Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 29

TUẦN 29 - TIẾT 136

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG

A. MỤC TIÊU

1. Giúp HS nhận thức rõ bản chất của khái niệm văn bản nhật dụng: Tính cập nhật về nội dung, hệ thống hoá các chủ đề của văn bản nhật dụng đã học trong chương trình THCS.

2. Rèn kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.

3. Giáo dục HS có ý thức quan tâm đến các vấn đề bức xúc của cuộc sống.

 4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm

- Giao tiếp Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU

Xem lại các văn bản nhật dụng đã học.

 

docx 11 trang phuongnguyen 30/07/2022 19860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 29

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 29
TUẦN 29 - TIẾT 136
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG
MỤC TIÊU
1. Giúp HS nhận thức rõ bản chất của khái niệm văn bản nhật dụng: Tính cập nhật về nội dung, hệ thống hoá các chủ đề của văn bản nhật dụng đã học trong chương trình THCS. 
2. Rèn kỹ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế. 
3. Giáo dục HS có ý thức quan tâm đến các vấn đề bức xúc của cuộc sống.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm
- Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Xem lại các văn bản nhật dụng đã học.
-Phiếu học tập
Thống kê các văn bản và điền vào bảng sau:
Lớp
Tên văn bản
Nội dung
Kiểu văn bản-thể loại
6
7
8
9
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: suy nghĩ lập bảng hệ thống kiến thức. 
- Kĩ thuật trình bày 1 phút về nội dung, nghệ thuật các văn bản nhật dụng.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nhắc lại một số văn bản nhận dụng đã học?
=? Vì sao em xếp đó là văn bản nhật dụng?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I.Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác tham gia ý kiến.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Mô tả sản phẩm cần đạt của học sinh:
Lớp
Tên văn bản
Nội dung
Kiểu văn bản-thể loại
6
Cầu Long Biên-chứng nhân...
Giới thiệu và bảo vệ DTLS
Miêu tả, bút ký, thuyết minh...
Động PHong Nha
Giới thiệu DLTC
Thuyết minh, miêu tả.
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Quan hệ giữa thiên
 nhiên và con người
Thư từ, nghị luận, miêu tả...
7
Cổng trường mở ra
Giáo dục, nhà trường, gia đình và trẻ em
Truyện ngắn
Mẹ tôi
Biểu cảm,
Cuộc chia tay của những con ...
Thuyết minh, Miêu tả.
Ca Huế trên sông Hương
Van hoá dân gian 
Thuyết minh, miêu tả
8
Thông tin về ngày trái đất...
Môi trường
Thuyết minh, miêu tả.
Ôn dịch thuốc lá
Chống tệ nạn ma tuý, thuốc lá.
Thuyết minh, miêu tả.
Bài toán dân số
Dân số và tương lai nhân loại
Thuyết minh, miêu tả.
9
Tuyên bố thế giới về ...
Quyền sống con người-Trẻ em
Biểu cảm, 
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình
Nghị luận, ...
Phong cách Hồ Chí Minh
Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc
Kết hợp các PT biểu đạt.
II.Đặc điểm nội dung của văn bản nhật dụng
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Căn cứ để xếp một văn bản vào nhóm văn bản nhật dụng?
-Giá trị của văn bản nhật dụng trong chương trình SGK giáo dục phổ thông hiện hành?
-Mục tiêu của các văn bản được học trong chương trình?
- Những nội dung đã được đề cập đến trong các văn bản?
- Em tiếp thu được gì qua các văn bản nhật dung? 
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Đặc điểm của văn bản nhật dụng
- Là văn bản đề cập đến những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người, cộng đồng.-> Chỉ nhấn mạnh đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của VBND.
- Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với VBND nhưng là một yêu cầu quan trọng -> Tạo điều kiện tích cực để giúp học sinh hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
2. Nội dung: 
