Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Năm 2019

Tiết: 6,7 – Văn bản

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI VÌ HÒA BÌNH

 - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két -

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.

- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu chuộng hòa bình, lên án chiến tranh.

 

doc 23 trang phuongnguyen 23640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Năm 2019

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 2 - Năm 2019
TUẦN 2
Ngày soạn:22/ 08/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 6,7 – Văn bản
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI VÌ HÒA BÌNH
 - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két - 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu chuộng hòa bình, lên án chiến tranh.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL giao tiếp, hợp tác, tính toán
- PC trách nhiệm
B. Chuẩn bị:
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
2. Trò
- Đọc tác phẩm và soạn phần đọc hiểu văn bản ở nhà.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
HĐ 1: Khởi động (7 phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP, KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Nêu nét đẹp trong lối sống của Hồ Chủ Tịch? Qua đó em học được gì ở Bác?
- HS trình bày
- GV nhận xét và cho điểm miệng
c. Khởi động vào bài mới:
GV: Sau đây cô cho các em xem một clip “Mĩ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản”, các em khi nghe hãy cố gắng tập trung quan sát và cho cô biết:
+ Em có suy nghĩ gì khi nghe xong clip?
- GV trình chiếu clip
HS: Suy nghĩ cá nhân và đưa ra một vài cảm xúc của bản thân
SP: HS cảm thấy sự tàn phá của bom nguyên tử thật là khủng khiếp
G.V: Các em ạ, chiến tranh và hòa bình là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhân loại vì nó quan hệ đến cuộc sống và sinh mệnh của con người trên hành tinh. Hiện nay, nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn, đặc biệt vũ khí hạt nhân phát triển mạnh đã trở thành hiểm họa khủng khiếp nhất, đe dọa toàn bộ sự sống của loài người. Vì vậy nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh hạt nhân và tham gia vào cuộc chiến tranh cho hòa bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi người dân trên trái đất.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (70 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: HS hiểu được sơ lược về tác giả và tác phẩm
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề, xử lí thông tin
- PC: chăm chỉ
- TG: (10 phút)
(?)Nêu những hiểu biết của em về tác giả Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két?
HS suy nghĩ và trình bày
GV:
- Cách đọc: giọng hùng hồn, nhấn mạnh vào những từ chỉ số lượng, những từ chỉ thái độ phản đối chiến tranh.
- Yêu cầu 1 – 2 HS đọc mẫu
- Gọi HS khác nhận xét, giáo viên uốn nắn cách đọc cho các em.
 - Yêu cầu HS đọc thầm chú thích SGK
(?)Còn từ ngữ nào trong văn bản em chưa hiểu (GV giải thích nếu có).
(?) VB trích từ cuốn sách nào của tác giả?
HS dựa vào phần chú thích để trả lời
(?)VB trên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết?
HS: văn bản nhật dụng
(?)Để giúp ta hiểu biết thêm về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, người viết đã sử dụng phương thức biểu đạt nào cho phù hợp.
HS: Phương pháp nghị luận.
(?)Văn bản trên chia làm mấy phần, nội dung chính của từng phần.
- HS làm rõ 4 nội dung: 
- Mục tiêu: HS thấy được những luận điểm và luận cứ chủ chốt của văn bản
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân, cặp đôi
- NL: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tính toán
- PC: Chăm chỉ, nhân ái
- TG: (20 phút)
(?)Em hãy cho biết luận điểm cơ bản mà tác giả nêu ra và tìm cách giải quyết trong văn bản này là gì?
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời luận điểm cơ bản
(?)Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả đã đưa ra hệ thống luận cứ ntn?
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời luận điểm cơ bản
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
(?) Em có nhận xét gì về luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản này?
- TG: 5 phút
- HS suy nghĩ cá nhân 2 phút, 3 phút tiếp theo thảo luận
- HS đại diện trình bày kết quả thảo luận, các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần)
- GV nhận xét và chốt
- Mục tiêu: HS hiểu được những hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề, giao tiếp, tính toán
- PC: chăm chỉ, nhân ái
- TG: (40 phút)
+ Hs đọc đoạn 1:
(?) Tác giả đã mở đầu bài viết ntn?
