Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 8

TUẦN 8 - TIẾT 36-37

Ngày soạn : .

Ngày dạy :. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thông qua viết, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở phần văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.

2. kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.

B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU

Gv chuẩn bị đề bài, đáp án, biểu điểm.

Dựa vào đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Sách Ngữ văn 9, tập 1) thay lời Thúy Kiều kể lại diễn biến tâm trạng khi ở lầu Ngưng Bích.

 

docx 11 trang phuongnguyen 30/07/2022 6000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 8

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 8
TUẦN 8 - TIẾT 36-37
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua viết, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở phần văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
2. kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài văn tự sự có yếu tố miêu tả.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ.
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Gv chuẩn bị đề bài, đáp án, biểu điểm.
Dựa vào đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Sách Ngữ văn 9, tập 1) thay lời Thúy Kiều kể lại diễn biến tâm trạng khi ở lầu Ngưng Bích.
II. Yêu cầu - biểu điểm
1. Về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài tự sự sáng tạo, bài làm đủ bố cục ba phần
- Diễn đạt mạch lạc, lô gic, chuyển thể từ đoạn thơ thành cốt truyện hợp lí, sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
2. Về nội dung:
MB : Giới thiệu về bản thân, hoàn cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
TB : Kể lại diễn biến tâm trạng khi ở lầu Ngưng Bích:
- Tâm trạng khi ngắm khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích : cảnh mênh mông nhưng rợn ngợp, heo hút, thế giới sự vật chuyển động ko chút thân mật, không niềm an ủi khiến nỗi cô đơn như giằng xé, sự bẽ bàng càng cay đắng hơn
- Tâm trạng khi nhớ người thân:
+ Nhớ Kim Trọng : tưởng tượng lại cảnh thề nguyền đính ước, hình dung chàng Kim ở cạnh bên, xót xa vì tấm lòng thủy chung với Kim Trọng, lại càng xót xa khi nghĩ đến tấm lòng trinh bạch nay đã bị hoen ố
+ Nhớ cha mẹ : xót xa khi nghĩa đến cha mẹ khi già yếu, lúc trái gió trở trời không thể ở bên đẻ chăm sóc, phụng dưỡng
- Tâm trạng khi quay trở về hiện tại :
+ Nhìn cánh buồm nơi của bể lúc chiều tà chạng vạng thấy nỗi cô đơn như xâm lấn, ước ao được sum vầy
+ Nhìn cánh hoa trôi giữa dòng bất giác lo lắng khi nghĩ về thân phận nổi trôi giữa dòng đời vô định không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu?
+ Nhìn nội cỏ dầu dầu dặt một màu thê lương, tàn úa, nghĩ đến tương lai mờ mịt, cảm thấy nỗi bế tắc, tuyệt vọng ngập tràn
+ Hoang mang sợ hãi trước sóng gió vây quanh, kinh hoàng ngẫm đến tương lai, số phận 
KB : 
- Mong muốn một tương lai tốt đẹp, yên bình
III. Đáp án và biểu điểm: 
Điểm 9- 10: - Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. Nội dung đầy đủ các nhân vật và sự việc .
- Nội dung có sáng tạo, hấp dẫn. Lời văn có hình ảnh, dẫn dắt câu chuyện hợp lí.
- Thể hiện được tình cảm, cảm xúc chân thành, trong sáng của bản thân.
Điểm 7-8 : Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên.
- bài viết còn mắc lỗi chính tả, Cảm xúc cá nhân chưa rõ ràng...
Điểm 5-6 : - Đảm bảo cơ bản nội dung cốt truyện. Thể hiện diễn biến các tình tiết chính.
- Diễn đạt chưa lưu loát, mắc lỗi chính tả
 Điểm 3-4:- Nội dung còn sơ sài, chưa đầy đủ sự việc chính. 
- Trình bày bài chưa khoa học, chữ viết xấu cẩu thả. Mắc lỗi chíh tả và lỗi diễn đạt.