- Đề tài: Thiên nhiên, môi trường, văn hoá giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức...
III. Hình thức của văn bản nhật dụng:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
 Qua bảng hệ thống trên, em hãy nhận xét về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng.
- C/m sự kết hợp đó ở 2 văn bản (trong đó có 1 văn bản ở lớp 9)
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản.
- Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại.
VD:
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Em đã chuẩn bị bài và học các bài văn bản nhật dụng như thế nào? Kết quả ra sao?
- Qua mỗi khối lớp, em thấy cách chuẩn bị và cách học bài có thay đổi không? Lý do và kết quả của sự thay đổi đó?
-Gv lấy VD: học bài Thông tin về ngày... -> Lấy kiến thức của Hoá học, địa lý...
GV lấy ví dụ.
- Qua 2 tiết học, em hãy kết luận lại các nội dung chính.
GV cho HS đọc ghi nhớ.
1. Đọc thật kỹ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề trong sách giáo khoa.
2. Rèn thói quen liên hệ thực tế:
- Thực tế bản thân.
- Thực tế cộng đồng.
3. ý kiến, quan niệm riêng, có đề xuất giải pháp.
4. Vận dụng kiến thức của các môn học khác vào bài học và ngược lại.
5. Căn cứ đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biẻu đạt để khái quát chủ đề.
6. Kết hợp với tranh ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự.
* Ghi nhớ: Sgk Tr.96
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Gv cho HS ghi các vấn đề cập nhật và trả lời:
- Các vấn đề đó ở đâu?
- Bằng cách nào em tìm hiểu được?
- Em hãy trình bày cụ thể những hiểu biết của em về vấn đề đó.
GV cho HS ghi vấn đề tìm hiểu. 
1. Tìm hiểu các vấn đề cập nhật sau:
a. Dân xã phá rừng ở Quảng Nam
b. An toàn giao thông của huyện 
c. Nạn đuối nước mùa hè
d. Bỏ thi tốt nghiệp của bậc THCS và tiểu học.
2. Vấn đề thời sự mới nhất mà em biết là gì.
3. Tìm hiểu biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường của địa phương.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-Nêu những vấn đề còn thắc mắc về văn bản nhật dụng?
-Tiếp tục hoàn thiện nội dung bài 3. Tích cực xem ti vi chương trình thời sự.
 -Chuẩn bị tiết chương trình địa phương phần tiếng Việt.
------------------------ 
TUẦN 29 - TIẾT 137
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 ( Phần Tiếng Việt )
MỤC TIÊU
. Ôn tập, củng cố kiến thức về từ ngữ địa phương.
2. Rèn kỹ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương có trong các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
3. Giáo dục HS có thói quen sử dụng hiệu quả từ ngữ địa phương.
4.- năng lực: Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Hệ thống các từ ngữ địa phương trong các văn bản đã học.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: suy nghĩ lập bảng hệ thống kiến thức. 
- Kĩ thuật thảo luận nhóm...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
Bầm ới có rét không bầm
Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn
( Tố Hữu)
-Việc một bạn học sinh không hiểu nghĩa từ bầm trong đoạn thơ trên có ảnh hường gì đến cảm nhận nội dung đoạn thơ ?
=> Việc hiểu nghĩa và tìm hiểu thường xuyên các từ địa phương rất quan trọng trong học tập và trong cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
I. Xác định các từ ngữ địa phương:
GV cho HS thảo luận nhóm
HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm lên bảng làm
Đoạn văn
Từ địa phương
Từ toàn dân
Đoạn văn
Từ địa phương
Từ toàn dân
a
thẹo
sẹo
c
đũa bếp
đũa cả
lặp bặp
lắp bắp
nói trổng
nói trống không
ba
bố, cha
vô
vào
b
má
mẹ
lui cui
lúi húi
kêu
gọi
nắp
vung
đâm
trở thành, thành ra
nhắm
cho là
giùm
giúp
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
GV cho HS đọc, xác định y/c bài 
Gv cho HS phát hiện, gọi HS lên điền tiếp vào bảng trên.
- Nhận xét , rút kinh nghiệm
3.- Gọi HS nêu yêu cầu BT
