Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 27 - Năm 2020-2021

Tuần 27- Tiết 131- Tập làm văn

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

A- Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1- Kiến thức.

- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.

- Các bước làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.

2- Kĩ năng.

- Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.

- Tổ chức triển khai các luận điểm.

3- Thái độ:

- Tuân thủ đúng bố cục bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề, tạo lập văn bản sáng tạo.

- Phẩm chất: Chăm chỉ tự tìm tòi những bài văn nghị luận về đoạn thơ( bài thơ), trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.

 

doc 18 trang phuongnguyen 20400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 27 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 27 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 27 - Năm 2020-2021
Soạn: 25/ 3/ 2021- Dạy: / 3/ 2021.
Tuần 27- Tiết 131- Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1- Kiến thức.
- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
- Các bước làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
2- Kĩ năng.
- Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
- Tổ chức triển khai các luận điểm.
3- Thái độ:
- Tuân thủ đúng bố cục bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất: 
- NL giải quyết vấn đề, tạo lập văn bản sáng tạo.
- Phẩm chất: Chăm chỉ tự tìm tòi những bài văn nghị luận về đoạn thơ( bài thơ), trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.
B- Chuẩn bị: 
- Gv : SGK, SGV, Giáo án
- Hs : SGK, vở bt, vở ghi.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo.
 + Chăm chỉ học bài cũ và 
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.	
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết. Câu hỏi :	
	? Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? 
	? Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì?
	? Em hiểu cách làm kiểu bài này như thế nào?
( HS trả lời)
* Khởi động vào bài mới: 
 Giờ học trước, các em đã tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, các yêu cầu với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách làm cụ thể.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu được cấu trúc đề bài nghị luận về đoạn thơ( bài thơ).
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ tự học và tìm tòi những bài nghị luận về đoạn thơ( bài thơ).	
- Thời gian: 7 phút.
- HS đọc ngữ liệu 1 (SGK- 79, 80): 8 đề bài.
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau?
? Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào( điểm khác) ?
? Các từ như trong đề bài phân tích, cảm nhận, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm?
? Với các đề không có lệnh, ta phải làm công việc gì.
GV chốt
? Qua việc phân tích các đề bài ở trên, em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Mục tiêu: Nắm được quy trình làm bài nghị luận về đoạn thơ( bài thơ).
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề, đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút.
- Y/c HS đọc ngữ liệu 2: (SGK-80,81)
? Để thực hiện yêu cầu của đề bài, ta phải tiến hành những bước nào, nhiệm vụ cụ thể của từng bước?
( HS nêu 4 bước)
? Hãy thực hiện thao tác tìm hiểu đề:
- Đề thuộc thể loại gì?
- Vấn đề nghị luận ?
- Thao tác lập luận ?
- Phạm vi giới hạn ?
? Hãy thực hiện thao tác tìm ý cho đề bài trên ?
- Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào, ở địa điểm nào? Trong tâm trạng ntn?
- Trong xa cách nhà thơ nhớ về QH ntn?
- H/a làng quê hiện lên trong nỗi nhớ của Tế Hanh có những đặc điểm và vẻ đẹp gì?
- Bài thơ có những h/a, câu thơ nào gây ấn tượng sâu sắc với em?
- Ngôn từ, giọng điệu của QH có gì đặc sắc?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Hãy lập dàn bài cho đề văn trên. 
- HS đọc dàn bài sgk.
? Từ dàn bài mẫu, hãy rút ra những nội dung cần trình bày khi lập dàn bài cho bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ nói chung. (Dàn bài gồm mấy phần: phần Mở bài, phần Thân bài, phần Kết bài cần trình bày những nội dung gì?).
- Gv NX- bổ sung.
- HS làm việc cá nhân 1 ’, cặp đôi 2’.
- Báo cáo.
- Nhận xét
TL cá nhân
HS đọc
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS làm việc cá nhân 1 ’, cặp đôi 2’.
- Báo cáo.
- Nhận xét
I- Đề bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* Điểm giống : Đều nêu yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.
* Khác nhau: ở cấu tạo đề:
 + Đề có kèm theo lệnh: đề 4, đề 7.
