Giáo án Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Tiếng Việt kì I
Chuyên đề 1: TỪ VỰNG
A, NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mục tiêu của phân môn Tiếng việt lớp 9 là củng cố và nâng cao cho Hs những kiến thức cơ bản về một số vấn đề như từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng và ôn tập tổng hợp kiến thức TV được học ở một bậc THCS.
2. Trong phần từ vựng, HS cần nhận biết, nắm vững đặc điểm và biết cách sử dụng thuật ngữ; hiểu biết về các cách phát triển từ vựng của TV; từ đó có ý thức trau dồi, mở rộng vốn từ, nâng cao năng lực sử dụng TV trong hoạt động giao tiếp.
Bài học về thuật ngữ giúp hS có thêm vốn từ để thích ứng với xu thế phát triển của cuộc sống hiện đại, khi khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với con người.
Bài học về sự phát triển của từ vựng giúp học sinh nắm được sự phát triển không ngừng của TV về mặt từ vựng diễn ra theo hai cách: phát triển, mở rộng nghĩa của từ ( phát triển về vật chất) và phát triển số lượng các từ ngữ( phát triển về lượng)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Tiếng Việt kì I
PHẦN TIẾNG VIỆT KÌ I Chuyên đề 1: TỪ VỰNG A, NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Mục tiêu của phân môn Tiếng việt lớp 9 là củng cố và nâng cao cho Hs những kiến thức cơ bản về một số vấn đề như từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng và ôn tập tổng hợp kiến thức TV được học ở một bậc THCS. 2. Trong phần từ vựng, HS cần nhận biết, nắm vững đặc điểm và biết cách sử dụng thuật ngữ; hiểu biết về các cách phát triển từ vựng của TV; từ đó có ý thức trau dồi, mở rộng vốn từ, nâng cao năng lực sử dụng TV trong hoạt động giao tiếp. Bài học về thuật ngữ giúp hS có thêm vốn từ để thích ứng với xu thế phát triển của cuộc sống hiện đại, khi khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với con người. Bài học về sự phát triển của từ vựng giúp học sinh nắm được sự phát triển không ngừng của TV về mặt từ vựng diễn ra theo hai cách: phát triển, mở rộng nghĩa của từ ( phát triển về vật chất) và phát triển số lượng các từ ngữ( phát triển về lượng) Tìm hiểu về trau dồi vốn từ, HS nhận biết được hai cách để trau dồi vốn từ, đó là rèn luyện để hiểu nghĩa, biết cách dùng từ và tìm hiểu từ mới để tự làm tăng vốn từ của mình; từ đó có ý thức nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung và năng lực sử dụng từ ngữ TV nói riêng trong đời sống của bản thân. B) CÁC BÀI CỤ THỂ t THUẬT NGỮ I) KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Ví dụ: lực, trọng lực, ma sút, là các thuật ngữ vật lí; khí úp, xâm thực, lưu lượng, là các thuật ngữ địa lí. 2. Đặc điểm của thuật ngữ – Tính chính xác là đặc điểm quan trọng nhất của thuật ngữ. – Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. – Thuật ngữ không có tính biểu cảm. Ngoài ra, thuật ngữ còn có tính hệ thống và tính quốc tế. 3. Một số lưu ý – Là một lớp từ vựng đặc biệt nhưng thuật ngữ vẫn nằm trong vốn từ vựng chung của một ngôn ngữ, do đó nó vẫn có sự chuyển hoá qua lại với các lớp từ khác. Có những thuật ngữ trở thành từ ngữ thông thường và cũng có những từ ngữ thông thường trở thành thuật ngữ trong khi nó vẫn giữ ý nghĩa thông thường. Ví dụ: com-pu-tơ, in-tơ-nét, ti vi, là những thuật ngữ đã được dùng phổ biến trong giao tiếp hằng ngày; nước, muối là những từ ngữ thông thường đã trở thành thuật ngữ trong khi vẫn giữ nguyên ý nghĩa thông thường của nó. – Một thuật ngữ có thể được dùng ở nhiều ngành khác nhau, cũng có khi ngành khoa học này mượn thuật ngữ của ngành khoa học khác để biểu thị một khái niệm mới. Ví dụ: Thuật ngữ vi-rút được dùng cả trong sinh học, y học và tin học. – Muốn sử dụng thuật ngữ chính xác, cần nắm được khái niệm thuật ngữ và lĩnh vực mà thuật ngữ được sử dụng. II) LUYỆN TẬP a) Những bài trong sgk Bài 1 (trang 89 sgk ngữ văn 9 tập 1) - Lực: tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác - Xâm thực: quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân như gió, sóng biển, băng hà, nước chảy - Hiện tượng hóa học: hiện tượng sinh ra chất mới - Di chỉ: dấu vết người xưa đã cư trú và sinh sống - Thu phấn: hiện tượng hạt tiếp xúc với nhị hoa - Lưu lượng: lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ - Trọng lực: lực hút của trái đất - Khí áp: sức nén của khí quyển lên bề mặt trái đất - Thị tộc phụ hệ: dòng họ trong đó người đàn ông có quyền hơn người phụ nữ - Đường trung trực: đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại điểm giữa đoạn ấy Câu 2 (trang 90 sgk ngữ văn 9 tập 1) - Mặc dù có nét nghĩa nào đó giống thuật ngữ điểm tựa trong Vật lí (điểm cố định của đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản) + Điểm tựa trong đoạn thơ có nghĩa là chỗ dựa tin tưởng, gánh trọng trách: được dùng với tư cách ngôn ngữ nghệ thuật Câu 3 (trang 90 sgk ngữ văn 9 tập 1) a, Thuật ngữ hóa học b, Hỗn hợp dùng như một từ ngữ thông thường Ví dụ: An trộn đều bột mì với trứng tạo thành hỗn hợp làm bánh. Câu 4 (trang 90 sgk ngữ văn 9 tập 1) Cá: động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang - Trong ngôn ngữ thông thường từ cá (cá voi, cá heo) không mang ý nghĩa chặt chẽ như định nghĩa của sinh học Câu 5 (trang 90 sgk ngữ văn 9 tập 1) Hiện tượng trên là hiện tượng đồng âm khác nghĩa vẫn thường thấy trong ngôn ngữ, vì nó chỉ vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ- một khái niệm khi thuộc cùng một lĩnh vực chuyên môn - Hiện tượng trên là hiện tượng đồng âm khác nghĩa vẫn thấy trong ngôn ngữ, nó chỉ vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm khi thuộc cùng một lĩnh vực chuyên môn Trong những lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ khác nhau có thể có những từ ngữ giống nhau về âm nhưng lại là những thuật ngữ với nội hàm khác nhau hoàn toàn b) Bài tập làm thêm 1. Điền các thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào. a) // là một phản ứng có toả nhiệt và phát ra ánh súng. b) // là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. c) // là thiên thể nóng súng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sủng vù sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất. d) // là bộ phận đất liền nhô ra biển hoặc đại dương, có ba mặt tiếp giáp với nước, còn một mặt gắn với lục địa. e) // là chất chiếm tỉ lệ lớn trong một dung dịch, có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch . f) // là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, hoá sinh của cá thê sinh vật cùng loài hoặc cùng thứ với nhau. g) // là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác. h) // là bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân và thường có hình dẹt, màu lục, cố vai trò chủ yếu trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi cây. 2. Sắp xếp các thuật ngữ sau vào bảng đã cho theo lĩnh vực khoa học thích hợp. phong kế, am-pe kế, ẩm kế, phong trào cách mạng, giống thuần chủng, cốt truyện, biến trở, phương trình, đường phân giác, từ láy, chiến lược, hoán dụ, đất, biến dị, thành ngữ, nhiệt dung riêng, bức xạ mặt trời, ngữ âm, đấu tranh tự phát, phong hoá, hiệu điện thế, nguyên tử khối 3. Từ mây trong trường hợp nào sau đây được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào được dùng như một từ thông thường? a) Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. (Nguyễn Du) b) Mây: trạng thái của nước bốc hơi gặp lạnh ngưng tụ trên không trung. c) Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi. (Đoàn Văn Cừ) d) Hôm nay trời nhiều mây. 4. Trong đoạn thơ sau, từ hoa, lá có được dùng như một thuật ngữ sinh học hay không? Trong đoạn thơ dưới đây, nó có ý nghĩa gì? Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu, Từ ấy) 5. Tìm một số thuật ngữ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và giải thích nghĩa của các thuật ngữ đó. Gợi ý , 1. Cần vận dụng những hiểu biết về các môn Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Địa lí, Sinh học, để điền các thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống, sau đó cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào. Ví dụ: a) Cháy là một phản ứng cố toả nhiệt và phát ra ánh súng. (Hoá học) b) Từ đồng nghĩa // ì à những từ cố nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (Ngữ văn) c) Mặt trời là thiên thê nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiểu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất. (Địa lí) d) Bán đảo là bộ phận đất liền nhô ra biển hoặc đại dương, có ba mặt tiếp giáp với nước, còn một mặt gắn với lục địa. (Địa lí) e) Dung môi là chất chiếm tỉ lệ lớn trong một dung dịch, có khả năng hợà tan chất khác để tạo thành dung dịch. (Hoá học) f) Tính trạng là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, hoá sinh của cá thể sinh vật cùng loài hoặc cùng thứ với nhau. (Sinh học) g) Sự dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác. (Vật lí) h) Lá là bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân và thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tao ra chất hữu cơ nuôi cây. 2. Sắp xếp các thuật ngữ vào lĩnh vực khoa học thích hợp trong bảng. Ví dụ: 3. Cần tìm hiểu nghĩa của từ mây trong từng trường hợp sử dụng. Chú ý phân biệt thuật ngữ và từ thông thường. a) Từ mây là từ thông thường (mang tính nghệ thuật). b) Từ mây là thuật ngữ. c) ,d): Từ mây là từ thông thường. 4. Trong đoạn thơ, từ hoa, lá không được dùng như một thuật ngữ sinh học (đối chiếu với định nghĩa về hoa, lá trong lĩnh vực Sinh học). Ớ đây, chúng là hình ảnh nghệ thuật, biểu tượng của một tâm hồn tươi đẹp, đang ngập tràn hạnh phúc của người thanh niên mới giác ngộ lí tưởng cách mạng. 5. HS tự tìm một số thuật ngữ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học,) đã được học và giải thích nghĩa của các thuật ngữ đó. t SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG t TRAU DỒI VỐN TỪ I) KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Sự phát triển của từ vựng - Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của một ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. – Có hai cách phát triển từ vựng tiếng Việt: + Biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng: • Nghĩa ban đầu gọi là nghĩa gốc. Nghĩa mới nảy sinh gọi là nghĩa chuyển. • Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ là ẩn dụ và hoán dụ. Cần phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng (phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ) với ẩn dụ, hoán dụ tu từ. Chúng giống nhau ở cơ chế chuyển nghĩa (đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng hoặc có quan hệ tương cận). Điểm khác nhau cơ bản là ẩn dụ, hoán dụ tu từ chỉ làm xuất hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ; còn ẩn dụ, hoán dụ từ vựng làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển, nghĩa chuyển này được đông đảo người bản ngữ thừa nhận, vì thế có thể giải thích được trong từ điển (nghĩa ổn định). + Phát triển số lượng các từ ngữ: • Tạo thêm từ ngữ mới (theo phương thức cơ bản là ghép và láy). • Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán. 2. Trau dồi vốn từ – Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, miêu tả chính xác sự vật, hiện tượng và cảm nghĩ của mình, cần có vốn từ phong phú và phải hiểu chính xác nghĩa của từ. Do đó, trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng. – Có hai cách trau dồi vốn từ: + Nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. + Biết thêm những từ mới để làm tăng vốn từ của cá nhân. II) LUYỆN TẬP a) Các bài tập trong sgk Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Mô hình có khả năng tạo từ ngữ mới như kiểu x + tặc : - X + nghiệp: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp,... - X + viện: thư viện, học viện, bệnh viện, thẩm mĩ viện, ảnh viện,... - X + hoá: ôxi hoá, lão hoá, công nghiệp hoá, thương mại hoá, hiện đại hoá,.. Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): - Thương hiệu là nhãn hiệu hàng hóa được người tiêu dùng biết trên thị trường. - Cầu truyền hình là hình thức xem truyền hình tại chỗ, có thể đối thoại trực tiếp với nhau thông qua Camera tại các khoảng cách xa. - Đa dạng sinh học là phong phú về gien, về giống loài sinh vật trong tự nhiên. - Đường cao tốc là đường được thiết kế riêng, cho phép xe chạy với tốc độ cao. - Thư điện tử là thư được gửi qua mạng internet. Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): - Từ mượn tiếng Hán : mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ. - Từ mượn ngôn ngữ Châu Âu : xà phòng, ô tô, ôxi, rađiô, càphê, canô. Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Từ vựng thường được phát triển bằng hai cách thức: - Phát triển nghĩa của từ : nghĩa gốc, nghĩa chuyển. - Phát triển về số lượng từ ngữ : tạo từ ngữ mới hoặc mượn tiếng nước ngoài. - Từ vựng của một ngôn ngữ luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người trong điều kiện tự nhiên, xã hội không ngừng vận động, phát triển. Bài 1 (trang 101 sgk ngữ văn 9 tập 1) a, Hậu quả: kết quả xấu b, Đoạt: chiếm được phần thắng c, Tinh tú: sao trên trời Bài 2 (trang 101 sgk ngữ văn 9 tập 1) a, - Tuyệt (dứt, không còn gì): tuyệt chủng ( không còn chủng loại, giống loài), tuyệt giao ( không ngoại giao), tuyệt tự (không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn ăn) - Tuyệt (cực kì, nhất): tuyệt mật (cực kì bí mật), tuyệt tác (tác phẩm đẹp nhất), tuyệt trần (nhất trên đời), tuyệt phẩm (sản phẩm tuyệt vời), b, Đồng (Cùng nhau, giống nhau): đồng âm, đông bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng khởi, đồng môn Đồng âm: cùng âm đọc + Đồng ấu: Cùng nhỏ tuổi + Đồng bào: cùng một bọc + Đồng bộ: Cùng khớp nhau nhịp nhàng + Đồng chí: Cùng chiến đấu + Đồng dạng: Cùng hình dạng + Đồng khởi: Cùng khởi nghĩa + Đồng môn: Cùng trong một nhóm + Đồng niên: Cùng năm + Đồng sự: Cùng làm việc + Đồng thoại: thể loại truyện viết cho trẻ em + Trống đồng: Trống được làm từ chất liệu đồng Bài 3 (trang 102 sgk ngữ văn 9 tập 1) a, Về khuya, đường phố rất vắng lặng/ yên tĩnh. b, Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. c, Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất hạnh phúc. Bài 4 (trang 102 sgk ngữ văn 9 tập 1) Nhà thơ Chế Lan Viên muốn khẳng định, tiếng Việt chúng ta rất phong phú, trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt Điều này thể hiện rõ trong tiếng nói của người nông dân, người lao động, cha ông ta thời xưa → Chính vì vậy muốn bảo tồn được sự giàu có của tiếng Việt cần trau dồi vốn từ. Bài 5 (trang 102 sgk ngữ văn 9 tập 1) Cách thực hiện để làm tăng vốn từ về số lượng của cá nhân - Quan sát, lắng nghe tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh - Đọc sách báo nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng - Ghi chép lại từ ngữ mới nghe được vận dụng, tra cứu thêm - Tập sử dụng từ ngữ mới trong hoàn cảnh thích hợp Bài 6 (trang 103 sgk ngữ văn 9 tập 1) a, Đồng nghĩa với “nhược điểm” là điểm yếu b, “Cứu cánh” là viện trợ c, Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề xuất d, Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu e, Hoảng đến mức mất trí là hoảng loạn Bài 7 (trang 103 sgk ngữ văn 9 tập 1) a, Nhuận bút: tiền trả cho tác giả công trình văn hóa, nghệ thuật, khoa học được xuất bản, được sử dụng - Thù lao: trả công cho người lao động đã làm việc b, Tay trắng: không có chút vốn liếng, của cải gì - Trắng tay: bị mất hết tiền bạc, của cải, hoàn toàn không có gì c, Kiểm điểm: xem xét, đánh giá lại từng việc để có nhận định chung - Kiểm kê: Kiểm lại từng cái để xác định số lượng, chất lượng d, Lượt khảo: nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết - Lượt thuật: kể, trình bày tóm tắt Bài 8 (trang 104 sgk ngữ văn 9 tập 1) - Từ ghép có yếu tố cấu tạo giống nhau, nhưng