GV cho HS thảo luận, trao đổi .
GV tổng hợp, ghi bảng.
4. Nêu yêu cầu bài tập 4.
-Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét , rút kinh nghiệm
5. Hướng dẫn bài tập 5
- 2 HS khá giỏi lên bảng viết kết quả ?
- Nhận xét rút kinh nghiệm chung.
2. Từ kêua: Kêu to, kêu gào... -> Từ toàn dân.
 Từ kêub: gọi -> Từ địa phương.
3. - trái :quả.- chi :gì. - kêu :gọi - trống hổng trống hảng :trống huếch trống hoác.
4. Các từ địa phương làm cho các câu chuyện chân thực, giầu sắc thái địa phương.
- Không nên cho bé Thu trong Chiếc lược ngà dùng từ toàn dân vì: bé Thu sinh ra tại địa phương đó, chưa có quan hệ xã hội và điêù kiện học tập rộng rãi-> chưa có đủ vốn từ toàn dân
5. Bài tập mở rộng: 
 Từ ngữ địa phương có hai mặt: mặt tích cực lớn nhất là bổ sung, làm phong phú vốn từ ngữ Tiếng Việt. Nhưng mặt tiêu cực là sự trùng lặp về ngữ âm, phần nào gây trở ngại cho việc giao tiếp giữa các vùng miền khác nhau. Vì vậy cần sử dụng từ địa phương một cách hợp lí.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Có ý kiến cho rằng: Hiểu từ toàn dân rất qua trọng trong học Ngữ văn cùng như trong cuộc sống? Em có đồng ý không? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
-G tổng kết , nhắc H tiếp tục nghiên cứu các từ địa phương.
- Tìm 1 số bài ca dao, câu đố có sử dụng từ địa phương.
- Tiếp tục hoàn thành nội dung trên.- Đọc và chuẩn bị các đề văn trong sgk 
--------------------------- 
TUẦN 29 - TIẾT 138-139
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
MỤC TIÊU
1. Đánh giá sự nhận thức của HS về lý thuyết và kỹ năng của bài nghị luận văn học.
2. Rèn kỹ năng viết văn bản nghị luận nói chung, nghị luận về tác phẩm thơ hoặc đoạn trích.
3. Giáo dục HS ý thức tích cực, tự giác làm bài nghị luận. 
4.Năng lực cần phát triển
- Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
1.ĐỀ:
"Sang thu, khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí”.
 (Nguyễn Xuân Lạc-Báo GD&TĐ, số 114, ngày 22-9-2005)
 Em hãy phân tích bài thơ để làm rõ nhận xét trên.
2. ĐÁP ÁN -BIỂU ĐIỂM
1, Hình thức: (2 điểm)
- Bài đúng kiểu văn bản nghị luận,
- Bố cục: đủ 3 phần, các luận điểm mạch lạc, trình bày rõ ràng theo các đoạn văn diễn dịch , qui nạp, tổng - phân - hợp..
- Bài viết sạch, rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả.
- Câu văn trôi chảy, ít mắc lỗi diễn đạt.
2. Nội dung: Bài đảm bảo được các luận điểm chính sau:
+ "Sang thu" là khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng:
- "Khúc": bởi giầu chất nhạc, chất thơ: Từ cách ngắt nhịp của thể thơ 5 chữ...
- Nhẹ nhàng: Sử dụng các động từ tài tình, giầu sự liên tưởng (phả, chùng chình, dềng dàng, bắt đầu vội vã...).
Thơ mộng: Với những hình ảnh thân thuộc quanh ta nhưng lại đẹp và thơ đến lạ kỳ. Từ
ương ổi cũng gợi lên cái đằm thắm, mặm mà của duyên quê, cái ngõ nhỏ cũng trở thành ngõ thơ...- Và bâng khuâng: Bỗng, hình như...
+ Cũng thầm thì triết lý: 
- Phân tích khổ cuối (ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng)-> Triết lý về cuộc sống, về tâm trạng của con người trước những biến động của thiên nhiên...sự dềnh dàng, chùng chình...
+ Qua đó, bộc lộ tình yêu quê hương, thiện nhiên, tình yêu cuộc sống...
 *** Có thể trình bày theo bố cục bài song vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu đề bài.
Thang điểm nội dung: 
- Điểm 9-10: Đảm bảo yêu cầu trên, bài viết sáng tạo, ngôn ngữ có hình ảnh, cảm xúc. 
- Điểm- 8: Bài đảm bảo được cơ bản các yêu cầu trên, (có thể trình bày theo cách khác) có sự liên hệ, so sánh và bày tỏ rõ quan điểm của mình. Khuyến khích những bài có sự sáng tạo.
- Điểm 7: Đảm bảo được 2/3 các yêu cầu trên. Khuyến khích những bài có sự sáng tạo.
- Điểm 5,6: Đảm bảo được 1/2các yêu cầu trên
- Điểm <5: Đảm bảo được 1/3 các yêu cầu trên..
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
