Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 13

TUẦN 13 - TIẾT 61

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

 ( Luyện tập tổng hợp )

A.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Thông qua bài Gv hướng dẫn hs hệ thống các kiến thức về từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình và vận dụng kiến thức lí thuyết về từ vựng để làm các bài tập phần từ vựng tiếng việt.

Thấy được tác dụng của các biện pháp tu từ tiếng Việt.

 2. Kĩ năng: Nhận diện các từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ tiếng Việt.

Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ

Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập.

KNS: Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt.

 

docx 14 trang phuongnguyen 30/07/2022 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 13

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 13
TUẦN 13 - TIẾT 61
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
 ( Luyện tập tổng hợp )
A.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Thông qua bài Gv hướng dẫn hs hệ thống các kiến thức về từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình và vận dụng kiến thức lí thuyết về từ vựng để làm các bài tập phần từ vựng tiếng việt. 
Thấy được tác dụng của các biện pháp tu từ tiếng Việt. 
 2. Kĩ năng: Nhận diện các từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ tiếng Việt.
Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ
Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
KNS: Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt.
 Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Theo yêu cầu SGK.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Nhận diện và phân tích tác dụng của từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm và phân tích tác dụng của từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ. 
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Nhắc lại các kiến thức về từ vựng đã tổng kết ở các tiết trước?
=> GV nhận xét câu trả lời của HS để dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
I. Xác định từ ngữ phù hợp:
 HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G cho H đọc bài tập 1
-G cho H độc lập suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
-G tổng kết, ghi bảng.
 THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
G cho H đọc bài tập.
- Có ngữ cảnh gì? Từ ngữ nào gây ra 2 cách hiểu khác nhau? Đó là những cách hiểu nào?
- Theo em, phương châm nào trong hội thoại không được thực hiện? Nguyên nhân.
-Từ đó, em rút ra bài học dùng từ?
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G cho H đọc và thảo luận các câu hỏi của bài tập?
G cho H trình bày kết quả
- Em hãy tìm từ ngữ nghĩa rộng của những từ đó.
- Có thể coi đó là 1 trường từ vựng được không ? Vì sao?
G cho H đọc bài, nêu y/c.
- Em hãy tìm các trường từ vựng.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Gọi HS yêu cầu của bài?
 GV hướng dẫn HS làm bài tập để tích hợp với Đọc - Hiểu văn bản.
- Xác định các trường từ vựng ?
Nhận xét về mối quan hệ giữa các trường từ vựng đó trong việc xây dựng hình tượng chiếc áo đỏ?
- Qua đó, em hiểu gì về tình cảm của tác giả.
Bài 1:
- từ Gật đầu: Cúi xuống rồi ngẩng lên ngay. Chỉ sự đồng ý.
- Từ Gật gù: Gật đầu nhẹ nhiều lần. Chỉ sự đồng tình, tán thưởng một cách say sưa.->gật gù: diễn tả niềm vui và hạnh phúc bình dị của vợ chồng nghèo.
Bài 2: 
-Người chồng nói "đội này chỉ có một chân sút": Chỉ có một cầu thủ có khả năng ghi bàn.
- Người vợ hiểu "đội này chỉ có một chân sút": chỉ có một chân đi đá bóng.
=> Phương châm quan hệ không được thực hiện. Do người vợ không hiểu được nghĩa hàm ẩn của từ ngữ trong văn cảnh.
Bài 3:
+Từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
=> Bộ phận cơ thể người.
+Từ dung theo nghĩa chuyển: 
-vai:(Bộ phận cơ thể người)- phần của áo ở vị trí che vai: hình thành theo phương thức hoán dụ.
-đầu: ( Bộ phận phía trên cùng của cơ thể có chứa não )- Phần trên cùng của khẩu súng:hình thành theo PT ẩn dụ
Bài tập 4
 Áo đỏ em đi giữa phố đông
 Cây xanh như cũng ánh theo hồng
 Em đi lửa cháy trong bao mắt
 Anh đứng thành tro em biết không
 ( Vũ Quần Phương)
- Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng. 
