Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 21: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

PHẦN I: THỰC HÀNH

I.THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

 1. Hai khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là những kí ức đẹp

 a) Hãy tóm tắt dòng kí ức ấy bằng một đoạn văn tự sự ( dài 3- 4câu)

 b) Chữ “ngỡ” trong câu thơ Ngỡ không bao giờ quên dự báo điều gì, chúng có vai trò như thế nào đối với dòng tự sự của câu chuyện nhỏ ?

 2. Tình huống bất thường nào của cuộc sống đã khiến vầng trăng xuất hiện ?

 a) Xác định các từ ngữ biểu thị sự bất thường của cuộc sống ?

 b) Hãy tóm tắt ngắn gọn tình huống và nghĩa đặc biệt của nó trong bài thơ Ánh trăng ?

3.Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, sáng tác năm 1978, có 8 câu thơ cuối rất ấn tượng với bạn đọc. Em hãy chép chính xác 2 khổ thơ đó và trả lời các câu hỏi sau.

 a)Trong câu thơ Ngửa mặt lên nhìn mặt, từ “mặt” thứ hai chuyển nghĩa theo phương thức nào ? Phân tích cái hay của cách dùng từ nhiều nghĩa trong câu thơ trên.

 b) Các từ láy rưng rưng, nghệ thuật so sánh như là đồng là bể/ như là sông là rừng, nghệ thuật nhân hoá ánh trăng im phăng phắc đã thể hiện trạng thái cảm xúc nào của con người và vầng trăng trong cuộc gặp gỡ ?

 c) Điều gì làm nhân vật trữ tình giật mình ? Trạng thái cảm xúc ấy có làm thay đổi nhận thức của họ không ?

 