Thực hành viết sáng tạo
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.ổn định lớp:
2.Bài mới:
Hoạt động 1: GV cho HS chép đề:
Hoạt động 2: GV cho HS làm bài:
Hoạt động 3: GV thu bài, nhận xét giờ làm bài.
3. Củng cố: Nhận xét tiết kiểm tra
4, HDVN: Chuẩn bị bài “Bến quê” , Ôn tập tiếng Việt 9.
---------------------- 
TUẦN 29 - TIẾT 140
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: BẾN QUÊ
( Nguyễn Minh Châu )
MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Thông qua bài giúp học sinh đọc và cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm: những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng; những triết lí cuộc đời mà tác giả gửi gắm
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc và tìm hiểu tác phẩm truyện, nhận biết và phân tích những đặc sắc nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật...
 KNS : Tự nhận thức được giá trị của cuộc sống; kĩ năng suy nghĩ, sáng tạo, nêu vấn đề, phân tích, bình luận...
3. Thái độ : Giáo dục tình yêu thiên nhiên, con người.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
 -Tư liệu về Nguyễn Minh Châu.
 - Soạn bài theo câu hỏi sgk.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não tìm quy luật mang tính triết lí qua văn bản.
- Thảo luận nhóm: giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng nhắc nhớ:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lón nổi thành người
 Trong chúng ta, ai cũng gắn bó với một miền quê để mà thương nhớ, để mà nâng niu, nương tựa... Nhưng không phải ai cũng sớm nhận ra điều giản dị ấy... Truyện ngăn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu cho ta hiểu thêm về tình cảm với quê mình.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Đọc thầm chú thích SGK
- Giới thiệu về tác giả ?
- Nêu thể loại và xuất xứ của văn bản ?
-Hv cho HS quan sát hình ảnh và bổ sung thông tin.
1. Tác giả ( 1930- 1989 )
Là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, là cây bút văn xuôi tiêu biểu trong kháng chiến chống Mĩ.
Ông có nhiều tìm tòi về tư tưởng nghệ thuật để đổi mới văn học nước nhà.
2.Văn bản
Tác phẩm in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985.
 Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc của VHVN hiện đại. Trong k/c chống Mỹ, ông sáng tác nhiều tác phẩm theo khuynh hướng sử thi ( Dấu chân chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng...) từ sau 1975, Nguyễn Minh Châu đã đổi mới, tìm tòi khám phá về tư tưởng và nghệ thuật, mở ra chặng đường mới trong sự nghiệp sáng tác. Những sáng tác của ông gây xôn xao trong giới văn học và được công chúng xem như hiện tượng nổi bật của VH chặng đầu thời kỳ đổi mới. Bến Quê là một tác phẩm hướng vào đời sống thế sự nhân sinh thường ngày, với những chi tiết sinh hoạt đời thường để phát hiện chiều sau của đời sống với bao quy luật, bao nghịch lý, vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của cách nhìn, cách nghĩ trước đây. Tác phẩm đã đưa đến cho bạn đọc một triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người.
II. Đọc - hiểu văn bản.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G. hướng dẫn đọc giọng trầm tư, suy ngẫm...giọng đọc xúc động, đượm buồn pha chút xót xa...
- G. gọi H. đọc
- Tác giả sử dụng điểm nhìn? Tác dụng của nó trong tự sự? 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Kiểu văn bản: Tự sự + miêu tả - b/c
- Điểm nhìn: nhân vật chính (thời điểm bệnh nặng, sắp chết) - Điểm nhìn thấu suốt
GV: Truyện được trần thuật theo điểm nhìn và tâm trạng nhân vật Nhĩ trong một h/c đặc biệt. Từ đó, nhân vật nhìn về quá khứ, nhìn lại những nơi từng đến...
 THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Cách xây dựng tình huống trong truyện có giống với “ Làng” của Kim Lân không? hãy chỉ rõ điều đó?
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
