Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 18

TUẦN 18 - TIẾT 88

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. Hướng dẫn đọc thêm

NHỮNG ĐỨA TRẺ

 (Mac-xim Gor-ki)

A.MỤC TIÊU

1. Hướng dẫn HS tìm hiểu, thấy được tâm hồn trẻ thơ trong trắng, thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của tác gải trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật.

2. Rèn kỹ năng đọc, kể và phân tích tác phâm tự sự tự thuật.

3. H cảm động trước tâm hồn cao đẹp, trong trắng cuả tuổi thơ. Bồi dưỡng tình cảm bạn bè, lòng độ lượng bao dung.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực đọc hiểu truyện hiện đại, thể hiện ở kĩ năng phân tích các nhân vật trong truyện qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, trình bày cảm nhận của cá nhân về vẻ đệp, sự trong sáng, hồn nhiên của bọn trẻ

– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra vẻ đẹp giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện)

 

docx 8 trang phuongnguyen 30/07/2022 4580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 18

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 18
TUẦN 18 - TIẾT 86 -87
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
KIỂM TRA HỌC KỲ
A. MỤC TIÊU
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kì để điều chỉnh quá trình dạy - học.
- Rèn kỹ năng làm bài thi tổng hợp cho HS.
- Bồi dưỡng tính tích, cực, tự giác, trung thực trong kiểm tra.
B. CHUẨN BỊ
C.TỔ CHỨC
 1.ĐỀ BÀI 
 Theo thèng nhÊt chung cña phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o 
2. COI THI :Theo sự phân công của BGH
3. CHẤM THI:
Theo sự phân công của BGH
--------------------- 
TUẦN 18 - TIẾT 88 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
Hướng dẫn đọc thêm
NHỮNG ĐỨA TRẺ
 (Mac-xim Gor-ki)
A.MỤC TIÊU
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu, thấy được tâm hồn trẻ thơ trong trắng, thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của tác gải trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật.
2. Rèn kỹ năng đọc, kể và phân tích tác phâm tự sự tự thuật.
3. H cảm động trước tâm hồn cao đẹp, trong trắng cuả tuổi thơ. Bồi dưỡng tình cảm bạn bè, lòng độ lượng bao dung.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực đọc hiểu truyện hiện đại, thể hiện ở kĩ năng phân tích các nhân vật trong truyện qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, trình bày cảm nhận của cá nhân về vẻ đệp, sự trong sáng, hồn nhiên của bọn trẻ
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra vẻ đẹp giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện)
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Một số tác phẩm đề tài tình bạn.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- PP vấn đáp, thuyết trình, giảng bình tích cực...Thảo luận nhóm:
- Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ cảm nhận ý nghĩa truyện.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Tóm tắt tác phẩm Cố hương và nêu giá trị nghệ thuật tiêu biểu?
- Lỗ Tấn tin tưởng ở thế hệ trẻ và tương lai như thế nào? nêu ý nghĩa hình ảnh con đường trong truyện?
=> GV giởi thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Qua hiểu biết và chuẩn bị bài. 
-Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả.?
-G giới thiệu chân dung tg và tác phẩm.?
- Em biết được những gì về tác phẩm.”?
-HS tham gia nhận xét
