Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập

TIẾNG VIỆT

TIẾT 98: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

I. Mục tiêu cần đạt.

Qua bài học giúp học sinh nắm được:

1. Kiến thức.

Giúp học sinh nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán. Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.

2. Kỹ năng.

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.

- Biết viết đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.

3. Thái độ.

- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

 

doc 14 trang phuongnguyen 29/07/2022 4380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
PHÒNG GD &ĐT CẨM GIÀNG
GIÁO ÁN HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH
Môn : Ngữ văn
Lớp: 9
TIẾNG VIỆT 
TIẾT 98: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. Mục tiêu cần đạt.
Qua bài học giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức. 
Giúp học sinh nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán. Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán. 
- Biết viết đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán.
3. Thái độ.
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
II. Chuần bị. 
Thầy: Nghiên cứu sách hướng dẫn, soạn bài, máy chiếu, máy tính, phiếu học tập.
Trò: Học bài cũ Khởi ngữ, chuẩn bị bài mới Các thành phần biệt lập.
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm, chơi trò chơi.
2. Kĩ thuật: 
- Nhóm, động não.
IV. Tiến trình lên lớp
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
Xác dịnh khởi ngữ trong các ví dụ sau:
 a) - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
	(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
 ( Kim Lân, Làng) 
 Khởi ngữ:
 a) Đối với chúng mình
 b) Điều này
3 Bài mới: 
- Hoạt động 1: GV vào bài.
Sắp tới, các em sẽ được làm quen với nhà thơ Hữu Thỉnh. Ông đã góp vào cho vườn thơ thu bài thơ “Sang thu” nhẹ nhàng, tinh tế. Ngay từ khổ thơ đầu tác giả viết:
	Bỗng nhận ra hương ổi
	Phả vào trong gió se
	Sương chùng chình qua ngõ
	Hình như thu đã về.
	Từ “Hình như” giàu sức biểu cảm thể hiện cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. Để biết thêm những từ ngữ có giá trị biểu cảm như vậy, hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài: Các thành phần biệt lập.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Thành phần tình thái. 
- Học sinh đọc 2 ví dụ.
a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh	
b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh phải cười vậy thôi.
- GV: Hai đoạn văn trên trích trong văn bản “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng.
? Em hãy nêu nội dung ý nghĩa sự việc của hai đoạn văn trên? 
- HS trả lời:
- Ví dụ a: Nói về việc anh Sáu mong gặp con gái. 
- Ví dụ b: Nói về tâm trạng buồn, khổ của anh Sáu khi con gái anh lạnh lùng xa lánh anh.
? Em hiểu được nội dung hai câu văn trên là nhờ vào phần từ ngữ nào? 
- HS trả lời: Dựa vào những từ ngữ đứng trước và sau từ in đậm.
 ? Em hãy cho biết những từ: Chắc, có lẽ thể hiện điều gì? 
? Nếu bỏ những từ in đậm “ Chắc, có lẽ” đi thì ý nghĩa sự việc của câu chứa chúng có thay đổi gì không? Vì sao?
- GV cho hai bảng A (không sử dụng từ in đậm) bảng B (có sử dụng từ in đậm) và rút ra tác dụng của các từ in đậm đó.
- Học đọc một cặp câu so sánh. Chú ý nhấn mạnh khi đọc các từ in đậm.
- HS cùng suy nghĩ, bàn bạc nêu ý kiến.
+ Bỏ từ: Chắc, có lẽ đi ý nghĩa sự việc của câu không thay đổi.
- Bởi vì những từ ngữ này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc nêu ở trong câu (chúng không làm thành phần nòng cốt của câu) mà sự có mặt của chúng chỉ để diễn đạt thái độ, cách nhìn của người nói với sự việc nói trong câu được rõ hơn. 
- GVMR: 
+ Ở ví dụ a: Việc thêm chắc vào trong câu đã thể hiện thật rõ cách nhìn của bác Ba về việc anh Sáu mong gặp con gái sau bao nhiêu năm xa cách. Lòng mong nhớ con cứ thôi thúc anh Sáu nhanh gặp lại con. Người kể cũng tin bởi dựa vào tình cảm cha con lâu ngày không gặp lại thì bé Thu chắc cũng nhớ anh Sáu như anh Sáu nhớ con vậy thôi. Chắc thể hiện được niềm tin của người nói về sự việc này. 
