Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 9

TUẦN 9- TIẾT 41

Ngày soạn : .

Ngày dạy :.

CHƯƠNG TRÌNH NGƯ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

A.MỤC TIÊU

1. H biết được một vài tác giả đang sống và sáng tác văn học ở địa phương. Chép 1 số tác phẩm sáng tác về địa phương trong những năm từ 1975 lại đây.

2. H rèn kỹ năng sưu tầm, thẩm bình văn chương.

3. Giáo dục H có thái độ quý trọng và tự hào về truyền thống văn học ở địa phương.

B. Chuẩn bị: tuyển tập thơ địa phương

 

docx 13 trang phuongnguyen 30/07/2022 3580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 9

Giáo án Ngữ văn 9 (Công văn 5512) - Tuần 9
TUẦN 9- TIẾT 41
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
CHƯƠNG TRÌNH NGƯ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
A.MỤC TIÊU
1. H biết được một vài tác giả đang sống và sáng tác văn học ở địa phương. Chép 1 số tác phẩm sáng tác về địa phương trong những năm từ 1975 lại đây.
2. H rèn kỹ năng sưu tầm, thẩm bình văn chương.
3. Giáo dục H có thái độ quý trọng và tự hào về truyền thống văn học ở địa phương. 
B. Chuẩn bị: tuyển tập thơ địa phương
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
+ Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
tt
Họ tên-Bút danh
Năm sinh
(mất)
Quê quán
Tên tác phẩm chính
Thể loại 
Hoạt động 1: Hướng dẫn H trình bày danh mục:
Thống kê các nhà văn, nhà thơ ....:
Hoạt động 2: Tổ chức cho H trao đổi nhóm, bình 1 số tác phẩm mà H yêu thích:
II. Trao đổi nhóm:
G cho H ngồi theo nhóm, lần lượt H trong nhóm trình bày bài của mình. Chọn 1 bài xuất sắc để thi trước lớp.
H tiến hành thảo luận nhóm.
H nhóm lựa chọn bài hay, đa số bạn trong nhóm yêu thích, bổ sung trình bày trước lớp.
Hoạt động 3: Tổ chức cho H thẩm bình 1 số tác phẩm yêu thích:
III. Thẩm bình 1 số tác phẩm yêu thích:
G cho H trình bày, có thể viết bài thơ ( nếu trình bày thơ lên bảng.
G hướng dẫn H nhận xét.
H đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
H lớp nhận xét.
H cho điểm.
Hoạt động 4: G cho H đọc và thẩm bình 1 bài thơ do giáo viên chọn và tổng kết tiết học:
IV. tổng kết:
G đọc bài chuẩn bị
? Qua tiết học, em hãy nêu nhận xét về phong trào viết văn, thơ ở địa phương? Từ đó, xác định cho mình một thái độ thích hợp.
H lắng nghe, bổ sung ý kiến.
H tổng kết, đánh giá khái quát.
- Về số lượng:
- Về nội dung đề tài:
- Về nghệ thuật, phong cách thể hiện:
*Củng cố: 
G tiếp tục cho H sưu tầm tác phẩm của các tác giả hoặc các tác phẩm viết về địa phương.
Tìm hiểu thêm 1 số nhà văn, nhà thơ lớn của Hải Dương: Trần Đăng Khoa... 
*HDVN: 
 Tiếp tục chuẩn bị bài tổng kết của từ vựng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 Xuân quê
 Nắng xuân nhẹ đủ làm hồng đôi má
 Gió thẹn thùng trêu vành nón tinh khôi
 Cánh đồng xanh lớp lớp sóng dồi
 Bãi cỏ ven đê, nghé con gọi mẹ
 Cánh cò trắng chao nghiêng thật lẹ
 Soi bóng mình trong hồ biếc làm duyên
 Cây đa làng với bến nước con thuyền
 Nghe tiếng trẻ cười hoà tan trong gió
Bao đời mẹ cha tảo tần gian khó
Đòn gánh cong oằn mẹ vẫn vững đôi vai
Chúng con trưởng thành từ bông lúa, củ khoai
Từ những tiếng ru hời những đêm sao rơi đầy bè muống
 Người quê ta hai sương một nắng
 Khi xuân về lại náo nức xóm thôn
 Tiếng trống hội làng nhắc hai tiếng: cội nguồn
 Và sân đình những nhịp tim hoà cùng nhịp trống
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
--------------------- 
TUẦN 9 - TIẾT 42
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs hệ thống lại các kiến thức về từ vựng đã học: Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa
Nắm được các khái niệm liên quan đến từ vựng.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp kiến thức, sử dụng từ ngữ có hiệu quả trong nói, viết, đọc hiểu văn bảnvà tạo lập văn bản.