trật tự các yếu tố khác nhau: đấu tranh- tranh đấu, tình nghĩa- nghĩa tình, chờ đợi – đợi chờ, triển khai- khai triển, màu sắc- sắc màu - Từ láy có yếu tố cấu tạo giống nhau, trật tự các yếu tố thì khác nhau: xơ xác- xác xơ, nhung nhớ- nhớ nhung, thiết tha- tha thiết, đau đớn- đớn đau, khát khao- khao khát, phất phơ- phơ phất Bài 9 (trang 104 sgk ngữ văn 9 tập 1) - Bất (không, chẳng): bất đồng, bất diệt - Bí (kín) bí danh, bí mật - Đa (nhiều): đa cảm, đa tình - Đề (nâng, nêu ra): đề nghị, đề bạt - Gia (thêm vào): gia nhập, gia hạn, gia cố.. - Giáo (dạy bảo): giáo huấn, giáo dục - Hồi (về, trở lại) hồi hương, hồi khứ - Khai (mở, khơi): khai trương, khai mạc - Quảng (rộng, rộng rãi): quảng trường, quảng giao - Suy (sút kém) suy nhược, suy giảm - Thuần (ròng, không pha tạp): thuần chủng, đơn thuần, thuần túy - Thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu): thủ lĩnh, thủ tướng - Thuần (chân thật, chân chất): thuần phác, thuần hậu, thuần phong - Thủy (nước): thủy điện, thủy triều - Tư (riêng): tư trang, tư chất - trữ (chứa, cất): dự trữ, tàng trữ - Trường (dài): Trường kì, trường giang - Trọng (nặng, coi nặng, coi là quý): trọng tình, trân trọng - Vô (không) vô duyên, vô tư - Xuất (đưa ra, cho ra): xuất khẩu, đề xuất - Yếu (quan trọng): yếu điểm, trọng yếu Học sinh tự tìm các từ còn lại. b) Bài tập làm thêm PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. (1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận) (2) Những ngày không gặp nhau Biển bục đầu thương nhớ (Xuân Quỳnh) (3) Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe (Nguyền Ngọc Tư) a) Từ biển ở câu nào được dùng với nghĩa gốc? b) Từ biển trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Có thể coi các trường hợp chuyển nghĩa đó là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao? Câu 2: Tìm 3 từ ngữ cho mỗi mô hình cấu tạo từ sau đây: a) X + hoá b) X + trường c) X + điện tử d) Học + X Câu 3: Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng từ mượn. Câu 4: Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong các câu vãn sau: a) Vấn đề này là tối mật nhất. b) Câu nói của cậu chẳng hội nhập gì veri nội dung chúng mình đang thảo luận. c) Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng mù mọi người vần tỏ ra bùng quang, thờ ơ. Câu 5: Phân biệt nghĩa và đặt cấu với các từ sau: công nhân / nhân công; điểm yếu / yếu điểm; trị giá / giá trị; vãng lai / lai vững; sĩ tử / tử sĩ. Gợi ý Câu 1: Cần vận dụng kiến thức về các phương thức phát triển nghĩa của từ, tìm hiểu nghĩa của từ biển trong Từ điển tiếng Việt để xác định nghĩa của từ biển trong các trường họp nêu ở đề bài. – Chú ý: nghĩa gốc của từ biển chỉ vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt Trái Đất. Từ đó có thể xác định từ biển nào trong các trường hợp trên được dùng theo nghĩa gốc, từ biển nào được dùng theo nghĩa ehuyển: + Từ biển trong câu (1) được dùng với nghĩa gốc. + Từ biển trong câu (2), (3) được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. – Không phải trường hợp chuyển nghĩa nào cũng làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa: + Từ biển trong câu (2) là ẩn dụ tu từ. Tác giả dùng biển để chỉ nhân vật trữ tình em, dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa biển và em theo cảm nhận của nhà thơ, nhằm thể hiện tình yêu rộng lớn, nỗi nhớ mênh mông, cồn cào khi xa cách thuyền – anh. Đây không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm mục đích tu từ; nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới. + Từ biển trong câu (3) là ẩn dụ từ vựng, tạo ra nghĩa khá ổn định, gắn với từ, biểu thị ý khối lượng nhiều, đông đảo, ví như biển. Đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ. Câu 2: Ví dụ: – X + hoá: trẻ hoá, cơ giới hóa, Việt hoá, -X + trường: ngư trường, chính trường, – X + điện tử: chính phủ điện tử, báo điện tử, – Học + X: học phí, học liệu, Câu 3: Cần xác định đề tài