doc 4 trang phuongnguyen 28240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 21: Ánh trăng (Nguyễn Duy)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 21: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Giáo án Ngữ văn 9 - Bài 21: Ánh trăng (Nguyễn Duy)
VĂN 9-1 
Bai 22: - Ánh trăng
LT viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
ÁNH TRĂNG
(Nguyễn Duy)
PHẦN I: THỰC HÀNH
I.THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
 1. Hai khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là những kí ức đẹp 
 a) Hãy tóm tắt dòng kí ức ấy bằng một đoạn văn tự sự ( dài 3- 4câu)
 b) Chữ “ngỡ” trong câu thơ Ngỡ không bao giờ quên dự báo điều gì, chúng có vai trò như thế nào đối với dòng tự sự của câu chuyện nhỏ ?
 2. Tình huống bất thường nào của cuộc sống đã khiến vầng trăng xuất hiện ?
 a) Xác định các từ ngữ biểu thị sự bất thường của cuộc sống ?
 b) Hãy tóm tắt ngắn gọn tình huống và nghĩa đặc biệt của nó trong bài thơ Ánh trăng ?
3.Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, sáng tác năm 1978, có 8 câu thơ cuối rất ấn tượng với bạn đọc. Em hãy chép chính xác 2 khổ thơ đó và trả lời các câu hỏi sau.
 a)Trong câu thơ Ngửa mặt lên nhìn mặt, từ “mặt” thứ hai chuyển nghĩa theo phương thức nào ? Phân tích cái hay của cách dùng từ nhiều nghĩa trong câu thơ trên.
 b) Các từ láy rưng rưng, nghệ thuật so sánh như là đồng là bể/ như là sông là rừng, nghệ thuật nhân hoá ánh trăng im phăng phắc đã thể hiện trạng thái cảm xúc nào của con người và vầng trăng trong cuộc gặp gỡ ?
 c) Điều gì làm nhân vật trữ tình giật mình ? Trạng thái cảm xúc ấy có làm thay đổi nhận thức của họ không ?
 4. Xác định các tầng ý nghĩa của vầng trăng- ánh trăng, tư tưởng chủ đề của tác phẩm ?
 a) Khi nào tác giả dùng “ vầng trăng” ?
 b) Khi nào tác giả dùng “ ánh trăng” ?
 c)Từ đó hãy xác định chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm
 5. Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Hãy chỉ ra yếu tố tự sự và hiệu quả của sự kết hợp ấy trong bài thơ.
 II.THỰC HÀNH TẠO LẬP VĂN BẢN.
 1. Phân tích mối quan hệ giữa con người và vầng trăng để thấy được sự chuyển biến trong cảm xúc và nhận thức của nhân vật trữ tình.( đoạn văn theo mô hình tổng -phân- hợp) 
 2. Ngày nay, nét đẹp đạo lí “uống nước nhớ nguồn” được nhân dân ta kế thừa và phát huy như thế nào ? ( bằng đoạn văn 20 câu kết hợp tự sự và yếu tố nghị luận ).
 3. Dựa vào các yếu tố tự sự trong bài thơ, em hãy kể câu chuyện về chủ đề lãng quên và hối hận. ( yêu cầu kết hợp tự sự và nghị luận, khoảng 1 trang giấy)
 PHẦN II : HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH 
I. HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Hai khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là những kí ức đẹp 
 a) Dòng kí ức: thuở nhỏ, con người sống mộc mạc chân thật gắn bó với thiên nhiên với vầng trăng. Khi chiến tranh xảy ra, con người thiên nhiên và vầng trăng cùng nhau trải qua bao thử thách, gian lao. Gắn bó, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi nên họ đã thành tri kỷ.
 b) Chữ “ngỡ” trong câu thơ Ngỡ không bao giờ quên dự báo
- Ngỡ: dự báo sự đổi thay bất thường, chính con người cũng không lường trước được
- Có vai trò quan trọng đối với dòng tự sự: là gạch nối giữa quá khứ - hiện tại; mở ra hiện tại với những bất thường và đổi thay.
 2. Tình huống bất thường của cuộc sống: mất điện
 a) Các từ ngữ biểu thị sự bất thường: thình lình, đột ngột, vội, bật tung
 b) - Tóm tắt tình huống:sống ở thành phố, tác giả quen với nhà cao tầng và ánh điện. Bất ngờ mất điện, phòng tối phải mở cửa sổ, con người chợt nhận ra vầng trăng sáng.
 - Ý nghĩa của tình huống: Chỉ khi mất đi ánh sáng nhân tạo của dòng điện, con người mới ngỡ ngàng nhận ra sự hiện hữu của trăng trong cuộc sống, để nhìn lại, nhận ra thiếu sót của mình để điều chỉnh thái độ sống; 
3.Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, sáng tác năm 1978, có 8 câu thơ cuối rất ấn tượng với bạn đọc. Em hãy chép chính xác 2 khổ thơ đó và trả lời các câu hỏi sau.
 a) Từ “mặt” thứ hai chuyển nghĩa theo phương thức nhân hóa tạo nên sự đa nghĩa cho ý thơ
- Đối diện với mặt trăng, người bạn tri kỉ mà mình đã lãng quên để tự thú về sự bội bạc của mình.
- Đối diện với mặt trăng là đối diện với chính mình; là hiện tại đối diện với quá khứ; là thuỷ chung, tình nghĩa đối diện với bạc bẽo, vô tình và sự tự vấn lương tâm, ân hận về sự đổi thay của mình.
 b) Các từ láy rưng rưng, vành vạnh ; nghệ thuật so sánh như là đồng là bể/ như là sông là rừng; nghệ thuật nhân hoá ánh trăng im phăng phắc đã thể hiện trọn vẹn trạng thái cảm xúc của con người và vầng trăng trong cuộc gặp gỡ 
- Con người: con người đang soi vào quá khứ, vào một thời họ đã vô tình lãng quên. 
- Vầng trăng : Như là đồng là bể/ như là sông là rừng” có đủ cả quá khứ xa gần, có cả bóng dáng đất nước, quê hương; thiên nhiên và cuộc sống lao động, chiến đấu đã qua của cá nhân mình, dân tộc mình. Trăng tròn vành vạnh là thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ luôn tròn đầy, thủy chung; Im lặng là nghiêm khắc của tấm lòng bao dung độ lượng của người bạn thuỷ chung.
 c) Điều khiến nhân vật trữ tình giật mình chính là thái độ của vầng trăng – người bạn nghiêm khắc, mà bao dung
- Khi soi lòng mình vào tấm gương trăng, con người thấy mình vô nghĩa, vô tình. 