KNS: Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt.
 Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức dùng từ.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự họ - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ. - Giao tiếp Tiếng Việt.
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Sơ đồ tư duy:
TỪ
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật thực hành: Luyện tập tìm và sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể.
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các vấn đề về tự vựng Tiếng Việt.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm từ ngữ theo yêu cầu.
- PP thống kê, phân tích, tổng hơp (qui nạp), thực hành.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nêu phân loại từ TV theo các tiêu chí : Xét về cấu tạo, xét về nguồn gố?
Gv căn cứ câu trả lồ của học sinh để giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC/LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
Từ đơn và từ phức:
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu học tập.
- Tổ chức cho HS thảo luận thiện sơ đồ.
-Gọi HS trình bày, nhận xét.
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Phân biệt từ láy và từ ghép? Cho VD?
GV : Lưu ý một số trường hợp dễ nhầm lẫn: Tươi tốt, nhỏ nhẹ...
- Các kiểu nghĩa của từ láy?
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
1. Khái niệm, phân loại
Phiếu học tập-sơ đô tư duy
2. Phân biệt từ ghép, từ láy. 
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tốt tươi, bọt bèo, cây cỏ, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
- Từ láy: nho nhỏ, gật gù,lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. 
3. Nghĩa của từ láy.
- Giảm nghĩa: trắng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
- Tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô. 
II. Thành ngữ:
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Nhắc lại khái niệm về thành ngữ ?
-Gv hướng dẫn hs phân loại các câu thành ngữ, tục ngữ ?
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
-Giải thích nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ ?
-Phân biệt sự khác nhau giữa thành ngữ, tục ngữ ?
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Gv cho hs tìm các thành ngữ theo yêu cầu sgk ?
- Gọi HS trình bày và nhận xét?
- GV tổng hợp- kết luận.
1. Khái niệm.
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2. Nhận diện thành ngữ.
+ Thành ngữ: 
b. Đánh trống bỏ dùi=thiếu trách nhiệm.
d. Chó treo mèo đậy=cẩn thận, kinh nghiệm..
c. Nước mắt cá sấu = giả dối .
=> là một ngữ cố định có tính hình tượng biểu thị một khái niệm, có giá trị tương đướng với 1 từ
+ Tục ngữ.
a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng-> Hoàn cảnh sống ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.
c. Chó treo mèo đậy-> Phải tuỳ từng đối tượng mà có cách hành xử tương ứng. 
=> thường là 1 câu hoàn chỉnh, thiếu chủ ngữ, biểu thị 1 phán đoán hoặc 1 nhận định.
3. Tìm thành ngữ.
Người nách thước, kẻ tay dao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi (Nguyễn Du)
- Quê hương anh nước mặn đồng chua
 ( Chính Hữu - Đồng chí) 
- Thân em... 
Bảy nổi ba chìm với nước non
 (Hồ Xuân Hương- Bánh trôi nước)
III.Nghĩa của từ:
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Thế nào là nghĩa của từ?
- tìm cách hiểu đúng trong cách các hiểu trong sgk Tr 123?
- Vậy em hãy rút ra bài học khi giải nghĩa từ?
1. Khái niêm: 
2. mẹ: người phụ nữ, có con do mình sinh ra hoặc con nuôi, nói trong quan hệ với con.
3. Độ lượng: rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ cho người khác.
=> Khi giải nghĩa tính từ thì dùng tính từ, giải nghĩa danh từ dùng danh từ...
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
-Thế nào là nghĩa của từ? là hiện tượng chuyển nghiã của từ.?
-G cho H đọc bài 2. Cho H trao đổi nhóm, phân tích, kết luận.
-G cho H phát biểu.
