Giáo án Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Thơ Việt Nam hiện đại kì 2

VĂN BẢN : MÙA XUÂN NHO NHỎ

( Thanh Hải)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Cho câu thơ sau:

 Mọc giữa dòng sông xanh

 .

Câu 1: Hãy chép chính xác những dòng thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

Câu 2: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của khổ thơ em vừa chép?

Câu 3: Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong khổ thơ vừa chép?

Câu 4: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ?

Câu 5: Viết đoạn văn(7-10 câu) trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong đoạn thơ( trong đoạn văn có sử dụng phép thế và gạch chân phép thế đó)

Câu 6: Căn cứ vào sự ra đời của bài thơ, ta thấy nhà thơ Thanh Hải có niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống. Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của em về niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống.

 

doc 52 trang phuongnguyen 02/08/2022 29662
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Thơ Việt Nam hiện đại kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Thơ Việt Nam hiện đại kì 2

Giáo án Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Thơ Việt Nam hiện đại kì 2
CHUYÊN ĐỀ: THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI KÌ 2
VĂN BẢN : MÙA XUÂN NHO NHỎ
( Thanh Hải)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho câu thơ sau:
 Mọc giữa dòng sông xanh
 ..
Câu 1: Hãy chép chính xác những dòng thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ? Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 2: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của khổ thơ em vừa chép?
Câu 3: Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong khổ thơ vừa chép?
Câu 4: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ?
Câu 5: Viết đoạn văn(7-10 câu) trình bày cảm nhận về bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong đoạn thơ( trong đoạn văn có sử dụng phép thế và gạch chân phép thế đó)
Câu 6: Căn cứ vào sự ra đời của bài thơ, ta thấy nhà thơ Thanh Hải có niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống. Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của em về niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống.
Gợi ý:
Câu 1: Đoạn thơ được trích trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải
 Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đặc biệt:
- Đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, nên kinh tế còn trì trệ, kém phát triển.
- Thanh Hải lúc đó đang nằm trên giường bệnh, sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.
Câu 2: – Thể thơ: 5 chữ
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 3: Từ “ơi” trong câu thơ “ Ơi con chim chiền chiện” thuộc thành phần biệt lập dùng để gọi đáp.
Câu 4:
– Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua câu thơ “ Từng giọt long lanh rơi; Tôi đưa tay tôi hứng”
Tác dụng: Thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Đồng thời tác giả còn muốn hòa nhập vào thiên nhiên, đất trời. Từ đó cho thấy được tình yêu thiên nhiên của tác giả.
- Nghệ thuật đảo ngữ qua hai câu thơ “ Mọc giữa dòng sông xanh; Một bông hoa tím biếc”
Tác dụng: Tác giả đặt từ “ mọc” lên đầu câu cho thấy được sức sống mãnh liệt, sự vươn lên trỗi dậy của bông hoa. Từ đó, cho ta thấy được sức sống mãnh liệt của mùa xuân thiên nhiên.
- Nghệ thuật nhân hóa lời gọi “ơi” và lời hỏi “ chi”
Tác dụng : Câu thơ đã trở thành lời trò truyện trực tiếp với thiên nhiên, bộc lộ sự ngạc nhiên, xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân.
Câu 5: 
- Về hình thức: Đoạn văn từ 7-10 câu, do không quy định theo cách nào, vậy các em nên viết theo cách diễn dịch, có sử dụng có sử dụng phép thế và gạch chân phép thế đó.
- Về nội dung: Cần trình bày một cách tự nhiên, chân thành những cảm nhận của bản thân về đoạn thơ được trích.
Vẻ đẹp trong sáng, đầy sức sống của xứ Huế mùa xuân. Bức tranh được nhà thơ vẽ với màu sắc hài hoà, điểm vào đó là âm thanh cao vút, vui tươi, rộn ràng...
Động từ mọc đảo lên đầu câu nhấn mạnh sự sống của bông hoa.
+ Tình cảm của nhà thơ.
+ Tình yêu mùa xuân thể hiện qua bức tranh xuân, qua câu hỏi con chim chiền chiên.