Điểm 1-2: - Bài làm không đạt các yêu cầu
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật phân tích tình huống để nắm được yêu cầu của đề bài.
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ nhận diện, phân tích đề, xác định nội dung chính...
- Kĩ thuật viết tích cực: Hs viết bài văn theo yêu cầu và đạt kết quả cao.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài học sinh. 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu tiết học và nhắc 
Hoạt động 2: : chép đề lên bảng cho HS
Hoạt động 3: Quan sát HS làm bài 
Hoạt động 4: Thu bài, 
4. Củng cố. - Nhận xét về giờ làm bài.
5.Hướng dẫn về nhà: :
- Tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên.
- Hoạt động nhóm: Chuẩn bị bài giới thiệu trước lớp về cuộc đời - sự nghiệp của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu - có thể dụng hình ảnh/ trình chiếu...
---------------------- 
TUẦN 8- TIẾT 38
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
( Trích “ Truyện Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu) 
A.MỤC TIÊU
1. Kién thức: Thông qua bài hs có những hiểu biết bước đầu về cuộc đời và sự nghiệp của NĐC, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm truyện Lục Vân Tiên.
Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, cốt truyện, sự việc trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. Hiểu được khát vọng cứu đời, giúp đời của tác giả và nét phẩm chất của các nhân vật Vân Tiên và Nguyệt Nga.
 2. Kĩ năng: Đọc hiểu một đọng trích truyện thơ.
Rèn kĩ năng phân tích văn bản truyện thơ Nôm, nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ ngữ địa phương trong tác phẩm.
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tựơng nhân vật lí tưởng theo quan điểm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu khắc hoạ.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng thương yêu con người, tinh thần giúp đỡ con người vô tư.. .
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ.
- Cảm thụ văn học, phân tích tác phẩm - Giao tiếp Tiếng Việt.
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Hình ảnh - Tư liệu về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. - Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP:
Nhóm...............Nhòm trưởng............................
 Trong đoạn kể Lục Vân Tiên đánh cướp, em hãy tìm những chi tiết để hoàn thiện bảng sau:
Lục Vân Tiên
Luc cướp Phong Lai
Hành động, 
lời nói
Nhận xét
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật đọc sáng tạo, động não, thảo luận nhóm
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
- Hãy quan sát những hình ảnh trích từ phim và cho biết em hiểu gì về nhân vật chính trong phim?
Hình ảnh gơi nhớ tới nhân vật chính Lục Vân Tiên trong phim “ Lục Vân Tiên”. Tác phẩm điện ảnh được xây dựng từ tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
A.Tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên:
- Cho HS quan sát hình ảnh.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS báo cáo kết quả sưu tầm của nhóm đã chuẩn bị ở nhà về thân thế, sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu?
- Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận ?
- Tổ chức cho HS nhận xét? 
- Đọc bài thơ/ đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu mà nhóm em sưu tầm được?
( Chạy Tây/ Văn tế nghĩa sĩ ...)
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Goi HS đọc SGK.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác Truyện Lục Vân Tiên?
-Gọi HS tóm tắt truyện?
+ Truyện gồm những nhân vật chính nào?
+Hệ thống nhân vật có gì khác so với Truyện Kiều?
- Nêu giá trị tư tưởng của truyện?
- Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Đình Chiểu là nguyên mẫu của LVT? Ý kiến của em thế nào?
- Gọi HS khá giỏi trình bày.
1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu
+ Tiểu sử: Sgk Tr112
+ Sự nghiệp thơ văn: toàn bộ viết bằng chữ Nôm.
- Tác phẩm: Ngư-Tiều vấn đáp y thuật, Văn tế nghĩa sỹ cần Giuộc, .
2. Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên:
+ Hoàn cảnh sáng tác: 
- Khoảng những năm 50 của thể kỷ XIX.
- Khi nhà thơ dạy học và làm thầy thuốc ở Gia Định.
+ Truyện Lục Vân Tiên: 2082 câu lục bát.
+ Tóm tắt: (Sgk Tr113). 
