết phục cao.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc.
4- Định hướng năng lực : Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề	
B- Chuẩn bị: 	 
- Giáo viên: SGK, STK, giáo án, bảng phụ 
- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1:Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
	? Trình bày các cách thực hiện hành động nói ?
	? Làm BT 3, 5 ?
- Khởi động vào bài mới : GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.Truyền thư cả lớp hát một bài hát và truyền tay nhau bức thư ,khi bài hát kết thúc cũng chính là lúc tìm ra người may mắn nhận được thư và trả lời câu hỏi
? Tại sao văn nghị luận rất cần yếu tố tự sự và miêu tả?
 GV: Bên cạnh yếu tố biểu cảm, trong bài văn nghị luận còn có 2 yếu tố khác có thể và cần thiết tham gia. Đó là yếu tố miêu tả và tự sự. Nhưng đây không phải là miêu tả và tự sự riêng biệt riêng rẽ như trong hai kiểu văn bản này đã được học ở lớp 6.Vậy vai trò và đặc điểm riêng của hai yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn nghị luận như thế nào,đến mức nào, có gì khác với miêu tả, tự sự trong bài văn miêu tả, tự sự?Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới: 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 23 phút 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Học sinh đọc ví dụ (SGK).
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận
? Nhóm 1: Tìm những câu đoạn thể hiện yếu tố tự sự, miêu tả trong 2 đoạn trích.
? Nhóm 2 : Vì sao lại không thể xếp 2 đoạn trích trên là văn miêu tả hay kể chuyện ?
? Nhóm 3 : Giả sử cắt bỏ tất cả những câu văn và từ ngữ hình ảnh tự sự, biểu cảm ấy liệu có ảnh hưởng gì đến mạch lập luận và luận điểm của tác giả ?
? Rút ra nhận xét về vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn nghị luận ?
- HS đọc đoạn văn (115)
? Tìm những đoạn văn tự sự miêu tả trong đ.văn trên và cho biết tác dụng của chúng ?
? Vì sao tác giả không kể đầy đủ toàn bộ truyện chàng Trăng và nàng Han mà chỉ kể, tả 1 số chi tiết hình ảnh và hoàn toàn không kể chi tiết truyện ‘‘ Thánh Gióng ’’ ?
?Vậy khi đưa yếu tố tự sự m.tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những điều gì ?
HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ 3: luyện tâp
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi 
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 13 phút
? Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận sau? Cho biết tác dụng của chúng.
- Vai trò
- Cách sử dụng.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Thảo luận- trình bày
- GV nhận xét- chốt.
I- Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận :
 1- Tìm hiểu ví dụ : 
* Nhóm 1: Câu a 
- Các yếu tố tự sự : Vị chúa tỉnh ...ra lệnh cho quan lại dưới quyền trong 1 thời hạn nhất định ... đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra.
- Các yếu tố miêu tả : Tấp nập đầu quân không ngần ngại dời bỏ quê hương biết bao trìu mến ... lính khố đỏ tốp thì bị xích đầu tay điệu đi, tốp thì bị nhốt... lính Pháp gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên lòng sẵn. 
* Nhóm 2 : câu b : Hai đoạn trích dẫn trong bài có kể về 1 thủ đoạn bắt lính và cũng có tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính. Nhưng 2 đoạn đó cũng không phải là đoạn văn tự sự hay đoạn văn miêu tả, vì tự sự và m.tả k phải là mục đích chủ yếu nhất mà người viết nhằm đạt tới.
Mục đích của 2 đoạn trích trên là vạch trần sự tàn bạo và giả dối của TD Pháp trong cái gọi là ‘‘mộ lính tình nguyện ". Vì thế 2 đ.trích trên phải nằm trong những văn bản được tạo lập nhằm làm rõ phải- trái, đúng- sai. Đó phải là những đ.văn nghị luận. 
* Nhóm 3 : Đoạn văn sau khi tước bỏ những yếu tố tự sự và m.tả
a- Sau nữa việc săn bắn thứ vật liệu biết nói đó mà lúc bấy giờ người ta gọi là chế độ lính tình nguyện đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. Sự thật đó đc thể hiện trong suốt quá trình bắt lính ở các tỉnh, huyện, xã, thôn trong cả nước VN. Hoặc phải đi lính tình nguyện hoặc phải trả tiền.
b- Thế mà trong bản tố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương sau khi hứa hẹn khen thưởng và truy tặng những người đã hi sinh cho tổ quốc còn tuyên bố về sự phấn khởi tình nguyện đi lính của họ. Những lời nói trên hoàn toàn trái ngược với sự thật về những h/động ngược đãi của nhà cầm quyền Pháp và Sài Gòn sau chiến tranh.
