Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 33

TUẦN 33 - TIẾT 156

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. TỔNG KẾT NGỮ PHÁP

 ( Tiếp )

A. MỤC TIÊU

 A. Mục tiêu .

 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh tiếp tục hệ thống các kiến thức về từ loại và cụm từ tiếng Việt đã học.

 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức, vận dụng kiến thức vào việc làm các bài tập về phần từ loại.

 3. Thái độ : Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ.

 4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU

-Xem lại các kiến thức lí thuyết.

 

docx 13 trang phuongnguyen 30/07/2022 3480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 33

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 33
TUẦN 33 - TIẾT 156
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TỔNG KẾT NGỮ PHÁP
 ( Tiếp ) 
MỤC TIÊU
 A. Mục tiêu .
 1. Kiến thức : Thông qua bài học sinh tiếp tục hệ thống các kiến thức về từ loại và cụm từ tiếng Việt đã học.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức, vận dụng kiến thức vào việc làm các bài tập về phần từ loại.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Xem lại các kiến thức lí thuyết.
- Chuẩn bị bài sgk.
- Phiếu học tập 1:
Cụm từ
Phụ ngữ trước
Trung tâm
Phụ ngữ sau
Cụm danh từ
Cụm động từ
Cụm tính từ
- Phiếu học tập 2:
Thành phần chính
Thành phần phụ
Thành phần biệt lập
Khái niệm
Các thành phần câu
- Phiếu học tập 3:
Cấu tạo
Phân loại
Câu đơn
Câu ghép
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não: Đọc, suy nghĩ phân tích xác định yêu cầu kiến thức ôn tập.
- Kĩ thuật thảo luận: Thảo luận các nội dung theo yêu cầu của Gv. 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nhớ lại kiến thức và cho biết các loại cụm từ? Cấu tạo chung?
GV gới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
.
B. Cụm từ:
1.Kiến thức chung
Mô tả sản phẩm cần đạt của hS
Cụm từ
Phụ ngữ trước
Trung tâm
Phụ ngữ sau
Cụm danh từ
Số từ / lượng từ
DT
Ấy , kia, đó, nọ...
Cụm động từ
Phó từ ( Trừ phó từ mức độ)
ĐT
Từ chỉ hướng, Từ ngữ khác
Cụm tính từ
Phó từ( Trừ PT mệnh lệnh)
TT
Lắm, quá, từ ngữ khác
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
2. Luyện tập
Bài tập SGK:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
1.a
Tất cả những
ảnh hưởng quốc tế 
đó
một
nhân cách 
rất Việt Nam
một 
lối sống
rất bình dị, rất VN, rất PĐ
nhưng cũng 
đồng thời
rất mới, rất hiện đại.
1.b
những 
ngày khởi nghĩa
dồn dập ở làng
1.c
tiếng cười nói xôn xao
của đám người mới tản cư lên ấy.
2.a
đã
đến
gần anh
sẽ
chạy xô
vào lòng anh
sẽ
ôm
chặt lấy cổ anh
2.b
vừa 
lên cải chính
3.a
rất
bình dị(VN, PĐ, mới, hiện đại)
3.b
sẽ không
êm ả
3.c
phức tạp
hơn
cũng
phong phú và sâu sắc
hơn
C. Các thành phần câu.
I. Thành phần chính và thành phần phụ.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 2.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
C. Các thành phần câu.
1.Kiến thức chung
Mô tả sản phẩm cần đạt của hS
Thành phần chính
Thành phần phụ
Thành phần biệt lập
Khái niệm
Là những thành phần bắt buộc phải có trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt 1 ý trọn vẹn.
Là thành phần không tham gia vào nòng cốt câu, nhằm làm rõ cho nội dung của thành phần chính.
Là thành phần không tham gia diễn đạt nghĩa sự vật, sự việc trong câu.
Các thành phần câu