+ Giá trị tư tưởng: Ca ngợi người anh hùng trung hiếu tiết nghĩa, anh hùng vì dân trừ bạo phò đời giúp nước- Có đủ : Nhân, nghĩa, lễ ,trí ,tín, dũng, hiệp.
 GV tổng hợp: Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghị lực sống và cống hiến cho cuộc đời, cho nhân dân, cho đất nước. Một thầy giáo mẫu mực..Một thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Một chiễn sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Một lá cờ đầu trong nền thơ ca Việt Nam.Ông là nhà nho tiết tháo, nhà thơ mù yêu nước vĩ đại, lương y nổi danh và nhà giáo đức độ.Vượt lên trên số phận, ông xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp thế kỷ XIX.
B.Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Qua soạn bài, em hãy nêu những hiểu biết về đoạn trích?
-G bổ sung sự việc trước, sau đoạn trích.
-G hướng dẫn giọng đọc, G đọc
-G gọi H đọc theo yêu cầu.
- Đọc thầm các chú thích SGK.
- Nhân vật chính trong truyện được thể hiện qua đoạn trích này như thế nào? => Hoạt động phân tích.
-Em hiểu gì về hoàn cảnh nhân vật?
I. Tìm hiểu chung:
Vị trí: từ câu 123 -câu180.
II. Đọc -hiểu văn bản:
1. Đọc + chú thích:
2. Phân tích:
a.Nhân vật Lục Vân Tiên: 
*Hoàn cảnh:
- Là thư sinh quen đèn sách.
- Trên đường đi thi
* Lục Vân Tiên đánh cướp:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS qua phiếu học tập.
- Hướng dẫn HS thảo luận.
- Theo dõi, khích kệ HS.
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Qua đoạn trích, em thấy LVT giống hình ảnh nào trong các truyện cổ tích
Lục Vân Tiên:
Lũ cướp Phong Lai:
- bẻ cây làm gậy
- nhằm làng xông vô
- Kêu rằng: Bớ lũ...
- tả đột hữu xung
- PL mặt đỏ phừng phừng.
- phủ vây bịt bùng
- bốn phía vỡ tan
- Thác rày thân vong
- Kể, tả => Hành động mau lẹ, dũng mãnh quyết liệt=> Người anh hùng, tài năng và có tấm lòng nghĩa hiệp như dũng tướng
- Kể, tả => Hung dữ, đông, mạnh song thất bại thảm hại => Sự bạo tàn, phi nghĩa cuối cùng cũng bị trừng trị
- Giống Thạch Sanh
 Vân Tiên là hình ảnh đẹp, lí tưởng, là niềm tin, là mơ ước của tác giả về người anh hùng hào hiệp, nghĩa khí với mô típ quen thuộc: đánh bọn cướp đường nhanh chóng bất ngờ như trong cổ tích. Đây không phải trận đánh của vũ lực mà là trận đánh của chính nghĩa thắng gian tà, là niềm tin, ước vọng của nhân dân.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Hãy quan sát những bức vẽ sau . Viết đoạn văn tự sự kể lại nối dung liên quan đến các hình ảnh (có sử dụng miêu tả, đối thoại...)
- Tổ chức cho HS thực hành.
- Quan sát, khích lệ HS.
-Tổ chức cho HS trình bày và nhận xét.
- Sản phẩm bài viết của HS.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Tìm đọc “ Truyện Lục Vân Tiên”?
2. Trao Đổi với bạn và cùng tìm hiểu nét đẹp trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu?
Gợi ý: - Khắc hoạ tính cách nhân vật qua hành động, cử chỉ, đối thoại. 
- Là một truyện kể đậm màu sắc dân gian, mô típ chàng trai tài giỏi cứu cô gái thoát khỏi hiểm nguy... 
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, vừa đậm màu sác địa phương Nam bộ vừa phù hợp với tình tiết diễn biến của câu chuyện. 
----------------------- 
TUẦN 8- TIẾT 39
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (Tiếp)
( Trích “ Truyện Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu) 
A.MỤC TIÊU: Đã trình bày ở tiết 38
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
- Bài soan.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Đọc diễn cảm đoạn trích.
