Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 10

TUẦN 10 - TIẾT 46

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

 Phạm Tiến Duật

A.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:- Học sinh hiểu được: Một số hiểu biết về hiện thực của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc. Nắm được những thông tin ngoài văn bản của tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính: tác giả, hoàn cảnh sáng tác.

+ Học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính và vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe.

+ Nét NT của bài thơ: Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.

- Học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào quá trình học tập, đặc biệt vận dụng phương pháp đọc- hiểu thơ hiện đại để khám phá những tác phẩm .

2. Kĩ năng: Bõi dưỡng, phát triển kĩ năng đọc, hiểu thơ hiện đại. Biết phát hiện, phân tích được giá trị của các biện pháp nghệ thuật. Biết khái quát, liên hệ kiến thức về văn học sử và lí luận văn học.

 

docx 15 trang phuongnguyen 20800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 10

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 10
TUẦN 10 - TIẾT 46
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 Phạm Tiến Duật
A.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:- Học sinh hiểu được: Một số hiểu biết về hiện thực của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc. Nắm được những thông tin ngoài văn bản của tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính: tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
+ Học sinh cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính và vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe. 
+ Nét NT của bài thơ: Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
- Học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào quá trình học tập, đặc biệt vận dụng phương pháp đọc- hiểu thơ hiện đại để khám phá những tác phẩm .
2. Kĩ năng: Bõi dưỡng, phát triển kĩ năng đọc, hiểu thơ hiện đại. Biết phát hiện, phân tích được giá trị của các biện pháp nghệ thuật. Biết khái quát, liên hệ kiến thức về văn học sử và lí luận văn học.
- Học sinh vận dụng được kĩ năng làm các bài tập, tham gia các hoạt động trải nghiệm theo định hướng của giáo viên.
3. Thái độ, tình cảm: Có tinh thần tự giác, tích cực, hợp tác trong học tập.
- Trân trọng vẻ đẹp của truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Bồi dưỡng tình cảm kính yêu, biết ơn và tri ân sự hi sinh của các thế hệ đi trước.
4. Phát triển năng lực: Phát triển năng lực hợp tác, chia sẻ , tự học, giải quyết vấn đề...
– Năng lực đọc hiểu thơ hiện đại (thông qua đọc hiểu bài thơ).
– Năng lực tạo lập văn bản (văn bản tự sự có yếu tố nghị luận).
– Năng lực sử dụng Tiếng Việt (củng cố kiến thức về từ vựng).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản).
* Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về lòng yêu nước, yêu hoà bình, tự do.
* Tích hợp giáo dục quốc phòng: Những khó khăn, vất vả và những sáng tạo của bộ đội, thanh niên xung phong trong chiến tranh.
B. PHƯƠNG PHÁT/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm bài thơ
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các vấn đề về tác giả và bài thơ
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận giá trị tác phẩm.
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình...
- Phương pháp thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình...
C. THIẾT BỊ: máy vi tính, máy chiếu....
PHIẾU HỌC TẬP ( 5 phút)
Nhóm...................Nhóm trưởng....................................
Hình ảnh những chiếc xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”?
KHỔ ĐẦU
KHỔ KẾT
NHỮNG CHIẾC XE
NHẬN XÉT
- NT:
- ND:
- NT:
- ND:
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 HS tham gia trò chơi: Giải mật mã lịch sử.
- Cả lớp xem clips.
- Một bạn dẫn chương trình.
 Khi người dẫn chương trình đặt câu hỏi, các thành viên trong lớp tham gia trả lời.
CÂU 1: Nghệ thuật luôn thể hiện một cách cao đẹp về con người và thời đại. Xin bạn cho biết: Con người và thời đại được thể hiện trong đoạn clips vừa xem là ai? Thời đại nào?
NGƯỜI LÍNH CÁCH MẠNG - THỜI CHỐNG MĨ
CÂU 2: Xin cảm ơn. Những con người đẹp nhất ấy đã từng làm tan chảy biết bao trái tim yêu nước bằng niềm yêu mến vô bờ. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng họ cùng với những “ vết xe lăn trên dãy Trường Sơn” vẫn còn đẹp mãi. Bạn hãy cho biết con đường đã gắn với “ huyền tích Trường Sơn” có tên là gì?
