Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 5

TUẦN 5- TIẾT 21

Ngày soạn : .

Ngày dạy :.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

A.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh nắm được sự biến đổi và phát triển của từ vựng, các phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ.

 2. Kĩ năng: Nhận biết ý nghĩa của từ trong các cụm từ, trong văn bản.

Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

- Tích hợp môi trường : Rèn kĩ năng tìm hiểu nghĩa của từ và tìm một số từ có sự biến đổi nghĩa về chủ đề môi trường.

KNS: Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ.

- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ.

 4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.

 

docx 14 trang phuongnguyen 30/07/2022 5980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 5

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 5
TUẦN 5- TIẾT 21
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh nắm được sự biến đổi và phát triển của từ vựng, các phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ.
 2. Kĩ năng: Nhận biết ý nghĩa của từ trong các cụm từ, trong văn bản.
Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
- Tích hợp môi trường : Rèn kĩ năng tìm hiểu nghĩa của từ và tìm một số từ có sự biến đổi nghĩa về chủ đề môi trường.
KNS: Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. 
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Theo yêu cầu SGK.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật thực hành: Luyện tập sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể.
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các vấn đề về tự vựng Tiếng Việt.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm từ ngữ theo yêu cầu.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Nêu 1 số tình huống xưng hô khó xử mà em gặp? Trong tình huống đó, em giải quyết như thế nào?
- HS suy nghĩ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Tham gia phản biện
- Nhận xét.
- Mẹ - con là cô giáo và hS.
- ...
 Xưng hô trong cuộc sống có vai trò quyết định sự thành công trong giao tiếp. Vậy xưng hô thế nào cho hiệu quả?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Sự biến đổi và phát triển nghiã của từ ngữ:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV cho 1 H đọc lại bài Vào nhà ngục
- từ Kinh tế có ý nghĩa gì? -Kinh tế? Nghĩa nào là nghĩa rộng? Nghĩa nào là nghĩa hẹp?
- Tìm hiểu nghĩa của từ Xuân, tay trong 2VD Các từ đó còn có nghiã nào nữa? Nhận xét nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa chuyển?
 Sự chuyển nghĩa đó dựa trên cách thức nào?
- Qua việc tìm hiểu 2 ví dụ trên, em có nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ
- Vậy, em hãy kết luận những kiến thức cần nắm vững.
. Gọi HS đọc to ghi nhớ.
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
- Kinh tế: Kinh bang tế thế (Cứu nước->Nghĩa rộng.
- Kinh tế: -> Nghĩa hẹp
-Mùa đầu tiên trong năm-> Nghĩa gốc.
-Xuân:Tuổi trẻ cuả con người-Nghĩa chuyển
- Xuân:Sự phồn vinh, tươi đẹp-( ẩn dụ)
- Tay: Bộ phận cơ thể người. > Nghĩa gốc.
Tay: Chỉ người được nói đến->Nghĩa chuyển
- Tay: Chỉ người nói ( Kiểu hoán dụ)
2.Kết luận
+ Nghĩa được phát triển rộng hơn.
+ Nghĩa của từ ngữ phát triển bằng cách: 
- Chuyển từ nghĩa rộng sang nghĩa hẹp.
- Chuyển từ nghĩa gốc thành nghĩa chuyển.
 Ghi nhớ: SGK Tr 56. 
GV: Hầu hết từ ngữ khi mới hình thành chỉ có một nghĩa. Trong quá trình sử dụng, phát triển từ ngữ phát sinh nghiã mới. ở đây ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức phát triển nghĩa chủ yếu.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV cho H đọc bài và nêu y/c.
-GV cho H thảo luận nhóm bàn
-GV tổng kết, ghi bảng.
-GV củng cố 2 phương thức p.triển từ vựng
G cho H đọc bài và nêu y/c.
G cho H tra từ điển, trả lời.
G tổng kết, ghi bảng, củng cố sự mở rộng nghĩa của từ vựng.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV cho H đọc bài và nêu y/c.
- GV hướng dẫn H cách làm bài tương tự bài 2.