+ Hành động "hứng" giọt long lanh rơi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Sự níu giữ, yêu tha thiết mùa xuân, cuộc đời, dồn vào hành động ấy.
Đoạn văn tham khảo:
 * Câu mở đoạn: Giới thiệu được tác giả, văn bản, đoạn thơ, nội dung chính của đoạn thơ.
 Đoạn thơ trên được trích trong văn bản “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã rất thành công trong việc thể hiện bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế thật đẹp và đầy sức sống(1).
* Các câu khai triển:
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, động từ “mọc” được đặt ở ngay đầu câu thơ cho thấy được sức sống mãnh liệt của bông hoa(2).
- Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hòa của bông hoa tím biếc và màu xanh của dòng sông- màu sắc đặc trưng của xứ Huế (3). 
- Rộn rã, tươi vui giữa âm thanh của tiếng chim chiền chiện, lan tỏa khắp bầu trời xuân(4). 
- Các từ “ơi”, “ chi”, “ mà” như những lời trò chuyện với thiên nhiên thật trìu mến, thân thương(5). 
- Đặc biệt hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Từng giọt long lanh rơi; Tôi đưa tay tôi hứng” đã thể hiện cảm xúc say xưa, ngây ngất của nhà thơ trước đất trời xứ Huế vào xuân(6). 
* Câu kết đoạn: Khẳng định nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ.
Tóm lại, với việc sử dụng thể thơ ngũ ngôn gần với giọng điệu dân ca miền Trung tạo ra âm hưởng nhẹ nhàng và tha thiết, thấm vào lòng người đoạn thơ cho ta thấy lòng yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống sâu sắc của nhà thơ(7). 
Câu 6:
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề
* Thân đoạn:
a) Giải thích:
- Lạc quan là có cái nhìn tích cực về cuộc sống ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, bế tắc. 
- Tình yêu cuộc sống biểu hiện qua thái độ sống vui vẻ, chan hòa với mọi người xung quanh, luôn muốn mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống quanh mình.
b) Bàn luận: sức mạnh của niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống:
+ Là động lực giúp con người vượt qua khó khắn, bệnh tật; chinh phục thử thách, gặt hái thành công.
+ Nó thôi thúc con người làm nhiều việc tốt, đóng góp cho xã hội ngày càng phát triển.
+ Làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.
(Lấy ví dụ cụ thể) 
c) Đánh giá, mở rộng vấn đề 
- Đánh giá: đó là những thái độ sống tích cực, cần được nuôi dưỡng trong mỗi con người.
- Mở rộng vấn đề: Phê phán tư tưởng bi quan, tiêu cực, buông xuôi.
d) Bài học, liên hệ bản thân:
- Sống vui vẻ, tập trung vào những mặt tốt của vấn đề, những điều tốt đẹp sẽ đến khi ta vượt qua được khó khăn, đừng nhìn vào những cản trở.
- Sống chan hòa, yêu thương mọi người và không ngừng cống hiến.
- Liên hệ bản thân.
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cho đoạn thơ: 
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ 
 Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Câu 1: Tác giả nhắc tới hai lớp người: “ người cầm súng” và “ người ra đồng”. Điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 2: Em hiểu như thế nào về hình ảnh “lộc”?
Câu 3: Tìm các biện pháp sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng?
Câu 4: Xét về mặt cấu tạo, các từ “ hối hả”, “ xôn xao” thuộc kiểu từ gì? Theo em , việc sử dụng các từ đó có tác dụng như thế nào?
Câu 5: Viết đoạn văn phân tích để làm rõ giá trị của điệp ngữ trong đoạn thơ trên?
	Gợi ý: 
Câu 1: Tác giả nhắc tới hai lớp người: “ người cầm súng” ( những người lính nơi tiền tuyến) và “ người ra đồng”( những người nông dân ở hậu phương). Điều đó có ý nghĩa:
- Chỉ rõ hai nhiệm vụ quan trọng của nước ta lức bấy giờ là chiến đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Chỉ rõ hai lực lượng nòng cốt của cách mạng lúc bấy giờ.
Câu 2: “lộc” vừa có nghĩa thực là chồi non xanh biếc( trên vòm lá ngụy trang của người lính), là mạ non trên những cánh đồng của người nông dân- dấu hiệu đặc trưng của mùa xuân vừa là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sức sống của mùa xuân, c ủa đất nước trong giai đoạn chuyển mình, gợi lên niềm tin vào một cuộc sống tươi đẹp phía trước.
Câu 3: 