 CÂU 3: Đường Hồ chí Minh, con Đường huyền thoại đã góp phần làm lên chiến thắng 30-4 - 1975. Trên cơn đường ra trận nối dài đất nước ấy, có “ những trái tim cầm lái”. Một thi phẩm đã viết về họ với tất cả sự ngưỡng mộ chân thành. Xin cho biết đó là tác phẩm nào? của ai?
“BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” CỦA PHẠM TIẾN DUẬT
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gv kiểm tra phần chuẩn bị của nhóm khi tìm hiểu về tác giả Phạm Tiến Duật ở nhà.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Gv cùng HS trao đổi, nhận xét
- GV chốt kiến thức.
 Giáo viên: Phạm Tiến Duật chính là cánh chim đại bàng tung bay trên đại ngàn Trường Sơn rực lửa. Ông được coi là viên ngọc Trường Sơn, là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", Ông là "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn". 
 Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em cô thanh niên xung phong, Nhớ  của Phạm Tiến Duật là chùm bài được Giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969-1970. GS Lê Đình Kỵ nhận xét: : “Trường phái Phạm Tiến Duật tìm cái đẹp từ trong các diễn biến sôi động của cuộc sống”. Ở thời đại ấy- thời đại cả nước lên đường đi đánh giặc, Phạm Tiến Duật cảm nhận và truyền lửa "Đường ra trận mùa này đẹp lắm/ Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây". Trong thơ ông, tình đời, tình người cứ hoà quyện, cháy nồng: Đốt lòng nhau cứ gì phải lửa/ Tiếng hát trong rừng bay xa, bay xa...Ghi nhận những đóng góp của nhà thơ, năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
2. Tác phẩm:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G cho H quan sát phần (*) Nêu những nét cơ bản về tác phẩm?
- Em hiểu gì về tình hoàn cảnh đát nước vào năm 1969?
- Bài thơ nằm trong chùm thơ của tác giả được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập Vầng trăng quầng lửa.
 Năm 1969, cuộc chiến đấu của nhân dân ta đang trải qua khó khăn gian khổ, hi sinh. Mùa xuân năm 1969, trong lời thơ chúc tết, Bác Hồ đã thúc giục toàn dân:
“Vì độc lập, vì tự do  
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào.
Tiến lên chiến sỹ đồng bào 
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn”
- Lời bài thơ của Bác như tiếng kèn xung trận... Khi ấy miền Bắc là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Em có biết đường giao thông chiến lược lúc đó là những con đường nào? Em hiểu gì con đường huyết mạch ấy? 
- Hs trao đổi trước lớp ý kiến cá nhân.
- HS Quan sát hình ảnh 
 Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là con đường chiến lược nối liền Nam Bắc. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh. Đế quốc Mỹ đã đánh phá hệ thống giao thông này bằng các chiến dịch bộ binh và không quân. chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây. Đường Trường Sơn được quân đội Mỹ coi là "một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20”.
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghi nhận “Năm tháng sẽ đi qua nhưng đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh mãi mãi được đi vào lịch sử dân tộc ta như một con đường huyền thoại, một kỳ tích của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong hế kỷ XX”.
 Ngoài ra, còn đường Hồ Chí Minh trên biển, các em có thể tìm hiểu trên mạng Iternet qua từ khoá: Đường Hồ Chí Minh trên biển.
  Trong kháng chiến từng cung đường, từng ngọn núi, dòng sông trên đường Trường Sơn lịch sử đã gắn với biết bao huyền thoại về những con người “xuyên sơn phá thạch”, “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”... Ngày nay, đường Hồ Chí Minh có quy mô từ 2 đến 8 làn xe, qua địa phận 28 tỉnh, thành phố và có tổng chiều dài 3.183 km. Đây vẫn là con đường huyết mạch nối liền đất nước
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Đọc - chú thích 
 Bài thơ có những câu tự nhiên như lời kể chuyện chiến trường ( Không có kính không phải vì...đi rồi) cũng có những câu ngọt ngào, tha thiết như cái tình người lính ( Nhìn thấy gió... buồng lái), và lại có những câu sắt son như lời thề quyết thắng (Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước... trái tim). Em sẽ đọc bài thơ như thế nào?