HS dựa vào văn bản và trả lời
(?) Em có nhận xét gì về cách mở đầu như vậy của tác giả? Nêu tác dụng của nó?
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời
(?) Tác giả còn giúp người đọc thấy rõ hơn hiểm họa của ct hạt nhân bằng cách nào? 
KK: HS không nêu được 
Gợi ý: Để thấy rõ hơn hiểm hoạ của ct tác giả đã so sánh nó với điển tích nào trong thần thoại Hy-lạp?
HS: so sánh với thanh gươm Đê-mô-clet
(?) Cho biết tác dụng của cách viết? 
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời
(?) Tác giả làm sáng tỏ luận điểm bằng những luận cứ nào?
HS có thể lập bảng so sánh
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận? 
(?) Tác dụng của cách lập luận đó? 
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề, giao tiếp, tính toán
- PC: chăm chỉ, nhân ái
- TG: (6 phút)
(?) Theo tác giả, sự tồn tại của vũ khí hạt nhân “tiềm tàng trong các bệ phóng, cái chết cũng làm tất cả chúng ta phải mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”, vì sao vậy?
Thảo luận nhóm
Một hs đọc đoạn văn “Một nhà tiểu thuyết à của nó”
(?)Theo tác giả, “Chạy đua vũ trang là đi ngược lạ lí trí...ngược lại lí trí của tự nhiên”, vì sao vậy? Em hiểu thế nào là lí trí của tự nhiên? Thế nào là lí trí của con người? 
(?) Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào?? 
- Mục tiêu: HS thấy được nhiệm vụ khẩn thiết của mỗi chúng ta trước nguy cơ CT hạt nhân
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề, giao tiếp, tính toán
- PC: chăm chỉ, nhân ái
- TG: (6 phút)
(?) Em có nhận xét gì về những chứng cứ đó? 
(?) Với cách lập luận như trên, tác giả giúp chúng ta nhận thức được điều gì?
Hs đọc đoạn văn cuối
(?) Sau khi chỉ ra cho chúng ta thấy hiểm họa của chiến tranh vũ khí hạt nhân, tác giả đã hướng người đọc tới điều gì? (Thể hiện cụ thể qua những câu văn nào?)
(?) Tác giả đã đưa ra sáng kiến (đề nghị) gì? 
(?) Chúng ta nên hiểu đề nghị này của tác giả như thế nào? 
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả? 
(?) Qua văn bản, qua ý tưởng về lập ngân hàng trí nhớ, em thấy Mác-két là người như thế nào ?
(?) Nêu những nghệ thuật cơ bản của văn bản ?
(?) Qua đó nội dung chính của văn bản là gì ?
à Ghi nhớ
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: 
- Sinh 1928
- Là nhà văn Cô-lôm-bi-a
- Chuyên viết tiểu thuyết với khuynh hướng hiện thực.
- Có nhiều đóng góp cho nền hòa bình qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học.
- Nhận giải Nô-ben về văn học năm 1982.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
-Đọc
-Chú thích:
b) Tìm hiểu chung về tác phẩm
- Xuất xứ: trích từ tham luận “Thanh gươm Đa-mô-clet” đọc tại cuộc họp 6 nước tại Mê-xi-cô tháng 8/1986.
-Kiểu văn bản: Nhật dụng
-Phương thức biểu đạt: nghị luận.
- Bố cục:4 phần.
+ Từ đầu àvận mệnh TG:Hiểm họa chiến tranh hạt nhân .
+ Tiếp àCho toàn TG: cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân làm mất đi khả năng con người được sống tốt đẹp.
+ Tiếp àĐiểm xuất phát của nó: CT hạt nhân đi ngược lại với lí trí con người và sự tiến hóa của tự nhiên.
+ Còn lại: Nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
II. PHÂN TÍCH
1. Tìm hiểu những luận điểm chủ chốt và các luận cứ của văn bản.
- Hệ thống luận điểm: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại.