và phương thức viết đoạn văn (có thể viết về phương pháp học tập, về người thân, về du lịch,), trong đó chú ý sử dụng từ mượn (có thể là từ mượn tiếng Hán, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp,). Câu 4: a) Dùng sai cụm từ tối mật nhất (mắc lỗi lặp từ, thừa từ nhất vì tối mật đã có nghĩa là bí mật nhất rồi). Cách sửa: bỏ từ nhất. b) Dùng sai từ hội nhập (dùng sai nghĩa của từ). Cách sửa: thay từ hội nhập bằng ăn nhập. c) Dùng sai từ bàng quang (hiểu sai nghĩa của từ và nhầm lẫn từ có vỏ âm thanh gần giống nhau). Cách sửa: thay bằng từ bàng quan. Câu 5: Có thể tra cứu Từ điển tiếng Việt để tìm hiểu nghĩa chính xác của các từ, sau đó đặt câu với mỗi từ sao cho đúng nghĩa. Ví dụ: – Chị ấy là công nhân nhà máy chế biến thuỷ sản của tỉnh. – Công ti đã sử dụng nhân công hợp lí. CHUYÊN ĐỀ 2: NGỮ PHÁP( HỌC KÌ 2) A) NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Mục tiêu của phần ngữ pháp ở lớp 9 là giúp HS nắm được kiến thức cơ bản về một số thành phần phụ của câu và các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn. 2. Ở các lớp 6,7,8, Hs được học về các kiểu câu theo những cách phân loại khác nhau, hiểu một cách khái quát về các thành phần chính và thành phần phụ của câu. Đến lướp 9, HS tiếp tục tìm hiểu các thành phần phụ của câu gồm thành phần khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Khi học về khở ngữ, Hs cần nhận biết, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của cau, nhận biết công dụng của khởi ngữ và biết cách sử dụng câu coa khởi ngữ. Tìm hiểu về các thành phần câu, HS cần hiểu thế nào là thành phần biệt lập, nhận biết, phân biệt, nắm được công dụng của bốn thành phần biệt lập là thành phần tình thái,thành phần cảm thán, thành phần gọi –đáp và thành phần phụ chú. Mỗi thành phần đó có đặc điểm và công dụng nhất định, cần biết cách sử dụng các thành phần này trong công việc đặt câu và ứng dụng trong giao tiếp nhằm đạt được hiệu quả và mục đích giao tiếp. Bài học về liên kết câu và liên kết đoạn văn giúp HS nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết câu; nhận biết về liên kết hình thức và nội dung giữa các câu, các đoạn văn và một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản như phép lặp, phép thế, phép nối hoặc dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa cùng trường liên tưởng. CHUYÊN ĐỀ 3: NGỮ DỤNG HỌC A) NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Ở lớp 8, trong phần ngữ dụng, Hs đã được giới thiệu về hành động nói và hội thoại ( vai xã hội, lượt lời trong hội thoại. Lên lớp 9, HS được tìm hiểu thêm những vấn đề cơ bản của lí thuyết hội thoại như các phương châm hội thoại; xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; nghĩa tường minh và hàm ý. 1. Phương châm hội thoại là một nội dung quan trọng của ngữ dụng học. Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không dù câu nói không mắc lỗi về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, giao tiếp vẫn không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại: phương châm cách thức ( các phương châm này chi phối nội dung hội thoại) và phương châm lịch sự ( chi phối quan hệ giữa các cá nhân tham gia hội thoại) 2. Bài học về xưng hô trong hội thoại giúp học sinh hiểu được sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp và biết cách sử dụng từ ngữ xưng hô trong hoạt động giao tiếp của cá nhân. 3. Bài học về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp giúp HS nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp. Khi giao tiếp, có thể dùng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp để dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người. Những hiểu biết về đặc điểm của hai cách dẫn sẽ giúp ích thiết thực cho học sinh trong hoạt động sử dụng ngôn ngữ. 4. Tìm hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý, HS cần xác định, phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý, các điều