- Trường từ vựng chỉ các sự vật liên quan đến lửa: lửa, cháy, tro.
 Hai trường từ vựng đó cộng hưởng nhau về ý nghĩa để tạo nên hình tượng chiếc áo đỏ bao trùm không gian và thời gian. Khi màu áo dỏ của cô gái xuất hiện đã thắp lên trong mắt chàng trai và bao người ngọn lửa - tình yêu.Ngọn lửa đó lan tỏa, bùng cháy trong chàng trailàm anh ta đắm say ngây ngất( thành tro). Từ đó anh ta nhìn không gian biến sắc. Có thể nói đây là sự tác động đến tình cảm của "anh" khi "em" xuất hiện. Hai trường từ vựng kết hợp đã để lại ấn tượng khó phai về một tình yêu bỏng cháy, mãnh liệt
II. Cách đặt tên cho sự vật:
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Gọi HS đọc bài tập 5.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
Bài 5:
- Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới: Rạch Mái Giầm.
VD:con bạc má, rắn sọc dưa, chim dẻ quạt,...
- Dựa vào đặc điểm của svht được gọi tên: kênh Bọ Mắt.
VD: cây xương rồng, chè móc câu, ...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Thống kê các trường từ vựng có trong bài “ Đồng chí”: Trường chỉ “ Quê hương”...
2. HĐ nhóm: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng vào Đọc-Hiểu văn bản như thế nào?
--------------------- 
TUẦN 13 - TIẾT 62
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
 CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận,.
Phân tích tác dụng của các yếu tố nghị luận trong VBTS.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Theo yêu cầu SGK.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Nhận diện và phân tích tác dụng của yếu tố nghị luận trong VBTS.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm và phân tích của yếu tố nghị luận trong VBTS.
- Kĩ thuật viết tích cực: Viết các đoạn văn theo yêu cầu. 
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 -Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự ? Cách sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự	=>GV căn cứ câu trả lời của HS, nhận xét , giới thiệu tiết học.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự 
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Gv cho hs đọc ví dụ sgk.
-Tìm các câu văn thể hiện yếu tố nghị luận trong văn bản ?
-Nêu tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự ?
-HS xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
* Yếu tố nghị luận.
- Hôm nay người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.
- Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.
- Những điều viết trên cátlòng người.
* Tác dụng: Yếu tố nghị luận làm cho câu văn thêm tính triết lí, tăng tính giáo dục.
II.Thực hành viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Gv cho hs đọc bài tập, xác định yêu cầu.
-Xác định sự việc và luận điểm chính.
-Cho hs viết đoạn văn.
-Gv tổng hợp, rút kinh nghiệm chung.
-Hướng dẫn hs làm bài tập theo phương pháp như bài tập 1.
Gv nhận xét tổng hợp.
-Viết đoạn văn nghị luận kể về một lần em mắc lỗi với thầy (cô giáo), trong đoạn có sử dụng yếu tố nghị luận?
- Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập.
- Quan sát học sinh thực hành.
- Gọi HS trình bày đoạn văn
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Bài tập 1.
- Sự việc: Buổi sinh hoạt lớp.
- Luận điểm: Nam là một người bạn rất tốt.
- Luận cứ: 
Bài tập 2.Hs đọc bài
- Sự việc: những việc làm và những lời dạy bảo của bà.
- Yếu tố nghị luận: Những ý kiến nhận xét của bà về cuộc sống và con người.
- Cần sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Bài tập 3 :
- Sự việc : Em mắc lỗi với thầy (cô) giáo.
