Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126, Bài 27: Mây và sóng (R. Ta-go)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học này, học sinh đạt được:

1. Kiến thức

 - Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và bước đầu nhận thấy triết lí sâu xa của bài thơ.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm, đọc – hiểu thơ văn xuôi nước ngoài, biết liên hệ tác phẩm đang học với các tác phẩm khác, với cuộc sống.

 - Cảm thụ và bình thơ.

 - Thuyết trình, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

 

docx 11 trang phuongnguyen 25281
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126, Bài 27: Mây và sóng (R. Ta-go)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126, Bài 27: Mây và sóng (R. Ta-go)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126, Bài 27: Mây và sóng (R. Ta-go)
Ngày soạn: 21/02/2018
Ngày dạy: 28/02/2018
Tiết 126 - BÀI 27: MÂY VÀ SÓNG 
 (R. Ta-go)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Sau khi học xong bài học này, học sinh đạt được:
1. Kiến thức 
 	- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và bước đầu nhận thấy triết lí sâu xa của bài thơ. 
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm, đọc – hiểu thơ văn xuôi nước ngoài, biết liên hệ tác phẩm đang học với các tác phẩm khác, với cuộc sống.
	- Cảm thụ và bình thơ.
	- Thuyết trình, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
3. Thái độ
- Trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Yêu quý, kính trọng mẹ và người thân trong gia đình cũng như những người ngoài xã hội, từ đó hướng tới những lời nói, việc làm đúng đắn.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
1. Phương pháp chính
Dạy học theo nhóm
2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học hỗ trợ
Thuyết trình
Phát vấn
Sơ đồ tư duy
Trò chơi
Sắm vai
Kiểm tra, đánh giá
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
	- Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực nhân cách. 
	- Năng lực tự quản bản thân, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực tự học.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Giáo viên
- Giáo án, sách tham khảo, các bản thơ, bảng phụ, phiếu bài tập, tranh ảnh, hoa, quà (bưu thiếp), bút màu, slide trình chiếu,...
- Chia nhóm học sinh (mỗi nhóm 7 -8 em), định hướng hoạt động nhóm về nội dung hình thức, và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị bài của các nhóm.
2. Học sinh
Soạn bài, chuẩn bị bài theo nhiệm vụ được giao, vẽ tranh minh hoạ bài thơ theo tưởng tượng.
Đọc các văn bản tham khảo
Bút màu, giấy 
Nhóm trưởng tổ chức hoạt động nhóm và thống nhất nội dung cách trình bày sản phẩm.
Hình thức trình bày: Các nhóm lựa chọn một trong số các hình thức: trình chiếu bằng Power point , trình bày ra giấy A0 (bảng nhóm) / sơ đồ tư duy
V. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Hoạt động 1 (1 phút)
Ổn định tổ chức - Kiểm tra chuẩn bị bài học sinh
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Yêu cầu cán bộ lớp báo cáo tình hình chuẩn bị bài (cá nhân, nhóm)
Nhận xét
Báo cáo 
1. Cá nhân: Bài soạn
2. Nhóm:
- Bài tập nhóm về tác giả
- Bài tập nhóm về lời thơ và cấu trúc lời
- Tranh vẽ minh hoạ bài thơ
- Tranh sưu tầm về mây và sóng
- Tranh minh hoạ về tình mẹ con, danh ngôn tình mẹ
- Bài thơ (các thứ tiếng)
Hoạt động 2 (1 phút)
Khởi động - Giới thiệu bài
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Cho HS nghe nhạc "Mẹ yêu con".
? Em đã đọc và học những văn bản nào nói về tình mẹ con, hãy kể tên các văn bản đó?
Dẫn: Tình mẹ con là đề tài vĩnh cửu của văn học nghệ thuật. Đại thi hào Ta-go (Ấn Độ) cũng có một bài thơ hay về đề tài này. Đó là bài thơ "Mây và Sóng".
Ghi tên bài.
- Nghe, cảm nhận, suy luận.
- Một vài học sinh trả lời.
Ghi bài
- Tên các văn bản (gợi ý):
+ Cổng trường mở ra (Lí Lan)
+ Mẹ tôi (E. A-mi-xi)
+ Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
+ Con cò (Chế Lan Viên)
+...
Tiết 126: MÂY VÀ SÓNG
Hoạt động 3 (6 phút)
Đọc - Tìm hiểu chung
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
? Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, hãy nêu những nét chính về nhà thơ Ta-go?