3. Tìm hiểu tác phẩm.
a.Tình huống nghích lí:
+ Tình huống1: khi còn trẻ Nhĩ đi rất nhiều nơi, không gian được đo bằng miền, châu lục, quốc gia, đại dương...nhưng cuối đời anh mắc phải căn bệnh hiểm nghèo liệt toàn thân, không gian chỉ đo bằng một tầm nhìn, một cái với tay-> Cuộc đời chứa đầy những điều bất thườngvướt ra khỏi những dự định, toan tính của con người.
+ Tình huống2: Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, anh khao káht một lần được đặt chân tới đó. Biết mình không còn cơ hội thực hiện khát khao cháy bỏng đó anh đã nhờ Tuấn ( con trai anh) thực hiện giúp. Nhưng thật trớ trêu thay, cậu con trai mải sa vào đám chơi phá cờ thế bên đường nên để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày qua sông.-> qui luật phổ biến của cuộc đời: người ta thật khỏ tránh khỏi những cái vòng vèo hoặc chùng chình với mất thời gian vào những việc làm vô bổ.
b. Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Hình dung và cho biết cảnh vật thiên nhiên qua cái nhìn, cảm xúc của nhân vật Nhĩ?
- Các từ ngữ “hơn”, ‘thêm ra’ ; “hơn” thể hiện điều gì?
 -Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả? 
-Qua đó em hiểu gì về cảnh vật qua cái nhìn của nhân vật? 
-Tìm đọc - bình câu văn thể hiện tình cảm của Nhĩ đối với bến quê.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
b1. Cảm nhận về thiên nhiên buổi đầu thu.
- Những chùm hoa bằng lăng...đậm sắc hơn
- Sông Hồng đỏ nhạt... mặt sông như rộng thêm ra.
- Vòm trời như cao hơn...Những tia nắng sớm....màu vàng than xen với màu xanh non.
-> Cảm xúc tinh tế, không gian từ gần - xa có chiều sâu, chiều rộng->Cảnh sắc vừa quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất mới mẻ, như lần đầu tiên anh phát hiện ra vẻ đẹp, sự giàu có...
GV: Nhĩ buồn bã nghĩ về sự “ vòng vèo “ của đường đời và hối tiếc khi “ lực bất tòng tâm” mới nhận ra cái bến quê giàu “có lẫn mọi vẻ đẹp” một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận, đau đớn . Anh khao khát tự mình thám hiểm : “Cái mặt đất dấp dính phù sa” của bến quê - Nỗi khao khát càng cháy bỏng anh lại càng đau khổ trong cố gắng kiệt lực, vô vọng” mặt mũi Nhĩ đỏ rựng ... hai con mắt long lanh... cả mười ngón tay... vừa bấu chặt vừa run run... nhô ra”. Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống (đôi lúc bị lãng quên).
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Qua phần tìm hiểu VB, em thấy Nhĩ đã để ý và nhận ra điều gì ở vợ mình?
- Qua những điều cảm nhận, nhìn thấy ở Liên, Nhĩ có suy nghĩ gì?
- Vậy từ h/ả người vợ, tác giả đã gửi tới bạn đọc lời nhắn nhủ gì? gia đình? cuộc sống?
- Ngoài ra, trong những ngày cuối cùng đời nhĩ còn cảm nhận được gì từ xung quanh?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
b2. Cảm nhận của Nhĩ về Liên.
 - Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên mặc tấm áo vá.
- Những ngón tay gầy guộc, âu yếm, ...
-> Cảm nhận tình yêu thương, đức hy sinh, tần tảo... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này.
- Những đứa trẻ, ông lão ở hàng xóm tiếp sức cho anh nhìn thấy cánh buồm, con đò...
- > T/c hàng xóm thân thương.
 Nhĩ cảm nhận được ngươì vợ vừa là hình ảnh của quá khứ vừa là hình ảnh của hiện tại nuôi dưỡng thể xác và an ủi tâm hồn anh lúc gần đất xa trời. Hơn lúc nào hết, anh càng thấm thía về tình nghĩa vợ chồng, tình làng nghĩa xóm- những tình cảm rất đỗi bình dị mà vô cùng quí giá, thiêng liêng.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Trong TP, câu chuyện của Nhĩ và đứa con trai diễn ra ntn? 
-H/ả Nhĩ khi nhìn thấy con đò...?
- Qua đây tác giả muốn khái quát quy luật phổ biến của đời người. Đó là gì?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
b3. Câu chuyện của Nhĩ với con trai ( Tuấn)
- Nhĩ nhớ con thay mình sang bên kia sông nhưng nó đi 1 cách miễn cưỡng rồi mải chơi - lỡ đò.
