Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 56, Bài 11: Bếp lửa (Bằng Việt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ.

- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.

- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.

3. Thái độ:

 Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương kính trọng ông bà, trân trọng những kỷ niệm của tuổi thơ.

 

docx 8 trang phuongnguyen 29/07/2022 5040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 56, Bài 11: Bếp lửa (Bằng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 56, Bài 11: Bếp lửa (Bằng Việt)

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 56, Bài 11: Bếp lửa (Bằng Việt)
TUẦN: 12
Ngày soạn: 28/ 10 / 2018 
Ngày dạy:  / 11 / 2018 
Tiết 56: Bài 11
BẾP LỬA (Tiết 1)
 ( Bằng Việt )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
3. Thái độ: 
 Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương kính trọng ông bà, trân trọng những kỷ niệm của tuổi thơ. 
4. Năng lực, phẩm chất
4.1 Năng lực : 
-Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, 
- Năng lực chuyên biệt : năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn học
4.2 : Phẩm chất : 
+ Yêu gia đình, quê hương đất nước
+ Sống có mục đích, chí hướng, lí tưởng cao đẹp
+ Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
+ Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Phương tiện: SGK, SGV, giáo án, các tài liệu tham khảo khác
- Tích hợp: Văn miêu tả và văn biểu cảm.
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Học bài cũ + Chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1.ổn định tổ chức: 
- kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra bài cũ : 
?Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 chúng đã được tìm hiểu một bài thơ viết về tình cảm tha thiết của người cháu khi nhớ về bà. Đó là bài thơ nào?
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1 : Khởi động
GV chiếu hình ảnh 1 số loại bếp đun thời xưa
? Em có nhận xét gì về hình ảnh những chiếc bếp đun thời xưa
Kí ức tuổi thơ luôn là những hình ảnh đẹp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người, để rồi dù đi bất cứ nơi đâu hay trong hoàn cảnh nào thì những kỉ niệm thiêng liêng đó mãi là nguồn sức mạnh tiềm ẩn giúp cho ta vượt qua mọi gian khó trên đường đời. với những vần thơ nhẹ nhàng, tha thiết đó tác giả Bằng Việt cũng gửi gắm tình cảm của mình đối với người bà yêu dấu qua hình ảnh bếp lửa vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
2.2 Các hoạt động hình thành kiến thức 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Trước khi đi vào phần tìm hiểu chung chúng ta sẽ đọc một lượt bài thơ này. Cần chú ý đọc với giọng thật chậm rãi, nhẹ nhàng, tha thiết để thể hiện được tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Cô sẽ đọc và gọi các em đọc tiếp. 
-GV tổ chức trò chơi : TÌM NGƯỜI THẮNG CUỘC
Luật chơi : 
-Chia lớp làm 3 đội
- Thời gian của trò chơi là : 3 phút
- Mỗi đội được nhận một sơ đồ hướng dẫn nội dung tìm hiểu phần tác giả, tác phẩm
- Nhiệm vụ của mỗi đội là : Trong vòng tối đa là 3 phút đội nào hoàn thiện xong sớm và chính xác nhất sẽ là đội chiến thắng. ( Lưu ý khi hoàn thiện xong nhớ có tín hiệu để báo cho GV biết nhóm mình đã hoàn thành)
? Dựa vào mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, hãy nêu bố cục bài thơ.
?Quan sát kĩ khổ thơ và cho biết : Hình ảnh, sự vật nào đã được tác giả đặc biệt gợi tả trong khổ thơ thứ nhất này.
? Hình ảnh bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi, gắn bó trong mỗi gia đình người Việt trước đây. Hình ảnh bếp lửa ấy đã được tác giả gợi tả thông qua những biện pháp nghệ thuật nào?
