Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 17

---------------------

TUẦN 17- TIẾT 82

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. CỐ HƯƠNG

( Lỗ Tấn

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua bài hs thấy được những đóng góp của Lỗ Tấn cho VH Trung Quốc và VH nhân loại, tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm, những sáng tạo về nghệ thuật của tác giả.

 2. Kỹ năng:Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm truyện ngắn. Kĩ năng cảm nhận sự thay đổi của môi trường xã hội ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con người.

 3.Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước.

 4. Phát triển năng lực: Giao tiếp, hợp tác, thẩm mỹ, đọc - hiểu, tạo lập VB

 

docx 9 trang phuongnguyen 20300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 17

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 17
--------------------- 
TUẦN 17- TIẾT 82
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CỐ HƯƠNG
( Lỗ Tấn
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs thấy được những đóng góp của Lỗ Tấn cho VH Trung Quốc và VH nhân loại, tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm, những sáng tạo về nghệ thuật của tác giả.
 2. Kỹ năng:Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm truyện ngắn. Kĩ năng cảm nhận sự thay đổi của môi trường xã hội ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con người.
 3.Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước.
 4. Phát triển năng lực: Giao tiếp, hợp tác, thẩm mỹ, đọc - hiểu, tạo lập VB
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm......Nhóm trưởng:............................................
Thảo luận nhóm để điền thông tin vào bảng sau:
Cảnh vật ở làng quê
Trước mắt
Trong kí ức
Cảnh vật
Nhận xét
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ phân tích trả lời các câu hỏi SGk.
- Kĩ thuật thảo luận: Hoàn thành nội dung vào bảng.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm văn bản. 
- PP vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, nêu vấn đề...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi
 Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết như thế về ý nghĩa của quê hương trong trái tim mỗi người. Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi nuôi ta khôn lớn trưởng thành. Có lẽ vì vậy mà dù ở nơi đâu, người ta cũng luôn nặng lòng với quê hương mình. Nhà văn Lỗ Tấn đã thể hiện tình cảm đó qua truyện Cố hương.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV hướng dẫn dộc
- Gọi HS đọc SGK.
- HD HS đọc thầm chú thích.
- Gọi HS giới thiệu những nét chính về tác giả? Tác phẩm?
- Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản?
1, Tác giả: SGK
2. Tác phẩm:
3. PTBĐ: Tự sự (đan xen quá khứ với hiện tại)+ Miêu tả + Biểu cảm + nghị luận.
 Lỗ Tấn là nhà văn có tư tưởng dân chủ tiến bộ. Với truyện ngắn “ Cố hương’, ông đã để trong lòng người đọc, nhiều dư vị lắng đọng mãi trong tâm hồn. 
II. Đọc-hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G gọi H đọc lại đọc 1 và 1 số đoạn cần phân tích.
-G cho H đọc lại đoạn 1
- Hãy nêu bố cục văn bản? Bố cục có gì độc đáo?
- Nhận xét, đánh giá, bổ sung
1. Đọc- chú thích
2. Bố cục: 3 phần
+ Từ đầu “ sinh sống ” – Nhân vật tôi trên đường về quê.
+Tiếp “ như quét”->Những ngày ở quê.
+ còn lại -> Trên đường xa quê.
 Truyện có kết cấu đầu cuối tương ứng. Con người về quê trên chiếc thuyền rồi lại rời qur cũng trên chiếc thuyền, trong lòng nặng trĩu suy tư. Tất nhiên tương ứng không có nghĩa là lặp lại đơn thuần mà trên đường rời quê có thêm người mẹ và Hoàng với mơ ước quê hương đổi mới.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-"Tôi' về quê trong hoàn cảnh nào? Mục đích của chuyến về quê đó?