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các vấn đề về tác giả và đoạn trích.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận giá trị tác phẩm.
- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ?
GV nhắc lại nội dung tiết học trước, giới thiệu tiết 39.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
3. Phân tích
a.Nhân vật Lục Vân Tiên: 
+ Lục Vân Tiên đánh bọn cướp.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc lại đoạn truyện.
-LVT có thái độ và những lời nói gì với KNN-cô gái bị nạn? 
-Qua đó, em hiểu thêm những đức tính gì của LVT:
-G đọc 1 số câu thơ trong bài.
-G giảng bình về nụ cười của VT
- Qua cả đoạn trích, LVT là con người như thế nào? Là biểu tượng cho điều gì.
+ Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga:
- Khoan khoan ...Phân trai=> Con người hiểu biết lễ giáo và chính trực, khiêm nhường: 
- Tiểu thơ con cái nhà ai...-> sự hỏi han ân cần => con người nhân hậu, biết quan tâm, sẻ chia cùng người khác.
- Làm ơn há dễ mong người trả ơn -> là một con người trọng nghĩa khinh tài
=> LVT có cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
* LVT là một hình ảnh đẹp, lí tưởng, là biểu tượng về người anh hùng nghĩa hiệp của Nguyễn Đình Chiểu và trong lòng nhân dân .
b. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cho HS đọc thầm đoạn thơ
( lời nói của KNN).
- Cách xưng hô của Kiều Nguyệt Nga thế hiện vẻ đẹp gì ở nhân vật?
- Em có nhận xét gì về những lời nói của KNN
- Qua đó, em nhận thấy KNN là cô gái như thế nào.
- Thưa rằng... 
- Tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa 
- ...đền ơn cho chàng. 
- Lấy chi cho phỉ... 
=> Lời nói văn vẻ vừa thăm hỏi vừa,trọng ơn nghĩa vừa thể hiện sự chân thành, cảm kích- người con gái nết na, dịu dàng, mực thước, có học thức, rất coi trọng ân nghĩa: Ơn ai một chút chẳng quên.
KNN là người con gái biểu tượng cho cái đẹp của ndân
Gv tổng hợp: Kiều Nguyệt Nga :Cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, đằm thắm ân tình,có thuỷ có chung, ơn sâu nghĩa nặng . Kiều Nguyệt Nga tiêu biểu cho những người trọng nghĩa trọng tình, mang tư tưởng của nhân dân.
4.Tổng kết:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ của truyện và đoạn trích?
-G đọc 1 số câu thơ trong truyện để minh hoạ.
-G cho H đọc ghi nhớ.
1. Nghệ thuật:
2. Nội dung-tư tưởng: 
-Bộc lộ khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả.
*Ghi nhớ: sgk Tr.115 H đọc to ghi nhớ.
 GV khái quát kiến thức: Qua việc xây dựng 2 nhân vật Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ được nét đẹp tâm hồn của họ qua hành động, cử chỉ, lời nói để rồi nhân vật tự bộc lộ tính cách và chiếm lĩnh được tình cảm yêu mến của người đọc 
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
-Nét đặc sắc về nghệ thuật đoạn trích?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Gọi các nhóm khác nhận xét.
-GV tổng hợp - kết luận.
- Cách xây dựng nhân vật qua các mối quan hệ, xung đột của đời thường và bộc lộ qua hành động, cử chỉ, lời nói.
- Ngôn ngữ: mộc mạc, giản dị, màu sắc địa phương Nam bộ. Ngôn ngữ đối thoại linh hoạt theo tình huống truyện.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1.Đọc thêm: Lục Vân Tiên gặp nạn.
2. Đọc đoạn “ Lục Vân Tiên gặp nạn” và nêu nhận xét về nhân vật Trịnh Hâm? 