- Yếu tố nghị luận : Những phân tích, đánh giá của em về chính mình, về hành động của mình về công ơn cuả thầy cô
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Đọc thêm các đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
2. Xem trước bài: Đối thoai, độc thoại,  trong văn bản tự sự.
3.Trao đổi trong nhóm về thông điệp từ câu văn trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa”: 
 “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước” 
Gọi ý: Thông điệp cuộc sống: ca ngợi những con người dũng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng, cao cả cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
---------------------- 
TUẦN 13 - TIẾT 63
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
LÀNG
 (Kim Lân )
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Phát hiện được tình huống truyện độc đáo tạo diễn biến tâm lí ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng; cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai, qua đó hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp; phân tích được những đặc sắc trong nghệ thuật của truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng và ngôn ngữ nhân vật quần chúng. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu tác phẩm truyện hiện đại; có các kĩ năng phân tích các phương thức biểu đạt trong truyện hiện đại.
3. Thái độ: Có ý thức trân trọng những vẻ đẹp truyền thống của làng quê, đất nước; củng cố lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực đọc hiểu văn bản văn học (văn bản truyện Việt Nam hiện đại trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thực hành trình bày trước lớp ).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (vẻ đẹp giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản).
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
 - Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TÂP (9 phút)
Nhóm.......Nhóm trưởng:........................................
Thảo luận nhóm và điền các thông tin vào bảng sau:
Hành động
Lời nói/suy nghĩ
Tâm trạng
a.Trước khi nghe tin
xấu về làng
b.Khi nghe tin làng theo
Tây
Ban đầu
Những ngày sau đó
Khi nói chuyện với con
c.Khi nghe tin cải chính
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật ông Hai.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm truyện. 
- Kĩ thuật trình bày một phút: Nội dung, nghệ thuật truyện.
- PP vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình, giảng bình....
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Qua các văn bản trong chương trình NV 8, ta đã cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân VN trong xã hội cũ. Còn trong thời đại mới, người nông dân có thêm những vẻ đẹp mới nào? Chúng ta cùng tìm hiểu truyện Làng của nhà văn Kim Lân
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Qua chuẩn bị bài, em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Xác định thể loại và đặc điểm của thể loại đó. 
- Để khắc hoạ nổi bật chủ đề, tính cách nhân vật, KL đã đặt nhân vật chính vào tình huống truyện như thế nào?
- Tình huống ấy có tác dụng gì?
1. Tác giả: sgk Tr.171
2. Tác phẩm: 
- Thể loại: Truyện ngắn. 
- Tình huống truyện: Ông Hai tình cờ nghe được tin làng Chợ Dầu yêu quý trở thành Việt gian theo Pháp, 
-> Tạo lên một nút thắt cho câu chuyện, gây mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông Hai, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật, góp phần thể hiện rõ chủ đề truyện và tình huống đó là sợi dây cho câu chuyện tiếp tục phát triển.
 Làng là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Kim Lân khi viết về những người nông dân thuần hậu, chất phác, một lòng đi về với đất với quê hương này. Từ tình yêu làng đến tình yêu nước là một quá trình phát triển hết sức tự nhiên, chân thực và sâu sắc. Trong cuộc sống hiện đại, đôi khi chúng ta quên đi những vẻ đẹp truyền thống của làng quê nơi ta đã sinh ra, lớn lên. Truyện đánh thức mỗi người những tình cảm yêu quí, tự hào và trách nhiệm với quê hương
II. Đọc - Hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV hướng dẫn đọc.
- Gọi HS đọc bài.
- Đọc thầm phần chú thích .
- Tóm tắt ngắn gọn truyện.
? Em hãy nêu cách phân đoạn của em
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 qua phiếu học tập.
- Hướng dẫn HS thảo luận.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập:
- Nhận xét về phương thức biểu đạt? Từ ngữ?
-Tâm trạng của ông Hai?
- Tổng hợp ý kiến, ghi bảng
- Trước chứng cứ và thái dộ của mọi người, ông Hia có cảm giác gì?
- Về đến nhà trọ, nhìn đàn con, ông nghĩ gì? Tại sao ông lại lại thay đổi hẳn thái độ với làng mình. Những ngày sau đó, ông có biểu hiện ? 
- Tổ chức cho HS nhận xét
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cách diễn tả diễn biến nội tâm nhân vật?