- Ẩn dụ “lộc” gợi sức sống mới, gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Điệp từ “mùa xuân”, “lộc” nhấn mạnh sắc xuân, sức xuân đang dâng tràn trên mọi miền đất nước. Điệp ngữ “tất cả như” kết hợp với hai từ láy “ hối hả” và “xôn xao” nhấn mạnh không khí chung- nhộn nhịp, khẩn trương và tâm trạng chung- rộn ràng, náo nức của con người trong công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước.
-> các biện pháp tu từ đã vẽ nên bức tranh mùa xuân của đất nước tràn đầy sức sống.
Câu 4: Xét về mặt cấu tạo, các từ “ hối hả”, “ xôn xao” là các từ láy. Từ láy tượng hình “hối hả” và tượng thanh “xôn xao” đã tái hiện không khí lao động vô cùng khẩn trương, sôi động của cả đất nước khi đứng trước những nhiệm vụ cách mạng mới, đồng thời diễn tả niềm vui, sự náo nức trong mỗi con người.
Câu 5: Đoạn văn tham khảo:
 Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã rất thành công trong việc thể hiện rõ giá trị của các điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ. Các điệp ngữ trên đều được nằm ở đầu các câu thơ. Vị trí đó có lẽ chính là dụng ý của nhà thơ để tạo nên cái hay cho bài thơ. Tác giả vừa sử dụng điệp ngữ nối liền và điệp ngữ cách quãng để tạo nên sự phong phú cho các điệp ngữ, tránh sự nhàm chán. Cách sử dụng điệp ngữ trong đoạn thơ trên nhà thơ còn muốn tạo nhịp điệu cho câu thơ, đoạn thơ. Các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn cho câu thơ như nốt nhấn ở một bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, khẩn trương, tấp nập của bức tranh đất nước vừa lao động, vừa chiến đấu.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Cho câu thơ: “ Đất nước bốn nghìn năm”
Câu 1: Hãy chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ? 
Câu 2: Trong khổ thơ nhà thơ đã có những suy nghĩ và cảm xúc gì về đất nước?
Câu 3: Hình ảnh đất nước được miêu tả bằng những biện pháp tư từ nào? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước rất đẹp. Thế nhưng, nếu đã đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, ta không thể quên khổ thơ:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao	
Đất nước như vì sao 
Cứ đi lên phía trước.
Em hãy trình bày ấn tượng của tác giả về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên?
Gợi ý: 
Câu 1: Hs chép chính xác khổ thơ. 
Câu 2: Suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ về đất nước:
- Tác giả tổng kết lịch sử mấy ngàn năm của đất nước bằng hai tính từ rất ngắn gọn, hàm súc/; “ vất vả, gian lao”, thể hiện sự thấu hiểu, tình yêu, sự trân trọng, tự hào về lịch sử dân tộc.
- Tin tưởng, tự hào về vẻ đẹp lung linh, sự phát triển mạnh mẽ, tương lai rạng ngời và sự trường tồn của đất nước.
Câu 3: Hình ảnh đất nước được miêu tả bằng biện pháp tư từ nhân hóa( vất vả, gian lao, đi lên) và so sánh ( đất nước như vì sao). Tác dụng bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về đất nước và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.
Câu 4: 
Trong bốn câu thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước vất vả và gian lao. Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo, cần cù "vất vả và gian lao".
Khi so sánh đất nước với "vì sao cứ đi lên phía trước", nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh tiên phong của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử thế giới.
Hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca ngợi sự trường tổn, hướng về tương lai của đất nước. Đó chính là lòng tự hào dân tộc sâu sắc.
**Đoạn văn tham khảo:
 Để làm cho đoạn thơ trên gây ấn tượng sâu sắc, chúng ta không thể không nhắc tới cách sử dụng các biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong đoạn thơ. Trong bốn câu thơ, Thanh Hải đã nhân hoá đất nước “vất vả và gian lao” kết hợp với nghệ thuật hoán dụ “ đất nước” đã cho ta thấy được hình ảnh một đất nước trải dài hàng ngàn năm lịch sử để phát triển và đi lên. Hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng người mẹ, người chị tần tảo, đảm đang, tháo vát, cần cù vươn lên trong cuộc sống. Khi so sánh đất nước với "vì sao cứ đi lên phía trước", nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh đất nước rất khiêm nhường (là vì sao chứ không dùng hình ảnh mặt trời) nhưng cũng rất tráng lệ. Là một vì sao nhưng ở vị trí đi lên phía trước dẫn đầu. Đó là hình ảnh tiên phong của cách mạng Việt Nam, của đất nước trong lịch sử thế giới. Các biện pháp tu từ đã tạo nên dấu ấn cho đoạn thơ, hình ảnh thơ đặc sắc và hàm súc, ca ngợi sự trường tổn, hướng về tương lai của đất nước. Đó chính là lòng tự hào dân tộc sâu sắc.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến 