- Gọi HS trình bày và nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI :
Mỗi dãy một bài tập 4/5
G cho H đọc bài và nêu y/c.
G cho H thảo luận nhóm bàn
G cho H đại diện trả lời.
G tổng kết, ghi bảng, củng cố sự phát triển nghĩa của từ vựng
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-G cho H đọc bài và nêu y/c.
- Giải nghĩa của 2 từ mặt trời.
- Nhận xét : đó có phải là từ nhiều nghĩa không.
1. Bài 1: 
a. Chân: Bộ phận cơ thể người->nghĩa gốc.
b.Chân:có vị trí trong đội bóng->Nghĩa chuyển (hoán dụ)
c. Chân: Bộ phận tiếp giáp với đất của kiềng -
>Nghĩa chuyển (ẩn dụ)
d. Vị trí tiếp giáp (Bằng mắt nhìn của mây và mặt đất.-> Nghĩa chuyển ( ẩn dụ)
2. Bài 2: H tra từ điển, trả lời miệng
- Giống nhau: “Trà”: đã chế biến, để pha nước uống.
- Khác nhau: “trà”: dùng để chữa các bệnh khác nhau.
3. Bài 3: 
- Đồng hồ điện: Dùng để đếm đơn vị điện đã tiêu thụ.
- Đồng hồ nước: - - nước - - 
Bài 4:
- Hội chứng: chiến tranh ở VN: nỗi ám ảnh, sự hãi về
- Hội chứng “Kính thưa”: Hình thức dài dòng đã phổ biến
Bài 5:
 Từ mặt trời trong dòng thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ, không phải là hiện tượng 1 nghĩa gốc phát triển thành từ nhiều nghĩa. Vì đó là ẩn dụ lâm thời
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
HOẠT ĐỐNG CÁ NHÂN
- Viết một đoạn văn tự sự (khoảng 5-7 câu) với đề tài tự chọn có vận dụng kiến thức của bài? Cho biết bạn đã phát triển nghĩa từ vựng theo cách nào?
- HS suy nghĩ-chọn đề tài
-Thực hành viết bài
- Tham gia trình bày trước lớp
- Nhận xét.
( sản phẩm cụ thể của HS)
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Đọc sách giáo vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức về sự phát triển của từ vựng?
2. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân Thanh và người anh hùng dân tộc Quang Trung.
3. Tìm hiểu về tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí”? Nhan đề văn bản?
--------------------- 
TUẦN 5 - TIẾT 22
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ- HỒI 14
 ( Ngô Gia văn phái )
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc-Nguyễn Huệ-trong chiến công hiển hách đại phá quân Thanh. Sự thất bại thảm hại của quân xâm lược, sự thảm bại của bè lũ cướp nước và bán nước. Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị của tiểu thuyết lịch sử.
-Cảm nhận sự trỗi dậy thần kì của tinh thần dân tộc cảm hứng yêu nước của tác giả trước sự kiện trọng đại của dân tộc.
- Tích hợp lịch sử về Quang Trung – Nguyễn Huệ và cuộc kháng chiến chống quân Thanh.
- Tích hợp QP - AN : Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 2, Kĩ năng: Quan sát sự việc được kể trong đoạn trích trên.
-H rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu và phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động..
3Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về văn bản Hoàng Lê nhất thông chí – Hồi thứ mười bốn).
– Năng lực tạo lập văn bản (thông qua yêu cầu nhận xét về bài viết, thực hành viết đoạn văn về những vấn đề liên quan đến văn bản, tóm tắt văn bản).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản).
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Sưu tầm tài liệu về Nguyễn Huệ. 
- Xem lại lịch sr 7 : Cuộc khởi nghia Tây Sơn.
- Soạn bài theo câu hỏi sgk.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các sự kiện nhân vật ...
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận thấy được hình ảnh người anh hùng....
- Kĩ thuật trình bày một phút: trình bày về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình... 