- Hình ảnh làng quê hiện ra trong con mắt của "tôi' là gì?
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - sử dụng phiếu học tập
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
2. Phân tích:
a. Trên đường về quê:
- Mục đích: Bán nhà, từ giã quê. 
- Hoàn cảnh: Đường xa, trời lạnh giá, xa quê đã gần 20 năm
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm......Nhóm trưởng:............................................
Thảo luận nhóm để điền thông tin vào bảng sau:
Cảnh vật ở làng quê
Trước mắt
Trong kí ức
Cảnh vật
- Mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng
- Vòm trời vàng úa.
- Trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió
- lòng se lại: cảm giác buồn, đau đớn...
- Làng cũ của tôi đẹp hơn kia!
- ...không có ngôn ngữ nào diễn tả nổi...
- Phảng phất thì cũng có hơi giống...
- Một vầng trăng tròn thắm lơ lửng treo trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu...
Nhận xét
-> Từ tượng hình giàu tính biểu cảm: Làng quê thê lương, ảm đạm
- Miêu tả, biểu cảm - hỉnh ảnh đẹp =>Cảnh tượng thần tiên, giàu đẹp, trù phú
 Qua các hình ảnh đối lập, “ Chất trữ tình đậm đà của tác phẩm chính ở cảm xúc của nhân vật “tôi”. Dù buồn bã hay đau xót, hay hi vọng đều là những biểu hiện khác nhau của tình cảm yêu mến quê hương, trân trọng “ tuổi thần tiên”.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP /VẬN DỤNG
Đọc thêm -So sánh đoạn thơ về làng quê Việt Nam trong thơ Tố Hữu:
Đoạn 1. 
 Ôi nhớ những năm nào thuở trước
 Xóm làng ta xơ xác héo hon
 Nửa đêm thuế thúc trống dồn
 Sân đình máu chảy đường thôn linh đầy
 Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
 Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
 Kiếp người cơm vãi cơm rơi
 Biết đâu nẻo đât phương trời mà đi
Đoạn 2
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn
Cuộc sống nghèo khổ, cơ cực trước cách mạng khi sống trong nô lệ, lầm than
Niềm vui sướng, hạnh phúc khi làm chủcuộc đời, sống trong độc, lập tự do
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tìm hiểu thêm về tác giả Lỗ Tấn và đọc tư liệu tham khảo trong cuốn “ Tư liệu Ngữ văn 9”
TUẦN 17- TIẾT 83
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CỐ HƯƠNG (Tiết 2)
( Lỗ Tấn
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs thấy được những đóng góp của Lỗ Tấn cho VH Trung Quốc và VH nhân loại, tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm, những sáng tạo về nghệ thuật của tác giả.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm truyện ngắn. Kĩ năng cảm nhận sự thay đổi của môi trường xã hội ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con người.
 3.Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước.
 4. Phát triển năng lực: Giao tiếp, hợp tác, thẩm mỹ, đọc - hiểu, tạo lập VB
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm......Nhóm trưởng:............................................
Thảo luận nhóm để điền thông tin vào bảng sau:
Con người quê
Hiện tạị
Quá khứ
- Nhuận Thổ
Hai Dương
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ phân tích trả lời các câu hỏi SGk.
- Kĩ thuật thảo luận: Hoàn thành nội dung vào bảng.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm văn bản. 
- PP vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, nêu vấn đề...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nêu sự thay đổi của cảnh vật quê hương sau 20 năm nhân vật “ tôi” về thăm quê?