? Với điệp từ “Một bếp lửa” kết hợp với các từ láy “chờn vờn” “ấp iu” gợi cho em có cảm nhận gì về hình ảnh bếp lửa.
? Tác giả làm bài thơ này khi đang là sinh viên học tập ở nước ngoài. Vậy hình ảnh bếp lửa mà tác giả nói tới được bắt nguồn từ đâu?
? Từ nào trong ba câu thơ đầu diễn tả sâu sắc nhất tình cảm của người cháu đối với bà.
? Cách bộc lộ tình cảm ở đây có gì đặc biệt
? Tại sao khi xa bà, xa quê hương người cháu không phải mong chờ,mong ngóng được gặp bà mà lại là : Thương bà biết mấy nắng mưa? Tại sao lại thương bà như vậy? 
?Nghệ thuật gì đã được tác giả sử dụng
?Nhớ bà, thương bà là vậy mà tại sao tác giả lại không nhắc đến bà trước tiên mà lại là hình ảnh bếp lửa.
GV Bình chốt : chỉ với một động từ “Thương”mà tác giả sử dụng trong câu thơ thứ 3 thôi mà đọc lên nghe thật nghẹn ngào xúc động. Từng chữ, từng câu trong khổ thơ đầu như chất chứa, đong đầy bao cảm xúc, bao tình cảm nhớ thương tha thiết của người cháu đối với bà.
?Vậy dòng cảm xúc nhớ thương đó của người cháu đối với bà đã được gợi tả lên thông qua hình ảnh nào .
Đây chính là nội dung của khổ thơ thứ nhất.
GV chuyển : Chỉ cần nghĩ về bếp lửa, hồi tưởng về bếp lửa là hình ảnh bà thân yêu lại hiện lên, ùa về trong tâm trí, trong trái tim của nhà thơ. Vậy khi nghĩ về bà, nhớ về bà tác giả đã hồi tưởng lại những gì cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu 4 khổ thơ tiếp theo.
? Trong 4 khổ thơ tiếp theo tác giả đã 
nhắc tới những mốc thời gian nào?
? Chú ý khổ thơ thứ nhất của phần 2 và cho biết : Nhà thơ đã có ấn tượng rất sâu sắc về những gì trong khoảng thời gian khi mình lên 4 tuổi.
? Ấn tượng về mùi khói, nạn đói và hình ảnh bố đánh xe với con ngựa gầy khô rạc ấy đã được tác giả nhắc tới thông qua những biện pháp nghệ thuật nào
? Thành ngữ “Đói mòn đói mỏi” gợi em suy nghĩ gì về nạn đói mà tác giả nói tới ở đây
? Cô đố các bạn : Tại sao trong khổ thơ thứ nhất này tác giả không viết là : “Cháu đã quen mùi khói khi lên bốn tuổi” mà lại viết : “Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”. Cách viết như vậy có gì đặc biệt.
GV chuyển : Không chỉ có những ấn tượng khó quên, khó phai mờ khi lên 4 tuổi mà tác giả còn gợi về những năm tháng bên bà khi lên 8 tuổi. Vậy khi lên 8 tuổi người cháu đã có ấn tượng sâu sắc về điều gì khi sống cùng bà.
?Tiếng chim tu hú là một âm thanh rất đỗi quen thuộc của những làng quê thanh bình, yên ả trên đất nước Việt Nam mỗi độ vào hè. Và chúng ta đã từng được học, được đọc và nghe rất nhiều bài thơ, bài hát viết về loài chim này. Em hãy đọc hoặc hát một số câu có hình ảnh chim tu tú.
? Quay trở về bài thơ : hình ảnh và âm thanh tiếng chim tu hú được tác giả điệp đi điệp lại mấy lần trong đoạn thơ.
? Theo em hình ảnh và âm thanh tiếng chim tu hú ở đây có phải chỉ đơn thuần là hình ảnh, âm thanh tự nhiên hay hay còn mang hàm ý, ý nghĩa nào khác.
? Khi nhớ về khoảng thời gian 8 năm ròng được sống bên bà, được cùng bà nhóm lửa tác giả đã nhắc tới công lao to lớn của bà góp phần làm nên thành công của mình hôm nay. Vây công lao đó được gợi tả qua những hình ảnh nào?
? Từ ngữ nào đã được tác giả điệp đi điệp lại nhiều lần trong những câu thơ trên? Kết hợp với nghệ thuật nào khác
? Qua những hình ảnh đó gợi em có suy nghĩ gì về tình cảm bà cháu trong đoạn thơ này.
¿ Ngoài mốc thời gian lên 4, lên 8 tuổi, tác giả còn nhắc tới mốc thời gian nào khác nữa.
¿ Cách viết : Cháy tàn cháy rụi ở đây có gì đặc biệt. Em hiểu cụm từ này như thế nào?
? Qua hình ảnh : Cháy tàn cháy rụi đó gợi em suy nghĩ gì về tội ác của chiến tranh
? Cũng chính trong gian khổ, ác liệt của chiến tranh đó mà tinh thần đoàn kết gắn bó yêu thương của tình làng, nghĩa xóm đã được thể hiện thật sâu sắc