-G tổng kết, củng cố.
1. Khái niệm:
 2.Bài tập:
- Hoa:
- Thềm hoa, lệ hoa: đẹp, sang trọng, thanh cao. (Nghĩa chuyển) song nó chỉ có nghiã lâm thời.
=> Hiện tượng tu từ chứ không phải là hiện tượng chuyển nghiã để làm xuất hiện từ nhiều nghĩa (tăng số lượng từ bằng: phát triển về chất)
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Vận dụng kiến thức về từ- nghĩa của từ- thành ngữ vào đọc -hiểu văn bản?
Thống kê các thành ngữ được sử dụng trong các tác phẩm văn học trong nhà trường và tìm hiểu hiệu quả của cách sử dụng đó?
---------------------- 
TUẦN 9- TIẾT 43
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
( Tiếp)
A.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Thông qua bài hs hệ thống lại các kiến thức về từ vựng từ đồng âm, từ đồng nghĩa... trường từ vựng.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống, khái quát kiến thức; kĩ năng nhận diện được từ đồng âm, đồng nghĩa... tường từ vựng
Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
KNS: Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt.
 -Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ.
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP (5 PHÚT)
Nhóm............Nhóm trưởng......................................
Điền các thông tin vào ô trống để hoàn thiện bảng sau:
TỪ ĐỒNG NGHĨA
TỪ TRÁI NGHĨA
TỪ ĐỒNG ÂM
Khái niệm
Ví dụ
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật thực hành: Luyện tập tìm và sử dụng từ theo những tình huống giao tiếp cụ thể.
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ phân tích, hệ thống hoá các vấn đề về tự vựng Tiếng Việt.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm từ ngữ theo yêu cầu.
-- PP thống kê, phân tích, tổng hơp (qui nạp), thực hành.
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
NHớ nước đau lòng con cuốc cuốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Chỉ ra phép chơi chữ ở hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan? Hiện tượng chơi chữ xây dựng trên cơ sở nào?
-Chơi chữ:
+Cuốc cuốc: Chim cuốc/ đất nước
+Gia gia: chim đa đa/ nhà
- Cơ sở: Đồng âm
=> Hiện tượng đồng âm- đồng nghĩa- trái nghĩa trong tiếng Việt được sử dụng rất phổ biến và hiệu quả trong văn chương cũng như trong đời sống. ...
HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC/LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG
I.Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập về từ đồng âm?
- Gọi HS làm miệng các bài tập.
H.ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập về từ đồng nghĩa?
- Gọi HS làm miệng các bài tập.
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập về từ trái nghĩa?
- Gọi HS làm miệng các bài tập.
- Tổ chức cho HS nhận xét
- Gv nhận xét: 
+ Tinh thần học tập hợp tác.
+ Kiến thức cần khái quát
+ kỹ năng làm bài tập.
+ Nhắc nhở việc vận dụng vào đọc hiểu và tạo lập văn bản.
1. Từ đồng âm: 
* Khái niệm:là những từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
- Từ nghiều nghĩa: giữa các nét nghĩa có điểm tương đồng.
* Bài tập: Trong 2 trường hợp.
a. Từ lá là từ nhiều nghĩa.
b. Từ đường là từ đồng âm.
2. Từ đồng nghĩa: 
* Khái niệm: là những từ có nghĩa giống nhau hoăc gần giống nhau.
* Bài tập:
2. Chọn phương án d.
3. Vì sao từ xuân thay thế cho từ tuổi.
Từ xuân chỉ 1 mùa trong năm khoảng thời gian tương ứng với 1 tuổi có thể coi đây là hiện tượng lấy bộ phận chỉ toàn thể -> Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Từ trái nghĩa:
* Khái niệm: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
* Bài tập:2. Các cặp từ trái nghĩa: xấu- đẹp; xa- gần; rộng- hẹp.
3. Xắp xếp các cặp từ theo nhóm 
N1: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình-> 2 khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, khẳng định cái này thù phủ định cái kia.
N2: yêu- ghét; cao- thấp; nông - sâu; giàu - nghèo-> T/chất thang mức khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia
II.Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và trường từ vựng:
H. ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Cấp độ nghĩa rộng hay hẹp của từ ngữ?
+Nghĩa rộng ?