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Câu 1: Nêu quan điểm sống của nhà thơ được bộc lộ trong hai khổ thơ?
Câu 2: Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ? Nêu tác dụng?
Câu 3: Nhận xét các hình ảnh “ con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ” ?
Câu 4: Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình.
Câu 5: Chỉ ra từ láy và nêu tác dụng của những từ láy có trong khổ thơ?
Câu 6: Chép lại những câu thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có hình ảnh con chim, bông và nói về ước nguyện cống hiến của tác giả?
Câu 7: Qua đoạn thơ, em hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm sống cống hiến thầm lặng trong khoảng 200 chữ .
Câu 8: Trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái “tôi” và cái “ ta” bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ?
Gợi ý: 
Câu 1: Quan điểm sống của nhà thơ được bộc lộ trong hai khổ thơ rất tích cực, mang cái tôi riêng hòa hòa vào cuộc đời chung để tô đẹp cho đời. Cụ thể:
- Đó là sự tự nguyện cống hiến hết mình( Ta làm con chim hót/ cành hoa/ nốt nhạc)
- Là lối sống cống hiến bền bỉ, trọn đời, bất kể những giới hạn về tuổi tác, sức khỏe( dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc) 
Câu 2: 
- Điệp ngữ “ Ta làm”, điệp cấu trúc ở ba câu đầu và phép liệt kê( con chim hót, một cành hoa,một nốt trầm xao xuyến) nhấn mạnh khát vọng cống hiến thiết tha, cháy bỏng của nhà thơ.
- Ẩn dụ (con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến) tượng trưng cho sự cống hiến của con người giữa cuộc đời, đó là sự cống hiến khiêm nhường, không ồn ào, không phô trương.
- Ẩn dụ “ mùa xuân nho nhỏ” tượng trưng cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất dù là nhỏ bé của mỗi con người để góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Đó là cách nói khiêm nhường, giản dị; thể hiện ước nguyện được cống hiến một cách khiêm nhường, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp.
Điệp ngữ “ dù là” kết hợp vớ các hình ảnh hoán dụ( tuổi hai mươi- chỉ tuổi trẻ; tóc bạc- chỉ tuổi già) cho thấy ước nguyện cống hiến bền bỉ, trọn đời bất kể tuổi tác.
Câu 3: Các hình ảnh “ con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ” là những hình ảnh cụ thể, nhỏ bé, bình dị, khiêm nhường( trầm, nho nhỏ) và rất gần gũi thân thuộc trong cuộc sống. Song đó là những hình ảnh ẩn dụ, có ý nghãi tượng trưng cho sự cống hiến của con người giữa cuộc đời, như con chim mang tiếng hót, cành hoa góp sắc, hương; nốt nhạc trầm mà bản hoà ca không thể thiếuĐó là sự cống hiến khiêm nhường, không ồn ào, phô trương nhưng phải có nét riêng, như nốt trầm làm xao xuyến lòng người.
Câu 4: 
- Tôi và ta đều là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất.
– Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này không phải hoàn toàn là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa thể hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương.
– Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến giá trị tinh tuý của đời mình cho đời chung thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái quan trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước.
– Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang sống và cống hiến cho sự nghiệp chung, cái “tôi” của tác giả đã thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái “ta”. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải.
Câu 5:
- Từ láy “nho nhỏ” gợi sự nhỏ bé, khiêm nhường, từ “ lặng lẽ” gợi sự cống hiến thầm lặng, không đòi hỏi được ghi nhận hay đáp đền. Các từ láy đã thể hiện sự chân thành trong khát vọng của nhà thơ, đồng thời bộc lộ một quan niệm sống đẹp: cống hiến tự nguyện, không phô trương.
Câu 6: Chép lại 3 câu cuối trong bài “Viếng lăng Bác”( Viễn Phương)
Câu 7:
*Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Qua đoạn thơ, lý tưởng sống của nhà thơ Thanh Hải đã gợi lên trong lòng mỗi người đọc nhiều suy ngẫm về những con người cống hiến thầm lặng, đó là một trong nhưng phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người.
