Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 31

TUẦN 31 - TIẾT 147

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. BIÊN BẢN

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh nắm được mục đích, nội dung, các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.

 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết các loại biên bản.

 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập văn bản hành chính.

 4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt.

 

docx 9 trang phuongnguyen 21980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 31

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 31
TUẦN 31 - TIẾT 146 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
MỤC TIÊU
1. Về kiến thức : Thông qua bài nhằm thông báo kết quả bài viết của học sinh từ đó rút kinh nghiệm khi làm bài nghị luận văn học.
2. Về kĩ năng : Rèn kĩ năng chữa bài.
3. Về thái độ : Giáo dục ý thức tự giác sửa chữa khuyết điểm.
4. Năng lực cần phát triển
- Sử dụng ngôn ngữ.
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Bài làm đã chấm của HS
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC/LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: GV đánh giá chất lượng bài làm của HS: 
I. Nhận xét chung
1. hình thức:
- Đa số H trình bày đủ ý, đảm bảo được các luận điểm và luận cứ.
- Các bài viết đều có yếu tố nghị luận, đã bước đầu biết bày tỏ những suy nghĩ, đánh giá của bản thân về nội dung và nghệ thuật của văn bản Sang thu.
2. Nội dung: _ Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về nội dung.
- Một số bài chưa bám sát yêu cầu đề : Khúc giao mùa mà đi phân tích bố cục bài .
- Có nhiều bài viết có sự liên hệ tốt.
- Song vẫn còn có bài diễn đạt chưa khúc triết, còn nặng về trình bày sự việc, sự cảm nhận riêng của cá nhân chưa thể hiện rõ. Chưa đủ các bước tìm ý trong bài văn nghị luận.
3. Diễn đạt- trình bày:
- các bài đều đảm bảo đủ bố cuạc 3 phần. - Chữ viết, hình thành các đoạn văn có tiến bộ.
4.- Kết quả:
Lớp 9A
Điểm 9-10:
Điểm 7-8:
Điểm 5-6:
Điểm 3-4:
Lớp 9B
Hoạt động 2: cho H chữa bài theo đáp án:
II.Chữa bài:
G cho H chữa bài :
Bổ sung:
- Các yếu tố nghị luận, bàn bạc, bày tỏ quan điểm của mình vào bài viết.
- Phần liên hệ thực tế.
 H chữa bài:
H căn cứ vào đáp án, bổ sung những phần thiếu vào cuối bài kiểm tra.
H tiếp tục suy ngẫm về bài làm của bản thân, hoàn thiện và bổ sung cho có chất lượng.
Hoạt động 3: Đọc và bình bài:
III. Đọc -Bình bài:
G chọn đọc 1 -3 bài, đoạn khá nhất trong lớp..
G cho H nhận xét. G bình ngắn gọn
H nghe, nhận xét.
H tiếp tục bổ sung vào bài của mình.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG/MỞ RỘNG
- G nhắc H nắm vững yêu cầu của dạng văn nghị luận văn học. 
- Tiếp tục sửa chữa bài ở nhà.
- Chẩn bị : mẫu sẵn: Biên bản 
------------------------
TUẦN 31 - TIẾT 147
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
BIÊN BẢN
MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh nắm được mục đích, nội dung, các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết các loại biên bản.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tạo lập văn bản hành chính.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Xem trước bài sgk.
- Chuẩn bị một số mẫu biên bản.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não suy nghĩ nhận diện, phân tích đặc điểm của biên bản.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc biên bản mẫu Sgk.
- Kĩ thuật thảo luận: Tìm đặc điểm của biên bản
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Em thấy trong cuộc sống khi nào cần đến biên bản?