? Nhận xét về tâm trạng của ông Hai?
1. Đọc- chú thích:
2. Bố cục đoạn trích: 3 phần
3. Phân tích:
a.Trước khi ông Hai nghe tin làng theo giặc:
- Ông luôn :có tật khoe làng, ca ngợi... làng mình.-> Nét đẹp tâm lí truyền thống của người Việt Nam. Thứ tình cảm mang tâm lí địa phương nhỏ bé hẹp hòi:
Làng ta ...khúc như hình con long
b.Nghe tin làng giặc:
+Ban đầu:
- Cổ nghẹn ắng lại - da mặt tê dân dân 
- Lặng đi - Tưởng không thở được 
..., cất tiếng, giọng lạc đi 
-> Miêu tả cảm giác . sự bất ngờ- tâm trạng bàng hoàng đau đớn, tủi hổ
- Lảng chuyện -> Cảm giác bẽ bàng, tội lỗi.
-Cười nhạt thếch-> xấu hổ, ê chề, nhục nhã.
+ Những ngày sau đó:
- Ông thương con... Thoắt giận dân làng.
- Suốt mấy ngày không dám đi đâu- nghe ngóng- chột dạ- ...lủi ra một góc nhà- nín thít ->Diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề đã biến thành nỗi sợ hãi thường xuyên trong ông Hai.
- Nghe bà Hai nói -ông lão gắt lên=>Bực bội, lảng tránh, cáu kỉnh... 
- Cách miêu tả tâm trạng qua ngoại hình, thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật. 
- Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù -> Thái độ kiên quyết, dứt khoát đứng hẳn về phía cách mạng.tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình yêu làng quê.
 Kim Lân miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt tác giả diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Đây là đoạn văn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai- một người nông dân với quê hương, luôn quan tâm đến công cuộc kháng chiến của đất nước. 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Giới thiệu một phong tục tập quán ( di tích lịch sử, danh nhân văn hoá, phong cảnh đep...) của địa phương nơi em sinh sống đã khơi dậy niềm tự hào về làng quê yêu dấu.
- HS chuẩn bị dàn ý.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
-HS thuyết minh trước lớp về những vẻ đẹp của quê hương mình. 
-HS sau khi lắng nghe có thể tự do phát biểu cảm nghĩ.
- Chia sẻ những cảm nhận của cá nhân.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
ĐỌC VÀ TÌM HIỂU THÊM:
MỘT SỐ LƯU Ý KHI TÌM HIỂU TÁC PHẨM TRUYỆN
1. Cốt truyện 
 Là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự.( Lớp 9: cần phân biệt cốt truyện tâm lí và cốt truyện hành động).
2. Tình huống truyện
– Tình huống  là “cái tình thế nảy ra truyện”, là “lát cắt” của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo mộc, là “một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”, “khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại”(Nguyễn Minh Châu)..
3. Kết cấu:
 Tổ chức hệ thống nhân vật và tổ chức không gian, thời gian nghệ thuật.
4. Phân tích nhân vật 
 “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người.”(Lại Nguyên Ân; 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1999, tr.250).
* Phân tích ngoại hình nhân vật.
 Ngoại hình, hình dáng của nhân vật thường có mối quan hệ chặt chẽ với tính cách, bản chất của nhân vật. Tuỳ theo dụng ý nghệ thuật mỗi nhân vật thường được tác giả phác hoạ những nét đậm nhạt về ngoại hình.
* Phân tích hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật.
Hành động, hành vi, cử chỉ của nhân vật là những tín hiệu quan trọng cung cấp thêm những thông tin cho bức tranh toàn diện về nhân vật
* Phân tích mối quan hệ giữa các nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh.
*Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật.
5. Tìm hiểu điểm nhìn trần thuật.
 Điểm nhìn trần thuật có vai trò dẫn dắt người đọc quan sát các chi tiết và diễn biết có ý nghĩa đặc biệt của truyện. Điểm nhìn trần thuật hay chọn cách trần thuật(ngôi kể) như thế nào cũng là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn, nhận diện điểm nhìn trần thuật của từng tác phẩm và tác dụng của nó. 