- Hệ thống luận cứ: 
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
+ Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người. Những ví dụ so sánh trong các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấy tính chất phi lí của việc đó. 
+ CT hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa, đưa tất cả thế giới về lại điểm xuất phát cách đây hàng nghìn triệu năm 
+ Vì vậy tất cả chúng ta phải ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một TG vì hòa bình.
à Các luận cứ mạch lạc, chặt chẽ, sâu sắc.
à Đây chính là bộ xương vững chắc của vb, tạo nên tính thuyết phục cơ bản của lập luận.
2. Hiểm họa của chiến tranh hạt nhân.
- Mở đầu bài viết, tác giả đã đưa ra mốc thời gian và những con số cụ thể: “Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8/8/1986... Nói nôm na ra... mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ, tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy ... mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.
ànêu rõ tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân. 
- Để làm rõ hơn hiểm họa của ct hạt nhân, tác giả đã so sánh nó với một điển tích lấy từ thần thoại Hy-Lạp “ Nguy cơ ghê ghớm đó đang đè nặng lên đôi vai của chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet”
- Những tính toán lý thuyết: kho vũ khí ấy “có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời”
- So sánh sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân với dịch hạch (so sánh ẩn dụ).
à Thu hút, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc về tính chất hệ trọng của vấn đề đang nói tới.
- LC1: 1981, UNICEF định ra một chương trình giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới về y tế, giáo dục sơ cấp,  với 100 tỉ USD, số tiền này gần bằng chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mỹ và dưới 1000 tên lửa vượt đại châu.
- LC2: Lĩnh vực y tế: Kinh phí của chương trình 
phòng bệnh 14 năm và phòng bệnh sốt rét cho
hơn 1 tỷ người, cứu hơn 14 triệu trẻ em Châu
Phi-Bằng giá của 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít
mang vũ khí hạt nhân của Mỹ dự định sản 
xuất từ năm 1986 đến năm 2000.
LC3- Lĩnh vực tiếp tế thực phẩm: Năm 1985 (Theo 
tính toán của FAO), 575 triệu người thiếu dinh
dưỡng-Không bằng kinh phí sản xuất 149 tên
lửa MX, chỉ 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông
cụ cần thiết cho các nước nghèo trong 4 năm.
LC4- Lĩnh vực giáo dục: Xoá nạn mù chữ cho toàn
thế giới - Bằng tiền đóng 2 tầu ngầm mang vũ
khí hạt nhân.
àNghệ thuật: Đưa ra hàng loạt dẫn chứng với
những so sánh ở các lĩnh vực, với các số liệu
cụ thể.
=> Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lý của
cuộc chạy đua vũ trang. Người đọc không khỏi
ngạc nhiên, bất ngờ trước sự thật hiển nhiên 
mà phi lý: Nhận thức đầy đủ rằng, cuộc chạy 
đua vũ trang đã và đang cướp đi của thế giới
nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con
người, nhất là ở các nước nghèo.
4- Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược
lại lý trí của con người mà còn phản lại sự
tiến hoá của tự nhiên:
- “Lý trí của tự nhiên”: Quy luật pt’của tự nhiên,
logic - tất yếu của tự nhiên.
à Như vậy: Chiến tranh hạt nhân không chỉ
tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự 
sống trên trái đất. Sự sống và con người ngày
nay trên trái đất là một quá trình tiến hoá hết
sức lâu dài của tự nhiên tính bằng triệu năm.
Nừu nổ ra chiến tranh hạt nhân nó sẽ đẩy lùi
Sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu-à
Vì vậy nó phản tiến hoá,phản lại “Lý trí của 
tự nhiên”.
- lí trí con người: là quy luật pt’ của con người
, của xã hội.
- “Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất
 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180
triệu năm nữa bông hồng mới nở 4 kỷ địa
chất, con người mới hát được hay hơn chim và
mới chết vì yêu”.
- “Chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình
vĩ đại và tốn kém đó của bao nhiêu triệu năm 
trở lại điểm xuất phát của nó”.
à Những chứng cứ từ khoa học địa chất, cổ
sinh học + Biện pháp so sánh.