Gợi ý: Hs tham khảo:
 Trịnh hâm tiêu biêủ cho cái ác, cái xấu xa trong xã hội . Từ thói đố kỵ, nhỏ nhen, lại có chút văn hoá nên hành động của Trịnh Hâm vô cùng tàn nhẫn và xảo quyệt. Hắn hãm hại Vân Tiên cả khi chàng đã bị mù, không còn khả năng tự vệ. Có thể thấy, thói ích kỉ, ghen ghét đã ăn vào thịt, ngấm vào máu và trở thành bản chất . Chỉ với 8 dòng thơ kể về tội ác tày trời và lột tả tâm địa độc ác của kẻ bất nhân bất nghĩa, Nguyễn Đình Chiều đã thành công ở cách sắp xếp các tình tiết hợp lí. Miêu tả diễn biến hành động nhanh gọn mà lời thơ vẫn giữ được vẻ mộc mạc vốn có. 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
 Trao đổi với bạn:
Viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về giá trị tư tưởng về một trong trong hai câu trích từ “ Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu::
 Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Hoặc:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người như thế cũng phi anh hùng
-------------------- 
TUẦN 8- TIẾT 40
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
MIÊU TẢ NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs nắm được thế nào là miêu tả nội tâm, cách miêu tả nội tâm và tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự .
Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa miêu tả nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích và sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm văn tự sự.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tạo lập văn bản.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt.
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
PHIẾU HỌC TẬP:
Nhóm...............Nhóm trưởng............................
 Phiếu học tập: Đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và hoàn thành bảng sau:
Yêu tố miêu tả
Nhận xét 
Những câu thơ tả cảnh
Những câu thơ tả tâm trạng Thúy Kiều
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích các yếu tố miêu tả trong đoạn văn tự sự.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tác dụng của miêu tả trong văn tự sự.
-PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích...
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”? Cho biết các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?
=> Trong đoạn trích, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hiệu quả phương thức miêu tả. Đặc biệt là tả nội tâm nhân vật. Vậy vai trò của miêu tả nội tâm là gì? 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn tự sự:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập
- Tổ chức cho HS nhận xét
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét:
*Sản phẩm cần đạt của học sinh:
PHIẾU HỌC TẬP:
Nhóm...............Nhóm trưởng............................
 Phiếu học tập: Đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và hoàn thành bảng sau:
Yêu tố miêu tả
Nhận xét 
Những câu thơ tả cảnh
- Vẻ non xa tấm trăng gần
Cát vàng cồn nọ bụi  kia
- Buồn trông cửa bể chiều hôm
Ầm ầm tiếng sóng .ghế ngồi.
-> Đó là những cảnh sắc thiên nhiên, ngoại hình... có thể quan sát được bằng mắt.
=> Miêu tả ngoại cảnh 
(Thể hiện hoàn cảnh cô đơn, lạc lõng, sự buồn tủi, sợ hãi của Kiều.)
Những câu thơ tả tâm trạng Thúy Kiều
- Bẽ bàng mây sớm đèn khuya 
Nửa tình nửa cảnh như chia 
- Bên trời góc bể bơ vơ
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
-> Những suy nghĩ, diễn biến tâm trạng, tình cảm,... không quan sát được trực tiếp những có thể tự quan sát,trải nghiệm
=> Miêu tả nội tâm (Thể hiện nỗi xót xa cho thân phận, lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều).
 GV khái quát: Thuý Kiều với những trăn trở, dằn vặt, những rung động trong tình cảm, tư tưởng. Nhân vật có đời sống nội tâm => nhân vật hiện ra như thật, như những con người đời thường.=> Nổi bật tích cách NV.
-Yếu tố miêu tả: Tả cảnh bao gồm tả cảnh sắc thiên nhiên: Đường nét, màu sắc, âm thanh...Đó là những gì ta có thể nghe thấy, nhìn thấy, ngửi thấy...Miêu tả nội tâm là tập trung thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Gianh giới giữa yếu tố miêu tả ngoại cảnh và yếu tố miêu tả nội tâm chỉ là tương đối, có khi không tách rời mà đan cài, cảnh thấm đẫm tình, tình bộc lộ qua cảnh. Đó là tả cảnh ngụ tình.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc phần b-SGK?
- Nhận xét cách miêu tả nhân vật trong phần b?