6. Cảm nhận giọng điệu lời văn
 Giọng điệu là một yếu tố thuộc về ngôn ngữ trong tác phẩm truyện. Ngôn ngữ văn xuôi là những đặc sẳc trong cách sử dụng các kiểu câu, chủ thể phát ngôn, cách xưng hô, giọng điệu kể, sự cá thể hóa ngôn ngữ của nhân vật và tác giả 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Sưu tầm và thiệu với các bạn trong lớp 2 tác phẩm ( truyện, thơ) nói về tình yêu quê hương đất nước?
2. Hoạt động nhóm: 
- Quan sát, vẽ tranh, chụp ảnh, quay video - viết bài gới thiệu về vẻ đẹp của quê hương?
- Viết lời mới cho ca khúc: Chọn ca khúc nhóm em yêu thích và viết lời mới -nội dung ca ngợi quê hương mình.
------------------------- 
TUẦN 13- TIẾT 64
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
LÀNG
 (Kim Lân )
A.MỤC TIÊU: Đã trình bày ở tiết 63
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU;
PHIẾU HỌC TÂP (5 phút)
Nhóm.......Nhóm trưởng:........................................
Thảo luận nhóm và điền các thông tin vào bảng sau:
Mâu thuẫn xung đột trong nội tâm của ông Hai:
Nhân vật
Mong muốn
(Mục đích, động cơ)
Nhưng
(Mâu thuẫn, xung đột)
Kết cục
(Giải quyết)
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật ông Hai.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm truyện. 
- Kĩ thuật trình bày một phút: Nội dung, nghệ thuật truyện.
- PP vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình, giảng bình....
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Báo cáo sản phẩm của nhóm (làm ở nhà): Quan sát, vẽ tranh, chụp ảnh, quay video - viết bài gới thiệu về vẻ đẹp của quê hương?
HS có thể sử dụng vẽ tranh, chụp ảnh, quay video để tình yêu quê hương máy chiếu +thuyết minh bằng ngôn ngữ.
- Tổ chức cho HS nhận xét
Sản phẩm học tập của HS: tranh ảnh, dàn ý bài viết cảm nghĩ.
 Quê hương tươi đẹp mến yêu đi vào nhạc, vào thơ, vào tranh tự nhiên như thế. Và mỗi người đều đạt vào sản phẩm của mình một bông hoa rực rỡ niềm tự hào, kiêu hãnh không dễ gì nói được ra. Có một người yêu làng quê như chính bản thân mình, nhưng tình yêu ấy bị đem ra thử thách để phải lựa chon. Người ấy đã quyết định như thế nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Tiếp tục tổ chức cho các nhóm báo cáo theo phiếu học tập đã làm từ tiết trước.
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Bị chủ nhà xua đuổi, ông đã suy nghĩ như thế nào?
- Nhận xét về ngôn ngữ nhân vật? Qua đó tâm trạng ông?
-G cho H đọc lại đoạn ông -Hai trò chuyện với con? 
- Hình thức ngôn ngữ? ( Đối thoại? Độc thoại? Độc thoại nội tâm?)
- Theo em những lời ông Hai nói hướng vào ai? Vì sao?
- Tình cảm, tấm lòng của ông?
- Cho HS đọc thầm SGK.
- Khi nghe tin cải chính, ông có biểu hiện gì ? 
- Em hãy lý giải tâm trạng của “ông lão” khi múa tay lên mà khoe cái tin Tây đốt nhà mình với mọi người? 
- Câu nói nào của ông Hai bộc lộ rõ nhất tình yêu làng? Em thử bình luận về câu nói đó của nhân vật.
- Em hãy khái quát lại quá trình thay dổi tâm lý nhân vật? Qua diễn biến tâm lý đó, em hiểu gì về ông Hai.
- Qua đoạn , em hiểu thêm gì về tình cảm của ông Hai đối với làng với nước?