=> Nhận thức rõ ràng về tính chất: Phản tiến 
hoá, phản tự nhiên của chiến tranh hạt nhân.
5- Nhiệm vụ khẩn thiết của chúng ta:
- “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc
đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào
bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế 
giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà
bình, công bằng”.
àHướng người đọc với thái độ tích cực là đấu
tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một
thế giới hoà bình. : “ chống lại việc đó’’,
“ tham gia’’ ngăn chặn ctr hạt nhân.
- Đề nghị của tác giả: Lập ra một nhà băng
trí nhớ để lưu giữ sau tai hoạ hạt nhân .
+ Nhân loại tương lai biết đến cuộc sống của
chúng ta đã từng tồn tại, có đau khổ, có bất
công, có tình yêu, hạnh phúc.
+ Nhân loại tương lai biết đến những kẻ vì
những lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào hoạ
diệt vong.
à Nhân loại cần gìn giữ ký ức của mình, lịch
sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến, đẩy nhân
loại vào thảm hoạ hạt nhân.
- Nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm, lời lẽ của đoạn của đoạn kết hùng hồn, đầy nhiệt tình, vừa lên án, vừa động viên. 
àlà người quan tâm sâu sắc đến vấn đề
vũ khí hạt nhân với nỗi lo lắng và căm phẫn
cao độ. Đồng thời tác giả cũng vô cùng yêu 
c/s trên trái đất hoà bình.
III. TỔNG KẾT
1- Nghệ thuật: 
- có lập luận chặt chẽ.
- có chứng cứ cụ thể, xác thực.
- sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức
Thuyết phục.
2- Nội dung:
 Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ 
toàn thể loài người và sự phi lí của ctr hạt nhân.
- Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hoà 
bình, không có chiến tranh.
3. ý nghĩa VB: VB thể hiện những suy nghĩ 
nghiêm túc , đầy trách nhiệm của G.G. Mác-
két đối với hoà bình nhân loại.
* Ghi nhớ: (SGK21)
HĐ 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề 
- PC: Chăm chỉ
- Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của mình về phong cách của Bác Hồ?
HĐ 4: Vận dụng (0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Từ bài học hôm nay, em rút ra cho mình bài học gì trong lối sống của bản thân?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng (0 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin
- PC: chăm chỉ
- Tìm đọc thêm một số câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Về nhà học bài hôm nay cô giảng và đọc, soạn trước bài “Đấu tranh cho một thế giới vì hòa bình.”
********************************
Ngày soạn:22/ 08/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 8 – Tiếng Việt
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
2. Kỹ năng
- Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
3. Thái độ
- Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. Ngoài ra còn phải tế nhị, tôn trọng người khác.
- Biết tuân thủ các phương châm hội thoại một cách linh hoạt.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giao tiếp, hợp tác
- PC yêu nước
B. Chuẩn bị:
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc các tài liệu có liên quan đến bài giảng.
2. Trò
- Đọc bài và soạn bài ở nhà.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
HĐ 1: Khởi động (5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- Phương pháp, KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- Hình thức tổ chức: Cá nhân 
- Năng lực hướng tới: tự học	
- Phẩm chất: chăm chỉ
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Trình bày phương châm về chất và phương châm về lượng? Qua đó rút ra bài học cho bản thân trong quá trình giao tiếp?
c. Khởi động vào bài mới:
- Ở tiết học trước, các em đã được tìm hiểu về 2 phương châm hội thoai (chất và lượng). Trong giao tiếp, ngoài 2 phương châm hội thoại đó, chúng ta còn những phương châm khác nữa. Hôm nay, cô và các em sẽ đi tìm hiểu tiếp những phương châm hội thoại còn lại.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (18 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Hs hiểu được phương châm quan hệ
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề, tự học
- PC: yêu nước
- TG: (6 phút)
(?)Thành ngữ “Ông nói gà bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào?
(?) Tình huống hội thoại như vậy sẽ dẫn đến hậu quả ntn?
(?) Qua đó rút ra bài học gì trong giao tiếp?