-G bổ sung kiến thức cho H.
1. Tác giả: Sgk.
2. Tác phẩm:
+Thời thơ ấu: là tập 1 của tiểu thuyết 3 tập (Kiếm sống-1916; Những trường đại học của tôi-1923), gồm 13 chương kể lại quãng đời của A từ khi bố mất, cùng mẹ đến ở nhờ nhà ông ngoại trong 6-7 năm, mẹ đi lấy chồng rồi ốm, qua đời. ông ngoại đuổi A vào đời kiếm sống
Những đứa trẻ là một đoạn trích trong chương IX của tiểu thuyết Thời thơ ấu của nhà văn Nga Mác-xim Go-rơ-ki (1868 – 1936). Đây là một câu chuyện ý nghĩa về lòng nhân ái, sự cảm thông với những con người bất hạnh hơn mình. Thông qua bài học, GV không chỉ vun đắp những tình cảm nhân văn cho HS mà còn gắn kết bài học với các hoạt động thực tiễn thông qua các hoạt động từ thiện có ích trong lớp học, cộng đồng.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G hướng dẫn cách đọc, G đọc mẫu 1 đoạn.G gọi H lần lượt đọc.
-G cho H đọc phân vai đoạn bọn trẻ nói chuyện với nhau.
- Xác định ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó.
G tổng hợp ý kiến, ghi bảng.
-Xác định bố cục.
G tổng hợp ý kiến, ghi bảng.
1. Đọc-chú thích: 
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (A-li-ô-sa, Mác xim Gor-ki hồi nhỏ) -> tự thuật cảm động, chân thành, gây sức hút lớn
2/Bố cục: 3 đoạn
 Phần 1 (từ đầu ấn em nó cúi xuống): Câu chuyện về tình bạn giữa những đứa trẻ
+ Phần 2 (tiếp cấm không được đến nhà tao): tình bạn bị cấm đoán
+ Phần 3 (còn lại): Tình bạn được duy trì.
3. Phân tích
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Cho HS đọc lướt đoạn đầu văn bản.
- Giữa gia đình A-li-ô-sa và gia đình ba đứa trẻ có quan hệ như thế nào?
- Hoàn cảnh của A-li-ô-sa có gì đặc biệt ?
-HS xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia nhận xét
- Hoàn cảnh của ba đứa trẻ nhà hàng xóm như thế nào?
- Nhận xét về hoàn cảnh của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ?
1. Hoàn cảnh của những đứa trẻ.
-Ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm của đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp
- Hai gia đình lại có địa vị xã hội khác nhau, tạo ra bức tường ngăn cách mối quan hệ tự nhiên của những đứa trẻ
- A-li-ô-sa bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, còn những đứa trẻ con đại tá mồ côi mẹ và phải sống với dì ghẻ.
→ Hoàn cảnh của những đứa trẻ đáng thương, thiếu thốn tình cảm nên giữa chúng nảy nở
- Gọi HS đọc câu hỏi 3-SGK.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Thảo luận câu hỏi 3- SGK.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- Tổng hợp- ghi bảng.
- GV tổng hợp ý kiến.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- HD học sinh đọc lướt SGK
- Những đưa trẻ cùng cảnh thiếu vắng tình thương của mẹ đã gặp nhau như thế nào?
- Cơ sở của tình bạn?
- Cách chúng chơi với nhau có gì đặc biệt?
- Em cảm nhận được gì từ tình bạn của bon trẻ?
 -Gọi HS nhận xét.
-GV tổng hợp ý kiến
b.Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm
- Khi những đứa trẻ kể chuyện mẹ chết “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con”
→ Hình ảnh những đứa trẻ đáng thương, côi cút, cần được người chở che, bảo vệ.
- Khi đại tá xuất hiện, quát thì chúng “lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”, những đứa trẻ hàng xóm bị áp chế
→ Những đứa trẻ bị cấm đoán, mất quyền tự do, mất sự hồn nhiên của tuổi nhỏ
c. Những đứa trẻ gặp nhau:
- Chúng thiếu tình thương của mẹ- là hàng xóm của nhau- đã từng cứu nhau thoát nạn
