Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 3 - Năm 2020-2021

Tuần 3- Tiết 11- Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp).

A- Mục tiêu cần đạt:

1- Về kiến thức:

Nắm được những hiểu biết cốt yếu về phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.

2- Về kĩ năng:

- Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp.

- Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.

3- Về thái độ:

Vận dụng các phương châm trong giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất.

- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.

- Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

 

doc 18 trang phuongnguyen 18860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 3 - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 3 - Năm 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 417) - Tuần 3 - Năm 2020-2021
Soạn: 15/9/ 2020 Dạy: / 9/ 2020.
Tuần 3- Tiết 11- Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp).
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
Nắm được những hiểu biết cốt yếu về phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2- Về kĩ năng:
- Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
- Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
3- Về thái độ:
Vận dụng các phương châm trong giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực tự quản, năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng Tiếng Việt.
- Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học.
- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ :
? Trong giao tiếp, để đạt hiệu quả, người tham gia giao tiếp cần tuân thủ những phương châm nào?
? Nêu đặc điểm từng phương châm hội thoại?
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết qua hoạt động thực hành.
- PP và kĩ thuật: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề.
- Hình thức: nhóm, cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất: 
 + Hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
- Thời gian: 5'.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động cá nhân 
- Gv gọi 2 hs lên bảng làm bài tập 1,4.
- Gv nhận xét, bổ sung.
Tổ/c HĐ nhóm: 5’
(KT khăn phủ bàn)
- Gv chia nhóm: cả lớp chia thành 4 nhóm. Thời gian hoạt động 7 phút:
- GV phát phiếu học tập, mỗi nhóm 1 tờ T- rô-ki, chia các góc cho từng học sinh. Giao nhiệm vụ cho học sinh:
- GV bổ sung, chốt kiến thức.
- Hs đọc yêu cầu, làm bài
- Hs lên bảng làm bài tập 1, 4.
- Báo cáo kết quả
- Nhận xét, bổ sung.
Làm bài tập 5, mỗi hs giải thích 1 thành ngữ.
- Cá nhân làm việc độc lập ( 3 phút)
- Nhóm tập hợp ý kiến (4 phút).
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến.
III- Luyện tập:
Bài 1:
* Qua những câu chuyện trên cha ông ta khuyên dạy chúng ta :
 - Cần suy nghĩ, lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp.
 - Có thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.
* Một số câu khác có nội dung tương tự:
 - Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói.
- Một lời nói quan tiền thúng thóc
 Một lời nói dùi đục cẳng tay.
- Một điều nhịn chín điều lành.
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
 Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời.
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho tôi vừa lòng.
Bài 4:
a- Khi người nói muốn hỏi hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi ( không muốn vi phạm phương châm quan hệ).
b- Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe về những điều mình sắp nói ( không muốn vi phạm phương châm lịch sự)
c- Khi người nói muốn nhắc nhở người phải tôn trọng phương châm lịch sự
Bài 5: 
- Nói băm nói bổ: Nói bốp chát thô bạo.
- Nói như đấm vào tai: Nói dở khó nghe gây ức chế
- Điều nặng tiếng nhẹ: nói dai, trách móc, chì chiết.
- Nửa úp nửa mở: Nói không rõ ràng khó hiểu.
- Mồm loa mép giải : Nhiều lời, nói lấy được bất chấp phải trái .
- Đánh trống lảng: Cố ý né tránh vấn đề mà người đối thoại muốn trao đổi.
- Nói như dùi đục chấm mắm cáy: Nói thô thiển kém tế nhị.
* Củng cố:
? Trong giao tiếp, để đạt hiệu quả, người tham gia giao tiếp cần tuân thủ những phương châm nào?
? Nêu đặc điểm từng phương châm hội thoại?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về các phương châm hội thoại để tạo lập một cuộc thoại theo yêu cầu.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
 - Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.	