Gọi 1 - 3 học sinh trả lời. Giáo viên có thể hỏi thêm, tuỳ vào câu trả lời của học sinh.
Cho học sinh xem clip về Ta – go.
Chốt, bổ sung: Ta-go tuy sinh ra trong giai cấp quý tộc nhưng tâm hồn luôn hướng tới những người dân bình thường. Ông chịu ảnh hưởng của cả nền văn hoá Ấn Độ đậm chất phương Đông huyền bí và cả văn hoá Anh đại diện cho phương Tây hiện đại, cho nên các sáng tác của ông là sự kết hợp hài hoà của cả hai nền văn hoá ấy, thành một phong cách đặc sắc dễ nhận ra.
Giới thiệu bản dich tiếng Việt theo SGK. 
Hướng dẫn học sinh đọc phân vai (tiếp nối giáo viên)
Đọc phần đầu bài thơ
Nhận xét
? Trả lời nhanh xuất xứ bài thơ và thể thơ?
Giới thiệu bản tiếng Ben-gan, tiếng Anh
Chốt
? Dựa vào phần đã chuẩn bị ở nhà, hãy cho biết:
- Bài thơ là lời của ai, nói với ai?
- Lời thơ có mấy phần?
- Mỗi phần có cấu trúc như thế nào? 
Nhận xét, chốt
Chuyển: Tìm hiểu bài thơ theo cấu trúc ba ý ở hai phần lời của em bé.
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
Theo dõi, suy nghĩ
- Quan sát
- Một học sinh đọc lời em bé, hai học sinh đọc lời những người trong sóng.
- Nghe
- Đọc tiếp nối giáo viên
- Một học sinh trả lời
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Một học sinh đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Ta-go (1861 - 1941)
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, từng đến Việt Nam.
- Để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ: văn, thơ, nhạc, hoạ.
- Nhà văn đầu tiên của châu Á được nhận giải thưởng Nô-ben về Văn học năm 1913 (với tập "Thơ Dâng").
- Phong cách thơ: tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả, chất trữ tình triết lí nồng đượm.
2. Bài thơ
a. Xuất xứ
- Tập "Si-su" (tiếng Ben-gan), 1909.
- Tập "Trăng non" (chính Ta-go dịch sang tiếng Anh), 1915.
b. Thể thơ: thơ văn xuôi
- Câu thơ dài ngắn không đều.
- Không đòi hỏi hiệp vần,
- Vẫn có nhạc điệu.
c. Lời thơ và cấu trúc lời
- Lời thơ: em bé nói với mẹ.
- Lời thơ có hai phần:
+ 9 câu đầu ("Mẹ ơi... xanh thẳm.")
+ 10 câu cuối ("Trong sóng... chốn nào.")
- Mỗi lời thơ có cấu trúc ba ý:
+ Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng.
+ Lời đáp của em bé.
+ Trò chơi em bé sáng tạo.
=> Đối thoại lồng trong đối thoại, trùng lặp có phát triển, tăng tiến.
Hoạt động 4 (22 phút)
Đọc - Tìm hiểu chi tiết
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
? Những người sống trên mây, trong sóng nói với em bé mấy lượt? Trong mỗi lượt lời, họ mời gọi em bé những điều gì? Nêu cảm nhận về những lời mời gọi đó?
Gọi 1 - 3 học sinh trả lời. Giáo viên có thể hỏi thêm, tuỳ vào câu trả lời của học sinh.
? Hình ảnh mây, sóng ở đây có thể hiểu theo những tầng nghĩa nào?
Chốt, bổ sung:
- Thế giới của họ lấp lánh sắc màu, rộn ràng, du dương thanh âm. Không gian, thời gian mở ra đến vô cùng, vô hạn.
- Cách đến dễ dàng, thần kì như trong những câu chuyện cổ, rất giống trí tưởng tượng trẻ thơ.
- Hình ảnh "mây", "sóng":
+ Thiên nhiên cao, xa, rộng lớn, đẹp đẽ.
+ Thế giới bên ngoài mới mẻ, mời gọi, khơi gợi trí tò mò và niềm khát khao khám phá.
+ Sự vĩnh hằng, kì diệu,... của vũ trụ.
Bình, chuyển
? Đọc lại những lời đáp của em bé và cho biết:
- Trong mỗi cuộc thoại, em bé đáp lại mấy lần và đáp như thế nào? 
