Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17

Tiết:81,82,83

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.

- Hệ thống văn bản buộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.

2. Kỹ năng

- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.

3. Thái độ

- Có ý thức tự học, ôn tập những kiến thức cũ

 Định hướng năng lực, phẩm chất

- NL giải quyết vấn đề, tự học

- PC chăm chỉ

 

doc 8 trang phuongnguyen 28/07/2022 21680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 17
TUẦN 17
Ngày soạn:07/12/2019 Ngày dạy:
Tiết:81,82,83
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản buộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.
2. Kỹ năng
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Có ý thức tự học, ôn tập những kiến thức cũ
ó Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề, tự học
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: lồng vào tiết ôn tập
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho HS hát một bài hát trước khi vào tiết học để lấy khí thế
HĐ 2: Hình thành kiến thức ôn tập (120 phút)
Câu1:Các nội dung lớn và trọng tâm:
a, Văn bản thuyết minh: Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận giải thích, miêu tả.
b, Văn bản tự sự:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm nhân vật, giữa tự sự với nghị luận.
-Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Câu 2: Vai trò vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh:
Thuyết minh là giúp cho người đọc, người nghe, hiểu biết về đối tượng, do đó:
-Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệmcó liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hiểu biết về đối tượng.
-Cần phải miêu tả để giúp người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh gây sự khô khan nhàm chán.
Câu 3:Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả ,tự sự.
a, Văn bản thuyết minh:
-Trung thành với đăc điểmcủa đối tượng một cách khách quan ,khoa học.
-Cung cấp đầy đủ tri thứcvề đối tượng cho người nghe, người đọc.
b,Văn bản lập luận giải thích:
-Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và qua các phương tiện thông tin) để giải thích một vấn đề nào đó ,giúp người nghe, người đọc hiểu vấn đề đó.
-Giới thiệucho người nghe, người đọc một cách hiểu vấn đề theo một quan điểm, lập trường nhất định.
c, Văn bản miêu tả:
- Xây dựnghình tượngvề một đối tượng nào đó thông qua quan sát ,liên tưởng so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.
-Mang đến cho người nghe, người đọc một cảm nhận mới về đối tượng.
Câu 4:Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ văn 9 tập I :
Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoai và độc thoại, đọc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
-Thấy rõ vai trò ,tác dụngcủa các yếu tố trên trong văn bản tự sự.
-Kĩ năng kết hợpcác yếu tố trên trong một văn bản tự sự.
Câu 5: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm-Vai trò tác dụng và hình thức thể hiện trong văn bản tự sự.(SGK)
Câu 6:Tìm 2 đoạn văn tự sự (HS đọc đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà)
Câu 7:So sánh sự giống và khác nhau
a, Giống nhau: Văn bản tự sự phải có:
-Nhân vật chính và một số nhân vật phụ.
-Cốt truyện :Sự việc chính và một số sự kiện phụ.
b, Khác nhau:
Ơ lớp 9 có thêm:
-Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
-Sự kết hợp giữa tự sự vớicác yếu tố nghị luận.
-Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự.
-Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
Câu 8:Nhận diện văn bản
a, Gọi tên một văn bản ,người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
Ví dụ:
-Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan: Văn bản miêu tả.
-Phương thức lập luận: Văn bản nghị luận.
-Phương thức tác động vào cảm xúc: Văn biểu cảm.
-Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện: Văn bản tự sự.
(Không nên tuyệt đối hóa ranh giới giữa các phương thức)
b, Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là "Kể lại hiện thực bằng con người và sự việc ".
c, Trong thực tế , ít gặp hoặc không có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 9:Khả năng kết hợp
a, Tự sự + Miêu tả +Nghị luận +Biểu cảm + Thuyết minh.
b, Miêu tả +Tự sự +Biểu cảm +Thuyết minh.
c,Nghị luận+Miêu tả +Biểu cảm +Thuyết minh.
d, Biểu cảm +Tự sự +Miêu tả +Nghị luận.
Câu 10 :Giải thích
a, bố cục ba phần là bố cục mang tính qui phạm đối với học sinh khi viết bài Tập làm văn. Nó giúp cho học sinh bước đầu làm quen với tư duy cấu trúc khi xây dựng văn bản.
b, Một số tác phẩm tự sự đã được học không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần nói trên vì các nhà văn quan tâm đén vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo.
Câu 11 Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc -hiểu văn bản,tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa.
Ví dụ:
-Khi học về đối thoại và đọc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ,các kiến thức về Tập làm văn đã giúp cho người họchiểu sâu sắc hơn về các nhân vật trong Truyên Kiều.
Câu 12
Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự. Đó là những gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, ngôi kể ,sự việc ,các yếu tố nghị luạn, miêu tả 
Ví dụ: Từ các bài: Lão Hạc, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pahọc sinh học tập được cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng Tôi,ngôi thứ ba,về cách kết hợp tự sự, biểu cảm và nghị luận với miêu tả
HĐ 3: Vận dụng ( 9 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Chia bố cục những tác phẩm đã học (Có thể chia làm nhiều cách, nhiều hướng)	
HĐ 4: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho kì thi KSCL học kì I
****************************
Ngày soạn:07/12/2019 Ngày dạy:
Tiết:84,85
KIỂM TRA HỌC KÌ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức môn Ngữ Văn của học kì I
- Lấy điểm hệ số 3 vào sổ điểm để tổng kết điểm cho môn học
2. Kỹ năng
- Kĩ năng làm bài thi trong khuôn khổ 90 phút
3. Thái độ
- Ý thức tự giác trong quá trình làm bài
ó Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề, tự quản
- PC trung thực, trách nhiệm
B. Chuẩn bị
1. Thầy
A. ĐỀ BÀI (Lấy đề thi KSCL của trường hoặc của Phòng GD)
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM(Lấy đáp án chấm KSCL của trường hoặc của Phòng GD)
2. Trò
- Ôn tập kĩ kiến thức về môn Tiếng Việt, TLV, văn bản
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động 
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: bỏ
c. Khởi động vào bài mới: bỏ
HĐ 2: Hình thành tiết kiểm tra
I. GV phát đề
II. Giáo viên giám sát giờ kiểm tra
Giáo viên nhắc nhở, cảnh cáo và kỉ luật đối với những học sinh vi phạm quy chế làm bài kiểm tra, tùy theo từng mức độ mà giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật phù hợp:
+ Nhắc nhở đối với những học sinh trao đổi bài, coi bài lần 1
+ Trừ 25 % tổng số điểm đối với những học sinh tái phạm quy chế lần 2
+ Trừ 50 % tổng số điểm toàn bài đối với học sinh cố tình sử dụng tài liệu sau khi giáo viên nhắc nhở lần 2
III. Thu bài: Thu bài theo bàn sau khi có hiệu lệnh trống hết giờ
IV. Nhận xét giờ làm bài của HS
HĐ 3: Tìm tòi và mở rộng:
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
Về nhà ôn tập kĩ những kiến thức đã học ở học kì I
Chuẩn bị SGK của học kì II
Soạn trước bài đầu tiên của SGK tập 2
*****************************
KÝ DUYỆT GIÁO ÁN TUẦN 17
Ngày thángnăm 2019

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_17.doc