? Em hãy tìm lời dẫn trực tiếp mà tác giả sử dụng trong những câu thơ trên.
? Lời dặn dò đó của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào
?Tại sao bà lại dặn cháu không được nói sự thật khi viết thư cho bố
?Qua đây ta thấy được bà là người có phẩm chất đáng quý gì
GV chuyển : Từ những năm tháng nghèo khổ, khó khăn, từ nỗi nhớ thương bà da diết ấy nhà thơ đã khái quát về bà và bếp lửa qua những câu thơ nào?
?Sớm, chiều là từ ngữ chỉ thời gian nhưng với cách viết : Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen cho ta thấy đó là thời gian như thế nào.
? Xác định biện pháp nghệ thuật trong 3 câu thơ này.
? Động từ “nhen” kết hợp với điệp từ “Một ngọn lửa” đứng đầu các câu thơ cho ta thấy ngọn lửa của bà đặc biệt và ý nghĩa ở chỗ nào? (Nó có đơn thuần là ngọn lửa bình thường không hay còn mang hàm ý nào khác?)
- GV: Bà nhen lên trong tâm hồn cháu ngọn lửa của ý trí, nghị lực, tình yêu cuộc sống, một niềm tin tươi sáng vào ngày mai, đó là biểu hiện của sức sống muôn đời bất diệt, đó cũng chính là niềm tin, ý tri của cả một dân tộc anh hùng trong thời kì vô cùng khó khăn, niềm tin vào một ngày mai hoà bình, một tương lai tươi sáng đang chờ phía trước.
? Một lần nữa em hãy khái quát cho cô toàn bộ nội dung của phần 2
I. Đọc - Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
- Bằng Việt (1941) quê ở huyện Thanh Thất, Hà Tây.
- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
- Thơ ông cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình trầm lắng...
- GV nhấn mạnh: BV một nhà thơ trẻ nổi tiếng từ những năm 60 với giọng thơ trầm lắng, nghĩ ngợi, mượt mà, thường khai thỏc những kỉ niệm thiếu thời và gợi ước mơ tuổi trẻ...
2. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ở nước ngoài.
* Thể thơ: 
- Thơ 8 chữ, vần chõn- liền
* Bố cục: 
+ Khổ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
+ 4 khổ tiếp theo: Hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và bếp lửa.
+ Khổ thứ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.
+ Khổ cuối: Người cháu đó trưởng thành đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.
II. Phân tích:
1. Khổ thơ thứ nhất : 
 “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
-Một bếp lửa
-Điệp từ, điệp ngữ, từ láy
àGợi hình ảnh bếp lửa bập bùng, ẩn hiện trong màn sương sớm, cùng với đôi bàn tay khéo léo, chăm chút ấp iu của người bà trong công việc nhóm lửa
-Từ dòng hồi tưởng, từ nỗi nhớ thương da diết đối với bà.
-Từ thương
-Bộc lộ tình cảm trực tiếp thể hiện nỗi nhớ thương da diết của tác giả đối với bà
- thương bà bởi cả cuộc đời đã tần tảo, vất vả sớm hôm chăm lo cho con cho cháu)
-Ẩn dụ qua từ nắng mưa (Vừa gợi lên sự xa cách triền miên của thời gian vừa gợi lên nỗi vất cả, khó khăn, gian nan thử thách của cuộc đời bà)
-Bởi bếp lửa là hình ảnh rất gần gủi, gắn bó với cả cuộc đời của bà.
 “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc cho dòng hồi tưởng về bà.
2. 4 khổ thơ tiếp theo.
- Năm 4 tuổi, 8 tuổi, năm giặc đốt làng.
-Mùi khói, nạn đói, bố đánh xe với con ngựa gầy khô rạc
-Thành ngữ, điệp từ, nói quá
-Nạn đói năm 1945 – Những ngày tháng khó khăn, đáng nhớ nhất của dân tộc VN với con số hơn 2 triệu người dân chết đói,95% người dân mù chữ. Bác Hồ khi đó là chủ tịch nước đã phải phát động phong trào : „hũ gạo tiết kiệm“ Bình dân học vụ“ để diệt giặc đói và giặc dốt.
àNạn đói quay quắt, sự vất vả, khó khăn triền miên kéo dài của dân tộc.
-Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với điệp từ khói cùng với động từ quen, hun