* Thân đoạn: 
- Giải thích: Đó là những người sống, cống hiến, làm việc, hi sinh một cách âm thầm, không hề phô trương hay khoe khoang để mong nhiều người biết đến, không mong được ghi nhận
- Bàn luận:
+ Những người sóng cống hiến thầm lặng là những người có bản lĩnh , có tâm sáng, có sự khiêm tốn, giản dị và đóng góp nhiều cho tập thể, xã hội.
+ Đôi khi họ còn phải hi sinh tuổi trẻ, hạnh phức cá nhân để cống hiến cho đất nước.
+ Có thể nói họ là những con người: "không ai nhớ mặt đặt tên nhưng vẫn làm ra đất nước"
+ Họ là những người rất đáng được trân trọng. Chúng ta cần biết ơn những đóng góp đó.
+ Ngược lại , có không ít người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, không chịu cống hiến hoặc thích phô trương, khoe khoang, “ làm màu”. Những người như vậy khiến giá trị của xã hội bị đảo lộn hoặc kéo lùi sự phát triển của tập thể, xã hội.
- Bài học: sống có lí tưởng, có bản lĩnh, có đam mê, sẵn sàng cống hiến cho xã hội
Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề bàn luận. 
Câu 8: Trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái “tôi” và cái “ ta” bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ?
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Thân đoạn: 
a) Giải thích:
- Cái “ tôi”, cá nhân là một con người đơn lẻ với những nhận thức, quan điểm và nét tích cách riêng.
- Cái “ ta”, cộng đồng là khái niệm chỉ tập hợp của nhiều cá nhân, giữa họ có mối liên kết về quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn nhất định. Cộng đồng có thể là một cơ quan, đoàn thể xóm làng hay một quốc gia, một tổ chức xuyên quốc gia.,..
b) Bàn luận về mối quan hệ giữa cái “tôi” và cái “ ta”, giữa “cá nhân” và “cộng đồng”.
- Mỗi cá nhân là một phần của tập thể, cộng đồng. Cộng đồng mạnh hay yếu phụ thuộc vào sự tham gia của mỗi cá nhân.
- Ngược lại, cộng đồng với những quy tắc, tổ chức chung sẽ góp phần định hướng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân.
c) Đánh giá, mở rộng vấn đề.
- Đánh giá: Như vậy, giữa cái “ tôi” và cái “ ta”, giữa cá nhân và cộng đồng là mối quan hệ qua lại, hai chiều.
- Mở rộng vấn đề: Phê phán tư tưởng chia rẽ tập thể, những suy nghĩ ích kỉ, vụ lợi riêng.
d) Bài học:
- Mỗi người cần nghĩ đến cái chung thay vì nghĩ tới cái riêng để xây dựng một cộng đồng vững mạnh.
- Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để xây dựng tập thể lớp?
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Câu 1: Nhan đề “ Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì?
Câu 2: “Nốt nhạc trầm” trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả?
Câu 3: Câu thơ “ Một mùa xuân nho nhỏ” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Việc sử dụng ấy cho em hiểu điều gì về nhà thơ?
Câu 4: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10- 12 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế ( gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế)
Câu 5: Từ văn bản trình bày suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay ( Bài viết khoảng 200 chữ)
Gợi ý:
Câu 1: Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi từ loại: danh từ “ mùa xuân” và tính từ “nho nhỏ”.
Việc kết hợp giữa các từ loại trên có tác dụng tạo nên nhan đề có cấu tạo là một cụm danh từ. Nhan đề này mới lạ, độc đáo, gây được sự hấp dẫn, chú ý của bạn đọc và thể hiện được tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, khát vọng hòa nhập, cống hiến những phần đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của cuộc đời mình để góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước.
Câu 2: Nốt nhạc trầm  theo nghĩa hiện thực là nốt nhạc có cao độ thấp. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng là: Không véo von, cao giọng mà trầm lắng, thiếu nó bản nhạc sẽ mất đi giai điệu sâu lắng. Nốt nhạc trầm là một hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sự cống hiến khiêm nhường nhỏ bé, khát vọng sống hòa nhập làm nên mùa xuân chung đất nước của nhà thơ Thanh Hải nói riêng và những con người lao động nói chung.