+Chñ ngữ: nhằm nêu tên SVHT có hoạt động, đặc điểm, trạng tháiđược nói ở VN. Trả lời cho câu hỏi: Ai, Cái gi? Con gì?
B1(I): a. đôi càng tôi
+ Vị ngữ: nhằm làm rõ về hoạt động, trạng thái, của đối tượng được nói đến ở CN, trả lời cho câu hỏi: Làm gì? như thế nào? ra sao?
B1(I): a. /mẫm bóng.
+Trạng ngữ: nhằm nêu hoàn cảnh về không gian, cách thức, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, diễn ra sự việc nói ở trong câu.
+Khởi ngữ: Nêu đề tài của câu nói, có thể thêm quan hệ từ về, với, đối với vào trước.
+ TP cảm thán: dùng để bộc lộ tâm lí của người nói. 
 B2:NgÉm ra.
+TP tịnh thái: để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói trong câu. 
B2:có lẽ, có khi.
+TP gọi đáp: để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. B2:Bẩm
+TP phụ chú: Để bổ sung 1 số chi tiết cho nội dung chính của câu. 
B2: dừa xiêm 
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Gv hướng dẫn hs phân tích cấu tạo của các câu trên bảng.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận xác định thành phần biệt lập.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
2. Luyện tập 
* LT về thành phần câu
a. CN: đôi càng tôi - VN: mẫm bóng.
b. TN: Sau một hồi trống 
CN: Mấy người học trò cũ
 VN: đến sắp hàng 
c. KN: Cỏn tấm gương.
 CN: Nó - VN: vẫn là người bạn 
*LT về thành phần biệt lập
a. Có lẽ -> TP tình thái.
b. Ngẫm ra -> TP tình thái.
c. Dừa xiêm vỏ hồng -> TP phụ chú.
d. Bẩm -> TP gọi đáp.
 Có khi -> TP tình thái.
e. Ơi -> Tp gọi đáp.
Mô tả sản phẩm cần đạt của hS
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp 1.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
II.Các kiểu câu 
( Xét theo cấu tạo )
Mô tả sản phẩm cần đạt của hS
Cấu tạo
Phân loại
Câu đơn
-Có một cụm C-V
- Câu trần thuật đơn có từ “ là”
- Câu trần thuật đơn không có từ “ là”
Câu ghép
Có hai cụm C-V trở lên. Mỗi cụm C-V làm thành 1 vế câu
-Câu ghép đẳng lập
-Câu ghép chính phụ
-Câu ghép nguyên nhân - kết quả
-Câu ghép chi ĐK, GT - kết quả.
...
H Đ CHUNG CẢ LỚP
-GV hướng dẫn hs phân tích các câu đơn ?
-Tìm các câu đặc biệt ?
-Cần phân biệt câu đặc biệt với câu đơn
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
-Đọc bài tập
Gv hướng dẫn hs tìm các câu ghép.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
Gv cho hs chỉ ra các kiểu quan hệ giữa các vế trong câu ghép ?
Gv hướng dẫn cách làm.
Cho hs làm miệng.
2. Luyện tập câu đơn..
VD: Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
 CN VN
2.2. Các câu đặc biệt.
a. Có tiếng nói léo xéo ở gian trên.
 Tiếng mụ chủ.
b. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi.
c. Những ngọn điện  thần tiên.
 Hoa trong công viên.
 Những quả bóng 
 Tiếng rao của bà bán xôi 
 Chao ôi 
2. Luyện tập câu ghép
Bài 1. Các câu ghép.
a. Câu 3. b. Câu 4.
c. Câu 1. d. câu 2
e. Câu 3
Bài 2. Các kiểu quan hệ giữa các vế câu.
a. Quan hệ bổ sung.
b. Quan hệ nguyên nhân.
c. Quan hệ bổ sung.
d. Quan hệ bổ sung.
e. Quan hệ mục đích.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Có những cách nào để biến đổi câu?
-Kết hpợp hình thành sơ đồ tư duy.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,
III. Biến đổi câu.
1, Kiến thức:
BIẾN ĐỔI CÂU
CHUYỂN ĐỔI CÂU
MỞ RỘNG CÂU
Chuyển câu chủ động thành câu bị động
Dùng cụm C-V
Câu đặc biệt
Thêm trạng ngữ
Câu rút gọn
RÚT GỌN CÂU
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Gv hướng dẫn hs tìm và nêu tác dụng.