=>GV giới thiệu bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Đặc điểm của biên bản.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cho H. đọc 2 biên bản (SGK)
- Trình bày mẫu BB đã chuẩn bị.
- Qua các VB , em thấy BB ghi lại những sự việc gì? mục đích?
- Quan sát các BB và cho biết: BB cần đạt yêu cầu gì về ND và HT?
- Kể tên một số loại VB thường gặp?
- Cho H. quan sát lại các BB. Phần mở đầu mỗi BB gồm thủ tục gì? (ND)
- Quan sát vào phần chính của VB và cho biết cách trình bày nội dung BB? Yêu cầu?
- Đọc lại phần kết thúc các BB và cho biết ND phần kết thúc?
- Theo em: Các loại VB giống và khác nhau ở điểm nào ? 
- Vậy biên bản là gì? Cách viết biên bản? 
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
-Gọi 2 H. ghi nhớ.
1. VD: 2 BB SGK
2. Nhận xét: 
- Ghi chép lại những sự việc vừa xảy ra (VB1: Hội nghị, VB2: Sự vụ... )
- Về nội dung: Đầy đủ, chính xác, trung thực, kết quả.
- Về hình thức: rõ ràng, ngắn gọn, tường minh.
-Một số loại: BB hội nghị, BB sự vụ...
II. Cách viết BB.
a. Phần mở: Quốc hiệu - tiêu ngữ - tên BB, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
b. Nội dung: Diễn biến - số liệu, sự kiện cụ thể, chính xác, đầy đủ, khách quan.
c. Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ ký họ tên của các thành viên - ( văn bản hiện vật kèm theo)
- Các loại BB giống nhau về các mục, trình tự của các phần.
- Khác nhau: Nội dung cụ thể
* Ghi nhớ SGK (126)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cho H. thảo luận nhóm và ghi kết quả lên bảng.
- Quan sát BB, nhận xét cách trình bày phần mở đầu một BB?
1. lựa chọN : a. c. d
Cách viết quốc hiệu, tiêu ngữ, tên BB ( trình bày)
1.Những dòng nào sau đây nêu đúng định nghĩa về biên bản?
A. Là loại văn bản tường thuật chính xác một sự việc.
B. Là loại văn bản tái hiện chân thực một sự việc.
C. Là loại văn bản ghi chép trung thực, đầy đủ một sự việc đang diễn ra hoặc vừa xảy ra.
D. Là loại văn bản trình bày nguyện vọng của một cá nhân trước một tổ chức.
2. Phần nội dung biên bản cần ghi lại những gì?
A. Địa điểm và thời gian diễn ra sự việc.
B. Chữ kí và cam đoan của những người tham gia sự việc. 
C. thành phần và chức trách của những người tham gia sự việc.
D. Diễn biến và kết quả của sự việc.
3. Phần kết thúc của một biên bản cần ghi lại điều gì?
A. Địa điểm và thời gian diễn ra sự việc.
B. Thời gian kết thúc sự việc, họ tên, chữ kí của những người tham gia.
C. Thành phần và chức trách của những người tham gia sự việc.
D. Diễn biến và kết quả sự việc.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
1-C
2-D
3-B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Trình bày một số mẫu biên bản mà mình sưu tầm. 
- Phân lọai các biên bản của lớp đã sưu tầm .
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Học kỹ bài , làm tiếp bài tập phần luyện tập theo y/c SGK. 
2. Chuẩn bị bài : biên bản.
--------------------------- 
TUẦN 31 - TIẾT 148
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
RÔ -BIN -XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
 ( Đ. Đi. Phô ) 
MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô bin sơn khi một mình trên đảo hoang.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm truyện được viết dưới hình thức tự truyện.
 3. Thái độ : Giáo dục thái độ sống lạc quan trước mọi khó khăn gian khổ.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Xem bài sgk
-Sưu tầm tài liệu về tác giả, tác phẩm.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm văn bản.