=> Đó là tình bạn gắn bó theo nhu cầu sẻ chia tình cảm.
- A-li trèo cây ..., cả bọn trèo lên cái xe...- ...ngắm nghía nhau, vừa nói chuyện rất lâu
=> Một tình bạn bị cấm đoán song chúng luôn hướng về nhau, đoàn kết, hiểu nhau và luôn quan tâm đến nhau.
 Ngôn ngữ đối thoại, kết hợp chuyện đời thường với chuyện cổ tích- hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu và tình bạn gắn bó. A-li là người bạn tốt, biết sẻ chia.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình ảnh ông bố cuả bọn trẻ được miêu tả như thế nào?
A.Một ông già có bộ ria đen, mặc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt, đầu đội chiếc mũ xù lông.
B.Một ông già với bộ ria trắng, mặc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt, đầu đội chiếc mũ xù lông.
C.Một ông già với bộ ria nâu, mặc áo dài lùng thùng màu xanh nhạt, đầu đội chiếc mũ xù lông.
D.Một ông già với bộ ria trắng, mặc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt, đầu đội chiếc mũ nồi.
=> HS lựa chọn và lý giải sự lựa chọn của mình.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Tìm những câu hát, bài thơ, câu chuyện cảm động về tình bạn?
- HS tìm và chia sẻ với các bạn.
-Nhận xét ý kiến của bạn
- GV tổng hợp
- Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn khuyến)
- Lưu Bình Dương Lễ...
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Em hãy kể một số hoạt động trong trường giúp đỡ các bạn khó khăn trong lớp, trong cộng đồng. 
2.Theo em, mỗi người cần làm gì để vun đắp tình cảm yêu thương, cảm thông với những hoàn cảnh kém may mắn hơn?
---------------------- 
TUẦN 18 - TIẾT 89
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
Hướng dẫn đọc thêm
NHỮNG ĐỨA TRẺ
 (Mac-xim Gor-ki)
A.MỤC TIÊU
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu, thấy được tâm hồn trẻ thơ trong trắng, thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của tác gải trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật.
2. Rèn kỹ năng đọc, kể và phân tích tác phâm tự sự tự thuật.
3. H cảm động trước tâm hồn cao đẹp, trong trắng cuả tuổi thơ. Bồi dưỡng tình cảm bạn bè, lòng độ lượng bao dung.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực đọc hiểu truyện hiện đại, thể hiện ở kĩ năng phân tích các nhân vật trong truyện qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, trình bày cảm nhận của cá nhân về vẻ đệp, sự trong sáng, hồn nhiên của bọn trẻ
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra vẻ đẹp giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện)
B.CHUẨN BI:
- Một số tác phẩm đề tài tình bạn.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- PP vấn đáp, thuyết trình, giảng bình tích cực...Thảo luận nhóm:
- Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ cảm nhận ý nghĩa truyện.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Tóm tắt truyện Cô bé bán diêm. 
-Truyện gợi cho em liên trưởng gì tới bài học?
- HS tóm tắt.
- Bổ sung cho bạn
- GV tổng hợp ý kiến
Khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ, sự đồng cảm với những trẻ em nghèo, có hoàn cảnh bất hạnh
 GV: An - đéc-xen đã khơi gợi niềm thương cảm với hoàn cảnh sống đáng thương của em bé bán diêm. Qua đó, ta thấy được trong cuộc sống vẫn còn những hoàn cảnh cần quan tâm, những đứa trẻ lang thang, những ước mơ giản dị cần vun đắp. Và chỉ có tình yêu thương mới là ngọn lửa để sưởi ấm sự giá lạnh của hoàn cảnh.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