- Gọi H đọc bài thơ :
-Nhóm 1: Khổ 1-2 
Nhóm 2: Khổ 3-4
-Nhóm 3: Khổ 5-6 
Nhóm 4: Khổ 7 
- H nhận xét G cho H quan sát và đọc thầm chú thích SGK. : Bếp Hoàng Cầm, tiểu đội, chông chênh
- Em hiểu gì về bếp “ Hoàng Cầm” ?
 Bếp Hoàng Cầm ra đời từ chiến dịch Hoà Bình (1951-1952) và rất phổ biến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là một loại bếp dã chiến, có công dụng làm tan loãng khói bếp tỏa ra khi nấu ăn nhằm tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao. Bếp mang tên người chế tạo ra nó, một anh nuôi tên là Hoàng Cầm. 
 Sau này trong Chiến tranh chống Mĩ, do sự hoạt động ráo riết của không quân Mỹ bếp Hoàng Cầm được áp dụng đại trà và bắt buộc trong các đơn vị bộ đội. 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Qua đọc bài thơ, em hãy xác định thể thơ? 
2. Thể thơ :
Thể thơ tự do, nhịp điệu linh hoạt, ít vần... 
 Có người nhận xét: Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính có cái mãnh lực thần kì, nó vừa mang tính thời sự của cuộc chiến đấu nóng bỏng , vừa mang tầm vóc lịch sử! Tất nhiên một bài thơ như thế phải là tiếng nói chân thực của cuộc sống thực hào hùng. Đó là tiếng nói chân thành, độc đáo của người trong cuộc. Nó như một tuyên ngôn về lẽ sống một thế hệ người Việt Nam trong thế kỉ XX!
3.Phân tích:
a. Nhan đề bài thơ 
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
 -Nhan đề thừa hai chữ “ bài thơ”?
 Ý kiến của nhóm em như thế nào?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Gv cùng HS trao đổi, nhận xét
- GV chốt kiến thức.
- “tiểu đội xe không kính”: Khác lạ, độc đáo
+ Sự gắn bó, am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh 
- “Bài thơ”:+ Thể hiện cách nhìn, cách khai thác đề tài chiến tranh của tác giả.
+ Chất thơ thắp lên từ đời sống chiến đấu gian khổ, bừng lên từ tâm hồn trẻ trung, sáng lên từ ý chí chiến đấu của người lính cách mạng.
Gv: Nhan đề mới mẻ, độc đáo vừa mở ra chủ đề, vừa tạo sắc điệu thẩm mĩ riêng của bài thơ: cách nhìn, cách khai thác chất thơ từ hiện thực khốc liệt 
- Nhà thơ Phạm Tiến Duật tâm sự: Tôi phải thêm “ Bài thơ về”, để báo trước cho mọi người biết rằng là tôi viết thơ, chứ không phải một khúc văn xuôi. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là cách đưa chất liệu văn xuôi vào thơ, những câu thơ “đặc” văn xuôi được kết hợp lại trong một cảm hứng chung. 
 (Tác giả nói về tác phẩm)
b. Hình ảnh những chiếc xe không kính
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu học tập.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
KHỔ ĐẦU
KHỔ KẾT
NHỮNG CHIẾC XE
- Không có kính không phải vì xe không có kính
-Bom giật bom rung kính vỡ...
-Không có kính,...không có đèn
-Không có mui xe, thùng xe có xước
NHẬN XÉT
- NT:Giọng thơ thản nhiên, pha chút hóm hỉnh; lời thơ đậm chất văn xuôi, điệp ngữ, động từ...
- ND: Lí giải nguyên nhân xe không kính là do bom đạn của chiến tranh.
- NT: Miêu tả chân thực; điệp ngữ, liệt kê
- ND: Những chiếc xe ngày càng trần trụi, méo mó, biến dạng...
=> Cuộc chiến tranh ngày càng khốc liệt.
 Giáo viên: Ở hai câu đầu: Điệp từ Không như nốt luyến láy để nêu ra và lí giải một hiện thực của cuộc chiến tranh: xe không kính . Hai động từ mạnh: giật - rung chính là nguyên nhân làm những chiếc xe vốn hoàn hảo thay đổi diện mạo. Hai câu thơ tái hiện không khí chiến trường đầy cam go, thử thách.
