Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8

PHẦN I (6 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

“Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ”

 (Ngữ Văn 8, tập một, trang 41- 42)

Câu 1. Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn và nêu tác dụng.

Câu 2. Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện?

Câu 3. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu chứng minh Lão Hạc là người cha có tình yêu thương con tha thiết. Trong đoạn văn có một câu bị động, và một trợ từ. (Gạch chân, chú thích rõ?)

 

docx 4 trang phuongnguyen 22/07/2022 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8

Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8
PHÒNG GD&ĐT ............
TRƯỜNG THCS THCS .........
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: Ngữ văn – LỚP: 8 
Thời gian làm bài: 90 phút
PHẦN I (6 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
“Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”
	(Ngữ Văn 8, tập một, trang 41- 42)
Câu 1. Tìm các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn và nêu tác dụng.
Câu 2. Đoạn văn trên được kể ở ngôi nào, ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào trong việc kể chuyện?
Câu 3. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu chứng minh Lão Hạc là người cha có tình yêu thương con tha thiết. Trong đoạn văn có một câu bị động, và một trợ từ. (Gạch chân, chú thích rõ?)
Phần II(4 điểm ) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. 
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29)
Câu 1: Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo.
------Hết------
PHÒNG GD&ĐT ........
TRƯỜNG THCS THCS .........
HƯỚNG DẪN CHÁM 
MÔN: Ngữ văn – LỚP: 8 
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ 01
PHẦN/CÂU
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
I.1 (1 điểm)
- Từ tượng hình: móm mém,..
- Từ tượng thanh: hu hu.
Tác dụng: 
+ Khắc họa rõ nét hình ảnh lão Hạc già nua, khắc khổ
+ Thể hiện sâu đậm nỗi đau đớn tột cùng của lão Hạc khi phải bán cậu Vàng.
0,25
0,25
0,25
0,25
I.2 
(1 điểm)
- Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ nhất (ông giáo là người kể chuyện, xưng tôi).
- Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể ở ngôi thứ nhất: 
+ Ông giáo – người tham gia câu chuyện, chứng kiến sự việc diễn ra trực tiếp kể lại câu chuyện khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi hơn. Với cách kể này, câu chuyện được kể như những lời giãi bày tâm sự, cuốn hút độc giả dõi theo.
+ Việc lựa chọn ngôi kể này còn giúp cho người kể dễ dàng hồi tưởng, bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc.
0,5
0,5
I.3 
(4điểm)
* Hình thức : đoạn văn diễn dịch; khoảng 12 câu
* Nội dung: Chứng minh lão Hạc là một người cha có tình yêu thương con tha thiết.
- Chủ đề: Lão Hạc là một người cha có tình yêu thương con tha thiết.
- Triển khai:
- Giới thiệu về hoàn cảnh của lão Hạc -> không chỉ là tấm lòng của một người cha mà còn ẩn chứa cả tình yêu của mẹ. 
- Lão luôn cảm thấy dằn vặt, hối hận vì đã không lo được đám cưới cho đứa con trai duy nhất.
- Lão cố sống để trông coi mảnh vườn, dành dụm tiền của, đợi đứa con trai về sẽ giao lại -> Lão sống vì con. 
- Lão yêu quý “cậu Vàng”- kỉ vật đứa con để lại trước khi đi phu -> là con, là niềm vui, là một phần đời của lão Hạc. 
- Lão đau đớn, ân hận, dằn vặt khi phải bán “cậu Vàng”.
- Lão nhờ cậy ông giáo giữ hộ mảnh vườn; 30 đồng bạc.
 - Rơi vào bế tắc, cùng đường lão đã âm thầm chọn cái chết->Chết vì con.
 * Tiếng Việt: 
- Trong đoạn có sử dụng hợp lí: 1 câu bị động, 1 trợ từ.
- Gạch chân, chú thích rõ.	
0,5
2,5
GV linh hoạt trong biểu điểm chấm phần thân đoạn
1,0
II.1
PT biểu đạt: Biểu cảm
0,5
II.2
Biện pháp tu từ: so sánh. (Tác giả so sánh mẹ với ngọn gió)
Tác dụng: Tác giả so sánh “mẹ” với “ngọn gió”. Ngọn gió đem đến sự mát mẻ cho con trong giấc ngủ cũng như mẹ mang đến cho con những điều đẹp đẽ nhất, bình yên nhất. Biện pháp so sánh cho thấy sự hy sinh cao cả của mẹ dành cho con, đồng thời cũng cho thấy sự biết ơn của những đứa con với người mẹ của mình.
1
III.3
*Hinh thức : đoạn văn,2/3 trang giấy thi
*Gợi ý nội dung:
-Nêu vấn đề.
-Giải thích vấn đề.
Lòng hiếu thảo là lòng kính yêu, tôn trọng cha mẹ. Đây là một đức tính rất được coi trọng trong văn hóa Đông Á cũng như văn hóa Việt Nam.
Ai cũng cần phải có lòng hiếu thảo bởi cha mẹ là người sinh ra ta. Nếu với cha mẹ mà không thể hiếu thảo, đó hẳn không phải là người tốt.
- Phân tích, bàn luận vấn đề
- Biểu hiện của lòng hiếu thảo:
+ Biết nghe lời hay, lẽ phải cha mẹ dạy dỗ.
+ Có ý thức học hành, không để cha mẹ phải phiền lòng.
+ Khi cha mẹ ốm đau, về già phải biết phụng dưỡng, chăm sóc cho cha mẹ.
+ Đoàn kết với anh chị em trong nhà “anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”.
- Vì sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ:
+ Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta
+ Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện người sống có trách nhiệm.
+ Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng
+ Lòng hiếu thảo là phương tiện gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình.
-	Trong xã hội hiện đại, lòng hiếu thảo cũng đang bị xuống cấp. Phê phán những đứa con hư, bất hiếu với cha mẹ.
Liên hệ bản thân.
0,5
2

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8.docx