- Mục tiêu: Hs hiểu được phương châm quan hệ
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề, giao tiếp
- PC: yêu nước
- TG: (6 phút)
 - HS Đọc 2 thành ngữ
(?)Thành ngữ “Dây cà ra dây muống”dùng để chỉ những cách nói ntn?Hậu quả của cách nói đó?
HS suy nghĩ và trả lời
(?)Thành ngữ “Lúng búng như ngậm hột thị” dùng để chỉ những cách nói ntn? Hậu quả của cách nói đó
HS suy nghĩ và trả lời
(?) Qua đó rút ra bài học gì trong giao tiếp?
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời
- Mục tiêu: Hs hiểu được phương châm quan hệ
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề, giao tiếp
- PC: yêu nước
- TG: (6 phút)
- Gọi HS đọc câu chuyện
(?) Trong mẩu chuyện, tại sao cả ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
HS suy nghĩ và trả lời
(?)Từ mẩu chuyện trên, em có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
HS dựa vào ghi nhớ SGK để trả lời
HĐ 3: Luyện tập (20 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Nêu vấn đề
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ
Bài tập 4. 
a) Khi người nói muốn hỏi một vấn đề nào đó không thuộc đề tài đang trao đổi (P/C quan hệ)
b) Khi người nói muốn ngầm xin lỗi trước người nghe về những điều mình sắp nói (P/C lịch sự)
c) Khi người nói muốn nhắc nhở người nghe phải tôn trọng phương châm lịch sự
Bài tập 5: Giải thích thành ngữ
- Nói băm nói bổ: nói bốp chát, thô bạo 
- Nói như đấm vào tai: nói khó nghe, gây ức chế cho người nghe
 - điều nặng tiếng nhẹ: nói dai, trách móc, chì chiết.
- Mồm loa mép giải: nói nhiều, nói lấy được, bất chấp phải trái, đúng sai .
- Nói như dùi đục chấm mắm cáy: nói thô thiển, kém tế nhị.
à Phương châm lịch sự
- Nửa úp nửa mở: nói không rõ ràng, khó hiểu (P/C cách thức)
- Đánh trống lảng: cố ý né tránh vấn đề mà người đối thoại muốn trao đổi (P/C quan hệ).
I. PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
1. Xét ví dụ
- Thành ngữ “Ông nói gà bà nói vịt”
à Dùng để chỉ mỗi người nói về một đề tài khác nhau.
àHậu quả: người nói và người nghe đều không hiểu nhau.
2.Ghi nhớ
- Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (Phương châm quan hệ)
II. PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ
1. Xét ví dụ
- Dây cà ra dây muống: nói năng dài dòng, rườm rà.
à Hậu quả: người nghe không hiểu hoặc hiểu sai ý của người nói.
- Lúng búng như ngậm hột thị: nói năng ấp úng, không rành mạch, không lưu loát, không thoát ý.
à Hậu quả: Người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói.
2.Ghi nhớ
- Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ (Phương châm cách thức).
III. PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ
1. Xét ví dụ
- Câu chuyện “Người ăn xin”
àCả hai người đều nhận được sự chân thành và tôn trọng lẫn nhau
2.Ghi nhớ
- Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (Phương châm lịch sự).
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Bài học rút ra từ những câu tục ngữ:
a/ Lời chào cao hơn mâm cỗ
b/ Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
c/ Kim vàng ai lỡ uốn câu
 Người khôn ai lỡ nói nhau nặng lời
àCần phải suy nghĩ và lựa chọn ngôn ngữ khi giao tiếp. Cps thái độ tôn trọng, lịch sự với người đối thoại.
VD:
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng
Bài tập 2: Phép tu từ “Nói giảm nói tránh” có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự.
Bài tập 3. Chọn từ ngữ
a/ nói mát (P/C lịch sự)
b/ nói hớt (P/C lịch sự)
c/ nói móc (P/C lịch sự)
d/ nói leo (P/C lịch sự)
e/ nói ra đầu ra đũa (P/C cách thức)
HĐ 4: Vận dụng (0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- Phương pháp, KT: phát vấn
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: vận dụng
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
? Sau khi học xong ba phương châm hội thoại này, em sẽ vận dụng vào việc giao tiếp hàng ngày như thế nào?