 -> khái quát quy luật phổ biến đời người: “ vòng vèo hoặc chùng chình”.
 GV: Hình ảnh Nhĩ thấy con đò chạm vào mũi đất bờ bên này nhân vật Nhĩ có hoạt động cuối cùng: “ Anh cố thu người... một người nào đó” Anh đang nôn nóng, thúc giục con trai mau kẻo lỡ đò. Hơn thế, Tuấn là hiện hữu của hiện tại và tương lai đang chuẩn bị đặt chân cho những cuộc thám hiểm. Đó là ý muốn thức tỉnh mọi người đừng chùng chình, hãy dứt khỏi nó để hướng tới nhứng giá trị đích thực, giản dị, bền vững.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
-Gọi HS đọc ghi nhớ
-GV khắc sâu kiến thức trọng tâm
4. Tổng kết 
*Ghi nhớ: HS đọc 
+ Truyện chứa đựng những suy nghĩ tổng kết trải nghiệm sâu sắc của tác giả về qui luật khá phổ biến của cuộc đời : Đời người khó tránh khỏi những điều chùng chình, vòng vèo, nhắc nhở mọi người hãy biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp bình dị, giá trị thiêng liêng của gia đình, quê hương.
+ Truyện thành công trong xây dựng nhân vật tư tưởng :Những chiêm nghiệm, triết lí được chuyển hoá vào bên trong đời sống nội tâm nhân vật với diễn biến tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh.. Truyện kể theo ngôi thứ 3 nhưng điểm nhìn từ nhân vật chính khiến câu chuyện được kể hết sức sâu sắc. Cách xây dựng cách tình huống đầy nghịch lí. Các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Tự sự kết hợp với miêu tả .
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Em hiểu gì về tên TP “Bến quê”?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến.
GV tổng hợp: “ Bến quê” trong văn học truyền thống là một không gian ước lệ tượng trưng. ỏ đây tác giả không dựng một bến quê chung chung mà “ bến quê” là không gian cụ thể cuộc sống thường nhật của những con người lam lũ, vất vả.Đó là những người thân yêu nhất ( vợ, con) là những gì hồn nhiên, gần gũi nhất ( Ông lão, bầy trẻ hàng xóm) là những gì giàu có, đẹp đẽ, thuần phác nhất của mảnh đât- nơi ta sinh ra và cũng là nơi đón nhận ta về khi nhắm mặt xuôi tay. Theo đó “ Bến quê” trở thành một không gian tư tưởng mang quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Nhà văn đã thức tỉnh mọi người về quê hương, gia đình. Từ đó “ bến quê” mang ý nghĩa biểu tượng cho nơi neo đậu cuộc đời mỗi con người mà chúng ta cần trân trọng, nâng niu.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1.Triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn nói theo cách diễn dịch 5-7 câu: Truyện ngắn “ bến quê” của Nguyễn Minh Châu có hàng loạt các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến.
Gợi ý:
+ Hình ảnh bãi bồi bên kia sông: Hình ảnh quê hương giàu đẹp và rất đỗi bình dị. Biểu tượng cho những gì gần giũ và bền vững.
+ Hình ảnh bờ sông bên này bị sạt lở- cơn lũ đầu nguồn đổ ập về trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng: Qui luật của tự nhiên nhưng gợi dự cảm về cái chết cận kề- qui luật sinh tử của đời người.
+Chi tiết con trai Nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế bên đường - cuộc đời con người khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình.
+ Hình ảnh con đò : Cơ hội trong cuộc đời nếu người ta không biết nắm bắt rất dễ để tuột mất hoặc bỏ qua.
+ Nhĩ cố thu hết chút sức lực cuối cùng nhô người ... khoát khoát tay y như ra hiệu cho một người nào đó.- Chi tiết thức tỉnh mọi người hãy dứt bỏ những việc làm vô bổ để hướng tới giá trị đích thực, giản dị bền vững của cuộc sống. 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tiếp tục tìm hiêu về truyện “ Bến quê” và nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Viết bài văn nêu suy nghĩ về trách nhiệm với quê hương.
+ Dạng bài: Nghị luận xã hội
+Đề tài: trách nhiệm với quê hương
Tìm hiểu về “ Những ngôi sao xa xôi” và nhà văn Lê Minh Khuê.
---------------------- 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_29.docx