+ Còn ở ví dụ b, tác giả dùng từ có lẽ: Thể hiện nhận định của ông Ba về tâm trạng buồn, khổ của ông Sáu khi bé Thu không chấp nhận tình cảm của ông Sáu. Qua cử chỉ, điệu bộ của anh Sáu, bác Ba đã phần nào cảm nhận được điều ấy.
 Những từ ngữ có lẽ, chắc gọi là thành phần tình thái.
 - HS đọc ghi nhớ chấm 1: SGK- trang 18
Cho ví dụ sau:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ. 
 ( Kim Lân, Làng) 
- Theo tôi nghĩ anh ấy là một người tốt.
? Xác định thành phần tình thái trong hai ví dụ trên?
-> Ạ , Theo tôi
? Mỗi một từ em vừa xác định được có tác dụng gì?
- Ạ: -> Thể hiện thái độ trân trọng của người nói.
- Theo tôi: Thể hiện ý kiến chủ quan của người nói.
- GV: Thành phần tình thái có những loại khác nhau, mỗi loại đều có công dụng riêng. Các em cần lưu ý các trường hợp sau.
+ Trường hợp thứ 1: Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến như:
- Chắc chắn, chắc hắn, chắc là...( Độ tin cậy cao)
Ví dụ: 
Quân và dân ta nhất trí kết đoàn,
Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công.
 (Hồ Chí Minh, Tết Xuân Giáp Ngọ – 1954).
Năm qua thắng lợi vẻ vang, 
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
 (Hồ Chí Minh, Tết xuân Kỷ Dậu – 1969)
- GV: Cùng thể hiện độ tin cậy cao, tuy nhiên ở từng văn cảnh, khi cần thể hiện thái độ, khẳng định niềm tin tuyệt đối của Bác về sự thành công của cuộc kháng chiến. Bác đã sử dụng thành phần tình thái “nhất định”, còn khi diễn đạt niềm tin ở một mức độ chưa đến mức tuyệt đối thì Bác sử dụng thành phần từ “chắc”.
- Hình như, dường như, có vẻ như...(Độ tin cậy thấp)
+Trường hợp thứ 2: Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói như: Theo tôi, theo ông ấy, theo anh...
+ Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe: À, ư, hử, hả, a, ạ, nhỉ, đây, đấy... (cuối câu) 
Ví dụ: 
- À không! À không! Không giết cậu vàng đâu nhỉ! 
(Nam Cao, Lão Hạc) 
- Thế nó cho bắt à? 
(Nam Cao, Lão Hạc) 
? Xác định thành phần tình thái trong các ví dụ trên?
-> Nhỉ, à.
- GV nhấn mạnh thành phần tình thái nhỉ, à, a đứng ở cuối câu để thể hiện sắc thái tình cảm của người nói với người nghe (thân mật, tôn trọng...). Nếu ta bắt gặp các từ như : a, à đứng ở đầu câu thì nó là thành phần khác. 
- GV cho HS chơi trò chơi ngôi sao may mắn.
 Luật chơi
- Có 3 ngôi sao, ẩn chứa trong mỗi ngôi sao là một câu hỏi. Nếu người chơi trả lời đúng sẽ được một phần quà. Còn chọn được ngôi sao may mắn bạn bạn sẽ được thưởng ngay một phần quà.
+ Ngôi số 1: 
? Em hãy quan sát bức tranh, cho cô biết tên một bài thơ có nhắc đến trăng. Đọc một câu thơ có thành phần tình thái trong bài thơ ấy?
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa.
(Nguyễn Duy, Ánh trăng) 
-> Thành phần tình thái “ngỡ” thể hiện sự đánh giá về tình cảm cảu người lính sẽ không bao giờ thay đổi
+ Ngôi số 2: Đặt 1 câu có thành phần tình thái hình như, 1 câu có chứa tình thái chắc chắn.
+ Ngôi số 3: may mắn- bạn được tặng một phần quà.
- Thời gian cho mỗi đội là 15 giây.
- GV chốt: Như vậy, thành phần tình thái được các tác giả thể hiện rất đa dạng trong tác phẩm văn nghệ, để người đọc cảm nhận được cách đánh giá, sự nhìn nhận, thái độ tình cảm của các tác giả về sự việc được nói tới trong từng tác phẩm. Bên cạnh thành phần biệt lập tình thái, còn có thành phần biệt lập khác, cô cùng các em tìm hiểu mục II- Thành phần cảm thán.
* Hoạt động 3: Thành phần cảm thán.
-HS quan sát VD:
Ví dụ: 	
a. Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
( Kim Lân, Làng)
b. Trời ơi, chỉ còn năm phút.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
? Em hãy cho biết nội dung chính của hai ví dụ trên? 
- HS trả lời.
- GV: 
a) Tâm trạng ngạc nhiên, vui vẻ, phấn chấn của ông Hai khi nhớ lại quãng thời giant ham gia kháng chiến ở làng của mình.
b) Thể hiện sự tiếc rẻ của nhân vật anh thanh niên khi thời gian gặp gỡ trôi qua quá nhanh.