kiện để sử dụng hàm ý và biết cách tạo hàm ý trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. B) CÁC BÀI CỤ THỂ t CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI I) KIẾN THỨC CƠ BẢN * Hội thoại là gì? - Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau. - Hội thoại là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đối với mọi người. Cũng có thể hiểu nhau bằng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười nhưng hội thoại chủ yếu bằng ngôn ngữ. Trẻ em tập nói bắt đầu biết hội thoại, đúng như tục ngữ đã chỉ rõ: “ Trẻ lên ba cả nhà tập nói”. - Nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Nhân dân ta có câu tục ngữ: “ Ăn không nên đọi, nói không nên lời” nhằm chê những kẻ không biết ăn nói lúc giao tiếp * Các phương châm hội thoại - Văn hóa ứng xử là một nét đẹp của nhân cách. “ Học ăn, học nói, học gói, hoc mở” là những cách học mà ai cũng cần học, cần biết. - Có thể nêu lên một số phương châm hội thoại như sau: 1. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đúng với yêu cầu của giao tiếp. không thừa, không thiếu. Ví dụ: An: Học bơi ở đâu? Câu trả lời không đủ nội dung, vừa thừa lại vừa thiếu Ba: ở dưới nước không đúng với yêu cầu giao tiếp, vì ngay trong từ bơi đã có nghĩa là dưới nước. 2. Phương châm về chất: Trong giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.Trong truyện dân gian anh chàng khoe cái nồi để chế nhạo anh khoe quả bí khoác lác a. Các thành ngữ phê phán về việc giao tiếp không tuân thủ phương châm về chất. -“ Ăn đơm, nói đặt”: Vu khống, đặt điều, bịa chuyện. - “ Ăn ốc nói mò”: Nói không có căn cứ - “ Ăn không nói có”: Vu khống, bịa đặt - “ Cãi chày cãi cối” Tran cãi không có lý lẽ. - “ Khua môi múa mép”: Ba hoa, khoác lác - “ Nói dơi nói chuột”: Nói lăng nhăng, không xác thực. - “ Hứa hươu hứa vượn”: Hứa để được lòng ngưiơì khác mà không thực hiện. 3. Phương châm quan hệ: Trong giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. “ Ông nói gà bà nói vịt” (nói không đúng đề tài giao tiếp, mỗi người nói một nẻo) ( Nếu muốn nói sang đề tài khác, người nói thường hay nói “ Nhân tiện đây xin hỏi” 4. Phương châm về cách thức: Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ. Ví dụ: Ăn nên đọi nói nên lời (Khuyên- nói năng rành mạch, rõ ràng). - Dây cà ra dây muống: Nói năng dài dòng, rườm rà. - Lúng búng như ngậm hạt thị: Nói ấp úng không thành lời. - “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” Cách hiểu1: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về một truyện ngắn nào đó.(ông ấy bổ nghĩa cho “ nhận định” Cách hiểu2: Tôi đồng ý với những nhận định của ai đó về truyện ngắn của ông ấy. (ông ấy bổ nghĩa cho truyện ngắn). - Đêm hôm qua cầu gãy (Cách hiểu1:đêm hôm qua đi qua một chiếc cầu gãy. Cách hiểu2: Đêm hôm qua có 1 chiếc cầu gãy). 5.Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Ví dụ: Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh Hỏi quê răng: Huyện Lâm Thanh cũng gần ( Vi phạm phương châm: Lịch sự. Một số câu ca dao, tục ngữ VN khuyên người ta dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn.... -Tiếng chào cao hơn mâm cỗ - Kim vàng ai nỡ uốn câu - Lời nói chẳng mất tiền mua Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lờ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Trong giao tiếp, người nói phải đụng chạm đến thể diện của người đối thoại, để giảm nhẹ sự đụng chạm và để tuân thủ phương châm lịch sự người nói thường dùng cách diễn đạt như: Xin lỗi, có thể anh không hài lòng, nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói; tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua cho... -Nếu người đối thoại không tuân thủ phương châm hội thoại, người kia thường yêu cầu người đối thoại chấm dứt cách nói đó bằng cách nói như: đừng nói leo; đừng ngắt lời như thế... 6.Tình huống vi phạm pcht (1) Khách: Nóng quá! - Chủ nhà: - Mất điện rồi. (2) - Cô gái: Anh ơi! Quả khế chín rồi kìa Chàng trai: Cành cây cao quá. - Xét về mặt câu chữ (nghĩa tường minh) thì nó vi phạm phương châm quan hệ. Nhưng trên thực tế đó là cách giao tiếp bình thường được thể hiện ró qua câu trả lời. Nên tình huống này được xem là vẫn tuân thủ phương châm quan hệ. 7. Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: + Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. + Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. + Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu caai nói theo một hàm ý nào đó. II) LUYỆN TẬP a) Các bài trong sgk Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì “gia súc” đã hàm chứa “nuôi ở nhà”. b. Thừa cụm từ “có hai cánh” vì tất cả các loài chim đều có hai cánh. Câu 2 (trang 10 - 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): a. nói có sách, mách có chứng. b. nói dối c. nói mò d. nói nhăng nói cuội e. nói trạng Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ. Câu hỏi “Rồi có nuôi được không?” là một điều rất thừa. Nếu không nuôi được thì làm sao có “tôi” (người bạn) được sinh ra từ “bố tôi”. Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): a. như tôi được biết, tôi tin rằng... → tuân thủ phương châm về chất, nhằm báo cho người nghe biết tính chính xác của nhận định hay thông tin đưa ra được kiểm chứng. b. như tôi đã trình bày,... → đảm bảo phương châm về lượng, mục đích có thể nhấn mạnh ý, chuyển ý, dẫn ý, cho thấy việc nhắc lại nội dung đã cũ là chủ ý người nói. Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): - Ăn đơm nói đặt: nói theo cách vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác - Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ. - Ăn không nói có: nói theo cách vu khống, bịa đặt. - Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ thuyết phục, đúng đắn. - Khua môi múa mép: nói ba hoa, khoác lác. - Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng linh tinh, không xác thực. - Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện. Các thành ngữ trên đều chỉ những trường hợp vi phạm phương châm về chất. Phải tránh những cách nói, nội dung nói được chỉ ra trong các thành ngữ trên. Bài 1 (trang 23 sgk ngữ văn 9 tập 1) a, Câu tục ngữ thể hiện thái độ lịch sự, quý mến cách ứng xử đẹp có giá trị hơn vật chất b, Lời nói thanh nhã, lịch sự mang lại hiệu quả lớn c, Vật quý giá (chiếc kim vàng) không ai nỡ chuyển thành vật tầm thường (uốn làm lưỡi câu). Ý muốn nói những người lịch thiệp cần biết cách nói năng cho tương xứng với giá trị của bản thân → Tựu chung, các câu tục ngữ khuyên mọi người lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp - Một số câu tục ngữ có chung nội dung: - Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe - Vàng thì thử lửa thử than Chuông thì thử tiếng, người ngoan thử lời Câu 2 (trang 23 sgk ngữ văn 9 tập 1) Các biện pháp liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự, trong hội thoại: nói giảm, nói tránh Câu 3 (trang 23 sgk ngữ văn 9 tập 1) a, Nói mát b, Nói hớt c, Nói móc d, Nói leo e, Nói ra đầu đũa Các từ ngữ đều chỉ những cách liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức Bài 4 (trang 23 sgk ngữ văn 9 tập 1) a, Nhân tiện đây xin hỏi: khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng đề tài đang trao đổi, tránh người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ b, Cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua, biết là làm anh không vui, nhưng; xin lỗi anh có thể không hài lòng nhưng thành thực mà nói để giảm nhẹ sự đụng chạm, tuân thủ phương châm lịch sự c, Đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi báo hiệu cho người đối thoại biết là họ không tuân thủ phương châm lịch sử Câu 5: - Giải thích nghĩa các thành ngữ: + Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo + Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó nghe + Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_chuyen_de_tieng_viet_ki_i.doc