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG-
- Em hiểu gì vê hai câu thơ:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
GV: “ Áo vải , cờ đào” đã trở thành biểu tượng của Quang Trung- Nguyễn Huệ. Tháng 11/1788, quân Thanh kéo vào nước ta theo lời cầu viện của Lê Chiêu Thống. Nghe tin ấy, ngày 21 tháng 12 năm 1788, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc, đánh đuổi quân Thanh.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung về văn bản
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS báo cáo kết quả sưu tầm tình huống của nhóm.
 -Nêu điều em biết về tác giả, tác phẩm
- Tổ chức cho HS nhận xét?
-G bổ sung kiến thức.
-G giới thiệu về thể loại( Nguồn gốc, đặc điểm chung)
-Muốn biết nội dung của hồi, em nhìn vào phần nào ? 
Tóm tắt gắn ngọn vb.
1. Tác giả : SGK Tr70
2. Tác phẩm : - Gồm 17 hồi.
- Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi lịch sử.- Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi.
+ Chí – thể loại viết theo lối chương hồi, là một thể văn vừa có tính văn học, vừa có tính lịch sử 
- Nội dung : Đây là cuốn sách ghi chép về sự thống nhất vương triều Lê , viết theo thể chí .
- Là bức tranh hiện thực về xã hội Phong kiến VN khoảng 30 năm cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 
3. Hồi thứ 14 : 
Đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài.
Quan sát hình ảnh, bản đồ về cuộc khời nghĩa Tây Sơn. Từ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đến Ngọc Hồi- Đống Đa và phá tan hai mươi vạn quân Thanh. Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo)  là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân, đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước.
II. Đọc-hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Gv nêu cách đọc: cần chú ý thay đổi giọng đọc giữa các nhân vật.
-Nêu bố cục của hồi 14?
-Gọi HS nhận xét?
Tìm những chi tiết kể về Ng. Huệ trước khi ra trận.?
- Qua đó, em hãy nêu cảm nhận chung của em về QT.
? Khi ra trận, hình ảnh vua QT như thế nào ? Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ cho nhận xét đó.
- Qua đó, em hãy nêu cảm nhận chung của em về QT?
- GV tổng hợp ý kiến
1. Đọc - Chú thích
2. Bố cục ( 3 phần ).
- Từ đầunăm mậu thân => Nguyễn Huệ lên ngôi vua cầm quân đi dẹp giặc.
- Tiếp  kéo vào thành => Cuộc hành quân thần tốc, chiến thắng lẫy lừng.
3. Phân tích.
a. Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ 
* Trước khi ra trận:
- Nghe tin giặc chiếm cả miền Bắc, ông giận lắm, định thân cầm quân đi đánh giặc 
- Lời nói với Sở, Lân, Nhậm ->Thấu hiểu từng thuộc hạ, độ lượng và công minh. 
- Đắp đàn tren núi, tế cáo trời đất-lên ngôi hoàng đế
- Cuộc trò chuyện với La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp-> ý chí chiến thắng và tầm nhìn của QT xa rộng, tự tin vào bản thân, vào tướng sĩ.
- Làm lễ khao quân
=>QT là nhà lãnh đạo chính trị, quân sự, ngoại giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa trong rộng, biết mình biết ngời, sâu sắc, tâm lý, ân uy gồm đủ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động chung cả lớp:
Khoanh tròn vào chữ cái phần trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
1. Ý nào không đúng khi giới thiệu Hoàng Lê nhất thống chí?
	A. Là tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán.
	B. Viết theo thể chí có 17 hồi.
	C. Là sáng tác của tập thể dòng họ Ngô Thì.
	D. Cuốn tiểu thuyết kết thúc ở sự việc Nguyễn Huệ lập lên triều Tây Sơn.
2. Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí là kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây ấn tượng mạnh về cuộc hành quân thần tốc của Nguyễn Huệ. Đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai.
3. Ý nào nói đúng nhất nội dung của hồi thứ mười bốn ( Hoàng Lê nhất thống chí)
	A. Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
	B. Miêu tả sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh.
	C. Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
	D. Cả A, B, C.
4. Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?