+ Trong K/C: Cụ Hồ ở giữa lòng dân...
-Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vât?
- Bị chủ nhà có ý xua đuổi
+ Biết đi đâu bây giờ?
+ Hay là quay về làng? Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ.
 + Về làng tức là làm nô lệ cho thằng Tây 
-> Ngôn ngữ độc thoại, mâu thuẫn nội tâm gay gắt -> Sự bế tắc tuyệt vọng.
* Ông tâm sự với con :
-Nhà ta ở đâu ?Con ủng hộ ai ?
-Ủng hộ Cụ Hồ ... muôn năm.
- Cái lòng bố con ông là như thế... chết thì chết...
+ Đọc đoạn đối thoại ->Đối thoại lồng đọc thoại , ông nói với con nhưng thực chất là tự giãy bày nõi lòng, tự nhủ với bản thân => Thủy chung son sắt với cánh ạng, với kháng chiến, với lãnh tụ. 
c. Ông Hai nghe tin cải chính:
- Cái mặt... bỗng tươi vui, rạng rỡ.- bỏm bẻm nhai trầu.- Cặp mắt ... hấp háy.-> miêu tả ngoại hình- hành động-> sung sướng, tự hào 
- ...lớn tiếng... bô bô: "Tây nó đốt nhà tôi".
- chỉ được bằng ấy câu, ông lão lật đật ...
-> nghệ thuật miêu tả ngoại cảnh, hành động, lời nói để bộc lộ tâm trạng: vui mừng tột độ, tự hào, hãnh diện khi làng không đi theo Tây.
=> Ông Hai có một tình yêu làng hết sức sâu sắc và đặc biệt. Tình yêu đó được khẳng định và vô cùng đáng trân trọng khi trải qua thử thách. - Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu
- > Tấm lòng thuỷ chung son sắt với cách mạng, với kháng chiến- Biểu tượng là Cụ Hồ-Tình cảm ấy sâu nặng, bền vững, thiêng liêng.
 Tác giả miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại rất hợp lí. Từ chỗ đau đớn rụng rời đến chỗ bế tắc tuyệt vọng và cuối cùng là giải toả tâm lí bằng tin cải chính. Nhân vật được hồi sinh. Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách về tâm lí để bộc lộ chiều sâu tính cách và tâm trạng. (Từ sự việc bên ngoài đến tình huống nội tâm, từ chuyện làng theo giặc trở thành cuộc xung đột trong lòng nhân vật).
 Như vậy “ cách mạng, kháng chiến chẳng những không làm mặt đi tình yêu làng quê truyền thống mà còn mang đến cho tình cảm ấy những biểu hiện hoàn toàn mới mẻ” . Cách mạng đã làm thay đổi nhận thức của người dân: Tình yêu làng quê hoà quyện với tình yêu đất nước , với tình cảm cách mạng, với tinh thần kháng chiến. Nó trở nên cao đẹp và mang tinh thần thời đại Hồ Chí Minh. Ông điển hình cho người nông dân trong kháng chiến. 
4.Tổng kết:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Em hãy đọc câu hỏi 4-SGK
- Gọi Hs nêu nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật? Sử dụng ngôn ngữ? Điểm nhìn trần thuật?
- G tổng hợp ý kiến, ghi bảng.
- Em hãy tổng kết giá trị nội dung (Nhân vật chình có những vẻ đẹp gi ?)
- Qua truyện, nhà văn Kim Lâm muốn nhắn nhủ điều gì ?.
G tổng hợp ý kiến, ghi bảng.
1. Nghệ thuật: - Nhân vật tâm lí
- Miêu tả nhân vật : Đặt nhân vật vào tình huống thử thách ; Nội tâm thể hiện qua hành vi, ngôn ngữ, ý nghĩ...
-Ngôn ngữ bình dị (khẩu ngữ) Kết hợp ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm 
 - Truyện kể theo điểm nhìn của ông Hai
2. Nội dung:
 -Nhân vật ông Hai-Người dân Bắc bộ với tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước, với tinh thần kháng chiến và căm thù giặc xâm lược...