=>Không chỉ cảnh vật thay đổi mà con người cũng thay đổi. Diện mạo đời sống xã hội thay đổi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm- phiêu học tập.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
b. Những ngày ở quê:
Con người quê
Hiện tạị
Quá khứ
- Nhuận Thổ
- Cao gấp hai trước, nước da vàng sạm, nếp nhăn sâu hoắm. Cặp mắt...mi mắt viền đỏ húp mọng lên. 
- Bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông...
Mũ lông chiên rách tươm, áo bông mỏng dính,...co ro cúm rúm, dáng điệu cung kính...
- Phảng phất như pho tượng đá
Cổ đeo vòng bạc, tây lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo một con tra
- bàn tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạc, cứng rắn.
Biết nhiều chuyện lạ lùng lắm...
Hai Dương
Tiếng the thé... lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, chân đứng chạng ra, giống hệt chiếc com pa...
Nàng "Tây Thi đậu phụ": lưỡng quyền không cao...môi không mỏng
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Dựa vào bảng trên, em nhận xét gì về các nhân vật quen thuộc của “tôi”? - Gặp gỡ với những con người thân thiết hay quen biết ở quê làm tâm trạng tác giả như thế nào.
- Em có đánh giá gì về XH TQ lú cbấy giờ?
-Điều đó đã làm nên giá trị gì của truyện?
- Nguyên nhân của thay đổi trên là gì. Phân tích các nguyên nhân đó? Khách quan? Chủ quan?
-HS nhận xét, đánh giá, bổ sung...
-GV tổng hợp ý kiến
- Con người đã thay đổi: Đó là sự thay đổi đau lòng nhất-một sự tàn tạ, thảm thương, nhếch nhác, sự thay đổi cả hình dáng lẫn tính cách.
- Tâm trạng: Điếng người, càng buồn bã hơn, càng thương cảm và xót xa hơn.
=> Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, cách đối chiếu hiện tại và hồi ức cụ thể: Sự thay đổi của cả cảnh vật và con người quê hương .Đó là thực trạng của xã hội TQ những năm đầu thế kỷ XX.
- Nguyên nhân: con đông, mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đầy đoạ thân anh ....
 Qua sự thay đổi của con người ở quê, tác giả phản ánh bức tranh XHTQ đương thời Truyện có giá trị hiện thực: Phản ánh trung thực sự sa sút, tàn tạ của con người về cả diện mạo lẫn tinh thần. Và tinh thần nhân đạo: nỗi niềm cảm thông và đau đớn trước cuộc sống nghèo khổ, lầm than của nhân dân .
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Có ý kiến cho rằng: Nhuận Thổ là nhân vật trung tâm, ý kiến của em như thế nào? 
- Em hãy nêu cảm nhận của em về sự thay đổi của NT?
- Tình cảm của anh đối khi gặp lại người bạn cũ diễn biến như thế nào?
Nhận xét về tình cảm đó?
- Gọi HS nhận xét
-GV tổng hợp ý kiến
=>Sự thay đổi một cách toàn diện. Từ một chú bé thiên thần trở thành một bác nông dân nghèo túng, khô cằn, đần độn, nhút nhát. Đó là sự thay đổi cả về diện mạo và tinh thần. Song vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp: quí bạn, không tham lam. 
- Có cái gì chẹn lại, ..
- Tôi như điếng người đi."tôi" thấy đau đớn, ngậm ngùi, xót xa.
-> Nỗi xót xa, cảm thông .
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Qua đối chiếu hàng loạt sự thay đổi của cảnh và người quê, Lỗ Tấn đã:
 A, Phản ánh tình trạng sa sút về mọi mặt của xã hội Trung quốc đương thời.
 B, Chỉ rõ nguyên nhân và lên án các thế lực tàn bạo gây nên thực trạng đen tối đó.
 C, Chỉ ra mặt tiêu cực nằm ngay trong chính tâm hồn, tính cách của người dân.
 D, cả A -B –C
HS lựa chon: D 
 GV: 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Có ý kiến cho rằng: Truyện “ Cố hương” của Lỗ Tấn quê hương là bức tranh thu nhỏ của XH Trung Quốc đương thời. Em có đồng ý không?
