Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31

Tiết:146

TRẢ BÀI TLV SỐ 7

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Giúp hs nhận ra ưu điểm và tồn tại của bài viết TLV số 7

2. Kỹ năng

- Tự sửa lỗi trong bài viết TLV số 7

3. Thái độ

- Nâng cao ý thức phê và tự phê

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- NL giải quyết vấn đề, vận dụng

- PC trung thực, trách nhiệm

B. Chuẩn bị

1. Thầy

- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng

2. Trò

- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn

 

doc 15 trang phuongnguyen 28/07/2022 3820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 31
TUẦN 31
Ngày soạn:30/ 03/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:146
TRẢ BÀI TLV SỐ 7
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Giúp hs nhận ra ưu điểm và tồn tại của bài viết TLV số 7
2. Kỹ năng
- Tự sửa lỗi trong bài viết TLV số 7
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức phê và tự phê
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề, vận dụng
- PC trung thực, trách nhiệm
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ:
c. Khởi động vào bài mới: Cho hs hát một bài hát tập thể
HĐ 2: Tiến trình trả bài.
I – Tìm hiểu lại những yêu cầu của đề
1.Đề bài
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt.
2.Yêu cầu chung.
a) Nội dung 
-Thể loại: Nghị luận về một bài thơ.
-Vấn đề nghị luận: H/ảnh bếp lửa trong bài thơ “ Bếp Lửa” 
-Những nội dung cần trình bày trong bài viết:
+Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ :
 - Gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu.
 - Thể hiện lòng kính yêu, biết ơn của người cháu đi xa, đã trưởng thành với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
 - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
b) Hình thức:
-Bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
-Giữa các phần các đoạn phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với nhau.
-Bài viết trình bày sạch đẹp, khoa học.
II – Trả bài
III – Nhận xét
Học sinh đọc và tự nhận xét bài của bạn
Giáo viên nhận xét chung
Ưu điểm
Viết đúng thể loại
Thể hiện được những cảm nhận của bản thân về bài thơ
Tồn tại
Một số bài nội dung còn sơ sài
Sai lỗi chính tả
Diễn đạt chưa tốt
IV – Chữa lỗi điển hình
V – Đọc và bình một số đoạn văn hay
HĐ 5: Tìm tòi và mở rộng:
- Về nhà tự sửa bài của mình
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Biên bản”
******************************
Ngày soạn:30/ 03/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:147
BIÊN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kỹ năng
- Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
3. Thái độ
- Tuân thủ những nguyên tắc của một văn bản hành chính khi tạo lập biên bản
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề, vận dụng
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: bỏ
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho HS hát bài hát tập thể “Lớp chúng mình” 
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (12 phút)
-HS đọc VB sgk/ 123,124.
?Biên bản ghi lại những sự việc gì?
-Cuộc họp chi đội
-Trả lại giấy tờ...
?Biên bản phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
-Nội dung :số liệu,..
?Tính chầt của biên bản?
-Trung thực.
?Thủ tục(tiêu ngữ) phải đạt yêu cầu gì?
-Chặt chẽ.
?Lời văn trong biên bản phải thế nào?
-Ngắn gọn.
?Về hình thức phải đạt yêu cầu gì?
-Theo mẫu quy định.
?Kể tên một số biên bản cần gặp?
-Biên bản bàn giao công tác
-Biên bản đại hội chi đoàn.
-Biên bản họp phụ huynh.
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (12 phút)
?Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì?Tên của biên bản được viết như thế nào?
-Quốc hiệu,...
?Phần nội dung cuả biên bản gồm những mục gì?
?Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản?Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào?
-Tính chính xác, cụ thể giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sở xem xét để đưa ra kết luận đúng đắn.