	A. Cách xử trí đối vơí các tướng sĩ tại Tam Điệp.
	B. Phủ dụ quân lính taị Nghệ An.
	C. Thân chinh cầm quân ra trận.
	D. Sai mở tiệc khao quân.
1. D 2. B	3.D;	4.A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
 Vì sao tác giả Hoàng Lê nhất thống chí vốn là người có cảm tình với nhà Lê vậy mà lại viết rất hay và thực về người anh hùng Nguyễn Huệ?
-HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nêu ý kiến
+ Các tác giả vốn là những người yêu nước nên chiến thắng của dân tộc với quân Thanh không không làm họ tự hào.
+ Vai trò của Quang Trung trong chiến thắng của dân tộc không thể phủ nhận. 
+ Tác giả là những người viết tiểu thuyết lịch sử nên phải tôn trọng sự thật lịch sử
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
- Tìm đọc truyện “ Hoàng Lê nhất thống chí”.
- Xem phim về người anh hùng Nguyễn Huệ .
- Đọc tài liệu tham khảo trong cuốn “ Tư liệu Ngữ văn 9” và “ Học luyện văn bản” Ngữ văn 9.
---------------------- 
TUẦN 5 - TIẾT 23
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ- HỒI 14
 ( Ngô Gia Văn Phái )
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc-Nguyễn Huệ-trong chiến công hiển hách đại phá quân Thanh. Sự thất bại thảm hại của quân xâm lược, sự thảm bại của bè lũ cướp nước và bán nước. Hiểu sơ bộ về thể loại và đánh giá giá trị của tiểu thuyết lịch sử.
-Cảm nhận sự trỗi dậy thần kì của tinh thần dân tộc cảm hứng yêu nước của tác giả trước sự kiện trọng đại của dân tộc.
- Tích hợp lịch sử về Quang Trung – Nguyễn Huệ và cuộc kháng chiến chống quân Thanh.
- Tích hợp QP - AN : Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 2, Kĩ năng: Quan sát sự việc được kể trong đoạn trích trên.
-H rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu và phân tích nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi qua việc kể, miêu tả lời nói, hành động..
3Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực tiếp nhận văn bản (thông qua đọc hiểu và trao đổi về văn bản Hoàng Lê nhất thông chí – Hồi thứ mười bốn).
– Năng lực tạo lập văn bản (thông qua yêu cầu nhận xét về bài viết, thực hành viết đoạn văn về những vấn đề liên quan đến văn bản, tóm tắt văn bản).
– Năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực giao tiếp (thông qua thực hành; trình bày ý kiến, tham gia hoạt động nhóm,...).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị của văn bản).
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Tài liệu tham khảo.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các sự kiện nhân vật ...
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận thấy được hình ảnh người anh hùng....
- Kĩ thuật trình bày một phút: trình bày về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình... 
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS báo cáo kết quả tìm hiểu về văn bản 
- Tổ chức cho HS nhận xét
- HS trình bày kết quả sưu tầm tình huống của mình.
-HS xung phong trả lời.
-Nhận xét, rút kinh nghiệm.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cho HS đọc thầm SGK.
(1) Khi ra trận, hình ảnh vua QT như thế nào ? Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ cho nhận xét đó?
Hãy tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh Quang Trung – Người anh hùng chiến trận?
(2) Kết quả của cuộc tiến công ra Bắc?
(3) Cảm nhận của em về hình ảnh người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa?
-HS trả lời - nhận xét
- GV tổng hợp - kết luận
* Khi ra trận:
- Kế hoạch hành quân thần tốc mà an toàn, vượt kế hoạch 2 ngày.
- Tổ chức hành quân, tự mình chỉ một mũi tấn công
- Hình ảnh QT trong chiến thắng Ngọc Hồi thật oai phong: cưỡi voi, chiến bào đỏ sạm đen vì khói súng, dẫn đầu đoàn quân.
-Nghĩa quân khí thế thần tốc, vũ bão.
=> Vị tướng tài dùng binh, tài chỉ huy chiến đấu giành chiến thắng và vô dũng dũng cảm oai phong, lẫm liệt.