-Hãy chỉ ra tư tưởng tiến bộ của nhà văn?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Đặt tác phẩm vào thời điểm sáng tác mới thấy mục đích nhân văn của tác phẩm. Nói như chính tác giả: Viết về những người bất hạnh vừa có điều kiện vạch trần ung nhọt của xã hội.Ở đây với Lỗ Tấn quê hương là bức tranh thu nhỏ của XH Trung quốc, của đất nước. 
-Qua đây, Lỗ Tấn đặt ra một vấn đề hết sức bức thiết: Phải xây dựng một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hãy viết một bài giới thiệu về những đổi mới ở quê em?
Tiếp tục tìm hiểu về tác giả Lỗ Tấn và truyện “ Cố hương”
------------------------- 
TUẦN 17 - TIẾT 84 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CỐ HƯƠNG (Tiết 3)
( Lỗ Tấn
A.MỤC TIÊU: Đã trình bày ở tiết 83.
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
PHIẾU HỌC TÂP
Nhóm......Nhóm trưởng:............................................
Thảo luận nhóm để điền thông tin vào bảng sau:
Đoạn
Phương thức biểu đạt
Tác dụng
a
Tự sự + Biểu cảm
b
c
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ phân tích trả lời các câu hỏi SGk.
- Kĩ thuật thảo luận: Hoàn thành nội dung vào bảng.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm văn bản. 
- PP vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, nêu vấn đề...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Cho HS trình bày bài giới thiệu những đổi mới ở quê hương ( Đã yêu cầu chuẩn bị ở tiết trước)
=> GV giới thiệu bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G cho H đọc lại đoạn văn cuối.
- Tâm trạng của tg khi rời quê như thế nào?
- Liệu có phải tg thấy quê quá thê lương mà không còn yêu quê nưã không?
-Em giải thích như thế nào về sự mâu thuẫn trong tâm trạng đó?
- Đoạn văn cuối sử dụng phương thức nào? Tác dụng?
- Tìm những chi tiết về Thuỷ Sinh và Hoàng? So sánh với thế hệ trước ? 
-Qua đối chiếu, tác giả muốn thể hiện điều gì?
- GV tổng hợp ý kiến
c. Trên đường rời quê:
- Ngôi nhà cũ xa dần
- Lòng tôi không chút lưu luyến.
-> Hình ảnh quê hương trong ký ức mờ nhạt dần-đó là sự chấp nhận hiện tại, hay nói cách khác: hiện tại cảnh thê lương của quê hương không thể phủ nhận, bao biện..
- Đoạn văn giầu yếu tố nghị luận, cách lập luận giải thích về tư tưởng của tác giả.
+ Thuỷ Sinh và Hoàng:
-T. Sinh: Cổ không đeo vòng bạc, vàng vọt, gày còm..
- Hình như không được bằng bố nó ngày trước.
 Thuỷ Sinh và Hoàng là thế hệ làm chủ tương lai. Nhưng hình như thế hệ trẻ không được bằng cha mẹ chúng xưa. Tác giả đặt ra câu hỏi cảnh báo: tương lai đất nước sẽ ra sao khi những chủ nhân chưa tốt?
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Trong những hình ảnh đó, hình ảnh nào em thấy tâm đắc nhất?
- Hình ảnh con đường mà là con đường “đi mãi thì thành thôi” có ý nghĩ gì? Hình ảnh con đường đó đặt ra vấn đề gì”
- Hình ảnh cố hương có ý nghĩa gì đối với giá trị của truyện?
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét, đánh giá
- GV tổng hợp ý kiến
+ Hình ảnh con đường.
- Nghĩa đen : con đường tác giả cùng gia đình rời quê.
- Nghĩa bóng (cuối truyện): con đường đi đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường của tự thân hành động, dựng xây – con đường dân chủ, tiến bộ.
 Con đường mà tác giả đã sớm nhận ra là con đường CNXH.Chính trong bài nói chuyện tại lễ kỉ niệm 110 năm ngày sinh Lỗ Tấn, chủ tịch Giang Trạch Dân đã phát biểu: “ Lỗ Tấn đã từng nói: trên mặt đất vốn không có đường , đường là do người dẫm nát chỗ không có đường mà tạo ra , khám phá chỗ gai gọc mà có Trong sự nghiệp vĩ đại xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc, hãy đứng vững trên đất, gạt bỏ hết chông gai, tinh thần phấn chấn, đoàn kết phấn đấu, không ngừng tìm tòi sáng tạo. Đó chính là cách kỉ niệm Lỗ Tấn hay nhất”.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 Em hãy tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