- Cái giật mình đáng trân trọng bởi làm tâm tư của nhân vật chuyển đổi với suy nghĩ, trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn. Giật mình để không chìm vào quên lãng, giật mình để không đánh mất quá khứ.
4. Xác định các tầng ý nghĩa của vầng trăng- ánh trăng, tư tưởng chủ đề của tác phẩm: hình ảnh vầng trăng vừa mang ý nghĩa cụ thể và ý nghĩa biểu tượng
 a) Dùng vầng trăng ( vầng trăng tri kỉ / vầng trăng tình nghĩa):Trăng là biểu tượng cho thiên nhiên nguyên vẹn, tròn đầy, bất biến trước thời gian, là biểu tượng cho quá khứ thủy chung, nghĩa tình .
 b) Dùng ánh trăng 2 lần( nhan đề và câu thơ cuối cùng): khi trăng là vị quan tòa lương tâm, giúp con người thức tỉnh, sám hối; là ánh sáng tư tưởng chiếu sáng nhận thức, quan điểm sống trong tâm hồn nhân vật trữ tình
 c) Chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm:bài thơ như một câu chuyện riêng nhưng có sức khái quát sâu xa
- Ánh trăng là câu chuyện về một thế hệ đã trải qua những năm dài chiến tranh gian khổ, mất mát, đã từng sống giữa thiên nhiên, sống giữa nhân dân tình nghĩa. Giờ đây sống trong cảnh hoà bình với những tiện nghi đầy đủ, hiện đại, người ta có thể thay đổi, đánh mất quá khứ, đánh mất nghĩa tình để rồi một lúc nào đó lại phải ân hận, ăn năn. 
-Ánh trăng chuyển tải những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt Nam ta: đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành những kẻ vô tình, vô nghĩa, bạc bẽo, vô ơn. 
- Ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ nguồn” gợi lên đạo lý sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
 5. Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Hãy chỉ ra yếu tố tự sự và hiệu quả của sự kết hợp ấy trong bài thơ.
 - Yếu tố tự sự: bài thơ như một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian. Đó là câu chuyện giữa hai người bạn: người lính và vầng trăng theo dòng thời gian từ quá khứ đến hiện tại, gắn với các mốc chính trong cuộc đời con người. Hồi nhỏ, thời chiến tranh sống hồn nhiên, gần gũi gắn bó với nhau tưởng không bao giờ quên. Về thành phố quen với cuộc sống hiện đại đã lãng quên trăng. Một tối thành phố mất điện, người lính bất ngờ gặp lại vầng trăng xưa và quá khứ ùa về khiến người lính hối ận vì mình là kẻ vô tình.
- Hiệu quả của sự kết hợp: Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng sự sự mà bộc lộ : sự việc bất thường mất điện đã đã làm vầng trăng xuất hiện bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỷ niệm nghĩa tình.
II.HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TẠO LẬP VĂN BẢN.
Phân tích mối quan hệ giữa con người và vầng trăng để thấy được sự chuyển biến trong cảm xúc và nhận thức của nhân vật trữ tình.
- Xác định nội dung chính cần có cho đoạn văn ( mô hình tổng -phân- hợp) :
 Mối quan hệ vận động từ tri kỉ - người dưng- người bạn nghiêm khắc, bao dung - thức tỉnh hối hận.
 + Ban đầu trăng và người là tri kỉ ( gắn bó và thấu hiểu)
 + Sau đó trăng bị coi là "người dưng": Sự đối lập giữa con người và vầng trăng. Trăng thì tròn đầy, vẹn nguyên và bất biến. Các từ láy ở mức độ tuyệt đối (tròn vành vạnh, im phăng phắc) được dùng để tả trăng càng làm nổi bật vẻ thủy chung như nhất. Con người thì ngược lạị vô cảm, vô tình, quên lãng, con trăng là “người dưng”
 + Khi bất ngờ gặp gỡ: ngước nhìn trăng, soi lòng mình vào tấm gương trăng, con người thấy mình trở nên vô nghĩa, vô tình và giật mình. Trạng thái ấy làm tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình chuyển đổi: hãy sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ.
 + Câu chủ đề mở đoạn : chứa 3 thông tin về tên tác giả, tác phẩm và nội dung khái quát của đoạn.
( ví dụ : Ánh trăng của Nguyễn Duy đã diễn tả mối quan hệ giữa con người và vầng trăng để thể hiện sâu sắc triết lí sống truyền trống của dân tộc)
 + Câu chốt đứng cuối đoạn : khái quát triết lý sống :ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
2. Ngày nay, nét đẹp đạo lí “uống nước nhớ nguồn” được nhân dân ta kế thừa và phát huy như thế nào ? ( bằng đoạn văn 20 câu kết hợp tự sự và yếu tố nghị luận ).
- Xác định nội dung chính cần có cho đoạn văn 15 câu:
+ Giới thiệu ngắn gọn nét đẹp đạo lí “uống nước nhớ nguồn (1hoặc 2 câu)
+ Nhân dân ta kế thừa và phát huy đạo lý sống ( kể các biểu hiện cụ thể của học sinh, thanh nhiên, các tầng lớp nhân dân thể hiện lòng biết ơn ông cha, Bác Hồ, các anh hùng liệt sĩ đã xây dựng và bảo vệ đất nước)- 15 câu
+ Ý thức sống của bản thân ( nghị luận 3 câu).
- Triển khai đoạn văn trên các ý đã xác định ( chú ý liên kết câu, ý)
 3. Dựa vào các yếu tố tự sự trong bài thơ, em hãy kể câu chuyện về chủ đề lãng quên và hối hận. ( yêu cầu kết hợp tự sự và nghị luận, khoảng 1 trang giấy)
- Xây dựng cốt truyện với ba sự kiện chính: Ngày thơ ấu, thuở chiến tranh sống chân thật mộc mạc, gắn bó với thiên nhiên bạn bè; Hoà bình về thành phố bận rộn, mải mê sự nghiệp công danh nên đã lãng quên quá khứ...; Khi gặp lại bạn bè xưa với những con người chân thành, nhân vật chính đã tự trách mình bội bạc. Từ đây, nhân vật chính thay đổi thái độ sống...
- Sáng tạo tình huống để nhân vật chính buộc phải đối diện với quá khứ..
- Xây dựng nhân vật chính, phụ có tính cách phù hợp để chuyển tải chủ đề của truyện.
- Tiến hành triển khai viết văn dựa trên những yếu tố đã xác định.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_bai_21_anh_trang_nguyen_duy.doc