Hãy tạo lập một cuộc hội thoại, trong đó một trong ba phương châm ( quan hệ, cách thức, lịch sự ) được hoặc không được tuân thủ.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm những tình huống trong thực tế đời sống hoặc trong thơ văn vi phạm một trong ba phương châm hội thoại ( quan hệ, cách thức, lịch sự ).
.Soạn: 15/ 9/ 2020- Dạy: / 9/ 2020.
Tiết 12- Tập làm văn: SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN 
 THUYẾT MINH.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh.
- Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
- Vai trò của miêu tả trong VBTM : phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2- Về kĩ năng:
- Quan sát các sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập VBTM.
3- Về thái độ:
Có ý thức trong việc đưa yếu tố miêu tả vào bài văn TM.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, NL hợp tác.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học.
- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi
C- Tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học mới.
- Phương pháp: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + NL: Giải quyết vấn đề.
 + PC: Chăm chỉ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày bài viết đã hoàn thiện trong tiết TLV?
* Khởi động vào bài mới: 
HĐ của GV
HĐ của HS
- Gv cho hs xem đoạn clip giới thiệu về “Vịnh Hạ Long”.
? Đoạn văn thuyết minh về đối tượng nào?
? TM về vịnh Hạ Long có dùng những yếu tố miêu tả không?
HS trả lời
- GV dẫn vào bài mới: Trong văn TM, ngoài tri thức khách quan và biện pháp nghệ thuật, để tri thức thực sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn được người đọc, người nghe, ta cần vận dụng thêm các yếu tố miêu tả. Bài học hôm nay ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Hiểu và biết cách sử dụng yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh.
- Phương pháp, KT: KT đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Định hướng năng lực, phẩm chất:
 + Giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chăm chỉ.	
- Thời gian: 20 phút.
- Y/c Hs đọc VB “ Cây chuối trong đời sống VN”:
? Giải thích nhan đề của VB?
 Tổ/c HĐ nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 7 hs.
 + Nhiệm vụ: 
? Tìm những câu văn trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
 Tổ/c HĐ nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 7 hs.
 + Nhiệm vụ: 
? Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối và cho biết tác dụng của những yếu tố miêu tả đó?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
Tổ/c HĐ nhóm: 5’
 ( KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 7 hs.
 + Nhiệm vụ: 
? Theo yêu cầu chung của bài văn thuyết minh, bài này có thể bổ sung thêm những gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
 Hoạt động cá nhân:
? Qua tìm hiểu: Để VB thuyết minh trở nên sinh động, cụ thể, hấp dẫn cần kết hợp yếu tố nào? Tác dụng của yếu tố miêu tả?
HS đọc
TL cá nhân
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
TL cá nhân
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh.
1- Tìm hiểu văn bản.
* Nhan đề Vb cho biết trọng tâm của bài thuyết minh về cây chuối và ý nghĩa của nó trong đời sống của con người VN.
* Những câu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối:
 - Đi khắp đất nước VN đâu đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm( phân bố).
- Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ( môi trường sống).
- Chuối phát triển rất nhanh( sinh trưởng và phát triển).
- Cây chuối là thức ăn thức dụng từ lá, gốc đến hoa quả( công dụng chung).
- Cây chuối là loài mang sẵn....Việt- Mường
- Quả chuối là một món ăn ngon. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối( công dụng của quả chuối):
 + Chuối chín ăn vào không chỉ no, không chỉ ngon mà còn là một chất dưỡng da làm cho da mát mẻ, mịn màng. 
 + Chuối xanh lại là món ăn thông dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Chuối xanh có vị chát để sống, cắt lát ăn cặp với ...Chuối xanh nấu ... được.
 + Người ta có thể chế biến...bánh chuối.
 + Quả chuối đã trở thành vật thờ cúng từ ngàn đời trên mâm ngũ quả.
* Những câu văn có yếu tố miêu tả:
- ...vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng tỏa ra vòm lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.
- Chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận.