- Tổ chức trao đổi, nhận xét, thống nhất ý kiến,Gv cho hs tìm các câu rút gọn.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
2. Luyện tập
Bài 1. Các câu rút gọn.
- Quen rồi. - Ngày nào ít: ba lần.
=> Ngắn gọn, thông tin nhanh.
Bài 2. 
a. Và làm việc có khi suốt đêm.
b. Thường xuyên.
c. Một dấu hiệu chẳng lành.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung được tách ra.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
IV. Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói
Kiểu câu
Ý nghĩa
Dấu hiệu
Ví dụ
Câu trần thuật
-Dùng để kể, tả, nêu ý kiến
-Kết thúc bằng dấu chấm
Tôi học tiếng Việt.
Câu nghi vấn
Dùng đẻ nêu điều thắc mắc, hoài nghi cần giải đáp.
- Có các từ để hỏi:à? hả?... 
- Kết thúc bằng dấu chám hỏi.
Câu cầu khiến
Câu cảm thán
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Tìm câu nghi vấn và nêu chức năng ?
-HS trả lời miệng.
-Nhậm xét.
-Đọc bài tập 2.
Gv hướng dẫn tìm các câu nghi vấn và nêu tác dụng ?
-HS trả lời miệng.
-Nhận xét.
2. Luyện tập:
Bài 1. Câu nghi vấn.
- Ba con sao con không nhận -> hỏi.
- Sao con biết là không phải. -> hỏi.
Bài 2. Câu cầu khiến.
a.- ở nhà trông em nha. -> Ra lệnh.
 - Đừng có đi đâu đấy. -> Khuyên bảo.
b. Thì má cứ kêu đi -> Yêu cầu.
 Vô ăn cơm -> Dùng để mời.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tiếp tục ôn tập phần Tiếng Việt.
 Làm bài tập 3 trang 151- chú ý đây là câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.
 Chuẩn bị kiểm tra 45’ Tiếng Việt.
------------------------ 
TUẦN 33 - TIẾT 157
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
KIỂM TRA VĂN
 ( Phần truyện )
MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Thông qua bài kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh ở phần truyện Việt Nam. 
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức để làm bài.
 3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác làm bài.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
ĐỀ BÀI:
ĐỌC - HIỂU:
Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc.
 (Trích “ Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê,Ngữ văn 9,tập hai, NXB Giáo dục, 2015)
1.Đoạn văn kể về sự việc gì? Xác định ngôi kể của đoạn văn trên? Thay đổi ngôi kể trong câu văn sau: “Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than.”
2.a.Chỉ ra một câu phủ định trong đoạn văn trên.
b. Chuyển câu phủ định vừa tìm sang câu khẳng định.
3. Cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên?
II. LÀM VĂN
 Triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn khoảng 15 câu:
- Anh thanh niên (trong “ Lặng lẽ Pa Ps” của Nguyễn Thành Long) có tâm hồn trong sáng, lối sống lành mạnh.
ĐÁP ÁN:
CÂU I.(5 điểm).
1.Đoạn văn kể về sự việc : Phương Định và chị Thao chăm sóc Nho bị thương . (0.5 điểm).
- Xác định ngôi kể : Ngôi thứ nhất. (Nhân vật Phương Định xưng tôi kể.). (0,5 điểm). 
 Thay đổi ngôi kể trong câu văn sau: “Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than.”
=> Phương Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. . (0/5 điểm).
2.a.Câu phủ định trong đoạn văn trên:
- Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. (0.5 điểm).
b. Chuyển câu phủ định sang câu khẳng định:
- Vết thương nông, vào phần mềm. (0.5 điểm).
3. Cảm nhận của em về nội dung đoạn văn :
+ Cuộc sống chiến đấu gian khổ hy sinh của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến. (0.5 điểm).