- Kĩ thuật trình bàn một phút: Nêu giá trị văn bản.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Rm hiểu gì về ý nghĩa nhan đề: Những ngôi sao xa xôi?
- Khái quát những phẩm chất chung cùng những nét riêng của nhân vật Phương Định trong “ Những ngôi sao xa xôi” ?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Nêu những nét lớn về tg.
-Gv giới thiệu chân dung, bổ sung kiến thức
- Xác định thể loại? Nêu tác dụng?
- Xác định ngôi kể? Nêu tác dụng ?
1. Tác giả ( 1660- 1731 )
Là nhà văn lớn của Anh thế kỉ XVII.
2. Tác phẩm:
+ Thể loại: Tiểu thuyết phiêu lưu.
+ Ngôi kể: Ngôi thứ nhất-đặt vào nhân vật chính
 Đi - Pho đã từng đi nhiều nước, làm nhiều nghề. Ông tích cực hoạt động chính trị và dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu. Ông đã viết hàng trăm tác phẩm châm biếm, phê phán những sai trái trong xã hội , đề xuất nhiều dự án cải cách tiến bộ ...Tài năng văn học của ông thực sự được nở rộ vào khoảng năm ông sáu mươi tuổi. Trong đó tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru- xô là nổi tiếng hơn cả.
II. Đọc - hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G. hướng dẫn đọc -đọc mẫu
- Xác định vị trí, phương thức biểu đạt và bố cục của đoạn trích?
- Rô- bin - sơn bị rơi vào hoàn cảnh nào.
? Trang phục của Rô-bin-xơn bao gồm những gì được kể lại.
? Những trang phục đó có gì khác thường.
? Những cái đó được miêu tả theo cách nào? Nêu ví dụ.
- Khi kể, ông nghĩ rằng mọi người sẽ cười...và chính mình cũng mỉm cười.Vì sao lại thế? 
- Qua đó em hình dung ra cuộc sống của Rô- bin - xơn như thế nào? 
- Ông là con người như thế nào.
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Đọc và tìm bố cục
- Phương thức biểu đạt: TS+MT.
2.Bố cục. ( 2 phần )
P1: Cách ăn mặc của Rô bin xơn.
P2: Diện mạo của Rô bin xơn.
2. Phân tích:
a. Trang phục của Rô-bin-xơn:
- Sống sót sau đắm tàu, một mình hàng chục năm trên đảo hoang.
- Mũ, áo, quần, ủng, thắt lưng, dây đeo, túi đựng đồ, gùi, súng.-> Trang phục bằng da dê, do người mặc tự tạo, kì cục, ngộ nghĩnh
-> Dùng miêu tả để cụ thể hoá lời kể. 
VD: Đoạn kể về cái mũ.
-> Dùng miêu tả kết hợp nghị luận để cụ thể hoá việc kể. VD: Đoạn miêu tả cái ria.
-> Giọng điêu khôi hài: gây cười và dễ đọc.
=> Bề ngoài không giống người thường mà mang dáng dấp của người rừng cổ xưa.
Hình ảnh Rô- bin -xơn kì lạ, ngộ nghĩnh, không thể tưởng tượng nổi
*Cuộc sống gian khổ, khó khăn. Rô-bin-xơn là người có lao động sáng tạo, không khuất phục trước hoàn cảnh, chân thật và lạc quan.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP /VẬN DỤNG
Kể về tấm gương vượt khó chiến thắng hoàn cảnh mà em biết.
ĐỌC THÊM
 Nicholas James "Nick" Vujicic (phát âm "VOO-yee-cheech", tiếng Serbia: Николас Џејмс Вујичић, Nikolas Džejms Vujičić, sinh ngày 4 tháng 12 năm 1982) là một người truyền bá Phúc Âm và nhà diễn thuyết truyền động lực người Úc gốc Serbia, khi được sinh ra đã không có tứ chi. Nick bị hội chứng tetra-amelia bẩm sinh, một loại rối loạn hiếm gặp, gây ra sự thiếu vắng cả bốn chi. Từ thuở ấu thơ, anh đã phải đấu tranh cả về tinh thần, tình cảm cũng như thể xác, nhưng rồi cuối cùng anh đã quyết định đối mặt với khuyết tật của mình. Năm 17 tuổi, Nick thành lập tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình với tên gọi Life Without Limbs (nghĩa là "Cuộc sống không có tay chân"). Vujicic đi khắp nơi trên thế giới để diễn thuyết truyền động lực về cuộc sống của một người khuyết tật mang hy vọng và mong muốn tìm được ý nghĩa cuộc sống. Nick cũng nói về đức tin của anh, rằng Chúa có thể sử dụng bất kì tấm lòng nào sẵn sàng làm công việc của Ngài và rằng Chúa là Đấng đắc thắng mọi sự khuyết tật. Anh đã tốt nghiệp đại học và trở thành một diễn thuyết gia nổi tiếng về chủ đề làm chủ cuộc sống. Hiện tại Nick đang sinh sống ở Mỹ.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Vẽ hình ảnh minh họa cho một chi tiết trong văn bản ?