- Vị ngọt ngào và hương thơm hấp dẫn.
- Vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng quốc.
- Những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu tận gốc.
- Chuối xanh có vị chát.
-> Tác dụng: Làm hình ảnh cây chuối được nổi bật, gây ấn tượng giúp bài văn thuyết minh được cụ thể, sinh động hấp dẫn.
* Bài cần bổ sung thêm phần thuyết minh về thân cây chuối, lá chuối, bắp chuối, củ chuối ( ngoài những đặc điểm về sự phân bố, đặc điểm sinh trưởng, giá trị của quả chuối đã nêu trong bài).
2- Kết luận:
- Kết hợp yếu tố miêu tả.
- Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức lí thuyết qua việc thực hành làm bài tập.
- PP và KT: KT nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề.
 + Trách nhiệm, chăm chỉ.
- Thời gian: 15'.	
Tổ/c HĐ nhóm: 7’ (KT khăn trải bàn):
- Bước 1: Chuẩn bị.
 + Chia nhóm: Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 7 hs.
 + Nhiệm vụ: 
Bổ sung các yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau:
 . Thân cây chuối có hình dáng.
 . Lá chuối tươi.
 . Lá chuối khô.
 . Nõn chuối
 . Bắp chuối..
 . Quả chuối..
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. 
+ GV quan sát, phát hiện giúp đỡ HS.
+ Nhận xét, bổ sung:
Hoạt động cá nhân
- Y/c hs đọc bài 2.
- HD hs làm bài
- Bổ sung, nhận xét, chốt.
- Tạo nhóm. 
- HĐ cá nhân 2’, nhóm 3’.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc bài
- Làm việc cá nhân.
- Báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
II- Luyện tập:
Bài 1: 
- Thân chuối : cây không cao lắm, chỉ khoảng hai mét to bằng cột nhà, thẳng đứng, càng lên trên cây càng thon nhỏ lại. Thân chuối có nhiều lớp bẹ ốp chặt vào nhau bóng loáng màu xanh nhạt, sờ tay vào thấy mọng nước và mát lạnh. Thân chuối non( chuối tây, hột) có thể thái ghém làm rau sống ăn rất mát. Thân chuối già có thể tước lấy sợi phơi khô dùng làm dây câu cá hoặc tết lại làm dây đeo đồ trang sức, cũng có khi cây chuối kết lại thành bè để trẻ em mùa hè tha hồ vùng vẫy tập bơi.
- Lá chuối: Ở ngọn có nhiều tàu lá dài xòe ra như những cái quạt lớn, lá chuối dài, to bản màu xanh đậm, chính giữa có sống màu xanh nhạt, trên ngọn những đọt lá non nảy lên, cuộ trong và chọc thẳng lên trời rồi nở dần ra nõn nà như tấm lụa xanh. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, bọc ngoài giò lợn tạo mùi thơm đặc trưng. Lá chuối khô dùng đẻ gói hàng. Ở nông thôn ngày xưa vào mùa rét, người ta thường lấy lá chuối khô lót chỗ nằm rất êm và ấm.
- Bắp chuối: Từ trên ngọn những cây chuối trưởng thành mọc ra một cuống trái màu xanh và một bắp chuối màu đỏ hồng. Hoa chuối nở để lộ những nải chuối xinh xinh màu xanh nhạt xếp thành tầng tạo thành buồng chuối dày đặc quanh cuống. Buồng chuối ngày càng lớn, càng dài và nặng dần kéo cây ngả về một phía. Càng xuống dưới đỉnh cuống, quả chuối nhỏ dần, mỗi nải chen chúc nhau khoe những quả căng mọng to bằng bắp tay em bé 1 tuổi. Người ta có thể tận dụng những bông hoa chuối tây đã nở hết quả để thái thành sợi nhỏ ăn sống, xào luộc hoặc tạo món nộm hoa chuối .