Câu 3: Câu thơ “ Một mùa xuân nho nhỏ” sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ. việc sử dụng bpnt ấy cho ta thấy tác giả muốn góp công sức nhỏ bé của mình cho đất nước.
Câu 4: 
Gợi ý:
a. Về hình thức:
- Học sinh trình bày đúng đoạn nghị luận, có đủ ba phần mở- thân- kết, chữ đầu dòng thụt lùi vào 1 ô và viết hoa, các dòng sau viết sát mép lề, nét chữ rõ ràng, dễ đọc, không bị lỗi chính tả.
- Có câu bị động và một phép thế
- Độ dài 10-12 câu.
b. Nội dung: 
* Câu mở đoạn: 
Khổ thơ trên trích từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải đã rất thành công trong việc thể hiện tâm niệm của nhà thơ muốn được cống hiến cho đời.
* Các câu thân đoạn:
- Nếu như ở khổ trước, tâm niệm của nhà thơ được thể hiện một cách chân thành, khiêm nhường, nhỏ bé qua điệp ngữ “ ta làm” và qua những hình ảnh thiên nhiên đẹp tự nhiên, giản dị: con chim hót, một cành hoathì khổ thơ tiếp theo, nhà thơ tự nhận mình là “Một mùa xuân nho nhỏ”
- Đó là hình ảnh khái quát xuyên suốt bài thơ có ý nghĩa biểu hiện cái đẹp của thiên nhiên, đất nước và cuộc sống.
- Trong khổ thơ này, mùa xuân được xây dựng thành hình ảnh ẩn dụ nói lên khát vọng cống hiến của nhà thơ cho cuộc đời.
- Ý thức rằng, cá nhân chỉ là môt phần tử nhỏ bé, nhà thơ mong ước mình chỉ là một mùa xuân nho nhỏ, hơn nữa lại là lặng lẽ dâng cho đời.
- Khiêm tốn biết bao ước nguyện cống hiến của nhà thơ, bởi lẽ con người ta rất rễ trở nên tự đắc, tự kiêu trước những đóng góp của mình.
- Thông thường, người ta quan niệm còn trẻ, còn làm việc, già thì nghỉ ngơi an hưởng, thậm chí có khi còn đòi hỏi người khác phải phục vụ, phải tưởng nhớ cho những cống hiến của mình. Nhưng nhà thơ Thanh Hải lại quan niệm hoàn toàn khác: nhà thơ khao khát cống hiến không chỉ là lúc tuổi hai mươi mà cả khi tóc bạc.
Kết đoạn: Cả khổ thơ là tâm nguyện chân thành, cao đẹp của nhà thơ, là một lời nhắc nhở sâu sắc nới mọi người về lẽ sống đáng để ghi nhớ và học tập.
Câu 5: 
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Thân đoạn:
- Giải thích: Lí tưởng sống là lẽ sống, mục đích cao nhất của cuộc sống mà mỗi người hướng tới.
- Bàn luận: 
+ Vì sao mỗi người cần có lí tưởng sống?
. Có lí tưởng, con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.
. Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.
. Người sống có lí tưởng sống cao đẹp sẽ mang lại nhiều giá trị, giúp ích cho cộng đồng, xã hội đất nước.
+ Biểu hiện của lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay
. Ra sức học tập, nâng cao kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
. Phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình, quê hương đất nước( các chiến sĩ canh giữ biên giới, hải đảo)
+ Đánh giá, mở rộng vấn đề:
. Đánh giá: Lí tưởng sống là điều cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt đối với người trẻ, 
. Mở rộng vấn đề: Một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ Việt Nam hiện nay đang sa đà vào ăn chơi, hưởng thụ rất ích kỉ, sống không có mục tiêu, lí tưởng. Chúng ta cần lên án và loại bỏ tư tưởng này.
- Liên hệ bản thân: Là học sinh, em cần làm gì để sống một cuộc đời có ý nghĩa?
* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
VĂN BẢN: VIẾNG LĂNG BÁC ( Viễn Phương)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho đoạn thơ sau
 Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
 Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
Câu 1: Từ “ôi” trong đoạn thơ trên là thành phần biệt lập hay là câu cảm thán? Vì sao?
Câu 2: Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh “ hàng tre bát ngát” ở câu thứ hai “ Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” và “ cây tre trung hiếu” ở câu cuối “ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” của bài thơ?
Câu 3: Việc lặp lại một hình ảnh chi tiết ở đầu và cuối văn bản tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ mà em đã học, em hãy kể tên.
Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ?
Câu 5: Nhận xét về cách xưng hô “con”- “bác”?
Câu 6: Có ý kiến cho rằng: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác”.
Hãy viết đoạn văn (10 - 12 câu) Tổng – phân – hợp để làm sáng tỏ ý kiến trên. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích)?
Câu 7: Kể tên một văn viết về tre mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Cho biết tên tac giả.