 Vì sao nhân vật “ tôi” lại phớt lờ lời đe dọa của ông đại tá và tiếp tục chơi với bọn trẻ?
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Kể lại cái cách bọn trẻ chơi với nhau? Em có nhận xét gì về cách chơi đó?
-Bọn trẻ đã kể những gì cho A-li nghe?
- Qua đó, em có nhận xét gì về cuộc sống của bọn trẻ.
-A-li đã làm gì? Em thấy A-li là người bạn như thế nào?
- Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào về cuộc sống của bọn trẻ, tình bạn của chúng và ngư ời bạn A-li? 
- Tổ chức cho HS trình bày/ nhận xét.
- GV tổng hợp ý kiến
* Nhân vật “ tôi” bất chấp sự cấm đoán của người lớn, tiếp tục chơi với bọn trẻ vì thấy chúng rất dễ mến, ngoan ngoãn và sống trong cảnh mồ côi mẹ. Cùng lứa tuổi với thắng anh, nhân vật “ tôi”cảm thông với chúng, yêu mến chúng.
d. Những đứa trẻ tiếp tục gặp nhau:
- Bọn trẻ tiếp tục chơi:...
-> Đó là một cuộc chơi không bình thường: Đoàn kết, có tổ chức nhưng phải bí mật và trốn tránh (lẽ ra chúng không phải làm như vậy)
- Cuộc sống buồn tẻ...- Chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ.=> Cuộc sống âm thầm và cô độc; thiếu vắng niềm vui; thiếu vắng tình thương ruột thịt.
- A-li kể chuyện cổ tích- tin yêu lắm ... 
->Người bạn có sự đồng cảm, sẻ chia ...
4.Tổng kết- 
 HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Em hãy tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật chính của văn bản?
- Qua tìm hiểu văn bản, em hiểu gì về tác giả Mác-xim Gor-ki?
- Gọi HS trình bày về nghệ thuật kể chuyện đan xen chuyện đời thường và chuyện cổ tích của Gor- ki? 
- Tổ chức cho HS trình bày/ nhận xét.
- GV tổng hợp ý kiến
1. Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, cách đối lập giữa ngoại hình và tích cách...
2. Nội dung: - Vẻ đẹp và sức mạnh của tình bạn
- Trẻ em có nhu cầu vui chơi, bạn bè, yêu thương.
3. Tác giả: Một con người có tấm lòng cao cả, nhân ái, đồng cảm và nâng đỡ, sẻ chia bất hạnh của mọi người.
 + Mẹ khác-dì ghẻ, mẹ thật chết- phép của phù thuỷ; bà; bọn trẻ - nhân vật không tên bất hạnh -> Các yếu tố làm cho người đọc như lạc vào thé giới cổ tích có mụ dì ghẻ độc ác và thô bạo, có những mụ phù thuỷ nhiều phép thuật, có những người hiền lành nhân hậu như bà tiên... ngay cả bọn trẻ cũng vô danh. Tất cả làm cho câu chuyện trở nên khái quát và đậm đà màu sắc cổ tích, phù hợp tâm lí trẻ thơ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản?
- HD học sinh thực hành viết bài.
- Tổ chức cho HS trình bày/ nhận xét.
- GV tổng hợp ý kiến
 Đoạn truyện khắc họa cuộc sống của bọn trẻ: đơn độc, sợ hãi, thiếu tình yêu thương của bố mẹ. Đó là cuộc sống bất hạnh. Đọc đoạn trích, ta còn thấy tình bạn gắn bó, cảm thông, chia sẻ, thuỷ chung trong trắng, ấm áp. Nổi bật là câu bé A-li-ô-sa, một người hiểu biết, chân thành, giầu lòng nhân ái. Đó là một người bạn cao cả.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
1.Câu chuyện cho em bài học gì
trong cuộc sống?
-Cho HS phát biểu tự do.
-Khuyến khích sự tự tin của các em.
Bài học về cách sống:
 -Sống gắn bó và yêu thương mọi người,.
 - Sẵn sàng sẻ chia những khó khăn, bất hạnh của họ.
- Tình bạn đẹp không có gì ngăn cấm được
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Nhóm em hãy tìm hiểu: về thái độ của người lớn trong đoạn trích? Từ đó trao đổi với người thân về nhu cầu được yêu thương của tuổi thơ?