- Quả chuối tiêu xanh có thể bẻ đôi chữa hắc lào. Quả chuối hột xanh thái lát mỏng, phơi khô xao vàng hạ thổ tán bột là một vị thuốc quý của đông y. Quả chuối tây chín có thể thái lát, tẩm bột rán ăn ngon tuyệt.
- Củ chuối: Phần dưới cùng của cây là củ chuối nằm trong đất. Nếu gọt bỏ lớp vỏ màu nâu sẫm, củ sẽ có màu trắng đục như màu củ đậu. Đem củ chuối đã gọt thái sợi, luộc bỏ nước chát mà xào với thịt ếch thì cứ gọi là người ăn phải nhớ mãi.
Bài 2:
Các yếu tố miêu tả:
- Tách là một loại chén...không có tai.
- Khi mời ai uống trà...uống rất nóng.
* Củng cố: 
? Sử dụng yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh có tác dụng gì?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh, tạo lập đoạn văn theo yêu cầu.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
	Hãy viết một đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả thuyết minh về cái nón lá?
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Đọc tham khảo một số bài văn mẫu về thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Nắm chắc ghi nhớ.	
- Làm bài tập còn lại sgk và vở bài tập.
- Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả...
................................................................................................................................................
Soạn: 15/ 9/ 2020- Dạy: /9 /2020.
Tiết 13- Tập làm văn: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YỂU TỐ MIÊU TẢ TRONG 
 VĂN BẢN THUYẾT MINH.
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Về kiến thức:
- Những yếu tố miêu tả trong bài văn TM.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn TM.
2- Về kĩ năng:
Viết đoạn văn, bài văn TM sinh động, hấp dẫn
3- Về thái độ:
Có ý thức trong việc tạo lập VBTM có sử dụng yếu tố miêu tả.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, NL hợp tác.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, có trách nhiệm.
B- Chuẩn bị:
- Thầy: Giáo án, sgk, sgv.
- Trò: sgk, vở ghi, vở bài tập.
C- Tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài học mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực: 
 + NL: Trình bày 1 phút.
 + PC: Chăm chỉ.
- Thời gian: 5 phút.
* Ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ:
? Nêu tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
 	? Làm bài tập 3.
* Khởi động vào bài mới: 
- GV dẫn vào bài: Bài học hôm nay ta sẽ củng cố về yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 
Hoạt động 2: Luyện tập. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
- Phương pháp và KT: Nghiên cứu tình huống.
- Hình thức: cá nhân.
- NL và phẩm chất hướng tới: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm
- TG: 10 phút.
- Gv kiểm tra học sinh phần chuẩn bị ở nhà theo hướng dẫn.
- Y/c Hs đọc đề bài:
? Đọc kĩ đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng, từ đó xác định:
Đề yêu cầu điều gì (Thể loại? Đối tượng?)
? Đối với đề văn này, em dự kiến thuyết minh những ý ntn? 
- Hãy tìm ý cho đề bài trên?
- Sau khi tìm được ý, em hãy dựa trên những ý đã tìm được và lập dàn ý cho đề bài?
? Tham khảo văn bản thuyết minh khoa học trong SGK, em có thể sử dụng được những ý gì cho bài thuyết minh của mình?
- Mục tiêu: Luyện tập thực hành, rèn kĩ năng nói trên lớp.
- Phương pháp và KT: Đặt câu hỏi, nêu vấn đề. 
- Hình thức: cá nhân.
- NL và phẩm chất hướng tới: 
 + Trình bày, giao tiếp ngôn ngữ.
 + Có trách nhiệm.
- TG: 25 phút.	
 Hoạt động cá nhân
? Vận dụng yếu tố miêu tả, giới thiệu hình ảnh con trâu ở làng quê VN?
? Vận dụng yếu tố miêu tả, giới thiệu hình ảnh con trâu trong việc làm ruộng?( hs đọc)
? Vận dụng yếu tố miêu tả, giới thiệu hình ảnh con trâu trong một số lễ hội?