+ Vẻ đẹp của chất anh hùng: Bom đạn, thương tích nhưng ho vẫn kiên cường, dũng cảm , quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. (1.0 điểm). 
+ Ngợi ca tình chị em, tình đồng đội sâu sắc: lo lắng, chăm sóc, động viên nhau...(1.0 điểm).
CÂU II.
* Hình thức: Đảm bảo hình thức đoạn văn. Triển khai đúng câu chủ đề . Diễn đạt lưu lóa., Vận dụng được PP nghị luận văn học. (0.5 điểm).
* Nội dung -Anh thanh niên (trong “ Lặng lẽ Pa Ps” của Nguyễn Thành Long) có tâm hồn trong sáng, lối sống lành mạnh.(0.5 điểm).
-Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống một cách ngăn nắp, khoa học phong phú về vật chất và tinh thần. (1 điểm). 
- Anh sống giản dị và khiêm tốn - D/ chứng (1 điểm). 
-Anh cởi mở, chân thành, hiếu khách. (1 điểm).
- Nhân vật anh thanh niên để lại trong lòng người đọc dư vang về những con người lao động thầm lặng vì đất nước. Truyện khơi gợi lý tưởng sống cao đẹp cho thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (1 điểm).
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.ổn định lớp:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Phát đề..
Hoạt động 2: HS làm bài. GV quan sát, nhắc nhở HS tích cực làm bài.
Hoạt động 3: Gv thu bài, nhận xét tiết làm bài
4. HDVN:- Ôn tiếp các nội dung tổng kết
--------------------------- 
TUẦN 33 - TIẾT 158
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CON CHÓ BẤC
(Trích:Tiếng gọi nơi hoang dã - G. Lân-đơn)
MỤC TIÊU
 1.Kiến thức : Thông qua bài học sinh cảm nhận được nghệ thuật biểu hiện tinh tế và tình cảm thương yêu của tác giả khi viết về con chó Bấc.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm truyện.
 3. Thái độ : Giáo dục hs lòng yêu quý loài vật và có thái độ yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm
- Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Tư liệu về Giắc Lân Đơn.
- Soạn bài sgk
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não: suy nghĩ bộc lộ ý kiến cá nhân về văn bản
- Thảo luận, trình bày một phút: về giá trị nội dung, nghệ thuật bài
- PP vấn đáp, thuyết trình, nêu ván đề, giảng bình...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Vì sao chú Phi-lip nhận làm bố của Xi-mông? Qua đó, em hiểu được điều gì từ cuộc sống.
- Em hãy kể tên những văn bản đã được học viết về loài vật? Em được học văn bản nào của VH Mĩ
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả.
- Xác định vị trí của phần trích.
-Theo em, người biên soạn đã dựa trên cơ sở nào để đặt tên cho đoạn trích? Có thể đặt tên khác cho văn bản này được không.
- Xác định phương thức biểu đạt? tác dụng
1. Tác giả: Sgk Tr.135
2. Tác phẩm:
- Vị trí: Đoạn trích từ chơng 6.
- Tên đoạn trích: Đoạn văn kể về lai lịch và tính tình của con chó Bấc trong quan hệ với chủ của nó. 
- Phương thức biểu đạt: Tự sự với miêu tả.
II. Đọc-hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV nêu y/c khi đọc. GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc chú thích.
- Nêu bố cục của phần trích.
Gv nêu hoàn cảnh của Bấc: đã từng qua tay nhiều ông chủ và từng bị đối xử tàn bạo.
- Tg đã chứng minh Thooc-tơn là ông chủ lí tưởng của Bấc qua chi tiết nào.
Gv bổ sung
- Qua đó, em nhận xét gì về cách biểu hiện tình cảm của Thooc-tơn đối với con chó.
- Em hãy tìm một câu nói thể hiện rõ nhất tình cảm của Thooc-tơn đối với Bấc
-Hãy phân tích câu nói đó.
 - HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
1. Đọc – chú thích:
2. Bố cục
-3 đoạn.
3.Phân tích:
a, Tình cảm của Thooc-tơn với Bấc:
- Không thể nào không chăm sóc
- Không bao giờ quên chào hỏi thân mật
- Có thói quen
->Cách biểu hiện tình cảm giản dị, chân thật, hồn nhiên.
- Trời đất! đằng ấy hầu như biết nói đấy.
-> Thái độ ngạc nhiên, yêu thương vô hạn, nông nàn của ông chủ. Cao hơn thế là tình cảm của con người đối với bạn bè thân thiết, yêu thương, vỗ về, khám phá ra bạn mình sao thông minh và đáng yêu đến vậy.
- Kết hợp kể và tả nhân vật bằng các chi tiết tỉ mỉ, câu văn biến hoá bằng quan hệ từ và các dấu ngắt câu liên tục=> Nổi bật tình cảm yêu quý loài vật một cách thân thiện, gần gũi, hiểu biết và quý trọng. 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
1.Hãy đọc một bài thơ, kể một câu chuyện về tình cảm yêu mến hoặc sự trung thành với chủ của chó ?
2.Đọc thêm :
2.1.Tháng 1 năm 2011, miền đông nam của Brazil bị càn quét bởi mưa bão, gây ra những vụ lở đất thảm khốc. Những mảng sườn đồi bất ngờ đổ sụp và toàn bộ ngôi làng bị cuốn đi. Đó là trận thiên tai tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử Brazil.
Trên 600 người dân bị cướp đi sinh mạng, trong đó có Cristina Maria Cesario Santana, sống tại Teresopolis, một thành phố tự trị không xa thủ đô Rio de Janiero, cũng là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Những nhân viên cứu hộ đã chú ý tới chú chó của Santana đang đào bới trong đám bùn đất – nơi có chủ nhân của nó (cùng 3 thành viên khác trong gia đình) đã được tìm thấy và chôn cất. Chú chó Leão đã ngồi ở ngôi mộ nhiều ngày trước khi các tình nguyện viên tới mang nó đi, chăm sóc và cho nó ăn uống.
Khi những bức ảnh về chú chó trung thành được lan truyền rộng rãi trên internet và các phương tiện thông tin đại chúng, cũng có nhiều người tỏ ra nghi ngờ về câu chuyện của Leão. Có giả thiết,Leão là chú chó của người dân địa phương chuyên đào mộ ngẫu nhiên đang nghỉ ngơi bên cạnh một ngôi mộ mới chôn, khi mà bức ảnh đăng tải được chụp lí giải như vậy có lẽ hợp lý, nhưng đó chắc chắn không phải là câu chuyện mà chúng ta muốn tin.
 2.2.Chú chó của Lao Pan
Lao Pan, một người đàn ông Trung Quốc sống một mình ở ngôi làng Panjiatun (gần Thanh Đảo) đã dành những năm tháng cuối đời để chăm sóc cho chú chó lai lông vàng của mình được sống vui vẻ và khoẻ mạnh. Khi Lao Pan qua đời tháng 11, năm 2011 ở tuổi 68, không một ai để tang ông lão ngoài con chó của ông ấy.
Sau lễ tang đơn giản của ông lão, căn phòng mướn của ông được dọn sạch nhưng không ai tìm thấy con chó của ông ấy. Một thời gian sau, chú chó được tìm thấy tại nghĩa trang, đang canh giữ ngôi mộ người chủ của mình. Ai nấy đều tò mò làm thế nào mà chú chó tìm thấy được ngôi mộ của Lao Pan.
Dù cho đói hay khát, chú chó cũng không hề rời khỏi ngôi mộ của chủ. Khi những người dân lo lắng, mang chú chó về làng và mang bánh bao hấp cho nó, chú chó nhanh chóng ngậm những chiếc bánh và quay trở lại nghĩa trang. Những người dân làng về sau xây cho nó một cái chuồng đơn giản bên cạnh ngôi mộ và mang thức ăn đến thường xuyên để giúp nó sống sót.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tiếp tục tìm hiểu về văn bản.
Tìm hiểu về tình cảm của chu chó Bấc dành cho chủ.
---------------------- 
TUẦN 33 - TIẾT 159
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CON CHÓ BẤC
 ( Giắc Lân- Đơn ) 
MỤC TIÊU
 1.Kiến thức : Thông qua bài học sinh cảm nhận được nghệ thuật biểu hiện tinh tế và tình cảm thương yêu của tác giả khi viết về con chó Bấc.