 * Khổ kết:: Điệp từ Không trong phép liệt kê được láy lại nhấn mạnh hình ảnh những chiếc xe khi vào sâu chiến trường. Một chữ “có” nhưng là có mất mát... Đi thêm một đoạn đường là xe và người vượt qua bao hiểm nguy. Thương tích đầy mình nhưng những chiếc xe vẫn nối nhau ra trận.Trong chiến tranh, xe và người khi còn, khi mất...Chính Phạm Tiến Duật từng viết: “Mỗi trọng điểm là một nghĩa địa ô tô. Xác xe cháy ngổn ngang lưng đèo, đỉnh núi”. Biết bao chiếc xe đã được thu gom, chắp nhặt từ các nghĩa địa ô tô đó. Chỉ cần có bánh xe, máy nổ là coi như còn xe. Đã có biết bao tiểu đội xe vận tải có những chiếc xe như thế chạy, chở hàng đã hoạt động trên đường Trường Sơn”. 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Trong hai câu đầu khổ kết, có một từ đã có lúc được coi như “vết gợn”của bài thơ.
Em đoán xem đó là từ nào? Vì sao?
- HS suy nghĩ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
- xước: dùng cho những chiếc xe con sang trọng bị va quệt nhẹ tróc sơn.
- Từ đó quá nhẹ khi bị bom giật, bom rung vỡ kính, vỡ đèn, hỏng mui xe.
 Nhà thơ Vương Trọng đã viết: Trong khổ thơ này có một chữ mà tác giả và bạn đọc đều chưa ưng ý, đó là chữ xước, chưa phù hợp với những chiếc xe tải đã đi qua bom đạn mà có khi thùng xe chỉ còn lại vài thanh xơ tướp hoặc gẫy gập, cháy sém. Đã có lần chính tác giả muốn sửa lại từ này, nhưng lại thôi vì nghĩ nó đã nhập tâm vào bạn đọc rồi. Nói về ngôn ngữ của bài thơ này, nhà thơ Phạm Tiến Duật tâm sự: ngôn ngữ trong bài thơ này là ngôn ngữ của lính, chính xác hơn là ngôn ngữ của cánh lính lái xe rất phù hợp với nội dung coi thường gian khổ, mất mát, hy sinh...
 Nguyên nhân những chiếc xe không kính được lí giải hết sức bình thản, tự nhiên nhưng lại đầy sức ám ảnh. “ Bom giật”, “ bom rung” làm những chiếc xe bằng sắt thép cũng tàn tạ trở thành “không kính”, “không mui”,”không đèn” thì con người sao tránh khỏi hi sinh. Tuy chiến tranh đã đi qua nhưng còn biết bao mất mát, đau thương vẫn đang nhức nhối...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Quan sát và viết lời chú thích cho những bức ảnh trên?
- Hs trao đổi trước lớp ý kiến cá nhân.
- GV tổng hợp:“ Không có kính không phải vì ... ... kính vỡ đi rồi”
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Đường Trường Sơn, bên vách đá, bên vực sâu, trên đầu bom đạn địch. Vậy điều gì khiến những đoàn xe vẫn nối nhau ra trận?
- Học sinh phát biểu ý kiến cá nhân.
- Gv khái quát .
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 
1.Tham khảo: phần đọc thêm SGK.
 2. Bài học hôm nay, chúng ta cùng ngược dòng lịch sử, tìm về với những năm tháng hào hùng của cả một thế hệ: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
 ( Tố Hữu)
 Thi phẩm sống mãi với thời gian của nhà thơ Phạm Tiến Duật đã thổi ngọn lửa yêu nước, khí phách anh hùng vào mỗi người Việt Nam. Kết thúc tiết học. Chúng ta hãy cùng dành một phút tri ân những con người làm lên lịch sử qua phim tài liệu:TIỂU ĐỘI XE TRƯỜNG SƠN...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Gặp gỡ, trò chuyện với các ông/ bà cựu chiến binh ở địa phương để nghe kể chuyện chiến trường
Sưu tần tranh ảnh, bài thơ, bài hát về thời đại chống Mỹ? ( theo nhóm)
Tham khảo: phần đọc thêm SGK.
Tìm hiểu về hình ảnh người lính trong bài thơ?
--------------------- 
TUẦN 10 - TIẾT 47
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
 Phạm Tiến Duật
A.MỤC TIÊU: Đã trình bày ở tiết 46
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU:
Phần chuẩn bi ở tiết trước.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm bài thơ
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các vấn đề về tác giả và bài thơ
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận giá trị tác phẩm.
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình...