? Vận dụng yếu tố miêu tả, giới thiệu hình ảnh con trâu gắn với tuổi thơ nông thôn?
Hs chuẩn bị ở nhà
HS đọc
TL cá nhân
Làm việc cá nhân
Làm việc cá nhân
- Hs đọc VB khoa học thuyết minh con trâu
- Cá nhân làm bài độc lập.
- Báo cáo kết quả
- Nhận xét, bổ sung.
I- Chuẩn bị ở nhà.
Đề bài : Con trâu ở làng quê VN.
1- Tìm hiểu đề.
- Thể loại : Thuyết minh.
- Đối tượng: Con trâu ở làng quê VN.
2- Tìm ý, lập dàn ý:
 * Tìm ý: Vai trò và vị trí của con trâu trong đời sống của làng quê VN
 + Con trâu trong nghề làm ruộng.
 + Con trâu là tài sản lớn của nhà nông.
 + Con trâu trong lễ hội đình đám.
 + Con trâu đối với trẻ em.
 + Con trâu đối với việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ.
* Lập dàn ý.
 a- Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng VN.
 b- Thân bài:
- Con trâu trong đời sống vật chất:
 + Là tài sản lớn của người nông dân VN( đầu cơ nghiệp).
 + Là công cụ lao động quan trọng: kéo cày, bừa, xe, trục lúa
 + Là nguồn cung cấp thực phẩm: thịt, da, sừng làm đồ mĩ nghệ
- Con trâu trong đời sống tinh thần:
 + Gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết( Trâu ơi ta bảo trâu này
 + Gắn bó với tuổi thơ.
 + Trong lễ hội đình đám.( chọi trâu, đâm trâu, thể thao sea game)
c- Kết bài:
Tình cảm của người nông dân với con trâu.
3- Vb khoa học giới thiệu về con trâu.
 Có thể vận dụng tri thức về sức kéo, sức cày.
II- Luyện tập:
Bài tập 1: Vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu:
* Con trâu ở làng quê VN:
Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh vô cùng quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân VN. Vì thế con trâu tự nhiên đi vào thơ ca như một người bạn tâm tình của nhà nông:
 Trâu ơi ta bảo trâu này
 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
 ......................................quản công
* Con trâu trong việc làm ruộng:
Kéo cày, kéo xe, trục lúa.
* Con trâu trong lễ hội:
 - Lễ hội chọi trâu ở hải Phòng.
 - Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
* Con trâu với tuổi thơ nông thôn:
Không ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn VN mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thuở nhỏ, đưa cơm cho cha đi cày, mải mê ngắm nhìn con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ một cách ngon lành. Lớn lên một chút, nghễu nghện cưỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn thả trở về, cưỡi trâu lội sông, cưỡi trâu thong dong và cưỡi trâu phi nước đại Thú vị biết bao! Con trâu hiền lành ngoan ngoãn đã để lại trong kí ức tuổi thơ của mỗi người bao nhiêu kỉ niệm ngọt ngào.
* Củng cố: 
? Sử dụng yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh có tác dụng gì?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả để viết đoạn văn.
- PP và kĩ thuật: Nêu vấn đề.
- Hình thức: Cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ, trách nhiệm.
Hãy viết một đoạn văn có sử dụng yếu tố yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu con vật nuôi trong gia đình em.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.	
- Đọc thêm một số bài văn mẫu về yếu tố miêu tả trong VB thuyết minh. 
- Tự đọc: Luyện tập tóm tắt VB.
- Viết đề văn thuyết minh trên thành văn. 
- Chuẩn bị: Miêu tả trong văn bản tự sự.
................................................................................................................................................
Soạn: 15/ 9/ 2020 Dạy: /9/ 2020
Tiết 14- Văn bản: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN.
 QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Về kiến thức .
- Thấy được thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
2- Về kĩ năng.
- Nâng cao một bước kĩ năng đọc- hiểu VB nhật dụng.
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập VB nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề nêu trong VB.
3- Về thái độ.