* Kết quả:
- Đánh tan quân xâm lược
- Thống nhất các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh
- Đem ánh sáng của lòng yêu nước, tinh thần dân tộc soi vào hàng ngũ quân Tây Sơn thì từ tướng đến quân đều rực sáng lên như trong ánh hào quang chói lọi, xứng đáng là những người con ưu tú của giống nòi: yêu nước thiết tha, quật cường anh dũng. Nguyễn Huệ: xuất thân từ nông dân nhưng giàu lòng yêu nước. Con người tài chí sáng suốt, nhìn xa trông rộng. Khí phách anh hùng, oai phong lẫm liệt, kì tài dùng binh. Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc, quả cảm mạnh mẽ, dùng binh như thần . Ông là linh hồn của cuộc kháng chiến và những chiến công chói lọi. Nghĩa quân khí thế thần tốc, vũ bão.
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
-Tìm các chi tiết miêu tả thái độ, hành động của TSN và quân Thanh trước và sau khi quân Tây Sơn tiến công.
- Em có nhận xét gì về giọng văn và cách miêu tả của tác giả ?Nghệ thuật đó có tác dụng gì?.
-HS thảo luận nhóm bàn.
- Báo cáo kết quả
-Các nhóm khác nêu ý kiến.
-GV tổng hợp ý kiến
b. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị và quân nhà Thanh:
- Suy nghĩ: Giặc gầy - ta béo-> kiêu căng, tự phụ, chủ quan
- Hành động: tiệc tùng,...-> Chủ quan, bất tài.
- Khi quân Tây Sơn đến: Tướng sợ mất mật, ngựa không đóng yên, người không kịp mặc giáp, chuồn trước qua cầu phao.
+ Quân Thanh xéo lên nhau bỏ chạy,
=> Giọng văn mạnh mẽ, hào sảng, mỉa mai. Tái hiện sự thất bại thảm hại, nhục nhã của bọn ngoại xâm.
- Đem ánh sáng của tinh thần yêu nước , tinh thần dân tộc rọi vào quân xâm lược nhà Thanh thì nó đâm thủng chiêu bài “ viện binh” mà phơi bày dã tâm của bọn cướp nước với bản chất đê hèn. Tướng giặc khi thắng trận thì kiêu căng, tự phụ, chủ quan. Gặp khó khăn thì lúng túng, tìm cách hoãn binh. Khi Tây Sơn đến : ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp... chuồn trước. Quân Thanh khi lâm trận: rụng rời, xin hàng, bỏ chạy tán loạn, dẫm đạp lên nhau...
HĐ CHUNG CẢ LỚP
- GV gọi HS đọc 1 đoạn ..
- Tìm những chi tiết miêu tả vua tôi Lê Chiêu Thống  và bè lũ bán nước?
- Nhận xét về cách miêu tả và giọng văn so với đoạn trước.
-GV tổng hợp ý kiến
c. Bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống:
- Suốt ngày chầu chực, cầu cạnh, van xin
- Bỏ chạy bán sống bán chết
- Nhìn nhau chảy nước mắt, than thở
- Theo Tôn Sĩ Nghị sang Thanh.
=>Miêu tả chân thực song giọng văn thẫm đẫm nỗi ưu buồn, cảm thương( là lẽ tất yếu cuả kẻ bầy tôi cũ) 
=> Số phận bi thảm và tất yếu của những kẻ bán nước cầu vinh.
 Đem ánh sáng của lòng yêu nước rọi vào vua tôi Lê Chiêu Thống thì nó lướt qua cái vẻ ngoài vàng gấm mà lộ rõ tâm địa xấu xa bỉ ổi của bè lũ bán nước, hại dân: Cầu viện binh là hành động bán nước. Với quân Thanh sống dựa dẫm, chịu nhục. Với Tây Sơn, sợ hãi, chốn chạy. Đó là sự hèn mạt, nhu nhược, nhục nhã. Sự sụp đổ là tất yếu.
4. Tổng kết:
HĐ CHUNG CẢ LỚP
-Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản?
- Đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi?
- GV khắc sâu ghi nhớ.
* Ghi nhớ( SGK )
- Tiểu thuyết chương hồi, đầu mỗi hồi có 2 câu thơ. Cuối hồi thường có dòng: Nếu muốn biết việc sau thế nào xin xem hồi sau sẽ rõ.
 GV tích hợp QP - AN : Cuộc tiến công thần tốc của quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Vua Quang Trung là kì tích của lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta cũng tạo nên kì tích khi chuyển lương thực và vũ khí lên chiến khu Việt Bắc. Những kì tích ấy đã là yếu tố làm nên chiến công hiển hách ghi danh sử sách.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HĐ CHUNG CẢ LỚP
- Em hãy giới thiệu chân dung Nguyễn Huệ qua hồi 14.
-G tổng hợp, khắc sâu hình ảnh nhân vật và cách miêu tả nhân vật của tg.
- G đọc đoạn thơ của Ngô Thì Du.
.
- Nguyễn Huệ - vị vua văn võ song toàn, biết nhìn xa trông rộng, tài chỉ huy cuộc hành quân thần tốc.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 Ch HS đọc thêm:
“ Hoàng Lê nhất thống chí ” đã phản ánh quá trình suy vong không gì cưỡng lại được của chính quyền phong kiến lúc bấy giờ.Vua chúa quan lại ăn chơi, tranh giành địa vị , bất tài, bất lực. Chúng không quan tâm gì đến dân, đến nước. Hơn thế , vì quyền lợi ích kỷ, họ đang tâm rước kẻ thù ngoại bang vào giày xéo đất nước. Trong lúc đó, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là bằng chứng hùng hồn cho sức mạnh phi thường của quần chúng nhân dân, của lực lượng chính nghĩa nhắm chiến thắng bạo tàn . Nổi bật là Nguyễn Huệ, người anh hùng dân tộc, đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành hai nhiệm vụ lịch sử trọng đại là : đánh đuổi giặc ngoại xâm và thống nhất các tập đoàn phong kiến. Hồi thư 14 đậm đà như bản anh hùng ca chiến trận người sáng tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Sưu tầm những mẩu chuyện về Quang Trung- Nguyễn Huệ.
Tìm hiểu chiến thắng Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa trong sách Lịch Sử 7 để thấy rõ hơn tài thao lược của vị anh hùng dân tộc.
------------------------- 
TUẦN 5 - TIẾT 24
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TIẾP)
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài học sinh nắm được sự phát triển của từ vựng bằng cách tạo thêm từ mới và mượn từ ngữ của nước ngoài.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện từ mới được tạo ra và những từ mượn của tiếng nước ngoài 
Sử dụng từ của tiếng nước ngoầi cho phù hợp.Tìm các từ mới theo chỉ đề môi trường.
KNS: Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ, hệ thống hoá các vấn đề về tự vựng Tiếng Việt.
 Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Sơ đồ tư duy
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật thực hành: Luyện tập tìm và sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể.
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các vấn đề về tự vựng Tiếng Việt.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm từ ngữ theo yêu cầu
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Những hình thức phát triển của từ vựng tiếng Việt
Phát triển về nghĩa của từ ngữ
Phát triển thêm nghĩa (ÂD, HD)
Thay đổi về nghĩa
VD: Vua
Phát triển về số lượng từ ngữ
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gv cho HS quan sát sơ đồ.
-Hãy giới thiệu sơ đồ tư duy trên bằng đoạn văn thuyết minh?
- Gọi HS trình bày và nhận xét
- HS suy nghĩ
-Xung phong trả lời câu hỏi
- Nhận xét.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Đọc bài 1 sgk Tr72 và thực hiện y/c.
- Từ đó em hãy khái quát bằng sơ đồ cách tạo từ mới.
= Đọc bài 2 và thực hiện y/c cuả bài.
- Từ đó, em hãy khái quát cách tạo từ mới.
- Qua 2 ví dụ trên, em hãy nhận xét cách tạo từ mới? Cách tạo từ đó theo phương thức nào.