?Phần kết thúc gồm những mục gì?
-Thời gian, chữ kí, ....
?Biên bản có những đặc điểm gì?
-HS đọc ghi nhớ sgk.
I-Đặc điểm của biên bản.
1-Xét VD
*Văn bản 1: Biên bản sinh hoạt chi đội
*Văn bản 2: biên bản trả lại giấy tờ, tang vật....
*Về nội dung:
-Số liệu, sự kiện phải chính xác cụ thể.
-Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.
-Thủ tục phải chặt chẽ (ghi rõ thời gian, địa điểm cụ thể)
-Lời văn ngắn gọn, chính xác chỉ có một cách hiểu, tránh mập mờ tối nghĩa
*Về hình thức:
-Viết đúng theo mẫu quy định.
-Không trang trí tranh ảnh.
II-Cách viết biên bản.
- Phần mở đầu gồm: 
+Quốc hiệu, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
+Tên biên bản nêu rõ nội dung chính của biên bản.
- Phần nội dung gồm các mục:
+Ghi lại diễn biến và kết quả của sự việc.
+Cách ghi phải trung thực, khách quan, không được thêm bớt vào những ý kiến chủ quan của người viết.
-Phần kết thúc.
+Thời gian kết thúc.
+Họ tên, chữ kí của chủ toạ, thư kí, các bên tham gia.
+Chữ kí của người ghi biên bản.
*Ghi nhớ sgk/126.
HĐ 3: Luyện tập (28 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
-HS đọc bài tập 1.
?Lựa chọn những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp đã nêu?
?Ghi lại phần mở đầu các mục lớn trong phần nội dun, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú vào đoàn TNCSHCM.
-HS tự ghi, sau đó giáo viên gọi một số em trình bày cho điểm.
1-Bài tập 1.
-a,c,d có thể viết được biên bản.
2-Bài 2.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một biên bản (Nội dung tự chọn)
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- Về nhà học kĩ nội dung bài học hôm nay
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Luyện tập biên bản”
**************************
Ngày soạn:30/ 03/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:148
RÔ-BIN-XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
 – C-Rut-Xô –
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện.
- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
3. Thái độ
- Yêu quý lao động và sự sáng tạo
- Có ý chí nghị lực trong cuộc sống để vượt qua mọi khó khăn
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, xử lí thông tin, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH
- PC chăm chỉ, nhân ái
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào tiết ôn tập
c. Khởi động vào bài mới:
- Đưa một tình huống: nếu một ngày nào đó, em bị lạc vào rừng sâu hoặc trên một hòn đảo, em sẽ làm gì để mình có thể sống sót
- HS phát biểu à GV dẫn vào bài mới
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Xử lí thông tin
- PC: Chăm chỉ
- TG: (7 phút)
?Nêu một số nét chính về tác giả?
-Là nhà văn Anh...
-GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu: giọng trầm tĩnh,vui vui, pha chút hóm hỉnh, bị giễu cợt.
?Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
-Ra đời 1719.
?Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?
-Tự sự.
?Đoạn trích chia mấy phần?
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân, nhóm
- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH, hợp tác
- PC: Yêu nước
- TG: (28 phút)
-HS theo dõi đoạn 1.
?Rôbinxơn tự cảm nhận về chân dung mình như thế nào?Cảm nhận ấy chứng tỏ điều gì?
-Cảm nhận về bản thân đang đi lại trên đất Anh.
?Nhận xét về trang phục của Rôbinxơn?
-Mũ da dê....
-Áo da dê.
-Thắt lưng da dê.
?Trang bị của Rôbinxơn có gì kì quặc, tại sao như vậy?
-Rìu con, cưa nhỏ
-Túi đạn,túi thuốc
-Gùi đeo....
?Tác giả dùng nghệ thuật nào để khắc hoạ trang phục và trang bị của Rôbinxơn? Em có nhận xét gì về trang phục và trang bị trên của Rôbinxơn.
-Kết quả của lao động sáng tạo
?Rôbinxơn tự tả khuôn mặt mình như thế nào?Tại sao anh chỉ nhận xét màu da và tả bộ ria?
-Màu da..
-Bộ ria mép dài, to..
?Chúng ta thấy gì đằng sau bức chân dung ấy?