=> Nếu tước những câu, đoạn t.sự m.tả đi-> cả 2 đ.văn nghị luận trở nên rất khô khan mất đi vẻ sinh động thuyết phục và hấp dẫn
 2- Ghi nhớ:
Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
II. Cách sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận.
1- Tìm hiểu ví dụ :
* Yếu tố TS và MT:
- "Truyện "chàng trăng" ":
+ Kể chuyện thụ thai, bỏ chàng trong rừng.
+ Kể chuyện chàng giết tên bạo chúa.
+ Kể chuyện chàng -> vào mặt trăng.
+ Tả: Chàng không nói, không cười, cưỡi ngựa đá khổng lồ.
- "Truyện nàng Han":
+ Nàng han liên kết với người kinh đánh giặc ngoại xâm.
+ Thắng trận nàng hóa -> tiên bay lên trời để lại thanh gươm.
+ Tả: Vũng, ao chi chít nối tiếp nhau.
- Tác dụng: làm rõ luận điểm : Sự gần gũi (giống nhau) giữa các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc VN.
- Vì ít người biết cụ thể 2 truyện-> k kể, tả người đọc sẽ k hình dung đc sự giống nhau ấy ntn-> luận điểm sẽ kém sức thuyết phục.
- Khi đưa yếu tố tự sự m.tả vào bài văn nghị luận, cần cân nhắc kĩ sao cho đáp ứng yêu cầu thật cần thiết phục vụ cho việc làm sáng rõ L.điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
2- Ghi nhớ ( SGK)
III- Luyện tập :
Bài tập 1 :
- Học sinh làm bài tập trong SGK.
1. Bài tập 1/116:
* Yếu tố TS:
- Sắp trung thu
- Đêm trước...giữ.
- Mười mấy ngày qua...bộ mặt nhà giam.
- Phải đi ra...làm thơ.
 tự sự giúp người đọc hình dung rõ được hoàn cảnh sáng tác trong bài thơ và tâm trạng nhà thơ.
* Yếu tố MT:
- Tả khung cảnh đêm trăng.
- Tả lại tâm trạng, cảm xúc của người tù..
 Miêu tả giúp học sinh hình dung trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù thi sĩ nhận rõ hơn chiều sâu một tâm tư ... chứa đựng tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm trước cái lành cái đẹp.
2. Bài tập 2
- Sử dụng yếu tố miêu tả: tái hiện lại vẻ đẹp của sen.
- Sử dụng yếu tố tự sự: kể lại 1 kỉ niệm về bài ca dao đó hay kỉ niệm về hoa sen
HĐ 4 : Vận dụng 
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian:4 phút
 Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề bạo lực học đường có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự.
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng: 1 phút
- Học kĩ nội dung bài học
- Làm lại BT 1 vào vở bài tập.
- Đọc bài Đọc thêm
- CBBM: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
 ********************************
Ngày soạn: 02/05/2021 Ngày dạy:
Tiết 121
LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
Luyện tập
A- Mục tiêu cần đạt: Qua tiết luyện tập, HS đạt được:
1- Kiến thức:
- Vận dụng kiến thức đã học về trật từ từ trong câu để phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ các tác phẩm văn học, chủ yếu là các tác phẩm đã học.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết, nói có sắp xếp trật tự từ hợp lí để đạt mục đích giao tiếp cao nhất.
3- Thái độ: Nghiêm túc, tích cực luyện tập.
4- Năng lực : Tù häc, gi¶i quyÕt vÊn ®Ò ,s¸ng t¹o, hîp t¸c, giao tiÕp.
B- Chuẩn bị: 	 
- Giáo viên: SGK, STK, giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu trước nội dung bài mới. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động 
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút? 
-Ổn định tổ chức: 
-Kiểm tra bài cũ: 
? Vì sao cần phải lựa chọn trật tự từ trong câu? Nêu một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ ?
- Khởi động vào bài :
 ? Em hãy đảo trật tự từ trpng câu sau để nhấn mạnh đề tài được nói đến trong câu ?
 Chúng tôi nuôi cá trắm ao này.
=> Ao này, chúng tôi nuôi cá trắm.