- Thấy được trách nhiệm đáp ứng của trẻ em với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.
- Học tập cách tạo lập VB nghị luận
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
- Hình thành năng lực thu thập thông tin, trình bày, NL thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu nước, có trách nhiệm, nhân ái, chăm chỉ.
B- Chuẩn bị:
- Thầy : Giáo án, sgk, sgv, bình giảng văn học.
- Trò : Chuẩn bị bài, sgk, vở bài tập, vở ghi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế kết nối vào bài mới.
- Phương pháp và kĩ thuật: động não.
- Hình thức: Cá nhân.
- Năng lực, phẩm chất hướng tới: 
 + Hình thành NL tư duy sáng tạo.
 + Phẩm chất nhân ái.	
- Thời gian: 5 phút.
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Tác giả Mac-ket đã thuyết minh ntn về tác động của chiến tranh hạt nhân?
? Nhận định nào nói đúng nhất những nét đặc sắc về nghệ thuật viết văn của Ga-bri-en Gac-xi-a Mac-ket thể hiện trong văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
	A- Xác định hệ thống luận điểm rõ ràng.
	B- Sử dụng phối hợp các phép lập luận khác nhau.
	C- Có nhiều chứng cớ sinh động, cụ thể, giàu sức thuyết phục.
	D- Kết hợp cả ba nhận định trên.
3- Khởi động vào bài mới: 
- HS nghe bài hát: Trái Đất này là của chúng mình.
- Bài hát gợi trong em điều gì? ( HS tự bộc lộ)
Không chỉ được quyền sống trong hòa bình, được cải thiện về mọi mặt đời sống, được giáo dục, được vui chơi, được phát triển,... trẻ em cần được chăm sóc, bảo vệ và nâng đỡ. Đó chính là thông điệp được gửi tới từ bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao về quyền trẻ em. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu tiết 11, văn bản “ Tuyên bố thế giới...” để thấy được quyền lợi mà chúng ta đã đang và sẽ được đón nhận trong cuộc sống.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nám chắc vài nét về tác giả, tác phẩm.
 - Phương pháp và kĩ thuật: 
 PP nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng NL, phẩm chất: 
 + Hình thành NL tự học.
 + Phẩm chất: Chăm chỉ.
- Thời gian: 10 phút
HD đọc, đọc mẫu, gọi hs đọc.
Nhận xét cách đọc của hs.
? Xác định kiểu văn bản của bài ?
? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Văn bản chia thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
- Mục tiêu: Hiểu được lí do ra đời bản tuyên bố, sự thách thức và những quan tâm của Hội nghị cấp cao đối với trẻ em trên thế giới.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, chia sẻ cặp.
- Hình thức: cá nhân, cặp đôi.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + NL : Cảm thụ thẩm mĩ.
 + Phẩm chất : Yêu nước, chăm chỉ.
- Thời gian : 25 phút.
? Mục 1 và 2 của bản tuyên bố đã thể hiện cách nhìn ntn về đặc điểm tâm sinh lí trẻ em?
? Cách nhìn như thế của cộng đồng thế giới đối với trẻ em thể hiện điều gì?
? Từ cách nhìn nhận đó, hội nghị khẳng định trẻ em có quyền được sống ntn
? Vì sao “tương lai của trẻ em phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ”?
( Hòa hợp: không có chiến tranh, hòa bình, bình đẳng, không phân biệt màu da, giới tính... 
 Muốn có tương lai trẻ em thế giới phải được bình đẳng, không phân biệt và phải được giúp đỡ về mọi mặt)
? Như vậy mục đích của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em là gì?
? Nhận xét về cách đặt vấn đề? Nêu cảm nghĩ của em về lời tuyên bố này?
( Trẻ em là tương của nhân loại. Vì thế nhân loại phải quan tâm đến trẻ em, đảm bảo cho tất cả trẻ em có được một tương lai tốt đẹp hơn. Việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em không chỉ là việc của từng quốc gia riêng lẻ mà nó còn cần đến sự phối hợp của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức XH, nhiều tầng lớp ND)
? Nội dung của phần thách thức là gì?