+Nghĩa hẹp ?
-Trường từ vựng?
- Gọi HS trả lời miệng.
-Xung phong trả lời câu hỏi
-Phân tích ttv trong đoạn văn.
- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...
1. Cấp độ nghĩa rộng hay hẹp của từ ngữ.
- Nghĩa rộng là nghĩa bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Nghĩa hẹp là nghĩa bị bao hàm trong nghĩa của 1 số từ ngữ khác.
2. Trường từ vựng: là tập hợp tất cả những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Từ tắm- bể-> tăng giá trị biểu cảm của câu nói. Làm cho nó có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Tiếp tục tìm hiểu về trường từ vựng.
Tìm các từ thuộc trường “ Quê hương” trong đoạn thơ thư 2-“ Đồng chí” của Chính Hữu ( SGK Ngữ văn 9, tập 1)
------------------------- 
TUẦN 9- TIẾT 44
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
- Hiểu và nhận ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình và biết cách sửa lỗi đó. Điều chỉnh quá trình dạy học.
- Củng cố cho h/s về cách sử dụng yếu tố miêu tả, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
. Rèn kỹ năng tự chữa bài.
- Bồi dưỡng ý thức tự giác, tích cực của Hs.
* Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong giao tiếp theo 4 kỹ năng đọc, viết, nghe, nói.
B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU
- Bài làm của HS.
C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
- PP phân tích...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. ĐỀ BÀI- ĐÁP ÁN 
1.Chép lại đề lên bảng.
 Dựa vào đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Sách Ngữ văn 9, tập 1) thay lời Thúy Kiều kể lại diễn biến tâm trạng khi ở lầu Ngưng Bích.
2.Nêu yêu cầu và đáp án chấm bài.
II.HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT.
- Văn bản em viết về đối tương nào? Hệ thống sự việc? Cốt truyện?
- Cách sáp xếp bố cục đã thể hiện được tính thống nhất chủ đề của văn bản chưa?
- Bài viết gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn có đảm bảo dấu hiệu hình thức và trình bày một nọi dung hoàn chỉnh chưa?
- Theo em mức độ bài viết với số điểm cô giáo đánh giá đã hợp lí chưa? ý kiến của em?
III. ĐÁNH GIÁ ƯU / NHƯỢC ĐIỂM BÀI LÀM CỦA HS
IV. CHỮA LỖI:
V. KẾT QUẢ:
-------------------- 
TUẦN 9 - TIẾT 45
Ngày soạn : ..................
Ngày dạy :....................
ĐỒNG CHÍ
( Chính Hữu )
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua bài hs cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí đồng đội của họ thể hiện trong bài thơ.
Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ. Nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực. 
- Tích hợp QPAN: Những khó khăn, vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc- hiểu tác phẩm thơ trữ tình hiện đại; nắm được mạch cảm xúc của bài thơ; phân tích được các biện pháp nghệ thuật. 
 3. Thái độ: Giáo dục hs những tình cảm đạo đức tốt đẹp: Tình bạn, tình yêu quê hương đất nước.
 4. Năng lực cần phát triển
- Tự học - Hợp tác -Năng lực sử dụng Tiếng Việt.
– Năng lực đọc hiểu văn bản (bài thơ Đồng chí).
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (thông qua thực hành đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản).
B.CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN/ HỌC LIỆU
 -Tư liệu, ảnh Chính Hữu. -Soạn bài theo câu hỏi sgk.
- Hình ảnh/ tư liệu.
C.PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Kĩ thuật động não:Suy nghĩ cảm nhận về nội dung bài thơ.
- Kĩ thuật thảo luận nhóm: Hs thảo luận tìm ý nghĩa các chi tiết, hình ảnh.
- Kĩ thuật đọc sáng tạo: Hs đọc diễn cảm bài thơ
- Kĩ thuật trình bày một phút: trình bày, giải thích về nhàn đề bài thơ.
- PP vấn đáp, giảng bình, thuyết trình, giảng bình tích cực....