2.Tiếp tục tìm hiểu phần còn lại.
----------------------
TUẦN 31 - TIẾT 149
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
RÔ -BIN -XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG (tiếp)
 ( Đ. Đi. Phô ) 
MỤC TIÊU
Đã trình bày ở tiết 148
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Xem bài sgk
-Sưu tầm tài liệu về tác giả, tác phẩm.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm văn bản.
- Kĩ thuật trình bàn một phút: Nêu giá trị văn bản.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Trình bày hình ảnh minh họa cho một chi tiết trong văn bản đã chuẩn bị ở nhà ?
=>Nhận xét, giới thiệu tiết học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Gọi HS đọc văn bản.
-Diện mạo của Rô -bin - xơn được miêu tả như thế nào?
- Rô- bin - xơn chăm sóc hàng ria ra sao.
- Những chi tiết đó cho thấy Rô -bin -xơn là người như thế nào? Có cách sống ra sao.
** Qua bức chân dung vị chúa đảo, nhóm em hình dung như thế nào về cuộc sống của Rô-bin-xơn? về tinh thần của ông?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
b. Diện mạo của Rô-bin-xơn:
- Nước da không đến nỗi đen cháy.
- Râu: có lúc dài đến hơn 1 gang tay...nhưng tôi cắt đi khá ngắn gọn...
-> Rô-bin- xơn biết chịu đựng gian khổ, biết rèn luyện sức khoẻ để thích ứng với hoàn cảnh. Tuy có lúc bi quan chán sống nhưng vẫn luôn hi vọng sống và muốn sống cho đoàng hoàng. Đó là một con người lạc quan không tuyệt vọng, có ý chí sống mãnh liệt.
 Với giọng kể hài hước, hóm hỉnh, Rô-bin-xơn đã cho người đọc hình dung được những gì ông đã trải qua.Đó là sự vật lộn âm thầm của một con người dám chiến đấu, chinh phục thiên nhiên hoang dã để duy trì sự sống một cách phi thường.Điều đó khẳng định sức sống tiềm tàng to lớn của con người .Trong những hoàn cảnh đặc biệt, sức sống ấy được huy động tối đa. Ông tiêu biểu cho sức sáng tạo vô song và sức sống mãnh liệt của con người chân chính.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
_ Gọi HS đọc ghi nhớ
_ GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
4.Tổng kết:
*Ghi nhớ: Sgk 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Em hãy nêu những nét khác thường và phi thường trong con người Rô-bin-xơn?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến..
1. Sự khác thường và phi thường trong con người Rô-bin-xơn:
- Khác thường: xa lạ với dáng vẻ bề ngoài
- Phi thường: Nghị lực và lòng tin mãnh liệt vào bản thân.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Qua nhân vật chính, em rút ra bài học gì cho bản thân?
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
Bài học rút ra cho bản thân:
- Con người chấp nhận hoàn cảnh và vượt lên hoàn cảnh bằng tất cả tài sức và lòng quyết tâm của mình.
-Biến thách thức thành cơ hội để khẳng định giá trị của bản thân.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tìm hiểu những tấm gương vượt lê hoàn cảnh, số phận
 Đọc Chân dung vị chúa đảo (Thiết kế-Tr.337)
Viết bài văn nghị luận nêu suy nghị về nghị lực của con người.
---------------------- 
TUẦN 31 - TIẾT 150
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TỔNG KẾT NGỮ PHÁP
MỤC TIÊU