 + Đề không kèm theo lệnh: còn lại.
- Một số đề có chứa từ ngữ phân tích, cảm nhận, cảm nhận và suy nghĩ đó là những lệnh (chỉ định) cụ thể.
 + Từ phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
 + Từ cảm nhận : yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
 + Từ suy nghĩ : yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài
- Với đề bài không có lệnh, người viết có thể tuỳ ý lựa chọn cách bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong bài
=> Kết luận: SGK
II- Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1- Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Đề bài : phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
a- Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
* Tìm hiểu đề: 
 - Thể loại: Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
 - Vấn đề nghị luận: Những biểu hiện của tình yêu quê hương.
 - Thao tác lập luận: phân tích.
 - Giới hạn phạm vi:
 + Tư liệu chủ yếu: văn bản thơ  Quê hương – Tế Hanh.
 + Tư liệu bổ sung: tài liệu tham khảo, các bài thơ về QH của Giang Nam, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu và bài thơ “Nhớ con sông QH” của Tế Hanh.
* Tìm ý.
- Bài thơ được viết khi Tế Hanh đang tập kết ra Bắc t/h nỗi nhớ QH miền Nam da diết và niềm khát khao Tổ Quốc được thống nhất
- Nội dung: Nhớ về QH với tất cả t/y tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình. Khi xa quê, nhà thơ luôn nhớ về quê hương làng chài ven biển. Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh màu sắc, mùi vị...
- H/a làng quê:
 + Cảnh ra khơi đánh cá trong ban mai hồng.
 + Cảnh đón đoàn thuyền đánh cá trở về 1 ngày Lđ mệt nhọc nhưng say sưa
- Nghệ thuật:
 + H/a cánh buồm, chiếc thuyền, hồn làng, cảnh ồn ào trên bến thuyền, h/a con người QH
- Ngôn từ bình dị mà gợi cảm, giọng điệu khỏe khoắn, hồn thơ tha thiết, trong sáng.
b- Bước 2: Lập dàn bài.
 * Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
 * Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ , bài thơ.
* Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
c- Bước 3: Viết bài.
d- Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lỗi.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Thực hành, củng cố kiến thức lí thuyết về nghị luận đoạn thơ( bài thơ)
- Phương pháp và kĩ thuật: KT khăn phủ bàn.
- Hình thức: Nhóm, cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ 	
- Thời gian: 5 phút.
* Củng cố: 
	? Đặc điểm của đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	? Các bước làm bài.
	? Những yêu cầu khi làm bài.
	? Đọc bài đọc thêm (SGK- 84,85) 
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ	
	Viết đoạn văn trong phần Luyện tập.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tiếp tục đọc thêm những bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
- Học, nắm chắc nd bài.
- Chuẩn bị phần còn lại.
 -------------------------------------------------------------------------------------
Soạn: 25/ 3/ 2021- Dạy: / 3/ 2021.
Tiết 132- Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ( tiếp)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- HS đọc ngữ liệu 3 (SGK- 81đến 83)- Văn bản : “Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ”..
? Tìm bố cục của văn bản trên, nhận xét về bố cục đó.
? Trong phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ?
? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào?
? Phần TB được liên kết với phần Mở bài, Kết bài ra sao?
? Văn bản này có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao?
 ? Qua bài văn trên, em hãy rút ra kết luận về các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
- HS đọc ghi nhớ 
2- Cách tổ chức và triển khai luận điểm:
* Bố cục: 3 phần.
- Mở bài: Từ đầu -> “ khởi đầu rực rỡ”:
Chỉ ra dòng cảm xúc dạt dào, lai láng chảy suốt đời thơ Tế Hanh trong đó bài thơ QH là thành công xuất sắc có ý nghĩa khởi đầu.
- Thân bài: Từ “Nhà thơ” -> “thành thực của Tế Hanh”:
Trình bày cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu, tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp TN, cuộc sống LĐ của QH, về h/a, nhịp điệu đặc sắc của bài thơ.
- Kết bài: Còn lại. Khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ QH và y/n bồi đắp tâm hồn người đọc qua bài thơ.
-> Bố cục mạch lạc, chặt chẽ.
* Nhận xét ở phần TB:
- Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình:
- Những hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi của trai làng trong 1 buổi sớm đẹp như mơ, h/a đầy sức mạnh.
- Cảnh trở về tấp nập, và cuộc sống no đủ, bình yên.
- Vẻ đẹp dung dị của người dân chài giữa 1 không gian biển trời thơ mộng.