D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hình ảnh anh bội đội cụ Hồ đi vào thơ ca thật đẹp. Đặc biệt là nết giản dị, đời thường của các anh:
 Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng
 Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa
 Nhà thơ Hồng Nguyên đã viết như thế về tình đồng chí đồng đội của những người lính cụ Hồ trong buổi đầu chống Pháp. Mộc mạc, giản dị và đầy cảm xúc, nhà thơ Chính Hữu cũng đã thể hiện vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội qua bài thơ Đồng chí.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Gọi HS đọc chú thích SGK.
- Gọi HS giới thiệu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm? Thể thơ?
- Gọi HS nhận xét.
- GV cho HS quan sát hình ảnh và bổ sung thông tin?
1. Tác giả: Chính Hữu
2 . Tác phẩm: Viết năm 1948- Thời kỳ đầu của cuộc kháng hiến chống Pháp.
3.Thể loại: Thơ tự do.
 GV: Bài thơ được sáng tác trong thờ kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đã có những đóng góp quan trọng .Lúc đó, phần lớn các sáng tác về người lính chủ yếu khai thác theo hướng cảm hứng lãng mạn anh hùng ca. Người lính mang dáng dấp trượng phu, tráng sĩ: “ Tây tiến”- Quang Dũng: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm / Heo hút cồn mây súng ngửi trời / Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống /Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Ngay Chính Hữu cũng có bài “ Ngày về” với những hình ảnh: “ Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm / Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”. Với “ Đồng chí”, tác giả đã mở ra một hướng sáng mới về đề tài người lính cụ Hồ: Cảm hứng hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị đời thường, không nhấn mạnh cái phi thường. 
II. Đọc - Hiểu văn bản:
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- GV hướng dẫn- đọc đoạn 1.
- Gọi HS đọc bài thơ
-Nêu bố cục.
- G cho H đọc lại 6 câu đầu?
- Hai nhân vật được miêu tả ở những niềm quê như thế nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
- Họ họp mặt về đó nhiệm vụ gì? với lý tưởng gì? Dựa vào đâu mà em biết được nhiệm vụ đó? 
- Từ “ xa lạ” họ đã thành “ tri kỷ”.Em thử giải thích nghĩa của từ tri kỷ ?
- Nhận xét về tình cảm giữa họ?
- Đọc dòng thơ thứ 7 và bình giảng vẻ đẹp của dòng thơ.?
+ Hình thức? 
+ Nội dung?
+ Giá trị trong toàn bài?
- GV tổng hợp - nâng cao:
1. Đọc-chú thích:
-Tri kỷ: Hiểu bạn như hiểu mình
3. Bố cục: 3 đoạn.
2. Phân tích: 
 a. Bảy câu thơ đầu:
- Quê anh: Nước mặn đồng chua -Thành ngữ - vùng đồng bằng ven biển
- Làng tôi: đất cày lên sỏi đá=> H/ả - cụ thể - vùng đồi núi trung du.
 => Cấu trúc sóng đôi . Những người lính ở những miền quê nghèo khó -nguồn gốc xuất thân như nhau 
-> xa lạ với nhau -quen nhau 
-Súng bên súng => Chung nhiệm vụ 
- Đầu sát bên đầu => chung chí hướng
- Đêm rét chung chăn - đôi tri kỷ => Tình đồng chí nảy nở chan hòa, bền chặt trong gian khó...
=> Đồng chí.=> Dòng thơ đặc biệt- tiếng gọi thiêng liêng, tha thiết, xúc động - kết tinh của tình giai cấp, tình tri kỷ và mục đích cao đẹp.
 Gv tổng hợp: Tình đồng chí của những người lính được bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ. Họ là những người nông dân quen “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy” . Ở họ có sự đồng cảm giai câp. Nghe theo tiếng họi của Đảng, họ cùng cầm súng vảo vệ quê hương. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở từ hoàn cảnh chiến tranh và sự khó khăn thiếu thốn.“ Đồng chí” một dòng thơ đặc biệt, kết đọng, ngân vang như nốt nhấn nổi bật, như tiếng gọi tha thiết của tình đồng đội. Nói như một nhà phê binh văn học : Nó gần như đứng giữa bài thơ riết cái thân bài thơ thành một cái lưng ong. Nửa trên là mảng qui nạp (cơ sở hình thành tình đồng đội) còn nửa dưới là mảng diễn dịch (những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí).