 ( Dự kiến: Nêu lên thực trạng đáng báo động về cuộc sống khó khăn, bất hạnh của trẻ em trên toàn thế giới).
? Bản tuyên bố đã nêu lên một thực tế của cuộc sống trẻ em thế giới ra sao?
( Ngoài ra trẻ em còn là thảm họa của tệ buôn bán trẻ em, trẻ em mắc HIV do bố mẹ lây truyền qua máu, trẻ em Nam Á sau động đất sóng thần, trẻ em lanh thang phạm tội...)
? Theo em những nỗi bất hạnh đó có thể giải thoát bằng cách nào?
( Dự kiến: Loại bỏ chiến tranh, xóa bỏ nghèo đói, không phân biệt đối xử, tăng cường y tế chữa bệnh, bảo đảm hạnh phúc gia đình...)
? Nhận xét cách lập luận của tác giả trong phần thách thức? Tác dụng của lối lập luận ấy?
? Từ lời tuyên bố này, em hãy nhận xét về thái độ của tổ chức Liên hợp quốc trước nỗi bất hạnh của trẻ em thế giới?
HS đọc
Nhận xét
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
HS bộc lộ
TL cá nhân
TL cá nhân
I- Đọc và tìm hiểu chung.
 1- Đọc và tìm hiểu chú thích.
2- Tìm hiểu chung :
* Kiểu văn bản:
Văn bản nhật dụng – nghị luận một vấn đề chính trị xã hội.
* Phương thức biểu đạt.
Nghị luận.
* Bố cục: 4 phần.
P1: Lí do của bản tuyên bố.
P2: Sự thách thức.
P3: Cơ hội 
P4: Nhiệm vụ.
II- Phân tích.
1- Lí do của bản tuyên bố.
* Cách nhìn về đặc điểm tâm sinh lí trẻ em:
 Mọi trẻ em đều trong trắng, hiểu biết, ham hoạt động nhưng dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc.
-> Đó là cách nhìn đầy tin yêu và trách nhiệm đối với tương lai của thế giới, đối với trẻ em.
* Khẳng định quyền sống của trẻ em:
 - Chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển.
 - Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ.
* Mục đích : Cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.
-> Cách đặt vấn đề dễ hiểu: Quyền sống của trẻ em là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong thế giới hiện đại.
 Cộng đồng quốc tế đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này.
 Trẻ em thế giới có quyền kì vọng về những lời tuyên bố này. 
2- Sự thách thức : 
* Thực tế cuộc sống của trẻ em thế giới:
 + Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực.
 + Nạn nhân của tệ phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác –thai.
 + Trở thành người tị nạn sống tha hương.
 + Chịu cảnh tàn tật, bị ruồng bỏ, bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột.
 + Chịu đựng thảm họa của đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.
 + Một ngày có 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
-> Lập luận theo cách T-P-H, liệt kê những thực trạng của trẻ em trên toàn thế giới một cách đầy đủ và toàn diện, giúp ta hiểu được những thực trạng của trẻ em trên thế giới là sự thách thức, là khó khăn trước mắt mà các nhà lãnh đạo chính trị cần phải ý thức để vượt qua.
=> Tổ chức Liên hợp quốc đã nhận thức rõ thực trạng đau khổ trong cuộc sống của trẻ em trên thế giới và quyết tâm giúp các em vượt qua những nỗi bất hạnh này.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức tiết 1 của VB.
- PP và kĩ thuật: Kĩ thuật nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.	
- Hình thành năng lực, phẩm chất: 
 + Trình bày một phút.
 + Chăm chỉ.
- TG: 3'.
? Lí do của bản tuyên bố?
? Sự thách thức đối với những nhà chính trị về tình trạng trẻ em trên thế giới?