- Vì sao em đáp lại như vậy?
Nhận xét, chốt, bình.
? Vì sao sau khi nhận lời từ chối của em bé, những người trên mây, trong sóng "mỉm cười" bay đi và lướt qua?
Nhận xét.
? Suy nghĩ gì về những tình cảm, những giá trị sống đẹp đẽ trong đời mà mỗi người cần có?
 Bình luận của “Chuyên gia”.
 Chốt, bình: Điểm tựa trong cuộc đời.
Chuyển: Nhờ tình yêu mẹ mà em bé sáng tạo ra trò chơi mới.
? Thử hình dung và miêu tả lại trò chơi mà em bé sáng tạo. Vì sao em nói trò chơi của em còn "thú vị hơn", "hay hơn"?
Nhận xét, chốt (có thể liên hệ các văn bản khác cùng chủ đề)
? Ý nghĩa hình ảnh thiên nhiên và hàm ý của câu thơ cuối?
Nhận xét, chốt
? Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn gợi cho em suy ngẫm thêm về những điều gì?
 Nhận xét, bình
Chốt, mở rộng về tấm lòng và tài năng Ta-go
- Học sinh đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Đọc lại lời đáp
- Một học sinh trả lời (đại diện nhóm)
- Học sinh (đại diện nhóm khác) nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Một học sinh đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Vài học sinh nói.
- Một học sinh đại diện nhóm trả lời
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Học sinh trả lời cá nhân
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Học sinh trả lời cá nhân
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Học sinh nghe, cảm nhận, suy nghĩ, liên hệ,...
II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết
1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng
Những người trên mây, trong sóng đều nói với em bé hai lượt - cũng là hai nội dung mời gọi.
- Thế giới của họ (sắc màu, âm thanh, không gian, thời gian): 
+ chơi, thức dậy - chiều tà, bình minh vàng - vầng trăng bạc
+ ca hát, ngao du, sáng sớm - hoàng hôn, nơi này - nơi nọ
- Cách đến thế giới đó (dễ dàng, thú vị): 
+ đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, được nhấc bổng
+ đến ra rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, được nâng đi
=> Sức hấp dẫn của thế giới kì diệu.
2. Lời đáp của em bé
Em bé đáp lại hai lượt, với trình tự giống nhau:
+ Hỏi: làm thế nào... lên đó?
+ Từ chối: 
. mẹ muốn, (buổi chiều) mẹ đợi
. làm sao có thể rời mẹ...?
- Lí do:
+ Hỏi cách lên thế giới đó: tâm lí trẻ thơ tò mò, ham vui, thích những điều mới lạ khát khao tìm hiểu, khám phá.
+ Từ chối (bất ngờ): tình yêu mẹ lớn hơn tất cả.
- Hình thức câu:
+ Câu hỏi "làm thế nào": trẻ thơ hay dùng.
+ Chủ ngữ các câu là "mẹ" (mother) cho thấy em bé rất hiểu tấm lòng và tình yêu mà mẹ dành cho em. Tình cảm ở đây là hai chiều, thiết tha, cảm động. 
+ Câu hỏi tu từ để từ chối (hướng tới những người trên mây, trong sóng mà cũng để nói với chính mình): nhẹ nhàng mà cương quyết. Tình mẫu tử giúp em kiểm soát xúc cảm, kiểm soát khát vọng, biết suy nghĩ và lựa chọn.
=> Có nhiều cách hiểu vì sao những người trên mây trong sóng "mỉm cười": họ thông cảm, trân trọng tấm lòng em bé dành cho mẹ; họ biết trước câu trả lời vì tình mẫu tử là chân lí trên mặt đất này,...
=> Sức níu giữ của tình mẫu tử.
=> Điểm tựa cuộc đời.
3. Trò chơi em bé sáng tạo
- Trò chơi ("sắm vai"):
+ con - mây, mẹ - trăng; ôm lấy mẹ
+ con - sóng, mẹ - bến bờ kì lạ; lăn, lăn, lăn mãi, cười vang, vỡ tan vào lòng mẹ
- Có mây, sóng, trăng, bờ; hơn thế, có con và có mẹ; con được ôm mẹ, cười vang, hòa vào lòng mẹ,... Em bé hạnh phúc vì hoà hợp với thiên nhiên, với những khát khao của chính mình và còn được sống trọn vẹn trong thế giới của tình mẫu tử. Độc đáo: tình cảm của con dành cho mẹ.