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- Đọc mười câu thơ tiếp
- Ba câu thơ dầu trong đoạn gợi hình ảnh gì? Nhận xét về những hình ảnh xuất hiện trong 3 câu thơ?
-Từ mặc kệ có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình không? ý kiến của em như thế nào?
- Gọi HS trình bày quan điểm
3.Mười câu thơ tiếp:biểu hiện của tình đồng chí. 
- Ruộng nương: gửi bạn thân cày
- Gian nhà không: mặc kệ gió lung lay.
- Giếng nước gốc đa: nhớ người ra lính.
-> câu thơ mộc mạc, giản dị như lời thỉ thủ tâm tình. câu thơ mộc mạc, giản dị như lời thỉ thủ tâm tình.Các hình ảnh gần gũi, bình dị. Họ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ tam tự, nỗi niềm thương nhớ...
 GV tổng hợp: Người lính ra đi, tạm biệt quê hương yêu dấu. Họ luôn gắn bó, nặng lòng với làng quê thân thương. Nhưng cũng chính quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chắc. Ba câu thơ với những từ ngữ thô kệch, đời thường: ruộng nương, giếng nước, gốc đa, gian nhà không- mặc kệvẫn tạo được nét hoà hợp và bộc lộ cách nghĩ, tình cảm một cách kín đáo, tế nhị của người nông dân mặc áo lính. Họ mạnh mẽ, dứt khoát. Căn nhà riêng còn chưa vững chãi nhưng lòng người ra đi vững vàng, kiên quyết. Đó là vẻ đẹp của đức hi sinh cao đẹp trong những người lính cụ Hồ ( liên hệ tới cảnh chia tay giữ cha con ông Sáu - “ Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng) Đây chính là tình yêu quê hương, ý thức trách nhiệm của người lính – nông dân với Tổ quốc.
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
-Những dòng thơ tiếp nêu những biểu hiện gì của tình đồng chí. Hãy đọc đoạn thơ?
-Biểu hiệm của tình đồng chí được thể hiện trong những hoàn cảnh nào?
- Nhận xét về các hình ảnh thơ?
- Em thử nêu cảm nhận của em về hình ảnh Miệng cười buốt giá?
- Câu thơ: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay cho em cảm nhận được gì về người lính cụ Hồ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp?
- Khái quát nội dung mười câu thơ trên?
- Tôi với anh:Biết :từng cơn ớn lạnh- 
+ Sốt run người...... 
=> Hình ảnh cụ thể, xúc động - Người lính cùng nhau trải qua những khi ốm đau, bênh tật ( là người thân)
- áo anh rách vai - quần tôi vài mảnh vá
- Chân không giày...
=> Hình ảnh hàm súc - Người lính đồng cam cộng khổ, cùng nhau vượt qua những khó khăn thiếu thốn về vật chất. 
- Miệng cười buốt giá => Cái cười ấm lên tình đồng chí, sáng lên lòng lạc quan... 
- Thương nhau tay nắm bàn tay-> chia sẻ tình yêu thương nồng ấm.
* Những câu thơ đã khắc hoạ tình đồng chí trong chiến đấu, trong sinh hoạt thật cụ thể mà cảm động. Đó là những biểu hiện của tình đồng chí cao đẹp, thiêng liêng.
 GV tích hợp QPAN : Cái nắm tay của người lính- thứ ngôn ngữ không lời, từ đôi bàn tay, họ truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội,tiếp cho nhau sức mạnh để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. Trong 9 năm trường kì kháng chiến, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh tật đối mặt với muôn vàn những khó khăn trở thành niềm tự hào của tuổi trẻ VN thời đó. Và nhất là sự bền bỉ, sáng tạo của nhứng dân công hỏa tuyến, họ ko trực tiếp cầm súng nhưng lại có vai trò quyết định đến sự sống còn của cuộc chiến, hình ảnh của họ đi vào thơ ca và trở thành hình ảnh bất hủ:
 Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ
 Đèo Lũng Lô anh hò chị hát...
 Dù bom đạn xương tan, thịt nát
 Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh
 ( Tố Hữu)
Hay: Giọt giọt mồ hôi rơi
 Trên má anh vàng nghệ
 Anh vệ quốc quân ơi
 Sao mà yêu anh thế!