- Tư tưởng chủ đề: Tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước. Đó là tình cảm mới xuất hiện từ sau c/m tháng Tám
 Làng là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Kim Lân khi viết về những người nông dân thuần hậu, chất phác, một lòng đi về với đất với quê hương này. Từ tình yêu làng đến tình yêu nước là một quá trình phát triển hết sức tự nhiên, chân thực và sâu sắc. Trong cuộc sống hiện đại, mà đôi khi chúng ta quên đi những vẻ đẹp truyền thống của làng quê nơi ta đã sinh ra, lớn lên. Đọc truyện, Tình yêu làng được khơi gợi:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
 (Đỗ Trung Quân)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 HOẠT ĐỘNG NHÓM
(Mâu thuẫn xung đột trong nội tâm của ông Hai)
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu học tập
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Mâu thuẫn xung đột trong nội tâm của ông Hai:
Nhân vật
( Ông Hai)
Mong muốn...
(Mục đích, động cơ)
Nhưng...
(Mâu thuẫn, xung đột)
Kết cục...
(Giải quyết)
Tình cảm của ông Hai với làng quê và cách mạng.
Làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời ông, không dễ gì vứt bỏ
Khi làng theo Tây, về làng lúc này là đồng nghĩa với theo Tây, phản bội kháng chiến
“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.
Cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ.
- Mụ chủ nhà đã đánh tiếng xua đuổi. Còn đi thì biết đi đâu bởi không ai chứa chấp dân làng Chợ Dầu phản bội.
Về làng là làm nô lệ cho thằng Tây.
Về làm gì cái làng ấy nữa...
Tình cảm ấy thống nhất, hoà quyện nhưng tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng hơn, bao trùm tình yêu làng.
Mong muốn tình yêu làng và tình yêu nước hoà quyện trong nhau.
Buộc phải có sự lựa chọn: quê hương và Tổ quốc, bên nào nặng hơn
Chọn trung thành với kháng chiến, lanhhx tụ :“ cái lòng...chết thì chết...”
 Tình huống truyện mâu thuẫn, căng thẳng đầy kịch tính: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Đây là tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng Chợ Dầu của ông. Mục đích của tác giả khi xây dựng tình huống này là tạo ra những bước chuyển đổi trong tâm lí và hành động của nhân vật, từ đó khắc hoạ tính cách nhân vật.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
 Trao đổi vói bạn về việc giữ gìn, phát huy lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều giản dị nhất.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.?
-Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, tham gia nghiên cứu khoa học, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
-Tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng nội qui chung.
-Lao động tích cực, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện...
-Làm những việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Sưu tầm những tấm gương tiêu biểu đóng góp công sức xây dựng quê hương em? Hãy viết một bài giới thiệu về một người mà em ngưỡng mộ nhất trong số họ?
2. Viết bài nêu suy nghĩ về tình quê hương.
-------------------- 
TUẦN 13- TIẾT 65
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
Phần tiếng Việt
A.MỤC TIÊU
1. Ôn tập, hệ thống các nội dung về chương trình ngữ văn địa phương đã học.
2. Rèn kỹ năng giải thích ý nghĩa của từ địa phương, phân tích giá trị trong văn bản.
3. Giáo dục H lòng yêu quý và có ý thức sử dụng hiệu quả từ ngữ địa phương.
4. Năng lực cần phát triển
- Thu thập thông tin - Sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực hợp tác
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Theo yêu cầu SGK.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- PP thống kê, phân tích, tổng hợp...
- KT: động não, ...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Tìm những từ đồng nghĩa với từ “ mẹ” ( Người phụ nữ sinh con)?
=> Các từ : mẹ - má- u - bầm - ...là hiện tượng đồng nghĩa giữa từ toàn dân và từ địa phương. Mỗi vùng miền có một hệ thống từ địa phương song song với từ toàn dân. Thât khó giao tiếp nếu chúng ta không hiểu về từ địa phương khi giao tiếp với họ. 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Sưu tầm từ ngữ địa phương:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cho HS đọc SGK.