HS: à Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. Ngoài ra còn phải tế nhị, tôn trọng người khác.
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- Phương pháp, KT: phát vấn
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
- Tìm đọc thêm một số tài liệu có liên quan đến bài học.
- Học thuộc phần ghi nhớ, về nhà làm tiếp các bài tập trong vở bài tập.
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Các phương châm hội thoại” tiếp theo.
***************************
Ngày soạn:22/ 08/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 9 – TLV 
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Tác dụng của yếu tố miêu trả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
- Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kỹ năng
- Quan sát các sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng ngôn gnữ miêu tả phùhợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
3. Thái độ
- Nhận biết đúng các biện pháp nghệ thuật để kết hợp sử dụng trong văn bản thuyết minh.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất.
- NL giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, vận dụng, giao tiếp bằng ngôn ngữ
- PC yêu nước, chăm chỉ
B. Chuẩn bị:
1. Thầy
- Đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng và soạn giáo án
2. Trò
- Đọc sgk, soạn các câu hỏi của mục I.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học.
HĐ 1: Khởi động (5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- Phương pháp, KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- Hình thức tổ chức: Cá nhân 
- Năng lực hướng tới: tự học	
- Phẩm chất: chăm chỉ
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?)Nêu một số phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh?
- Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích
c. Khởi động vào bài mới:
- Các em nghe đoạn văn sau và cho cô biết đoạn văn đã sử dụng những biện pháp tu từ nào?
- GV đọc một đoạn văn thuyết minh “Hạ Long đá và nước”
- HS chú ý lắng nghe và phát hiện, sau đó trả lời
àGV: Năm lớp 8, chúng ta được tìm hiểu về yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự và nghị luận. Vậy yếu tố này có vai trò như thế nào trong văn bản thuyết minh và chúng ta sẽ sử dụng vào quá trình thuyết minh một đối tượng cụ thể ra sao, mời các em vào giờ học hôm nay.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Hs nhận biết yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề, giao tiếp
- PC: yêu nước, chăm chỉ
- Y/C HS đọc văn bản
(?) Nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì?
+ Vai trò của cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người VN từ xưa tới nay.
+ Thái độ đúng đắn của con người trong việc nuôi trồng, chăm sóc và sử dụng các giá trị của cây chuối.
(?) Xác định những câu văn giới thiệu về cây chuối?
+ Hầu như ở nông thôn nhà nào cũng chồng chuối
+ Cây chuối rất ưa nước
+ Người phụ nữ nào mà chẳng
+Quả chuối là một món ăn ngon
+ Nào chuối hương, chuối ngự
+ Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối
+ Có buồng chuối trăm quả
+ Quả chuối chín ăn không chỉ no
+ Nếu chuối chín là một món ăn sáng trưa chiều
+ Chuối xanh nấu với các loại thực phẩm
+ Người ta có thể chế biến  Nhưng có một điều quan trọng là chuối đã trở thành
+ Chuối thờ bao giờ cũng dùng nguyên nải.
+ Ngày lễ, tết thường thờ chuối xanh
(?) Xác định những câu văn miêu tả về cây chuối?
+ Đi khắp VN, nơi đâu ta cũng núi rừng.
+ Chuối xanh có vị chát, để sống hay món gỏi.
(?) Tác dụng của những yếu tố miêu tả đó?
- Giúp người đọc hình dung các chi tiết về loại cây, lá, thân, quả của cây chuối – đối tượng thuyết minh.
(?) Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, văn bản này có thể bổ sung những gì?
Yếu tố thuyết minh:
+ Phân loại chuối: chuối tây, cối hột, chuối tiêu
+ Thân gồm nhiều lớp bẹ, có thể dễ dàng bóc ra phơi khô, tước lấy sợi.