 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh hệ thống các kiến thức về từ loại và cụm từ tiếng Việt đã học.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức, vận dụng kiến thức vào việc làm các bài tập về phần từ loại.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Xem lại các kiến thức lí thuyết.
-Phiếu học tập:
DANH TỪ
ĐỘNG TỪ
TÌNH TỪ
Ý nghĩa khái quát
Khả năng kết hợp
 Hoạt động trong câu
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não Khái quát tổng kết về tự loại tiếng Việt
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hoàn thành các bài tập.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Nhớ lại kiến thức đã học và nhắc lại các từ loại đã học trong chương trình THCS?
=>GV nhận xét câu trả lời của hS - giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC/LUYỆN TẬP
 A. Từ loại:
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
I. Danh từ, động từ, tính từ:
1.Kiến thức
PHIẾU HỌC TẬP
DANH TỪ
ĐỘNG TỪ
TÌNH TỪ
Ý nghĩa khái quát
Là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm
Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người hay vật.
Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động.
Khả năng kết hợp
-Kết hợp với các từ chỉ số lượng ở trước, các từ này, ấy, đó, nọ ... ở sau và một số từ ngữ khác để lập thành CDT
-Kết hợp với các từ đã, sẽ, vẫn, cũng...ở trước và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm ĐT
-Kết hợp với các từ đã, sẽ, vẫn, hơi, rất...ở trước và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm TT
 Hoạt động trong câu
-Thường làm CN. 
-Khi làm VN có “ là ” ở trước.
-Thường làm VN.
-Khi làm CN mất khả năng kết hợp ở phía trước.
-Thường làm VN.
-Khả năng làm VN hạn chế hơn ĐT
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV cho HS đọc bài tập, cho -HS độc lập suy nghĩ và xung phong làm bài.
-Gọi HS nhận xét.
-GV cho HS đọc, xác định y/c của bài 2.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. GV nêu đáp án, HS chấm, nhận xét.
? Từ đó, hãy nêu khả năng kết hợp của các từ loại.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI BT3
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
Bài 1: 
- Danh từ: lần, lăng, làng
- Động từ: đọc, nghĩ ngợi, đập, phục dịch
- Tính từ: hay, đột ngột, sung sướng...
Bài 2: 
- rất hay, hơi nghĩ ngợi -> Tính từ
- Hãy đọc, đã đập -> Động từ
-Những cái lăng, một làng-> Danh từ.
Bài 3: a.Tròn-tính từ/“tròn mắt nhìn”->động từ.
b. lí tưởng -> danh từ
 “mới là lý tưởng” -> tính từ. 
c. băn khoăn-> động từ
 “những băn khoăn”->danh từ. 
=> 1 từ loại này có thể đảm nhiệm vai trò của 1 hoặc nhiều từ loại khác.
II. Các từ loại khác:
GV cho HS suy nghĩ, lên bảng làm bài.
Bài 1: HS thực hiện theo y/c của GV.
số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
phó từ
Quan hệ từ
trợ từ
tình thái từ
thán từ
ba, năm
tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ
những
ấy, đâu
đã, mới, đã, đang
ở, của, nhưng, như
chỉ, cả, ngay, chỉ
hả
trời ơi.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hãy lập bảng kiểm chứng từ loại DT, ĐT, TT dựa và khả ngăng kết hợp của mỗi từ loại:
Kết hợp ở phía trước
Từ loại
Kết hợp ở phía sau
-Số/ lương từ
DT
Chỉ từ: này / ấy...
-Từ chỉ mệnh lệnh: hãy / đừng
ĐT
-Từ chỉ mức độ: Hơi / rất
TT
-Từ chỉ mức độ: quá, lắm
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Tiếp tục tìm hiểu: - Chú ý tới đặc điểm và khả năng kết hợp của từ loại.
- Hiện tượng chuyển loại của từ.
- Tiếp tục ôn luyện về 3 từ loại trên.
2.- Chuẩn bị các phần ôn tập tiếp theo sgk.
------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_31.docx