Hoạt động 4: Vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức tiết 1 để viết đoạn văn theo yêu cầu.
- PP: Nêu vấn đề.
- Hình thức: cá nhân.
- Định hướng năng lực, phẩm chất: 
 + Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Chăm chỉ.
- TG: 2 phút.
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về thực trạng trẻ em trên toàn thế giới
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng.
- Tìm đọc: Toàn văn bản tuyên bố.
- Đọc, nắm chắc nội dung phân tích.
- Chuẩn bị : phần còn lại.
................................................................................................................................................
Soạn: 15/ 9/ 2020. Dạy: / 9/ 2020
Tiết 15- Văn bản:
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN.
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.( tiếp)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HĐ CỦA HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mục tiêu: Nắm chắc những cơ hội và nhiệm vụ cùng giải pháp để thực hiện quyền trẻ em trên thế giới.
- Phương pháp và KT: KT đặt câu hỏi, khăn phủ bàn.
- Hình thức: cá nhân, nhóm.
- Định hướng NL, phẩm chất:
 + Hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ.
 + Yêu nước, nhân ái.	
- Thời gian : 35 phút.
- Y/c Hs theo dõi phần 3:
? Dựa vào cơ sở nào, Vb tuyên bố cho rằng cộng đồng quốc tế có cơ hội thực hiện cam kết vì trẻ em?
? Phần cơ hội có cách lập luận ntn? Tác dung?
 Tổ/c chia sẻ cặp: 3’
? Những cơ hội ấy xuất hiện ở VN ntn để nước ta có thể tham gia tích cực vào việc thực hiện tuyên bố về quyền trẻ em
GV chốt kiến thức:
( Dự kiến:- Chúng ta có đủ phương tiện, kiến thức: thông tin, y tế, trường họcđể bảo đảm về sinh mạng cho trẻ em.
- Trẻ em nước ta được chăm sóc và tôn trọng: đầy đủ trường lớp, được học hành, được chăm sóc về sức khỏe ngay từ khi còn trong bụng mẹ, được vui chơi trong các công viên, cung văn hóa thiếu nhi, điểm vui chơi giải trí
- Tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng đều, hợp tác quốc tế ngày càng cao mở rộng.)
- Y/c HS theo dõi từ mục 10-> 17:
 Tổ/c chia sẻ cặp: 3’
? Cho biết những mục nào nêu nhiệm vụ, mục nào nêu lên biện pháp thực hiện nhiệm vụ đó?
- Gv chốt:
( Dự kiến : - Từ mục 10-> 15: Nêu nhiệm vụ cụ thể.
- Từ mục 16-> 17: Nêu biện pháp thực hiện nhiệm vụ.)
? Hãy tóm tắt nội dung chính của phần nêu nhiệm vụ cụ thể?
? Phần nêu biện pháp cụ thể có những điểm gì cần chú ý?
? Trẻ em VN đã được hưởng những quyền lợi gì từ những nỗ lực của đảng và Nhà nước ta?
( Dự kiến: Trẻ em Việt Nam được hưởng nhiều quyền lợi từ sự nỗ lực của Đảng, nhà nước: 
- Quyền được học tập: Mở trường cho trẻ khuyết tật .
- Được chăm sóc sức khỏe: Các bệnh viện nhi xuất hiện, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em từ 1-> 6 tuổi, chăm sóc thai nhi.
- Được vui chơi, giải trí: Cung văn hóa thiếu nhi, nhà hát, Nhà xuất bản dành cho trẻ em...)
? Em có nhận xét gì về cách trình bày của phần VB này?
? Qua bản tuyên bố, em nhận thức ntn về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với vấn đề này?
? Những đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của VB này?
? Nội dung của VB?
HS theo dõi
TL cá nhân
TL cá nhân
- Tạo cặp đôi
- HĐ cá nhân: 1’
- Chia sẻ cặp đôi: 2’.
- Báo cáo kết quả.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_cong_van_417_tuan_3_nam_2020_2021.doc