àNhấn mạnh tới những ấn tượng vô cùng sâu sắc, khó quên trong trí nhớ của một cậu bé cho dù mới lên 4 tuổi. Trong dòng kí ức của cậu bé 4 tuổi ấy là khói. Không phải là khói bay, khói toả, mà là khói hun,nghĩa là khói bốc lên rất mạnh, rất khó chịu khiến mắt cay nhèm. Và dù đã bao năm đã qua đi nhưng chỉ cần nghĩ lại, nhớ lại là mắt đã thấy cay cay, chua xót, nghẹn ngào.
-Cùng bà nhóm lửa, tiếng tu hú, lời chỉ bảo dạy dỗ, sự quan tâm chăm sóc của bà.
-Khi con tu hú gọi bày
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân 
Bắp dây vàng hạt đầy sân nắng đào
-Tu hú kêu, tu hú kêu mùa vải chín đầy ước mơ hi vọng
-Điệp đi điệp lại 4 lần đi kèm với điệp từ kêu và từ láy tha thiết, câu cảm thán : Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế. Tu hú ơi chẳng đến ở cùng ba. Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa.
- Đó còn là tiếng lòng khắc khoải, đau đáu nhớ thương của nguời cháu phương xa nhớ bà, nhớ quê hương da diết, khôn nguôi. Là nỗi lòng băn khoăn, lo lắng, thấp thỏm không yên khi nghĩ đến bà tuy tuổi già xế bóng nhưng vẫn phải vất vả lo toan, sớm sớm, chiều chiều để con cháu được an lòng, yên tâm học hành công tác phương xa. Đọc những vần thơ mà ta như cảm nhận được nỗi lòng thương nhớ, cảm xúc dâng trào nấc nghẹn của nhà thơ khi nhớ về bà giống như âm thanh của tiếng chim tu hú đang khắc khoải, da diết trên cánh đồng xa
-Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
-Từ bà, cháu được điệp đi điệp lại nhiều lần kết hợp với những động từ : Bà bảo, bà dạy, bà chăm gợi sự quấn quýt, gắn bó của tình bà cháu, gợi lên đôi bàn tay ấm áp,gợi tình yêu thương, sự chăm chút, nâng niu của bà đối với cháu, gợi sự hi sinh lớn lao của cả cuộc đời bà cho con cho cháu. Bà lúc này đã cùng lúc với rất nhiều vai trò : Vừa là bà, là cha mẹ, là người thầy luôn ân cần, chăm sóc, chỉ bảo cho cháu từng ngày.Cũng chính vì vậy mà người cháu càng thấy nhớ bà, thương bà nhiều hơn.
-Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
-Đây là nghệ thuật tách từ nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của câu thơ. Ta có thể hiểu : Cháy tàn cháy rụi là cháy không còn cái gì, tất cả mọi thứ đều đã trở thành tro bụi, tan hoang 
-Chiến tranh thật thảm khốc và ác liệt vô cùng. Chính chiến tranh đã khiến cho bao gia đình phải li tán, khiến vợ phải xa chồng, con không được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Nhưng cũng vì thế mà người cháu lại được sống và cảm nhận tình yêu thương ấm áp của bà.
-Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
„Bố ở chiến khu bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên“
-Vi phạm phương châm hội thoại về chất
-Bà mong muốn con yên tâm kháng chiến không phải lo lắng về chuyện gia đình
àBà là người rất vững vàng,mạnh mẽ giầu đức hi sinh,kiên cường, bất khuất trung hậu đảm đang.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
-Thời gian tuần hoàn, khép kín lặp đi lặp lại gắn với công việc nhóm bếp của bà.
-Điệp từ
à Ngọn lửa đã trở thành biểu tượng, tượng trưng cho ánh sáng hơi ấm, cho tình yêu thương, niềm tin, sức sống mà bà hun đúc trong lòng cháu
2. Dòng hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và bếp lửa.
2.3. Hoạt động luyện tập
? Nỗi nhớ của cháu hiện ra như thế nào qua phần 2 của bài thơ?
? Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả đối với bà
2.4. Hoạt động vận dụng:
? Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em tình cảm của người cháu đối với bà qua phần tìm hiểu bài học hôm nay?
2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Học thuộc lòng bài thơ 
- Chuẩn bị bài tiếp 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_9_tiet_56_bai_11_bep_lua_bang_viet.docx