Viết bài nghị luận nêu suy nghĩ về tình bạn đẹp?
TUẦN 18 - TIẾT 90 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TRẢ BÀI HỌC KỲ
A.MỤC TIÊU
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tuần 18 Tiết 87
Ngày soạn: ........
Ngày dạy: ......... Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu:
1. H tiếp tục hoàn thiện nội dung đã học trong tiết tập làm thơ tám chữ ở tiết trước.
2. H rèn kỹ năng ghi lại cảm nhận và những rung động của mình trước hiện thực cuộc sống bằng thể thơ tám chữ.
3. Giáo dục H có ý thức quan sát cuộc sống và bày tỏ những cảm nhận của mình.
B. Chuẩn bị: Những bài thơ hay của 1 số tác giả nổi tiếng (Bảng phụ)
C. Hoạt động dạy học:
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kt bài thơ đã chuẩn bị của H từ tiết học trước.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Nhắc lại và củng cố kiến thức về các thể thơHS bậc THCS tập làm
Lớp
Thể thơ
Số tiếng/ câu
Số câu/ bài
Gieo vần
Nhịpngắt
6
Ngũ ngôn
5 tiếng
Không hạn định
( Có thể chia khổ)
Vần lưng, Vần chân ( cách- liền)
3/2
6
Thể thơ bốn chữ
4 tiếng
Không hạn định
Vần lưng, Vần chân ( cách- liền)
2/2
7
Thể thơ lục bát
1 cặp : 1câu 6
tiếng và 1 câu
 8 tiếng
Không hạn định
Vần lưng, Vần chân ( cách- liền)
2/2/2
2/4
3/3
8
Thể thơ bảy chữ
 Bảy tiếng
- 4 câu- tứ tuyệt
- 8 câu- bát cú
- thơ mới- nhiều khổ
Vần chính( khớp)
 Vần thông ( gần đúng)
4/3
3/4
9
Thể thơ tám chữ
 8 tiếng
- không hạn định
Vần lưng, Vần chân ( cách- liền)
đa dạng
Kiến thức cần ghi nhớ:
? Thế nào là thơ tám chữ.
? đặc điểm của thơ tám chữ.
? Nhận diện đặc điểm của thơ tám chữ sau
H nhớ lại kiến thức, xung phong trả lời.
2 H lên bảng ghi đặc điểm của đoạn thơ.
 a.Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
 Cảnh cơ hàn nơi nứơc đọng bùn lầy
 Thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng
 Chí hăng hái ganh đua đời náo động
 Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.
 (Cây đàn muôn điệu-Thế Lữ)
 b.Cứ để ta ngất ngư trên vũng huyết
 Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh
 Đừng nắm lại, nguồn thơ ta đang siết
 Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh.
 (Cây đàn muôn điệu-Thế Lữ)
Hoạt động 2: Tổ chức cho H trình bày thơ và bình thơ:
II. Trình bày thơ và bình thơ:
- Các tổ tập hợp các bài thơ đã làm ở nhà, 
sắp xếp theo chủ đề.
- trao đổi, lựa chọn 3 bài thơ hay nhất để dự thi ở lớp.
- Các tổ làn lượt trình bày các bài dự thi của mình.
- Lớp bỏ phiếu chọn ra 4 tác phẩm hay nhất.
- Cho 4 tổ trưởng bốc thăm bài dự bình.
- Các tổ chuẩn bị trong nhóm, cử đại diện trình bày.
- Bốc thứ tự trình bày
- Lần lượt trình bày lời bình của tổ.
- Lớp bỏ phiếu chọn lời bình hay nhất .
- Gọi HS trình bày những lời bình hay, mới về các bài thơ.
1. Thi làm thơ 8 chữ.
Các tổ tập hợp.
Lựa chọn 3 tác phẩm .
Trình bày trước lớp
Bình chọn 4 tác phẩm hay nhất.
2. Thi bình thơ tám chữ
Các tổ bốc thăm bài dự bình.
Chuẩn bị lời bình ở tổ.
Trình bày lời bình.
Bình chọn, bổ sung.
4. Củng cố: G tổng kết ý thức và kết quả tập làm thơ của H trong tiết 54 và tiết vừa qua.
 5.HDVN: Tiếp tục củng cố kiến thức của kỳ I để chuẩn bị tốt cho việc học ở kỳ II.
 Tự đút rút kinh nghiệm và phương pháp học tập qua kỳ I để học tốt ở kỳ II, 
 Chuẩn bị cho việc thi vào hệ THPT.
 Soạn bài Bàn về đọc sách.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_18.docx