- Kết luận kiến thức cần nhớ.
-Gọi H đọc ghi nhớ.
I. Tạo thêm từ mới
1. Ví dụ: H thực hiện y/c.
- điện thoại + di động -> ĐT di động, ĐT 
- kinh tế + tri thức -> kinh tế tri thức 
- sở hữu + trí tuệ -> sở hưũ trí tuệ.
=> x + y -> xy
- Hải tặc
- Lâm tặc => x + tặc -> Xtặc
- Không tặc
2. Nhận xét:
 - Từ 1 từ gốc kết hợp với 1 từ khác để tạo thành 1 từ thứ ba.( phương thức ghép)
3. Kết luận: 
* Ghi nhớ: SGK Tr73 
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Đọc và tìm từ HV trong 2 đoạn trích? Nguồn gốc của từ Hán Việt.
- Đọc và tìm từ theo nghĩa ở a và b
- Đó là từ của tiếng nước nào? Tìm vài từ mượn tiếng nước ngoài học ở lớp 6
-Nhận xét về những từ mới được tạo thành có nguồn gốc từ đâu? tại sao phải mượn tiếng nước ngoài? Mượn như vậy có làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt không.
-Kết luận lại cách tạo từ mới.
G cho H đọc ghi nhớ.
1. Ví dụ: a, Thanh minh, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, 
 b, bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, 
-> Từ Hán Việt.-> gốc từ tiếng Hán
* a. AIDS; b. ma-ket-ting -> tiếng Anh
* dăm bông, phê đan -> Tiếng Pháp.
2. Nhận xét:
- Mượn từ tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Hán.
3. Kết luận: 
 Ghi nhớ( sgk Tr 74)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-GV cho HS đọc bài tập và nêu y/c.
-G cho H suy nghĩ và nêu ý kiến.
-G có thể lấy VD mẫu.
G cho H xung phong trả lời.
Lớp nhận xét bổ sung.
G cho H đọc bài tập 3, nêu y/c của bài
G tổ chức trò chơi ai nhanh ai giỏi .
- GV nêu luật chơi, thời gian.
- Cho HS chọn đội chơi (3 em/đội)
- Tổ chức trò chơi.
-Cho HS nhận xét, chấm điểm.
1. Bài 1:
VD: x + quân( không quân, hải quân,)
 x + điện tử(thư đt, giáo án đt, )
2. Bài 2: 
VD: -Thương hiệu: nhãn hiệu thương mại.
Tin tặc: 1 loại vi rút ( hoặc con người)
 xâm nhập vào máy tính với ý đồ xấu. 
3. Bài 3:
Từ mượn tiếng Hán: Biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, ...
- Từ mượn tiếng châu Âu:au-đi-o, xà phòng, ô xi, ca phê, ca nô..
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1.Chỉ ra các từ mượn và nêu tác dụng của việc dùng các từ mượn đó trong đoạn thơ sau:
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tàì tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
 (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
- Các từ mượn là: 	yến anh, bộ hành, tài tử, giai nhân.	
-Nêu tác dụng: 
+ Tạo sự trang trọng cho lời thơ, phù hợp với việc miêu tả cảnh lễ hội truyền thống... 
+ Gợi không khí lễ hội nhộn nhịp nhưng vẫn trang nghiêm....	
+ Thể hiện sự độc đáo trong cách sử dụng từ mượn vào thể thơ lục bát dân tộc
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Thống kê các từ ghép tiếng Việt, từ mượn mới xuất hiện và tìm hiểu nghĩa của chúng?
VD.- Kinh tế tri thức - Công dân toàn cầu - Cách mạng 4.0. -STEM
Giới thiệu sơ đồ sau và lấy ví dụ minh hoạ.