? Vậy dựa vào những từ ngữ nào mà em hiểu được nội dung trên? 
- Dựa vào các từ: Sao mà độ ấy vui thế. (a); chỉ còn có năm phút! (b). 
 - Các từ ngữ này chỉ sự vật, sự việc trong những câu trên.
? Vậy các từ in đậm: Ồ, trời ơi được dùng để làm gì?
? Các từ "ồ, trời ơi" là những thành phần cảm thán, vậy theo em thế nào là thành phần cảm thán?
Ví dụ:
 Hỡi ôi, nói hết sự duyên
Tơ tình đứt ruột, lửa phiền cháy gan.
 (Nguyễn Du) 
 Ôi, lòng Bác vậy cứ thương ta
 Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
 (Tố Hữu) 
 Trời ơi! cái chân của tôi đau quá!
? Xác định các thành phần cảm thán? Ở mỗi thành phần em vừa xác định có tác dụng gì?
Hỡi ôi: Buồn phiền, đau xót.
Ôi: Tự hào, thương cảm. 
Trời ơi: Đau đớn.
- Thành phần cảm thán rất phong phú, đa dạng nó không chỉ có khả năng diễn đạt trạng thái tâm lí (vui, buồn, đau xót..) mà nó còn có khả năng nói đến tư tưởng tình cảm (yêu mến, tự hào...)
ví dụ: 
- Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy!
(Tố Hữu, Trên đường thiên lí)
? Em hãy xác định thành phần cảm thán trong câu thơ trên? 
-> Ôi Tổ quốc!
? Nhận xét về cấu tạo của thành phần tình thái đó? 
 -> Ôi Tổ quốc có thể tách thành câu riêng theo kiểu câu đặc biệt (không có chủ ngữ - vị ngữ)
 Ví dụ:
 Ơi hoa sen đẹp của bùn đen! (Tố Hữu, Theo chân Bác) 
- Thành phần cảm thán: Ơi.
Ví dụ:
- GV: Khi đứng trong một câu cùng các thành phần khác thì phần cảm thán thường đứng ở đầu câu. Thành phần đứng sau giải thích cho tâm lí của người nói nêu ở thành phần cảm thán.
- GV quay trở lại với ví dụ:
- À không! À không! Không giết cậu vàng đâu nhỉ? 
(Nam Cao, Lão Hạc) 
- Thế nó cho bắt à? 
(Nam Cao, Lão Hạc) 
=> Chú ý từ à trong à không khi đứng ở đầu câu là thành phần cảm thán. Còn từ à trong ví dụ sau là thành phần tình thái.
Ví dụ: 
Lan không đi học.
Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
? Xác định thành phần câu? 
Lan/ không đi học.
CN VN
Cô /còn quên chiếc mùi soa đây này!
CN VN
? Nội dung thông báo của hai câu trên có đầy đủ không?
? Em hãy chọn các từ, cụm từ: Hình như, ô, a, để điền vào chỗ chấm cho thích hợp?
..............Lan không đi học.
...............Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
? Vậy các từ, cụm từ em vừa điền có làm thay đổi nội dung thông báo của câu không? Có ảnh hưởng gì đến cấu trúc ngữ pháp của câu không? 
? Hai thành phần tình thái, cảm thán là thành phần biệt lập. Vậy theo em thế nào là thành phần biệt lập?
- HS đọc ghi nhớ chấm 3: SGK- trang 18
* Hoạt động 4: Luyện tập.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
 Bài tập : Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây:
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những cái kia nhiều.
 (Kim Lân, Làng)
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c. Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ còn có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. 
 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
d. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
 (Kim Lân, Làng)
- GV chia lớp làm 2 nhóm, phát phiếu học tập
+ Nhóm 1: Xác định thành phần tình thái, cảm thán trong ví dụ a,b.
+ Nhóm 2: Xác định thành phần tình thái, cảm thán trong ví dụ c, d.
- Học sinh làm bài tập vào phiếu học tập. 
- GV đưa bài tập của HS lên máy chiếu vật thể.
- HS trong lớp nhận xét bài làm của bạn.
? Các em còn tìm thêm thành phần biệt lập nào nữa?
- GV nhận xét, bổ sung.
2. Bài tập 2: 
- Hãy sắp xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):
Chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.
(Chú ý: những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau).
- GV cho HS chơi trò chơi thả chữ. 
 Luật chơi: 
- Thời gian là 1 phút cho mỗi người chơi.
- Chọn đúng từ và sắp xếp theo trình tự tăng dần đúng sẽ nhận được một phần thưởng.
3.Bài tập 3.
- Học sinh đọc, phân tích yêu cầu bài tập 3 SGK.
- Học sinh thảo nhóm, cử đại diện trình bày.