 ( Tố Hữu)
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
- G đọc lại 3 câu cuối? Tình đồng chí còn được biểu hiện trong hoàn cảnh nào.
- Trong hoàn cảnh đó, hình ảnh người lính hiện lên với vẻ đẹp nào? 
- Theo em, vì sao câu thơ kết lại được lấy làm nhan đề cho cả một tập thơ? Cảm nhận của em về câu kết?
4. Ba câu cuối:
* Hoàn cảnh:
- Thời gian: Đêm
- Không gian: Rừng hoang - Sương muối =>hoàn cảnh khắc nghiệt 
* Tư thế:- Chờ giặc tới. -> tư thế chủ động đánh 
giặc.
* Tâm hồn: Đầu súng trăng treo.-> Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng => Hiện thực và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình - tâm hồn thi sĩ, chiến sĩ.
 “ Đầu súng trăng treo”là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả cùng đồng đội. Đây là một phát hiện mới mẻ, bất ngờ, gợi nhiều liên tưởng sâu xa. Súng và trăng vừa gần vừa xa, vừa hiện thực lại vừa mơ mộn, đậm chất chiến đấu và chất trữ tình, chất thi sĩ- chiến sĩ Súng và trăng không mâu thuẫn mà lại bổ sung, hài hoà vơi nhau trong cuộc đời người lính cách mạng...Nói như chính tác giả: ngoài hình ảnh, bốn chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh, trong sự bát ngát . Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải buộc chặt, suốt đêm ở bầu trời cao xuống thấp và có lúc như treo lửng lơ trên đầu mũi súng. Trong những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn: rừng hoang sương muối là hình ảnh có thật. Câu thơ là vẻ đẹp về bản lĩnh, khí phách của người lính
- Em cảm nhận được gì về người lính trong toàn bài thơ?
- Em hãy tổng kết giá trị NT và ND của bài thơ. 
- Gọi H đọc ghi nhớ
4. Tổng kết:
Ghi nhớ: sgk Tr.131
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Thảo luận nhóm nêu va fphaan tích những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ “ Đồng chí”?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
- Giọng điệu bài thơ mộc mạc, tự nhiên, giản dị gợi không khí chân thật, phản ánh được những gian khổ ngày đầu kháng chiến.
- Cấu trúc sóng đôi về ý giữa “anh với tôi”, làm bật lên sự gắn kết của người lính trong thử thách.
- Thể thơ tự do
- Ngôn từ mang vẻ đẹp chân chất, dân dã phù hợp với việc khắc họa hình tượng người lính xuất thân từ nông dân.
 GV bổ sung: Thể thơ tự do với những câu dài ngắn khác nhau thể hiện một cách linh hoạt những cung bậc cảm xúc, suy ngẫm của nhân vật trữ tình: khi mải miết nghĩ về những kỉ niệm gắn bó trong quân ngũ (với những dòng thơ dài), khi lại đột ngột xúc động khi nghĩ đến tình đồng chí (với dòng thơ chỉ vẻn vẹn hai chữ) và lúc lại nhẹ nhàng bình thản khi ngắm một vầng trăng (với câu cuối). 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI:
 Suy nghĩ của em về hình ảnh người límh trong bài thơ Đồng chí của chính Hữu?
 Xây dựng hệ thống luận điểm cho đề văn trên?
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Quan sát, khích lệ HS.
- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.
- GV tổng hợp ý kiến.
*LĐ1: Những người lính cùng xuất thân từ những nông dân nhưng giàu lòng yêu nước.
* LĐ2: Những người lính cách mạng trải qua nhưng khó khăn thiếu thốn :
*LĐ3: Tình đồng chí đồng đội sâu sắc.
* LĐ 4: Vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ chiến sĩ của người lính cụ Hồ: 3 câu thơ kết.
* Đánh giá -liên hệ
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Từ đọc hiểu bài thơ, hãy trao đổi với bạn và viết bài:
 Suy nghĩ ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương đất nước.
Đọc bài tham khảo: Tâm sự của nhà thơ Chính Hữu về bài “ Đồng chí”.
Tìm đọc tư liệu về Phạm Tiến Duật và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.”
--------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_cong_van_5512_tuan_9.docx