- Hình ảnh âm thanh, màu sắc, ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện 1 tâm hồn phong phú, rung động tinh tế.
* Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt bình thường.
- Nỗi nhớ QH trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh vẫy gọi.
- Câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.
-> Những suy nghĩ, ý kiến luôn được gắn cùng sự phân tích, bình giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu ... của bài thơ.
* Phần Thân bài:
 - Nối kết với phần Mở bài chặt chẽ, tự nhiên. Đó là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần Mở bài .
 - Từ các luận điểm được triển khai trong phần Thân bài đã dẫn tới phần Kết bài: đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ.
- Có. Những lí do tạo nên tính hấp dẫn và sức thuyết phục của văn bản:
 + Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng.
 + Văn bản ngắn, tập trung trình bày, nhận xét, đấnh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ. Khi nói về các trạng thái cảm xúc của tác giả, người viết phân tích, bình giảng ngay sự đặc sắc của các hình ảnh, của nhịp điệu thơ tương ứng và đã rút ra luận điểm từ các luận cứ cụ thể rõ ràng.
 + Người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ “Quê hương”.
-> Bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm.
* Ghi nhớ. ( Tr 83)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Thực hành, củng cố kiến thức lí thuyết về nghị luận đoạn thơ( bài thơ)
- Phương pháp và kĩ thuật: KT khăn phủ bàn.
- Hình thức: Nhóm, cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
 + Chăm chỉ	
- Thời gian: 15 phút.
- HS đọc yêu cầu bài tập (SGK- 84).
Tổ/ c hoạt động nhóm: 8’
 ( KT động não)
- GV chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ:
HS trả lời các câu hỏi trong phần gợi ý SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ:
 + Gv chốt.
+ HS động não cá nhân: 4 phút.
 + Hợp tác 4 phút
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả. 
+ Các nhóm bổ sung
II- Luyện tập:
 Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh?
( Yêu cầu lập dàn ý chi tiết).
* Mở bài : Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.
* Thân bài : 
+ Phân tích cảm nhận về mùa thu sang thông qua các biện pháp nghệ thuật:
 - Nhân hoá: “ phả vào”, “chùng chình”
 - Miêu tả: “gió se”
 - Việc sử dụng các từ: “bỗng”, “hình như” .
+ Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả.
* Kết bài : Nêu giá trị của khổ thơ.
 * Củng cố: 
? Đặc điểm của đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
? Các bước làm bài.
? Những yêu cầu khi làm bài.
? Đọc bài đọc thêm (SGK- 84,85) 
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp và kĩ thuật: nêu vấn đề
- Hình thức: nhóm.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ	
	Viết đoạn văn trong phần Luyện tập.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tiếp tục đọc thêm những bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
- Học, nắm chắc nd bài.
- Chuẩn bị làm lại bài TLV số 6. Giờ sau trả bài.
........................................................................................................................................
Soạn : 25/ 3/ 2021 - Dạy: /3/ 2021 
Tiết 133+134- KIỂM TRA GIỮA KÌ II
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng về cả 3 phần ( đọc- hiểu VB, TV và TLV) trong chương trình từ học kì II đến giữa kì II.
2- Về kĩ năng: 
Khả năng vận dụng các kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra và đánh giá mới.
3- Về thái độ: 
Nghiêm túc ôn tập và tự giác làm bài.
=> Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực tự quản, năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo.
- Phẩm chất: Trung thực trong làm bài, chăm chỉ hoàn thành bài làm.
B- Chuẩn bị:
 1- Thầy: Xây dựng bảng mô tả, ma trận đề, đề bài, đáp án, biểu điểm.
BẢNG MÔ TẢ CÁC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC VÀ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:
 Mức độ 
 Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu.
Vận dụng
Văn bản:
- Các văn bản thơ hiện đại: Mùa xuân nho nhỏ, Viếng Lăng Bác, Sang thu, Nói với con.
- Nắm vài nét sơ lược về tác giả.
- Nhận biết phương thức biểu đạt chính của văn bản; bố cục, đề tài, ...
- Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật và nội dung mỗi VB thơ hiện đại.
- Hiểu được 
vấn đề được đặt ra từ những văn bản đã học.
Vận dụng kiến thức về liên kết câu, đoạn văn, chủ đề,... để viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một vấn đề đặt ra từ VB.