- Giải nghĩa từ trong sách?
- Tìm thêm ví dụ tương tự?
- Em có thể tìm từ ngữ toàn dân tương đương với các từ đó không? vì sao?
1a. Giải nghĩa:
Nhút: Món ăn từ xơ mít muối trộn với một số thứ khác được dùng ở thanh Hóa- Nghệ Tĩnh.
Bồn chồn: loại cây thân mềm, sống ở nước có thẻ làm dưa hoặc xào nấu- phổ bién ở Tây Nam bộ.
Có những từ ngữ địa phương không có từ ngữ toàn dân tương đương như trên. Điều này cho thấy: Có những sự vật hiện tượng chỉ xuất hiện và tồn tại ở địa phương này mà không xuất hiiện ở địa phương khác. Đó là do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán...giữa các vùng miền trên đất nước. Nhưng số lương những từ này không nhiều đồng nghĩa với việc sự khác biệt vùng miền không lớn.
 Ngoài ra, một số từ ngữ thuộc phần này có thể được phổ biến vì nó được phổ biến trên địa bàn rộng do có sự giao lưu, trao đổi : chôm chôm. sầu riêng, măng cụt....
2. Từ địa phương đồng nghĩa khác âm với từ toàn dân:
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận theo bảng SGK.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến.
Từ địa phương (Bắc)
Từ địa phương (Nam)
Từ địa phương (Trung)
Lợn
heo
heo
Bố
ba
Ba, tía
Mũ
nón
nón
Giả vờ
Già đò
Giả đò
Nghiện
Nghiền
Nghiền
Vào 
vô
vô
Cái bát
Cái chén
Cái tô
3. Từ địa phương đồng âm khác nghĩa với từ toàn dân:
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận theo bảng SGK.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến.
Từ địa phương (Bắc)
Từ địa phương (Nam)
Từ địa phương (Trung)
Hßm: ®ùng quÇn ¸o
Hßm: quan tµi
Hòm: quan tài
Trái: ngược với phải - hướng
Trái: quả
Trái: quả
Bắp: Phần phình ra của vật
Bắp: ngô
Bắp: ngô
Nỏ: khô/ cái nỏ để bắn
Nỏ: không/ chảng
Chén: để uống nước
Chén: bát ăn cơm
Chén: bát ăn cơm
 Quan sát hai bảng thống kê ta có thể thấy: Có những từ ngữ địa phương này đồng âm hay đồng nghĩa với từ dịa phương khác hoặc từ toàn dân.Có những từ ngữ địa phương trùng với từ toàn dân: Phương ngữ Bắc. Vì vậy phương ngữ Bắc thường được lấy làm ngôn ngữ chuẩn của Tiếng Việt. 
II.Phân tích giá trị từ địa phương trong văn chương:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
G cho H đọc bài tập 1.
+ xác định các từ địa phương?
+ Nêu tác dụng của các từ đó trong việc thể hiện nội dụng? 
+ ngoài ra khi sử dụng các từ đó , nhà thơ còn tạo được nét riêng của con người địa phương. Đó là gì? 
Cho H xung phong trả lời.
G tổng hợp ý kiến, ghi bảng.
G cho H đọc bài tập 1.
G đọc cho nghe- HS tìm thêm ví dụ.
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
1. Bài Mẹ Suốt-Tố Hữu:
- Từ địa phương Quảng Bình (Miền Trung):
- Từ địa phương:, rứa, nờ, tui, cớ răng, xiêu, mụ...
- Tác dụng: Nổi bật hình ảnh bà mẹ miền Quảng Bình dũng cảm, kiên cường. 
 Tạo không khí của địa phương trong bài ca cách mạng.
-> Ca ngợi không chỉ mẹ Suốt mà là tất cả những bà mẹ miền Trung trong cuộc kháng chiến chốn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_13.docx