 Gợi ý
Câu 1: Từ “Ôi” trong câu thơ “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là câu cảm thán vì nó bao gồm một từ cảm thán và kết thúc bằng dấu chấm than.
Câu 2: Sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh “ hàng tre bát ngát” và “ cây tre trung hiếu” ở chỗ:
- “ Hàng tre bát ngát” ở câu thơ thứ hai : “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”: hai bên lăng Bác trồng tre kết hợp với làn sương tạo nên không gian thiêng liêng. Đây là những hàng tre được trồng xung quanh lăng Bác tạo nên những nét đẹp của hồn quê dân tộc Việt Nam
- Hình ảnh “cây tre trung hiếu” ở câu cuối “ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” là hình ảnh ẩn dụ. Dù đi bất cứ đâu đâu mà vẫn trung với nước, hiếu với dân như lời Bác dạy thì xứng đáng đứng trong hàng tre dân tộc, coi như vẫn gần bên Bác. Nhà thơ luôn có tư tưởng trung thành, trung hiếu với Bác.
Câu 3: Bài “Đoàn thuyền đánh cá” ( Huy Cận)
Câu 4: 
- Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh “thăm lăng Bác” thay từ “viếng” để tránh gây cảm giác mất mát, đau thương khiến cuộc viếng lăng chỉ như chuyến thăm của đứa con xa trở về bên người Cha già đã lâu không gặp. Cách nói ấy cũng ngầm khẳng định sự bất tử của Bác Hồ trong lòng những người con nước Việt.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: “ hàng tre xanh xanh Việt Nam”, “ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Tác dụng: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ trên nhằm làm nổi bật phẩm chất của quân và dân Việt Nam: Đoàn kết, quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
Câu 6: Gợi ý: 
Câu 1( là câu tổng quát, mang nội dung chính của cả đoạn văn: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ VP, được viết 1976- sau khi công trình lăng bác vừa mới hoàn thành( TPPC)- là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác
Câu( phân- là những câu khai triển) bao gồm những câu sau: Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre( KN), đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người
Câu hợp: là câu tổng hợp lại những nội dung vừa viết ở những câu trên: Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu. 
**Đoạn văn tham khảo:
 Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ VP, được viết 1976- sau khi công trình lăng bác vừa mới hoàn thành( TPPC)- là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre( KN), đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu. 
Câu 7: Văn bản “ Cây tre Việt Nam”- Thép Mới
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cho 4 câu thơ và trả lời các câu hỏi:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân
(Viễn Phuơng, Viếng lăng Bác, trong Ngữ văn 9, tập hai,
NXB Giáo dục 2005, trang 58)
Câu 1: Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" ở câu thơ trên.
 Câu 2: Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thợ).
 Câu 3: Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, cụm từ “ bảy mươi chín mùa xuân” có thể hiểu như thế nào? Theo phương thức chuyển nghĩa nào?
 Câu 4: Hình ảnh “ kết tràng hoa” có ý nghĩa rất đẹp. Em hãy chỉ ra ý nghĩa đẹp của hình ảnh ấy?
 Câu 5: Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ trên ( có câu chứa thành phần biệt lập)
Gợi ý:
Câu 1: Phân tích để thấy :
Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ "mặt trời". Điều đó khiến ẩn dụ "mặt trời trong lăng" nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
Dùng hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
Đổng thời, hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
Câu 2: Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời :
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
 (Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn ) 
Câu 3: Cụm từ “ bảy mươi chín mùa xuân” có thể hiểu là Bác Hồ đã 79 tuổi, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Câu 4: Hình ảnh “ kết tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ, thể hiện nhân dân muốn dâng lên Bác những gì đẹp nhất, tinh túy nhất thể hiện lòng thành kính biết ơn và kính trọng Bác.
Câu

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_chuyen_de_tho_viet_nam_hien_dai_ki_2.doc