- Gọi HS nhận xét.
- Qua hai phần tìm hiểu, nêu khái niệm và cách vận dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
- Gọi HS đọc ghi nhớ?
- GV khắc sâu kiến thức.
b. Miêu tả nội tâm nhân vật qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ -> Tâm trạng đau đớn tủi nhục của Lão Hạc.
3. Kết luận.
Khái niệm miêu tả nội tâm
Các cách miêu tả nội tâm
+ Trực tiếp diễn tả những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của nhân vật
+ Gián tiếp qua cảnh vật, nét mặt, cử chỉ trang phục... của nhân vật.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HĐ CHUNG CẢ LỚP
-G cho H đọc và nêu y/c.
-H tóm tắt đoạn trích.
- HS suy nghĩ, thực hành viết đoạn văn có sử dụng miêu tả nội tâm.
-G chọn chấm 1 số bài.
-G nhận xét, sửa chữa chung
-G cho H đọc, nêu y/c bài tập.
-G hướng dẫn cách viết.
- Tổ chức cho HS thực hành viết đoạn văn.
-Gọi HS trình bày
-Nhận xét rút kinh nghiệm.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Nêu yêu cầu bài tập
- Gv hướng dẫn cách làm bài.
- Tổ chức cho HS thực hành viết đoạn văn.
Cho hs đọc bài và nhận xét.
1. Bài 1:
VD: Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
->( Những từ ngữ miêu tả ngoại cảnh diễn đạt những suy nghĩ, tâm trạng của Kiều:” Chân dung tinh thần”: Lòng rối bời, nỗi lo lắng, sợ hãi cho bản thân và đau đớn cho gia cảnh...)
2. Bài 2:
-Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
- Cốt tự sự: Kiều gặp lại Hoạn Thư
-“ Chân dung tinh thần”:Đau đớn nghĩ về quá khứ- Quyết tâm trừng trị cái ác, rộng lượng, vị tha.
- Ngôn ngữ: Đối thoại, Độc thoại
- Miêu tả: Cử chỉ ,giọng nói, nét mặt...
Bài tập 3.
- Lựa chọn ngôi kể
- Lựa chọn sự việc kể, các tình tiết.
+ Lí do của sự việc
+ Diễn biến sự việc
+ Kết thúc sự việc 
- Lựa chọn yếu tố miêu tả nội tâm 
+ Tả nội tâm của bạn: Chủ yếu gián tiếp
+ Tả nội tâm của bản thân: Trực tiếp
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Những câu thơ tả cảnh, ngoại hình bên ngoài có mối quan hệ gắn bó với thế giới nội tâm của nhân vật, góp phần thể hiện nội tâm của nhân vật. Đúng hay sai?
Lấy ví dụ minh họa từ “ Truyện Kiều”?
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo
luận- rút kinh nghiệm.
- Đúng.
- Ví dụ:
+Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
 Hình ảnh cánh hoa trôi trên dòng nước.
 Lo lắng, sợ hãi nghĩ về thân phận mỏng manh, bèo bọt, trôi dạt lênh đênh trên dòng đời vô định...
GV tổng hợp- phân tích ví dụ:
Câu thơ
Ngoại cảnh
Tâm cảnh
Cánh buồm xa xa: 
- Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng ngoài khơi xa vào buổi chiều hôm.
Gợi hành trình lưu lạc, mịt mùng, tha hương -Nỗi nhớ nhà , nhớ quê da diết...
ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
- Âm thanh khủng khiếp từ những tai họa của thiên nhiên đang dồn đập tới....
-Dự cảm những tai hoạ đang bủa vây rình rập từ bốn phía -Tâm trạng chao đảo, nghiêng đổ - Kinh hoàng, hoảng loạn
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1.Tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tư tưởng và tình cảm của nhân vật.
 Đọc truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân ( SGK Ngữ văn 9- tập 1.) để làm rõ nhận định trên?
2. Đọc kỹ văn bản “ Kiều báo ân, báo oán” ( SGK Ngữ văn 9- tập 1.) .
-------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_8.docx