+ Tàu lá gồm có cuống lá và lá
+ Nõn chuối: màu xanh
+ Hoa chuối (bắp chuối): màu hồng có nhiều lớp bẹ
+ Gốc có củ và rễ
Yếu tố miêu tả:
+ Thân tròn, mát rượi, mọng nước
+ Tàu lá xanh rờn, bay xào xạc trong gió, vẫy óng ả dưới trăng
+ Củ chuối có thể gọt vỏ để thấy một màu trắng mỡ màng như màu củ đậu đã bóc vỏ..
Một số công dụng:
+ Thân cây chuối non có thể ăn ghém rất mát, có tác dụng giải nhiệt.
+ Thân cây chuối khi kết nối thành bè còn có thể làm phao tắm.
+ Hoa chuối, củ chuối, quả chuối xanh có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.
+ Lá chuối dùng để gói bánh
HĐ 3: Luyện tập (15 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- Phương pháp, KT:
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: giải quyết vấn đề 
- Phẩm chất: chăm chỉ
HS đọc yêu cầu bài tập
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
“VIẾT TIẾP CÂU”
- Cách chơi: GV nêu từng chi tiết thuyết minh
Cần bổ sung yếu tố miêu tả. Hai đội chơi thi xem mỗi chi tiết đó viết được bao nhiêu câu miêu tả, đội nào viết được nhiều và đúng thì sẽ thắng.
HS đọc văn bản
Chỉ ra những câu miêu tả trong văn bản
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Xét VD:
 “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
- Ý nghĩa của nhan đề: vai trò của cây chuối cũng như thái độ của người Việt đối với cây chuối trong đời sống.
- Yếu tố miêu tả: 
à Giúp người đọc hình dung các chi tiết về loại cây, lá, thân, quả của cây chuối – đối tượng thuyết minh.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh.
- Thân cây chuối thẳng và tròn như một cây cột trụ mọng nước gợi cảm giác mát mẻ, dễ chịu
- Lá chuối tương xanh rờn xào xạc trong nắng sớm
- Quả chuối chín màu vàng vừa bắt mắt vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào, quyến rũ.
- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức phong thư đang đợi gió mở ra.
Bài tập 2: Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn sau:
- “Tách nó có tai”
- “Chén của ta không có tai”
- “Khi mời ai rất nóng”
Bài tập 3: Văn bản “Trò chơi ngày xuân”
- “Những ngày đầu nămlòng người”
- “Qua sông Hồng  mượt mà”
- “Lân được trang trí công phu chạy quanh”
- “Những người tham gia mỗi người”
- “Bàn cờ là sân bãi rộng che lọng”
- “Với khoảng thời gian nhất định khê
- “Sau hiệu lệnh đôi bờ sông”.
HĐ 4: Vận dụng (4 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- Phương pháp, KT: phát vấn
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: vận dụng
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một đoạn văn thuyết minh về chiếc nón lá. Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả.
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng (1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- Phương pháp, KT: phát vấn
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin
- Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị bài “Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh”.
*****************************
Ngày soạn:22/ 08/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 10
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG
 VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng
- Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
3. Thái độ
- Rèn ý thức tự học
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL thực hành, tự học
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động (5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- Phương pháp, KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm cặp đôi....
- Năng lực hướng tới: tự học	
- Phẩm chất: chăm chỉ
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu tác dụng của việc sử dụng phép miêu tả trong văn bản thuyết minh?
c. Khởi động vào bài mới:	
- Cho HS hát bài hát tập thể 
HĐ 2: Hình thành kiến thức ôn tập (10 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Hs nhớ lại các bước làm bài văn thuyết minh
- PP, KT: Phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề, giao tiếp
- PC: chăm chỉ
 (?)Nhắc lại các bước làm bài văn thuyết minh?
HĐ 3: Luyện tập (15 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- Phương pháp, KT:
- Hình thức: cá nhân
- Năng lực: giải quyết vấn đề 
- Phẩm chất: chăm chỉ
- HS đọc đề bài
(?)Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì?
(?) Cụm từ “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì?
(?) Với đề này, ta cần trình bày những ý gì?
(?) Hãy lập dàn ý cho đề văn này?
(

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_2_nam_2019.doc