Tiếng Việt: 
Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý.
- Nắm được các khái niệm và đặc điểm : khởi ngữ, các thành phần biệt lập, Liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý .
- Phân biệt được đặc điểm của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi đáp.
- Nhận biết các phương tiện liên kết về hình thức.
- Sử dụng Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, Liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý... phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
Đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng khởi ngữ, các thành phần biệt lập, Liên kết đoạn văn, Nghĩa tường minh và hàm ý.
Tập làm văn
- Nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích).
- Nắm chắc quy trình và kĩ năng làm một văn bản Nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích).
- Hiểu được tầm quan trọng của Luận điểm, luận cứ, bố cục, lập luận và lời văn trong kiểu bài Nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích)
Vận dụng tạo lập được một bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích).
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :
 Mức độ 
 Chủ đề
 Nhận biết
 Thông hiểu.
Vận dụng
Cộng
I- Phần đọc- hiểu.
Nhận biết phương thức biểu đạt chính của văn bản; xác định được biện pháp tu từ trong đoạn thơ. 
Lí giải được ý nghĩa của câu thơ trong văn bản.
Hiểu được những thông điệp được gợi ra từ một văn bản cụ thể.
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2	
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 4.
Số điểm 3
Tỉ lệ: 30%
II- Tập làm văn
- Tạo lập đoạn văn.
- Tạo lập văn bản Nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích).
- Biết cách viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề được gợi ra từ văn bản.
- Biết cách tạo lập văn bản Nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích).
Số câu.
Số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu: 2
 Số điểm: 7
 Tỉ lệ: 70%
Số câu: 2
 Số điểm: 7
 Tỉ lệ: 70%
Tổng số câu.
Tổng số điểm.
Tỉ lệ %
 Số câu: 2
 Số điểm: 1
 Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2.
Số điểm: 7
Tỉ lệ: 70 %
Số câu:6
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
 ĐỀ BÀI.
I- Đọc hiểu văn bản(3đ).
	Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
	Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn - Phạm Lữ, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)
Câu 1 (0,25 điểm)- Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2( 0,5đ): Hai câu văn sau sử dụng phép liên kết nào? 
	Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn.
Câu 3(0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 4(1,0 điểm): Nêu tên một biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 5 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
II- Phần Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
	Ngạn ngữ có câu: Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.
	Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2 (5 điểm)
	Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc được thể hiện như thế nào trong đoạn trích " Làng" của nhà văn Kim Lân.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM.
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Phần 
Đọc hiểu
1
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận.
0,5đ
2
Biện pháp lặp cấu trúc “ bạn có thể không..nhưng bạn”
0,5đ
3
Thành phần biệt lập tình thái: chắc chắn
0,5đ
4
Biện pháp tu từ điệp từ ngữ “ nhưng”, lặp cấu trúc câu “ bạn có thể không..nhưng”.
1,0đ
5
Nội dung chính của đoạn trích trên: “ Mỗi con người chúng ta đều có những giá trị riêng và chính bản thân chúng ta cần biết trân trọng những giá trị đó”.
1,0đ
 Phần 
Tập làm văn.
1
Viết đoạn văn suy nghĩ về ý chí, nghị lực
Đảm bảo thể thức đoạn văn.
0,25đ
Xác định đúng vấn đề nghị luận
0,25đ
c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Có thể viết đoạn văn theo gợi ý sau:
* Mở đoạn: Giới thiệu: câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
* Thân đoạn:
- Giải thích: 
 + Từ “ xấu hổ”: đó là trạng thái tâm lí bình thường của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn hoặc hổ thẹn khi mình kém cỏi người khác.
+ Ý nghĩa cả câu: Chỉ ra sự khác nhau giữa “ không biết” và “ không học”, đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết xấu hổ khi không học.
- Bàn luận: 
 + Dùng lí lẽ dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của câu ngạn ngữ:
 . Tại sao nói đừng xấu hổ khi không biết. Tri thức nhân loại là vô khả năng nhận thức của con người là hữu hạn . Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai là tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường không có gì phải xấu hổ cả.
 . Tại sao nói “ chỉ xấu hổ khi không học” ? Vì việc có học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và XH. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong XH từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “ học ăn học nói học gói học mở” đến việc lớn như kinh bang tế thế, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, hoàn hảo hơn.
+ Phê phán thói tự kiêu, tự mãn, giấu dốt.
- Bài học rút ra: 
 + Muốn có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở XH, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và XH, có như vậy việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn.
 + Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện và không ngừng vươn lên.
 + Khẳng đinh học là một việc vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ.
 * Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của ý kiến, những bài học mà bản thân cần ghi nhớ qua đó 
Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ phù hợp với vấn đề nghị luận.
0,25đ
e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp,
0,25đ
2
Đảm bảo cấu trúc 3 phần của bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện( đoạn trích).
0,25đ
Xác định đúng vấn đề nghị luận.
0,25đ
a- MB: 
- Giới thiệu truyện ngắn “ Làng” và nhân vật ông Hai, một trong những nhân vật thành công bậc nhất của văn học thời kì kháng chiến. 
- Khái quát diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.
 b- TB: Triển khai các nhận định về diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc sắc của nhà văn.
* Nội dung :
 + Lđ 1: Tâm trạng của ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu Việt gian theo giặc.
 - Ông Hai ở nơi tản cư luôn nghĩ về làng, tự hào về làng, nhớ những lúc cùng làm việc với anh em phục vụ KC.
 - Ông Hai luôn luôn dõi theo tin tức kháng chiến.
-> Ông rất vui vì tin tức kháng chiến.
 + Lđ 2: Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc : 
 x- Ông hổ thẹn, đau đớn: Tình yêu làng xung đột tình yêu nước.
 x- Bế tắc tuyệt vọng, tình yêu nước bao trùm tình yêu làng.
 x- Vẫn hướng về KC, vẫn tin ở những điều tốt đẹp.
 + LĐ 3: Niềm vui khi nhận được tin cải chính:
 - Nghe tin cải chính: sung sướng, tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu Tổ quốc, cách mạng.
* Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
 - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
 - Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí bộc lộ tính cách nhân vật.
 - Giọng kể chuyện thủ thỉ tâm tình, lựa chọn ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm...
c- KB:- Khẳng định thành công của KL trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin thất thiệt về làng.
- Cảm xúc của bản thân.
0,5đ
3,0đ
0,5đ
Sáng tạo: văn viết gợi cảm, hấp dẫn. 
0,25đ
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp,
0,25đ
2- HS: Kiến thức tổng hợp từ đầu học kì II đến giữa kì II, giấy kiểm tra, bút và các dụng cụ học tập khác.
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động.	
 Ổn định tổ chức.
Hoạt động 2: Tổ chức kiểm tra.
 - Phát đề kiểm tra và làm bài.
 - Thu bài kiểm tra, nhận xét giờ làm bài.
Hoạt động 3: Tìm tòi và mở rộng.
- Ôn tập lại kiến thức về thơ hiện đại:
- Chuẩn bị: Nghĩa tường minh và hàm ý( tiếp).
Soạn : 25/ 3/ 2021 - Dạy: /3/ 2021 
Tiết 135- Tiếng Việt: 
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tiếp)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức.
Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói và người nghe.
2- Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng sử dụng và giải mã hàm ý trong giao tiếp.
3- Thái độ:
- Tuân thủ và sử dụng đúng hàm ý trong khi nói, viết. 
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực hợp tác, giải quyết sáng tạo vấn đề , sử dụng Tiếng Việt...
- Phẩm chất: Yêu tiếng nói dân tộc, chăm chỉ tự tìm tòi kiến thức, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên : SGK, SGV, Giáo án.
- Hs: SGK, vở ghi, vở soan 
C- Tổ chức các hoạt động dạy- học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng vào bài mới 
- Phương pháp và kĩ thuật: Trò chơi.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL hợp tác.
 + Phẩm chất: Trách nhiệm với nhiệm vụ học tập.	
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Khởi động vào bài mới: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT	