 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm truyện.
 3. Thái độ : Giáo dục hs lòng yêu quý loài vật và có thái độ yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm
- Giao tiếp Tiếng Việt. 
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
-Tư liệu về Giắc Lân Đơn.
- Soạn bài sgk.
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não: suy nghĩ bộc lộ ý kiến cá nhân về văn bản
- Thảo luận, trình bày một phút: về giá trị nội dung, nghệ thuật bài
- PP vấn đáp, thuyết trình, nêu ván đề, giảng bình...
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Thi hát về đề tài “ con vật nuôi”
=>GV giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Em hãy nhận xét cách kể chuyện trong đoạn này? Cách kể chuyện đó có tác dụng như thế nào trong việc xây dựng nhân vật?
- Tg so sánh những ngày Bấc sống trong gia đình ông thẩm phán Mi-lơ để làm gì?
- So sánh và tìm ra nét riêng trong cách biểu hiện tình cảm của Bấc so với Xơ-kit, Nich?
- Nhận xét cách kể chuyện ở đoạn này? Qua đó, em hiểu được tình cảm của Bấc đối với chủ như thế nào?
- HS chia sẻ ý kiến với bạn
-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?
-GV tổng hợp - kết luận
2. Tình cảm của Bấc đối với Thooc-tơn:
+Hành động:
- Thường hay há miệng ra cắn bàn tay ...
- Thờng nằm phục dưới chân Thooc-tơn hàng giờ
- không muốn rời Thooc-tơnluôn bám theo 
- Trườn qua giá lạnhđứng đấylắng nghe tiếng thở của chủ.
+ Cảm xúc:Tình cảm ngời lên qua đôi mắt
- Lo Thooc-tơn biến khỏi cuộc đời nó
=> Nghệ thuật miêu tả tâm lí con vật bằng năng lực tưởng tượng tuyệt vời -> Tình yêu thương giống như tình yêu thương của con người. Đó là nhu cầu sống từ bên trong tâm hồn, sâu sắc, quên mình và thuỷ chung.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?
- Gọi HS nhận xét.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.
4.Tổng kết:
* ghi nhớ: Sgk Tr.154
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
1. Em cảm nhận được những gì về tình yêu thương?
2. Chuyện kể rằng: Thooc-tơn chết, Bấc đã hoàn toàn từ bỏ con người và trở thành chó hoang? Em suy nghĩ gì về kết thúc này.
3 Nhận xét tài năng của tg và liên hệ với các câu truyện về loài vật của VN.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến
1. - Con người và loài vật đều cần tình yêu thương.
- Tình yêu thương nào cũng cần sự chân thật, sâu nặng và thuỷ chung.
2. - Mất tình yêu thương chân thật là mất đi lòng tin, cơ sở huỷ hoại những gì tốt đẹp.
3. Tài năng của tg: Năng lực quan sát, nhận xét và trí tưởng tượng phi thường về loài vật. Tình cảm yêu quý, bảo vệ loài vật.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1 Đọc và phân tích các câu văn hay. 
2.Chuẩn bị tiết kiểm tra tiếng Việt.
3.Viết bài kể về kỷ niệm với con vật nuôi trong gia đình .
---------------------- 
TUẦN 33 - TIẾT 160
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
MỤC TIÊU
1. Đánh giá kiến thức, kỹ năng cơ bản của phần tiếng Việt đã tổng kết.
2. Rèn kỹ năng kiến thức tiếng Việt trong bài kiểm tra.
3. Giáo dục ý thức tích kỹ kiến thức, trau dồi cách sử dụng câu trong tiếng Việt.
4.Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, ...
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
1. Đề bài
Phần II: Trắc nghiệm (3,5 điểm): Đọc kỹ đoạn văn rồi trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh trong vào chữ cái đầu đáp án đúng:
 “(1)Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. (2)Một đám nữa. (3)Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh. (4)Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. (5)Cơn dông đến. (6)Cát bay mù. (7)Gió quật lên, quật xuống những cành cây khô cháy. (8)Lá bay loạn xạ. (9)Đột ngột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy. (10)ở rừng mùa này ở thường như thế. (11)Mưa. (12)Nhưng mưa đá. (13)Lúc đầu tôi không biết. (14)Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. (15)Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. (16)Gió. (17)Và tôi thấy đau ướt ở má. ” 
 (Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê)
Câu 1: Từ “đen” trong câu văn số 4 thuộc từ loại gì?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Đại từ
Câu 2: Điền vào mô hình cấu tạo từ các cụm từ gạch chân trong đoạn văn trên?
Phần phụ trước
Phần trung tâm
Phần phụ sau
Câu 3: Từ nào không phải là quan hệ từ?
A. Rồi (câu 3)
B. Có (Câu 15)
C. Nhưng (Câu 12)
D. Và (Câu 17)
Câu 4: Đoạn văn trên có sử dụng thành phần biệt lập không?
A. Không
B. Có
Câu 5: Các câu trong đoạn văn trên không có thành phận phụ. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 6: Đoạn trích sử dụng trên sử dụng nhiều câu đơn. Nêu tác dụng của cách sử dụng câu đó?
................
................
Câu 7: Câu đặc biệt (Câu 12, câu 12, câu 16) có tác dụng gì?
A.Để gọi-đáp
B.Để bộc lộ cảm xúc
B. Để liệt kê, thông báo sự tồn tại, xuất hiện của sự vật hiện tượng
Câu 8: Câu nào không phải là câu rút gọn?
A. Một đám nữa
B. Cơn dông đến
C. Đột ngột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy.
Câu 9: Câu văn số 7 là câu chủ động, em hãy biến đổi câu đó thành câu bị động?
Câu 10: Câu văn số 1, số 2, số 3 sử dụng các phép liên kết hình thức nào?
A. Phép lặp, Phép nối.
B. Đồng nghĩa, Phép thế.
C. Phép thế.
C. Phép liên tưởng
Phần II: Tự luận( 6,5 điểm):
Triển khai câu chủ đề sau thành đoạn văn , trong đó có sử dụng các phép liên kết đã học (Chỉ rõ các phép liên kết đó-cả liên kết nội dung và liên kết hình thức)
“Thu - trong đoạn trích Chiếc lược ngà-Nguyễn Quang Sáng -là một cô bé có tình yêu cha sâu sắc.”
2. Biểu điểm:
Phần trắc nghiệm: C1: B; C3: B; C4: A; C5:B; 
 C7 : B C8:C; C10: A, 
 C2: Đúng mỗi cụm từ: 0,25 điểm. 
Phần phụ trước
Phần trung tâm
Phần phụ sau
Một
đám
nữa
bay
lọan xạ
vô cùng
sắc
thấy
đau, ớt ở má
 C6: tác dụng diễn tả sự đột ngột, nhanh, bất ngờ của cơn dông, mưa đá. (0,5 điểm)
 C9: Những cành cây khô cháy bị gió quật lên, quật xuống. (0,5 điểm)
 Phần tự luận: 
 + Hình thức rõ ràng, diễn đạt mạch lạc: 0.5 điểm.
 + Nội dung: Phân tích các dẫn chứng cho thấy tình cảm sâu sắc của Thu với ba: Kiên quyết không nhận anh Sáu là ba ( 0.5 điểm).
 Lúc nhận ra anh Sáu là ba thì bộc lộ tình cảm thiết tha, nồng nàn (0.5 điểm).
+ Ngữ pháp: 
- Chỉ rõ phép liên kết hình thức: Lô gíc ( 0.5 điểm),
- Các câu hướng vào chủ đề-có chỉ rõ (0,5 điểm)
- Chỉ rõ 4 phép liên kết hình thức (4 điểm).
C.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.ổn định lớp:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3..Bài mới:
Hoạt động 1: Phát đề..
Hoạt động 2: HS làm bài. GV quan sát, nhắc nhở HS tích cực làm bài.
Hoạt động 3: Gv thu bài, nhận xét tiết làm bài
4. HDVN:
- Ôn tiếp các nội dung tổng kết về tiếng Việt
--------------------------------- 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_33.docx