? Hãy cho biết từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra? Từ nào mà người nói chịu trách nhiệm thấp nhất? 
? Tại sao tác giả lại chọn từ "chắc"?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bình mở rộng vấn đề.
GVMR: Trong nhóm từ: chắc, hình như, chắc chắn thì
chắc chắn có độ tin cậy cao nhất, hình như có độ tin cậy thấp nhất. Tác giả dùng từ chắc trong câu: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra theo hai khả năng: 
+ Thứ nhất, theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ diễn ra như vậy.
+ Thứ hai, do thời gian và ngoại hình sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút.
Bài tập 4: SGK
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4.
- HS xác định yêu cầu:
- GV cho HS quan sát đoạn phim về lũ lụt ở miền Trung
- Yêu cầu HS viết một đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái, cảm thán.
- GV thu bài làm của HS, đưa lên camera.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV sửa bài cho HS, lưu ý về cách viết đoạn, thể loại, lỗi dùng từ.
I. Thành phần tình thái
1. Ví dụ: SGK trang 18
2. Nhận xét
- Đều thể hiện được nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
3. Kết luận 
- Chắc, có lẽ ->Thành phần tình thái thể hiện cách nhìn của người nói về sự việc được nói đến trong câu.
* Ghi nhớ 1: SGK- 18
Lưu ý: 
- Thành phần tình thái có những loại khác nhau (thể hiện độ , ý kiến, sắc thái tình cảm của người nói với sự việc được nói tới, với người nghe.)
- Khi nói (viết) chúng ta cần dựa vào văn cảnh để xác định cấp độ nhận định. 
II. Thành phần cảm thán.
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Ồ, trời ơi: Không cần để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày cảm xúc của mình.
3. Kết luận 
-> Ồ, trời ơi -> Thành phần cảm thán chỉ trạng thái tâm lí (ngạc nhiên, vui) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
* Ghi nhớ 2: SGK- trang 18
Lưu ý: 
- Thành phần cảm thán rất phong phú,đa dạng 
- Thành phần cảm thán có thể tách thành câu riêng theo kiểu câu đặc biệt gọi là câu cảm thán.
 - Khi đứng trong một câu cùng các thành phần khác thì phần cảm thán thường đứng ở đầu câu.
- Cần phân biệt thành phần cảm thán với thành phần tình thái.
* Thành phần biệt lập : là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
* Ghi nhớ 3: SGK- trang 18
III. Luyện tập:	
1. Bài tập : SGK- trang 19
a) Có lẽ - Thành phần tình thái	
b) Chao ôi - Thành phần cảm thán.
c) Hình như - thành phần tình thái
d) - Chả nhẽ - Thành phần tình thái.
 - Ngờ ngợ như – thành phần tình thái.
2. Bài tập : SGK- trang 19
Dường như - hình như - có vẻ như -> có lẽ -> chắc là -> chắc hẳn -> chắc chắn.
3. Bài tập : SGK.
- Trong số 3 từ đã nêu thì từ "chắc chắn" người ta phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra
từ "hình như" trách nhiệm đó thấp.
- Từ “chắc chắn” – người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy do mình nói ra.
- Từ “ hình như” – người nói chịu trách nhiệm thấp nhất về độ tin cậy do mình nói ra.
4. Bài tập 4: SGK
4. Củng cố.
 -Thành phần tình thái, cảm thán, tác dụng của việc sử dụng 2 thành phần này trong giao tiếp. 
- Củng cố bằng sơ đồ tư duy.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ
- Hoàn thiện bài tập trong SGK và sách bài tập. 
- Soạn bài tiếp theo: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1
? Xác định thành phần tình thái, cảm thán trong ví dụ sau:
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những cái kia nhiều.
 (Kim Lân, Làng)
..
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
..
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1
? Xác định thành phần tình thái, cảm thán trong ví dụ sau:
c. Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ còn có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. 
 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
..
d. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
 (Kim Lân, Làng)

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_98_cac_thanh_phan_biet_lap.doc