Những hình thức phát triển của từ vựng tiếng Việt
Phát triển về nghĩa của từ ngữ
Phát triển thêm nghĩa (ÂD, HD)
Thay đổi về nghĩa
VD: Vua
Tạo từ mới
Mượn từ
Phát triển về số lượng từ ngữ
-------------------- 
TUẦN 5 - TIẾT 25 
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
Hiểu được sự kiện, nhân vật, cốt truyện và giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều, thể thơ lục bát trong một tác phẩm văn học trung đại.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt tác phẩm và tìm hiểu giá trị tác phẩm .
Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả VHTĐ.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào về Truyện Kiều . 
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Hình ảnh- tư liệu về Nguyễn Du và “Truyện Kiều”
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc tóm tắt nội dung Truyện Kiều.
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các kiến thức về Truyện Kiều.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm nội dung, nghệ thuật của tryện.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Nhà thơ Tố Hữu viết về Nguyễn Du: 
“Tiếng thơ ai động đất trời’
 Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
 Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
 Tiếng thương như thiếng mẹ ru mỗi ngày.”
- Trong bài thơ “ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng”nhà thơ Chế Lan Viên viết: 
 Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
 Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn
Quả đúng như vậy Truyện Kiều là kết tinh tinh hoa văn hoá của dân tộc và trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
.I. Giới thiệu về Nguyễn Du
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Qua thực tế, qua đọc sách báo, tài liệu, em biết được những gì về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du.
- G đình hướng: Thời đại mà ND sống?
 Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước, họ này hết quan.
“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.”
-G giới thiệu 1 số tác phẩm của Nguyễn Du
-Nhận xét: Các nhà thơ lớn thường có mặt ở cả hai bộ phận văn họ chữ Hán và chữ Nôm. Bằng những tác phẩm của Nguyễu Du, nêu ý kiến của em ?
1. Tác giả:
- Tên tự: Tố Như. Hiệu Thanh Hiên.
- Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, hà Tính
 2.Gia đình: Quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học ...
3. Thời đại: Nhiều biến động dữ dội( XHVN khủng hoảng sâu sắc, khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi .. 
4. Cuộc đời và sự nghiệp:
+ Thời thơ ấu: ...
+ Những năm lưu lạc ở quê vợ Thái Bình (1786-1796), ở Hà Tĩnh (1796-1802).
+ Giai đoạn làm quan với nhà Nguyễn:....
 + ông có vốn hiểu biết sâu rộng cuộc sống con người nhân dân
- Tác phẩm: 
+ Chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm...
+ Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Thác lời trai phương nón, văn tế sống hai cô gái Trường Lưu
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 Khoanh tròn vào chữ cái phần trả lời đúng và điền nội dung cần thiết vào chỗ trống cho các câu hỏi sau:
1. Câu giới thiêu về Nguyễn Du sau đây đúng hay sai?
"Nguyễn Du (1766-1820), tên chữ là Thanh Hiên, hiệu là Tố Như, quê làng Tiên Điền-Nghi Xuân-Hà Tĩnh. Nguyễn Du là thiên tài văn học, một nhà hiện thực chủ nghĩa lớn."
	A. Đúng	B. Sai.
2. Nhận xét nào nói đúng về giá trị nội dung của Truyện Kiều?
A. Giá trị nhân đạo sâu sắc. B. Giá trị hiện thực lớn lao.
C. Giá trị hiện thực và nhân đạo D. Giá trị hiện thực và lòng yêu thương con người.
3. Sự việc Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu giúp thuộc phần ..................................................... của Truyện Kiều.
4. Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của truyện Kiều?
	A. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
	B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.	
	C. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.
	D. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Vận dụng văn thuyết minh, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp nhà thơ Nguyễn Du?
- Quan sát hình ảnh, tư liệu về nhà thơ Nguyễn Du.
Khu di tích Nguyễn Du
Mộ Nguyễn Du (Tiên Điền)
Kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Du
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Tìm đọc “ Truyện Kiều”- Chú ý phần chú thích nghĩa của từ và điển tích, điển cố ởcuối trang.
2. Tìm hiểu ảnh hưởng của Truyện kiều tới đời sống con người ( Vận Kiều, ru Kiều, bói Kiều...).
3. Học thuộc lòng các đoạn trích SGK: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân.
--------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_5.docx