GV : Việc thực hiện trật tự từ trong câu mang lại cho câu những dáng hình mới tạo sức hấp dẫn cho mỗi câu văn, đồng thời nâng sức thuyết phục tới người đọc, người nghe, chính vì thế trật tự từ trong câu là rất quan trọng, nó thể hiện rất rõ quan điểm của người thể hiện. Chính vì thế trong giao tiếp hàng ngày việc chú ý trong sắp xếp trật tự từ trong câu, lời nói sẽ mang lại sự lịch sự trong giao tiếp của chúng ta.
HĐ2: Luyện tập
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 34 phút
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- HS trả lời từng câu hỏi ôn lại kiến thức lí thuyết.
- GV nhấn mạnh lại từng ý
? Nhắc lại lí do vì sao phải lựa chọn trật tự từ trong câu ?
? Nêu một số tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu ?
- HS đọc yêu cầu ( từng bài tập ). - GV hướng dẫn. HS làm, báo cáo kết quả. Bạn bổ sung. GV chữa:
? Trật tự các từ và cụm từ in dưới đây thể hiện mqh giữa các hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị ntn?
? Vì sao các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu?
? Phân tích hiệu quả điễn đạt của trật tự từ trong các câu in đậm?
? Các câu a và b sau đây có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới?
I- Lí thuyết:
1- Lí do phải lựa chọn trật tự tự trong câu
2- Một số tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu
II- Luyện tập:
Bài 1
a. Trật tự từ, cụm từ t/h thứ tự của các công việc cần phải làm để cổ vũ, động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân.
b. Trật tự từ, cụm từ t/h thứ tự của các việc chính, việc phụ hoặc thường xuyên hàng ngày và việc làm thêm trong những phiên chợ chính
Bài 2: 
a. Lặp lại "ở tù" để tạo liên kết câu.
b. Lặp lại "vốn từ vựng" để tạo liên kết câu.
c. Lặp lại cụm từ "còn 1 trâu và 1 thúng gạo"
-> Tạo liên kết câu.
d. Lặp lại cụm từ "trong sự thắng lợi ấy".
-> Tạo liên kết câu.
Các cụm từ in đậm được lặp lại ngay ở đầu câu là để liên kết câu ấy với những câu trước cho chặt chẽ hơn.
Bài 3:
 a. Lom khom...
 Lác đác...
-> Nhấn mạnh vào hình ảnh, đặc điểm: lưa thưa, ít ỏi, tiêu sơ.
 Nhớ nước đau lòng...
 Thương nhà...
-> Nhấn mạnh vào tâm trạng, nỗi niềm của NVTT.
b. Nhấn mạnh h/a "đẹp' của anh bộ đội giải phóng quân.
Bài 4:
Cả hai câu PN của động từ thấy đều là cụm C-V.
- Câu (a) cụm C-V có CN đứng trước.
-> Nêu tên nhân vật và miêu tả hành động của nhân vật.
- Câu (b), cụm C-V làm PN có VN đảo lên trước, đồng thời từ "trịnh trọng" chỉ cách thức tiến hành. hành động nêu ở động từ "tiến vào" lại đặt trước động từ -> tác dụng: Nhấn mạnh sự "làm bộ làm tịch" của nhân vật.
=> Câu (b) là thích hợp.
5. Bài tập 5/124
- Với 5 từ: "Xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm" sẽ có rất nhiều cách sắp xếp trật tự từ.
- Cách sắp xếp của nv là hợp lí nhất vì: nó đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre đúng theo t tự miêu tả trong bài văn.
-> Kinh nghiệm cho HS khi viết đoạn kết trong 1 bài văn nghị luận.
HĐ 3- Vận dụng
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
? HS viết đoạn văn bài tập 6
+ Nhóm 1: Viết phần ( a )
+ Nhóm 2: Viết phần ( b )
G: Y/c H tự chọn 1 trong 2 luận điểm -> viết thành đoạn ở trên lớp.
G: - Gọi H đọc to trước lớp.
 - Y/c H giải thích cách sắp xếp t tự ở 1 câu, 1 đoạn đã viết.
G: Gọi H khác NX.
-> Cho điểm với những đoạn viết tốt, biết gt.
HĐ 4- Tìm tòi, mở rộng : 1 phút
- Ôn kĩ lại các nội dung đã học về lựa chọn trật tự từ trong câu
- Xem các BT đã làm, làm BT6: Viết đổi lại:
- Nhóm 1: Viết phần ( b ). Nhóm 2: Viết phần ( a )
- CBBM: Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
****************************
Ngày soạn: 02/05/2021 Ngày dạy:
Tiết 122, 123
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu cần đạt: 
1- Kiến thức: 
+ Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết TLV trước.
+ Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả váo một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
2- Kĩ năng: 
-Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xen yếu tố tự sự và miêu tả.
-Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận
-Biết chọn các yếu tố tự sự, miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thành thục hơn.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc, trung thực, tự giác, sáng tạo.
4- Định hướng năng lực: Giao tiếp vấn đề, hợp tác, giải quyết vấn đề...
B- Chuẩn bị: 	 
+ GV: Sgk, giáo án, bảng phụ, sách tham khảo,...
+ HS: Học bài cũ, CBBM. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động
- Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hỡnh thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 5 phút
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ
? Tác dụng của việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ?
- Khởi động vào bài mới: GV cho HS tìm yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn văn nghị luận:“ Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn học sinh có nhiều thay đổi không còn giản dị lành mạnh như trước nữa. Thay vì những bộ đồng phục truyền thống như tà áo dài, quần vài, áo sơ mi,... thì giờ đây các bạn đã lựa chọn cho mình những bộ trang phục lòe loẹt in hình thần tượng,những dòng chữ loằng ngoằng hay những hình ảnh phản cảm trên áo. Những trang phục được các bạn lựa chọn, ưa thích là những trang phục mà các bạn cho rằng đó là đẹp, là thời thượng, là hợp thời, và thể hiện được cái "chất" của các bạn. Những chiếc áo xẻ, bó sát hay những chiếc quần bò xẻ gấu, thủng gối được các bạn mặc đến trường gây phản cảm nơi học đường. Nhiều bạn còn nhuộm tóc lòe loẹt xanh đen, tím, vàng, tô son trang điểm lòe loẹt làm mất đi sự trong sáng hồn nhiên và sự giản dị đối với lứa tuổi học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều bạn nói đấy là phong cách, là cá tính của các bạn, thể hiện được sự năng động trẻ trung nhưng thực sự khi mặc những trang phục phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi của mình, làm ảnh hưởng đến những  người xung quanh, ảnh hưởng đến sự giáo dục của nhà trường và cái nhân của xã hội.
Cách đây 2 năm, tôi có gặp một em học sinh, em đang học lớp 8 của một trường THCS tại thành phố. Hôm đó em đến lớp với một bộ trang phục hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi của mỡnh: một chiếc quần sooc bũ ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa và một chiếc áo hai dây bó sát. Phía bên ngoài em khoác thêm một chiếc áo voan mỏng tanh, gần như không có tác dụng che chắn gỡ. Tụi ngạc nhiờn hỏi thỡ em núi vỡ trời núng quỏ với lại đây đang là mốt của năm nay. Em không thể để mình lạc hậu được. Các bạn có thể mặc gì tùy thích thế nhưng trang phục đẹp nhất là khi nó phù hợp với hoàn cảnh, nơi các bạn xuất hiện chứ không phải là thích gì mặc nấy, bất chấp nơi bạn đến là trường học hay những chốn linh thiêng. Hãy luôn nhớ là, cách ăn mặc chính là một loại ngôn ngữ nói lên con người bạn!
GV lưu ý: Yếu tố miêu tả:In đậm, Tự sự: Gạch chân
 GV: Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận đã mang đến cho bài văn không cứng nhắc, khuôn phép, tạo sức hấp dẫn cho bài . Nhưng để đưa các yếu tố tự sự , miêu tả vào văn nghị luận sao cho đúng, cho hay, tránh lạc sang văn tự sự, miêu tả thì ngày hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào văn nghị luận.
HĐ 2: Luyện tập
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, KT khăn phủ bàn
- Hình thức: cá nhân, nhóm nhỏ
- Phẩm chất: chăm chỉ, hợp tác
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 33 phút 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Hướng dẫn H phân tích đề.
H: Đọc mục 2 -> G: Y/c H thảo luận.
-> Xây dựng hệ thống luận điểm: đúng, lô gic.
(?) E thấy có nên đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận không?Vì sao?
- Có, để cho vấn đề được nghị luận trở nên rõ ràng và thuyết phục hơn.
(?) Đọc đoạn văn a/125.
(?) Chỉ ra yếu tố tự sự?
(?) Theo em yếu tố tự sự, miêu tả nào không phù hợp?
- Có bạn quên việc học, đắm chìm với việc chơi điện tử.
(?) Tác dụng của những yếu tố miêu tả và tự sự trên?
(?) Em thích hoặc không thích h/a miêu tả nào?
H: Đọc đoạn văn.
(?) Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn?
(?) Cách chọn và đưa yếu tố tả, kể của đoạn văn này có gì khác đoạn văn a?
(?) Từ đây em rút ra đc những kinh nghiệm gì về việc đưa các yếu tố miêu tả, tự sự vào văn nghị luận?