- Phương pháp thảo luận, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Có một bài thơ được mở đầu như sau:
 Không có kính không phải vì xe không có kính
 .......................
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
 Như vậy, có bạn đọc được từ vần thơ ấy những chiếc xe không có kính đang được các chiến sĩ hiên ngang lái ra mặt trận. Lại cũng có bạn thấy chiến tranh thật tàn khốc. Có bạn hình dung như máy bay Mĩ đang rải bom huỷ hoại cuộc sống , cướp đi màu xanh của núi rừng , làm đổ máu dân tộc Việt Nam ta... Vậy để hiểu rõ về hình ảnh người lính lái xe, chúng ta sẽ tiếp tục đến với “ bài thơ về ...” của Phạm Tiến Duật.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Từ trong buồng lái, người chiến sĩ cảm nhận được cuộc sống như thế nào? 
GV: Không có kính thật nguy hiểm cho người lái xe nhưng theo cách nói của khổ thơ này không có kính có vẻ lại thuận lợi. Không có vật chắn, thiên nhiên với con người như gần gũi hơn, thân mật hơn, cuộc sống nên thơ hơn, lãng mạn hơn.
- Những khó khăn mà người lính lái xe gặp phải?
- Em có suy nghĩ, nhận xét gì về môi trường sống và chiến đấu mà những chiến sĩ lái xe phải đối mặt?
- Cách giải quyết khó khăn của họ?
- Đọc to và nhận xét giọng thơ?
-Hành động nào của người lính gây cho em xúc động nhất? 
- Cảm nhận về tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ?
- Tác giả lý giải về những chiếc xe cứ chạy đó do đâu?
- Cách lý giải đó cho em hiểu điều gì?
+ Em hiểu như thế nào về từ “ Trái tim” trong câu thơ kết bài?
- Qua đó , em hiểu thêm gì về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ?
- HS suy nghĩ
-Xung phong trả lời câu hỏi
b. Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe:
H phân tích ngữ pháp và giọng điệu, suy luận, so sánh, phát biểu.
- Ung dung buồng lái ta ngồi
-> Đảo trật tự cú pháp- gây ấn tượng mạnh về sự bình tĩnh, thanh thản đến lạ lùng
- nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
- nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
- nhìn thấy sao trời và đột ngột cách chim
- nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim.
-> Điệp từ nhìn và thấy, cách đảo từ, hình ảnhđộc đáo, sáng tạo: Góp phần diễn tả cảm giác => tư thế hiên ngang, vượt lên trên gian khổ với tâm trạng xúc động, khoan khoái, dũng mãnh lạ thường.
- ừ thì có bụi- ừ thì ướt áo 
- Chưa cần rửa- chưa cần thay- 
- Phì phèo châm điếu thuốc
 - mặt lấm, cười ha ha 
->Điệp ngữ, giọng điệu ngang tàng đùa tếu, ngôn ngữ đời thường => tinh thần ngạo nghễ phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan.
- Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi 
chung bát đũa...-> hình ảnh tươi mới.Tình đồng chí ấm áp, nụ cười tràn đầy niềm tin tưởng và chiến thắng: "Đường ra trận mùa này đẹp lắm" (khác cái bắt tay thầm lặng và nụ cười buốt giá trong “Đồng chí” )
- Lại đi lại đi trời xanh thêm-> Cuộc chiến đấu gian khổ vẫn còn thiếp diễn, họ vẫn tiếp tục lên đường. Nhưng phía trước là bầu trời xanh thắm. 
- Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
->khẳng định mục tiêu, ý chí và quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất TQ.
 Từ “ Trái tim” được dùng theo nghĩa chuyển – phương thức hoán dụ, Trái tim vừa chỉ những người lính lái xe ( bộ phận- toàn thể) vừa chỉ tình cảm yêu nước nồng nàn, ý chí quyết chiến quyết thắng vì Miền Nam ruột thịt ( Cái cụ thể chỉ cái trìu tượng). Đó là tinh thần của thế hệ trẻ VN thời đánh Mĩ:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai
 ( Tố Hữu)
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Em hãy tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
4.Tổng kết:
 Ghi nhớ: sgk 
HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
So sánh hình ảnh người líng trong bài thơ với người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu ?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
* Giống nhau: - Người lính phải đối mặt với cuộc sống chiến đấu khó khăn gian khổ.