- Luật chơi: Cả lớp vừa hát bài hát, vừa chuyển hộp quà có chứa bí mật bên trong. Người cuối cùng khi bài hát kết thúc sẽ mở hộp quà và xem có bí mật gì. Đọc to cho cả lớp biết Câu hỏi :
? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ.
? Câu sau đây được hiểu như thế nào:
* Dẫn vào bài mới:
Trong cuộc sống hàng ngày ta bắt gặp một thực tế: đó là có những người có ý đưa hàm ý vào trong câu nói nhưng người nghe lại không hiểu được hàm ý của lời nói. Điều đó dẫn đến hiệu quả giao tiếp không đạt được. Vậy khi sử dụng hàm ý cần đảm bảo yêu cầu gì, bài hôm nay ta sẽ trả lời câu hỏi đó. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của Gv
HĐ của HS
Yêu cầu cần đạt 
- Mục tiêu: Hiểu được điều kiện sử dụng hàm ý trong lời nói.
- Phương pháp và KT: nêu và giải quyết vấn đề, phân tích ngữ liệu, thảo luận nhóm. 
- Hình thức: Cá nhân, nhóm
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Tư duy sáng tạo, hợp tác.
 + PC: Yêu tiếng nói dân tộc, chăm chỉ tự tìm tòi kiến thức, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thời gian: 20’
- Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
? Nêu hàm ý của những câu in đậm ?
 Tổ/c chia sẻ cặp đôi: 3’
? Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
? Trong 2 câu, Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
? Chi tiết nào cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
? VS cái Tí có thể hiểu hàm ý ấy?
? Vậy để sử dụng hàm ý trong giao tiếp cần phải có những điều kiện nào?
HS đọc
TL cá nhân
- HS tạo cặp
- HĐ cá nhân 1’; Trao đổi theo cặp: 2 phút
- Trình bày, nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Điều kiện sử dụng hàm ý
1- Tìm hiểu ví dụ
* Hàm ý của những câu in đậm:
- Câu “ Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi” có hàm ý : 
 + Sau bữa ăn này, con không được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa, thầy mẹ đã bán con cho người ta.
 + Ngày mai mẹ dù có muốn nhường cũng không được nữa rồi, mẹ đã quyết định phải bán con.
- Câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” có hàm ý: 
 Mẹ đã bán con cho cụ Nghị thôn Đoài rồi .
-> Điều này thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng bằng những từ ngữ diễn đạt trực tiếp.
* Hàm ý ở câu 2 rõ hơn. Vì có cụm từ “Cụ Nghị thôn Đoài”
- Vì lúc đầu cái Tí chưa hiểu hết ý nghĩa câu nói của mẹ (câu 1). (Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng không chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những phút giây lừa dối cái Tí).
- Các chi tiết chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ là: nó giãy nảy, liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi “U bán con thật đấy ư ?”.
- Vì trước đó nó đã biết bố mẹ định bán nó cho Nghị Quế và vì phần nào hiểu cảnh ngộ gia đình.
2- Ghi nhớ (SGK)
 Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết qua hình thức thực hành.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác.
 + Chăm chỉ.
- TG: 5'
- Y/c hs đọc bài tập 1
? Người nói, người nghe những câu in đậm là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói không?những chi tiết nào chứng tỏ điều ấy?
HS đọc
II- Luyện tập.
1- Bài tập 1
a- Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.
- Hàm ý của câu in đậm là: Mời bác và cô vào nhà uống nước.
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là: “Ông theo liền anh thanh niên vào nhà ... Ngồi xuống ghế”.
b- Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước)
- Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được.
- Người nghe hiểu hàm ý đó, thể hiện ở câu nói: “Thật là càng giàu....càng giàu có!”.
c- Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
- Hàm ý câu thứ nhất là: Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân như thế này ư?
- Hàm ý câu thứ hai là: Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này.
- Hoạn Thư hiểu nên đã “hồn lạc phách xiêu, khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
* Củng cố: Hệ thống kiến thức về hàm ngôn qua 2 tiết học.
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào việc viết đoạn đối thoại có dùng hàm ý.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + PC: Yêu nước: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 Chăm chỉ tự học, tự tìm tòi hàm ý trong những đoạn văn.
 Có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
	Tạo một đoạn đối thoại trong đó có sử dụng hàm ý. 
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Làm bài tập phần Tiếng Việt nâng cao.
- Học, nắm chắc nd bài.
- Chuẩn bị học tiết Chương trình địa phương Tiếng Việt.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_cong_van_417_tuan_27_nam_2020_2021.doc