- Thiên nhiên: mây - trăng, sóng - bờ gắn chặt, không thể chia cắt, mang tầm vóc vũ trụ. Hình ảnh thiên nhiên (đặt trong mối quan hệ hài hoà với con người) tượng trưng cho sự vĩ đại và bất diệt của tình mẫu tử.
- Câu cuối (chốt phần hai, chốt toàn bài): Tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt, không gì chia cắt được. 
=> Niềm hạnh phúc tuyệt vời trong thế giới của tình mẫu tử.
=> Triết lí sâu xa:
- Tình mẫu tử là thiêng liêng, bền chặt.
- Hạnh phúc không phải điều xa xôi, bí ẩn, do ai ban phát mà ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng.
- Tình yêu là cội nguồn của sáng tạo.
- Con người phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên.
Hoạt động 5 ( 3 phút)
Tổng kết
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
? Bài thơ tưởng như được viết cho trẻ em mà được mọi lứa tuổi yêu mến, ngẫm ngợi. Những điều gì đã làm nên giá trị và sức sống của tác phẩm?
Gọi một học sinh trả lời. Giáo viên có thể hỏi thêm, tuỳ vào câu trả lời của học sinh.
Nhận xét, chốt, gợi ý: Cho học sinh xem sơ đồ tư duy để tham khảo.
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Tham khảo sơ đồ tư duy của giáo viên.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
- Triết lí sâu xa.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ văn xuôi
- Đối thoại lồng trong đối thoại
- Cấu trúc lời thơ độc đáo
- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa tượng trưng.
3. Tác giả
- Giá trị nhân văn, tầng sâu triết lí.
- Am tường tâm lí trẻ thơ, tài quan sát, miêu tả, biểu cảm. 
- Kết hợp thơ, nhạc, hoạ; văn hoá Đông - Tây.
Hoạt động 6 (12 phút)
Luyện tập - Củng cố - Ứng dụng
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
 Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi
- Mỗi nhóm lần lượt cử một đại diện lên bốc câu hỏi và nhận quà tương ứng.
- Đại diện nhóm trả lời, nhận quà về.
- Có thể được cứu trợ từ thành viên trong nhóm.
Hộp quà:
- Phiếu Học tập
- Phiếu chuẩn bị bài sau
- Bưu thiếp để viết lời tặng mẹ, tặng người thân.
 Điều khiển chơi
Hướng dẫn học sinh làm phiếu học tập
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo
Hướng dẫn học sinh viết bưu thiếp (trên lớp hoặc về nhà)
Kết thúc buổi học (Bình, mở rộng)
- Đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi, trả lời câu hỏi (cá nhân, nhóm đôi, cả nhóm lớn).
- Các nhóm mở quà, thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Luyện tập
1. Trò chơi cho các nhóm
a. Câu hỏi trả lời cá nhân (đại diện nhóm)
 Câu 1. Sau khi học bài thơ, điều đầu tiên em muốn nói với bản thân và với bố mẹ mình là gì?
 Câu 2. Cho biết tên bài thơ và nêu cảm nghĩ về hai câu thơ:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"
b. Câu hỏi cho hai thành viên trong nhóm
 Câu 3. Hát một vài câu ca ngợi tình mẹ con (hoặc tình cảm gia đình).
Câu 4. Nêu cảm nhận về bức tranh minh hoạ bài thơ.
c. Câu hỏi dành cho cả nhóm thực hiện
Câu 5. May mắn – Nhận dự án, về nhà làm .
Từ bài thơ "Mây và sóng" (Ta-go) và một số tác phẩm thơ văn khác, hãy sáng tác một vở kịch về chủ đề tình cảm gia đình và trình diễn vào tiết sinh hoạt cuối cùng của tháng 3. 
 Câu 6. Cho câu hỏi sau:
Theo bạn, biểu hiện của một người con ngoan, biết yêu thương cha mẹ là gì?
Mỗi thành viên trong nhóm viết ra suy nghĩ của mình trong 30 giây, đại diện nhóm tập hợp lại và đọc to trước lớp một vài câu.
2. Phiếu học tập (về nhà).
3. Phiếu chuẩn bị bài sau.
4. Viết lời tặng mẹ, tặng người thân.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_tiet_126_bai_27_may_va_song_r_ta_go.docx