- Chọn yếu tố miêu tả: Phải tiêu biểu, chọn lọc, điển hình ( từ c/s hoặc văn chương).
- Diễn đạt điều cần miêu tả, tự sự: 1 cách sinh động, cụ thể.
- Phối hợp kể, tả với nghị luận: kể và tả phải hướng vào vấn đề NL, tập trung làm rõ vấn đề NL không được sa đà, phá vỡ mạch nghị luận.
G: Y/c H tự chọn 1 luận điểm còn lại ( LĐ 3, LĐ 4).
-> Đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào để làm rõ luận điểm.
VD: Luận điểm 3.
Tự sự: T đại ngày nay là thời đại văn minh CNH, HĐH.
Tả: -> ăn mặc như thế nào cho phù hợp.
Tự sự: TP phải t/h văn hóa dân tộc: giản dị, kín đáo, tinh tế.
Tả: -> ăn mặc ntn?
TS: Lứa tuổi HS là lứa tuổi...
 -> Tả: Ăn mặc hợp với lứa tuổi là ntn?
G: Y/c H tự viết đoạn văn NL có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
Gọi H đọc trước lớp.
GV: Nhận xét, bổ sung, sửa chữa cho H.
Khuyến khích cho điểm đoạn viết tốt.
I. Luyện tập hệ thống hóa luận điểm.
Đề bài: "Trang phục và văn hóa".
1. Phân tích đề:
* Yêu cầu: Làm rõ mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa.
* Thể loại: Nghj luận.
* Các thao tác nghị luận: giải thích, CM, BL.
2. Lập dàn ý:
(1) Mỏ bài:
GT mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa.
(2) Thân bài:
* Trang phục là cách ăn mặc quần áo của con người. Nó chính là yếu tố quan trọng thể hiện văn hóa ( thái độ nhận thức) của mỗi người nói chung, hs nói riêng.
* Gần đây, cách ăn mặc của 1 số bạn thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
* Các bạn lầm tưởng rằng việc ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu.
* Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi, với h/c sống và nó phải nói lên phong cách tốt đẹp của con người.
* Việc chạy theo mốt ăn mặc như vậy sẽ làm mất thời gian, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ.
* Các bạn cần phải thay đổi lại trang phục cho đúng đắn, lành mạnh.
(3) Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò to lớn của trang phục; thể hiện văn hóa.
- Rút ra bài học cho bản thân.
II. Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận
1. Đoạn văn a.
* Yếu tố TS:
- Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi -> áo phông.
- Có bạn đòi mua chiếc quần bò để diện.
- Có bạn quên việc học, chơi điện tử.
- Hôm qua, tôi...
* Yếu tố MT:
- Áo phông lòa loẹt...
- Quần xé gấu, thủng gối.
- Mái tóc: Nhuộm đỏ hoe.
- Giày to quá khổ.
- Áo đen ngắn ngủi...
- Quần trắng ống rộng lùng thùng.
=> Tác dụng: Làm cho sự nghị luận được rõ ràng, cụ thể và sinh động.
2. Đoạn văn b/126.
* Yếu tố tự sự:
Lớp kịch: "Ông Giuốc đanh mặc lễ phục":
+ Đặt may lễ phục.
+ Tưởng là...có được cái sang của nhà quý tộc.
+ Biến mình thành trò cười.
+ Bị đám thợ phụ lột áo ngắn, quần cộc
- Yếu tố miêu tả:
+ Hăm hở
+ Bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn.
=> Khác đoạn văn a: tả, kể tập trung vào dẫn chứng: Ông Giuốc đanh lố lăng, đua đòi, học làm sang.
-> Đây là DC trong văn chương còn đoạn văn a là DC từ cuộc đời thực.
3. Đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào một luận điểm khác
HĐ 3: Vận dụng 
 - Phương pháp, Kt: Nêu và giải quyết vấn đề
- Hình thức: cá nhân
- Phẩm chất: chăm chỉ
- Năng lực: giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian: 6 phút
? Tác dụng của việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ?
? Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý điều gì ?
HĐ 4 : Tìm tòi, mở rộng : 1 phút
+ Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn nghị luận
+ Hoàn chỉnh bài văn của tiết luyện tập
+ CBBM: Chương trình địa phương ( phần Văn )
----------------------------------
Ngày soạn: 02/05/2021 Ngày dạy:
Tiết 124
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 ( PHẦN VĂN ) + Tích hợp GDBVMT
A- Mục tiêu cần đạt: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tuan_32.doc