- Có tình đồng chí, đồng đội chân thành, sâu sắc.
* Khác nhau: Người lính trong bài thơ của PTD mang khí thế của tuổi trẻ, vui vẻ, lạc quan
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Vẽ sơ đồ tư duy : - Hình ảnh người lính trong bài thơ?
Gợi ý: - Phong thái ung dung, tự tin và tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất chấp bom đạn, coi thường gian khổ, hiểm nguy, luôn hướng về phía trước.
- Tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, nét tinh nghịch đáng yêu của những người lính trẻ; niềm lạc quan phơi phới vượt lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
- Trong gian khổ hiểm nguy càng thắm tình đồng chí, đồng đội. 
- Trái tim mang tình yêu Tổ quốc là sức mạnh thôi thúc tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, tình yêu đó mạnh hơn tất cả đạn bom, cái chết.
- Ngôn ngữ, hình ảnh chân thực tự nhiên, khỏe khoắn có giọng điệu riêng phù hợp với hình tượng và nội dung cảm xúc của bài thơ.
2. Đọc thuộc bài thơ. Tìm thêm các bài thơ khác về đề tài kháng chiến chống Mỹ.
3. Đọc và chuẩn bị bài “ Đoàn thuyề đánh cá.”
---------------------- 
TUẦN 10- TIẾT48
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
A.MỤC TIÊU
 Thông qua bài kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của hs trong phần truyện trung đại 
Việt Nam.
 Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để làm bài.
 Giáo dục ý thức tự giác làm bài.
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Ôn tập phần truyện trung đại.
-Xem lại các kiến thức đã học.
- Đề bài.
I. Trắc nghiệm ( 2,5 điểm) Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng và đủ nhất.
1.Bộ mặt xấu xa tàn bạo của giai cấp phong kiến không thể hiện trực tiếp ở tác phẩm nào?
A. Vũ trung tùy bút 
C. Hoàng Lê nhất thống chí
B. Chuyện người con gái Nam Xương
C. Truyện Kiều
2. Nhân vật Quang trung-Nguyễn Huệ ( HLNTC) được khắc họa với những vẻ đẹp nào?
A. Yêu nước nồng nàn
 B. Tài trí, dũng cảm, mưu lược, kì tài dùng binh.
C. Kiên quyết mà bao dung độ lượng
 D. cả ba ý kiến trên
3. ý kiến nào sau đây không đúng khi giới thiệu về tác giả Nguyên Du?
A. Ông sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ: Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân , tỉnh Hà Tĩnh.
B. Cuộc đời đầy đau khổ: nước mất, nhà tan, học vấn dở dang nhưng nghị lực phi thường.
C. Gia đình quí tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. Ông sống trong thời kì lịch sử đầy biến cố sôi động. 
D. Ông là nhà thơ thiên tài, vĩ đại nhất của văn học trung đại Việt Nam.
4.Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Du?
A. Ngư tiều y thuật vấn đáp
B. Bắc hành tạp lục
B. Thanh Hiên thi tập
D. Nam trung tạp ngâm
5. Vì sao “ Truyện Kiều” được coi là đỉnh cao của nghệ thật tự sự trung đại?
A. Thể thơ truyền thống, ngôn ngữ tự sự đặc sắc, kết hợp lời kể và lời nhân vật.
B. Nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm độc đáo.
C. Bút pháp tả cảnh, tả tình, tả người sinh động, tài tình.
D. Cả ba ý kiến trên.
6.Điểm giống nhau cơ bản giữa“ Truyện Kiều”và “ Truyện Lục Vân Tiên” là thể loại truyện thơ nôm lục bát, ngôn ngữ bình dị, nhiều khẩu ngữ, từ ngữ địa phương.Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai.
7. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu văn “ Khi khắc họa chân dung Thúy Kiều, Thúy Vân, Nguyễn Du đã kín đáo gợi mở ..............................................................” 
A. Chân dung giai nhân
B .Chân dung văn nhân
B. Chân dung mĩ nhân
D. Chân dung số phận
8. Điểm nào không có ở Vũ Nương- Thúy Kiều- Nguyệt Nga?
A. Tài sắc vẹn toàn
B. Hiếu thảo, nhân hậu
C. Bình yên, hạnh phúc.
D. Gian nan, vất vả.
9. Đoạn trích nào sau đây thể hiện bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện của Nguyễn Du?