4. Tổng kết:
1..Nghệ thuật: 
2. Nội dung: 
* Ghi nhớ: SGK
 Truyện “ Cố hương” như ngập chìm trong kí ức và suy ngẫm. Hồi ức về quê hương , về Nhuận Thổ, về ngày giỗ tổ linh đình. Đó là cảnh tượng “ thần tiên và kì dị”. Trong tác phẩm, sự đối chiếu quá khứ và hiện tại là quan trọng nhất: Dòng họ xưa đông đúc, bề thế là vậy mà nay đã chia tan. Ngôi nhà xưa đẹp đẽ là vậy mà nay cỏ tranh đã mọc trên mái lại sắp sửa phải bán đi.Nhuận Thổ xưa kia đẹp và lanh lợi thông minh là vậy mà nay trở nên đần độn, xấu xí, mê muội.Nhà văn còn đối chiếu hiện tại và tương lai, thế hệ trước với thế hệ sau.... Có bao nhiêu là tương phản, dối chiếu . Tất cả tạo nên cái dư vị lắng đọng mãi của tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
-HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
PHIẾU HỌC TÂP
Đoạn
Phương thức biểu đạt
Tác dụng
a
Tự sự + Biểu cảm
 Làm nổi bật sự gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu- sự thayđổi trong thái độ của Nhuận thổ với “ tôi”
b
Miêu tả ( qua so sánh đối chiếu)
 Thể hiện sự thay đổi về ngoại hình của Nhuận Thổ – cảnh sống điêu đứng của người dân Trung Quốc
c
 Lập luận
Đặt vấn đề: Phải xây dựng một cuộc đời mới, mở ra con đường tươi sáng cho toàn xã hội.
 Truyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật trong truyện,ngôi kể thứ nhất.Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa các phương thức biểu đạt , đặc biệt là miêu tả đã đối chiếu quá khứ- hiện tại- tương lai khiến người đọc thấy được từ cái nhỏ lẻ ( cá nhân) đến cái đông đảo, cái toàn cục mang tính khái quát toàn xã hội. Yếu tố lập luận khiến tác giả bày tỏ tư tưởng tiến bộ về con đường phát triển của đất nước, thức tỉnh con người, khiến họ phải giật mình trước hiện tại- suy nghĩ về tương lai.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tìm hiểu tiếp về tác giả tác phẩm.
Tìm hiểu về nhà văn Gor-ki và truyện “ Những đưa trẻ” theo yêu cầu SGK.
Vẽ tranh về đề tài “ Quê hương”.
Viết bài nghị luận về tình quê hương.
-------------------- 
TUẦN 17 - TIẾT 85 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A.MỤC TIÊU
- Hiểu và nhận ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình và biết cách sửa lỗi đó. Điều chỉnh quá trình dạy học.
- Củng cố cho h/s về cách sử dụng yếu tố nghệ thuật, miêu tả, tự sự trong văn thuyế minh.
. Rèn kỹ năng tự chữa bài.
- Bồi dưỡng ý thức tự giác, tích cực của Hs.
* Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong giao tiếp theo 4 kỹ năng đọc, viết, nghe, nói.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Bài làm của HS.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- PP phân tích...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. ĐỀ BÀI- ĐÁP ÁN 
1.Chép lại đề lên bảng.
 Em hãy tưởng tượng mình được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
2.Nêu yêu cầu và đáp án chấm bài.
II.HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT.
- Văn bản em viết về đối tương nào? Em đã triển khai theo cấu trúc chưa?
- Cách sáp xếp bố cục đã thể hiện được tính thống nhất chủ đề của văn bản chưa?
- Bài viết gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn có đảm bảo dấu hiệu hình thức và trình bày một nọi dung hoàn chỉnh chưa?
- Theo em mức độ bài viết với số điểm cô giáo đánh giá đã hợp lí chưa? ý kiến của em?
III. ĐÁNH GIÁ ƯU / NHƯỢC ĐIỂM BÀI LÀM CỦA HS
IV. CHỮA LỖI:
V. KẾT QUẢ:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_17.docx