A. Chị em Thúy Kiều.
B. Cảnh ngày xuân
C. Kiều ở lầu Ngưng Bích
D. Mã Giám Sinh mua Kiều.
10. Câu thơ nào thể hiện bản chất con buôn tàn ác, bất nhân, vô cảm của Mã Giám Sinh?
A. Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
B. Cò kè bớt một thêm hai
C. Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
D. Đắn đo cân sắc cân tài.
II.Tự luận: (7,5 điểm ) 
Câu 1(4 đ). Vì sao chiếc bóng là chi tiết quan trọng trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”? 
Câu 2( 3,5đ). Cảm nhận của em về hai câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 ( “ Cảnh ngày xuân” - Ngữ văn 9, tập 1)
Đáp án-biểu điểm:
I.Trắc nghiệm:2,5 điểm( Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)
Cụ thể:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
B
A
D
D
D
C
C
B
II. Tự luận:7,5 điểm
Câu 1( 4 Điểm) :
Hình thức:1 điểm 
- Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch chứng minh.Triển khai đúng ý câu chủ đề. 
 0,5điểm 
- Diễn đạt lưu loát ,câu văn có hình ảnh, cảm xúc 0,5 điểm
2 Nội dung: 3 điểm
- Về phương diện nghệ thuật: chiếc bóng có vai trò thắt mở nút truyện tạo kịch tính (1 đ).
- Về nội dung: 
+ Mỗi nhân vật, chiếc bóng có một ý nghĩa khác nhau góp phần bộc lộ tính cách nhân vật.(1 đ)
+ Nguyễn Dữ muốn nhắc nhở người đọc về những tai họa tiềm ẩn trong cuộc sống và cảm thương với hạnh phúc mong manh của người phụ nữ trong XH cũ. (1 đ)
Câu 2( 3,5 Điểm) :
Nội dung: 3 điểm
Bức tranh xuân thơ mộng, mới mẻ, tinh khôi với cỏ xanh và hoa lê trắng (1đ)
Bút pháp phác họa: Giữa diện có điểm, giữa nền xanh có sắc trắng, màu sắc hài hòa . (1đ)
Từ “ điểm” tạo hồn cho bức tranh xuân: sự cố ý ban tặng của tạo hóa. (1đ)
Hình thức:0.5 điểm 
- Trình bày đoạn văn diễn đạt lưu loát ,câu văn có hình ảnh, cảm xúc 0,5 điểm
C.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1,Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: G phát đề-Học sinh làm bài
Hoạt động 2: G thu bài-nhận xét tiết làm bài.
3.Củng cố: Nhận xét tiết kiểm tra.
4. HDVN: - Tiếp tục chuẩn bị bài tổng kết từ vựng-phần lớp 9.
- G nhắc tiếp tục H nắm vững nội dung và nghệ thuật của các văn bản
-------------------------
TUẦN 10 - TIẾT 49
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
( Sự phát triển của từ vựng... trau dồi vốn từ )
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs hệ thống lại các kiến thức về từ vựng: Các cách phát triển 
của từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội và trau dồi vốn từ. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, khái quát kiến thức; kĩ năng nhận diện được từ mượng, từ hàn việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
KNS: Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt.
 Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ.
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
 - Xem lại các nội dung tổng kết. - Chuẩn bị các nội dung theo sgk - Bảng phụ.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật thực hành, - Kĩ thuật động não - Kĩ thuật thảo luận nhóm.
-PP phân tích, thực hành...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Thế nào là trường từ vựng ? Cho ví dụ
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC/LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
I. Sự phát triển của từ vựng.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G treo bảng phụ, y/c H lên điền vào sơ đồ câm về sự phát triển của từ vựng.
-Thế nào là từ mượn? Người Việt thường mượn từ của nước nào? Nêu ví dụ? Số lượng từ mượn nước nào nhiều nhất? Vì sao?
Tạo từ mới
Mượn từ
Thay đổi về nghĩa
Phát triển thêm nghĩa
CHẤT LƯỢNG
SỐ LƯỢNG
SỰ PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG
II.Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội. 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G cho H đọc các câu hỏi trong sgk.
-G cho H tham gia trả lời trước lớp.
-G nhắc H các đặc điểm khác của thuật ngữ: Tính chính xác.Tính quốc tế. Tính hệ thống.
GV giải thích thêm.
1, Khái niệm: Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ và thường dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.
Mỗi thuật ngữ thường biểu thị 1 khái niệm trong 1 lĩnh vực nhất định.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
2. Vai trò: - Thuật ngữ biểu thị khái niệm khoc học->...
-Thuật ngữ biểu hiện của nền kinh tế toàn cầu-> nhu cầu hội nhập và phát triển kinh tế – xã hội.
- Rèn tư duy trừu tượng, kỹ năng tổng hợp...
3. Biệt ngữ xã hội.
 Hs thảo luận và tìm các biệt ngữ xã hội
 Các biệt ngữ xã hội: học vẹt, học tủ
III. Trau dồi vốn từ
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nêu cách các trau dồi vốn từ?
-Cách nào được sử dụng thường xuyên hơn?
-G cho H đọc bài tập, tra từ điển, giải thích.
-G cho H đọc bài tập, nêu y/c.
-G cho H tra từ điển hoặc giải thích nghĩa để nhận xét dùng từ.
-G tổng hợp, ghi bảng.
- Cho Hs thảo luận tìm biệt ngữ ở một số tầng lớp xã hội?
- Gọi Hs trình bày?
- Nhận xét bổ sung.
1. Các cách trau dồn vố từ:
- Rèn luyện để nắm đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
-Tìm thêm những từ mới chưa biết, làm tăng vốn từ.
2. Bài tập 2-Tr.
3. bài 3-tr.
a. béo bổ: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể người.
-> dùng béo bở: thu được lợi nhuận cao.
b. Đạm bạc: ít, so sài, nghèo, rẻ... 
-> Dùng tệ bạc : lạnh lùng, nhạt nhẽo, dửng dưng.
Bài 4-Tr :Một số biệt ngữ xã hội:
a. Giới kinh doanh: vào cầu, móm, cân, lít, chát,...
b. Giới thanh niên: nhìn đểu, xịn, đào mỏ, moi, biến, ...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Có thói quen chú ý đến những từ mới xuất hiện và nghĩa của chúng.
2.Lập sổ tay chính tả. Tìm hiểu thêm về các từ ngữ mới xuất hiện và ý nghĩa:
 - Công dân toàn cầu - Cách mạng 4.0 - Kinh tế tri thức
3.Tìm hiểu nội dung còn lại của bài: Tổng kết về từ vựng
-------------------- 
TUẦN 10 - TIẾT 50
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Thông qua bài hs hiểu được thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự.
Mục đích và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
phân tích được các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP (7 phút)
Nhóm........Nhóm trưởng............................................
 Tự sự
Yếu tố nghị luận
Nội dung
Cách lập luận
Hình thức lập luận
Tác dụng
Suy nghĩ nội tâm của ông Giáo để thuyết phục mình rằng: Vợ mình không ác.
Mã G.Sinh mua Kiều.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm các chi tiết.	
- Kĩ thuật trình bày một phút: trình bàytác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự .
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ cảm nhận yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Văn nghị luận là gì?Nêu đặc điểm của văn nghị luận?
GV: Văn nghị luận có tác dụng bày tỏ quan điểm của người viết. Vậy trong văn tự sư, yếu tố nghị luận được sử dụng như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn tự sự
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
1. Ví dụ: sgk Tr.137.
2. Nhận xét: .
 Tự sự
Yếu tố nghị luận
Nội dung
Cách lập luận
Hình thức lập luận
Tác dụng
Suy nghĩ nội tâm của ông Giáo để thuyết phục mình rằng: Vợ mình không ác.
Nhân vật ông giáo
+ Những người ...->từ khái quát, nêu vấn đề chung.
+ Vî tôi không...
- Thị ích kỷ vì thị quá khổ
- Không nghĩ đến ai 
- Bản tính tốt bị che lấp ...
-> giải thích, phân tích.
+ Tôi buồn nhưng....
-> Kết luận: về tình cảm...
Câu hô ứng thể hiện sự phán đoán, câu ngắn gon,khúc triết. 
Nổi bật tính cách 
Của nhân vật: Giàu lòng thương người, trăn trở cách sống, cách nhìn người....
Mã G.Sinh mua Kiều.
Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong.
Bày tỏ nhận xét, đánh giá.
Tố cáo xã hội đồng tiền.
Đảm bảo đúng sự việc.
Nh©n vËt
Nêu ý kiến, nhận xét, ph

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_10.docx