-Chúng ta thấy được phần nào cuộc sống gian nan vất vả của Rôbinxơn một mình trên đảo hoang chống chọi với đói rét, nắng, mưa gió bão, thú dữ, bệnh tật, cô đơn bằng nghị lực,trí thông minh và khéo léo, quyết tâm sống là sức mạnh vật chất và tinh thần giúp anh trong hoàn cảnh bất hạnh vẫn tồn tại và chiến thắng trong hoàn cảnh ngặt nghèo.
?Qua đoạn trích, em nhận ra được điều gì?
-HS đọc ghi nhớ.
?Khái quát nội dung và nghệ thuật đoạn trích?
?Tại sao tác giả lại tả trang phục trang bị kĩ hơn và kể trước diện mạo của Rôbinxơn?
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả
-Điphô(1660-1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVIII.
2. Tác phẩm:
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
b) Tìm hiểu chung về văn bản
 - Hoàn cảnh sáng tác: Rôbinxơn cru-xô(1719) là tiểu thuyết đầu tay và cũng nổi tiếng nhất của ông.
-Kiểu văn bản và PTBĐ.
+ Tiểu thuyết tự thuật, tự sự, miêu tả.
-Bố cục: 3 phần.
+Từ đầu đến “như dưới đây”:cảm giác chung khi tự ngắm bản thân.
+Tiếp đến “khẩu súng của tôi”: trang phục và trang bị của Rôbinxơn.
+Còn lại: chân dung vị chúa tể.
II -Phân tích
1-Tự cảm nhận chung về chân dung của mình.
- Rôbixơn cảm nhận về bản thân anh, hình dung mình đang đi lại trên quê hương đất nước Anh gặp gỡ đồng bào mình. Mọi người nhìn anh với thái độ phải ngạc nhiên đêm sợ hãi, hiểu ra thì thấy thú vị =>cảm nhận này chứng tỏ cuộc sống thiếu thốn và khắc nghiệt nơi đảo hoang mà anh đã trải qua hơn 10 năm đã buộc anh phải ăn mặc và trang bị như vậy để tồn tại.
- Trang phục và trang bị của vị chúa đảo.
*Trang phục.
-Một chiếc mũ to cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì làm bằng da của một con dê,với miếng da rủ xuống phía sau gáy.
+Áo bằng da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi.
+Quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê, lông dê thõng xuống đến giữa bắp chân.
+Không bít tất, không giày, một chiếc giống như chiếc ủng bao quanh bắp chân, buộc dây hai bên.
+Một chiếc thắt lưng rộng bằng da dê...hai bên có hai quai đeo =>Tất cả đều do nhân vật tự chế tạo bằng da dê, tuy hơi lôi thôi cồng kềnh nhưng tiện dụng trong hoàn cảnh khắc nghiệt của khí hậu ở đảo.
*Trang bị:
-Rìu con, cưa nhỏ giắt hai bên sườn để sẵn sàng cưa chặt cây củi.
-Túi đạn và túi thuốc súng lủng lẳng dưới hai cánh tay.
- Gùi đeo sau lưng, súng khoác vai.
- Dù lớn trên đầu che nắng mưa.
=>Bằng lời kể hóm hỉnh, chi tiết đặc tả, tác giả khắc hoạ nổi bật những trang phục kì khôi của Rôbinxơn. Nó là kết quả của lao động sáng tạo, nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống một cách tương đối thoải mái trong điều kiện có thể của mình.
c-Chân dung vị chúa đảo.
- Màu da: không đến nỗi đen cháy như da người châu Phi(có nghĩa là cũng rất đen vì suốt ngày phơi mình ngoài nắng gió)
- Bộ ria mép vừa dài vừa to=>đó là nét đặc trưng nhất của bức chân dung tự hoạ vì đây là hai nét thay đổi nổi bật nhất dễ nhận ra trong thời gian 10 năm sống trên đảo.
=>Chúng ta thấy điều kiện sống và tính cách kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu đời của con người trong hoàn cảnh bị tách rời khỏi cộng đồng trong một thời gian dài.
III -Tổng kết.
1-Nội dung.
-Cuộc sống khó khăn gian khổ, tinh thần lạc quan của Rôbinxơn.
2-Nghệ thuật.
-Giọng kể hài hước, dí dỏm.
-Cách kể tỉ mỉ.
*Ghi nhớ sgk/130.
HĐ 3: Luyện tập (28 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
Bài tập 1: Vì đó là chân dung tự hoạ.Mặt khác, tác giả muốn nhấn mạnh hoàn cảnh sống, tinh thần và kết quả sáng tạo của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn và làm nổi bật sự lạ lùng đến kì quái của bức chân dung vị chúa đảo.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Rôbinxơn
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: : Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- Về tìm đọc thêm về tác giả Đi-phô
- Học kĩ nội dung bài học và đọc trước bài “Bố của Xi-mông”
***************************
Ngày soạn:30/ 03/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:149,150
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá kiến thức về các từ loại và cụm từ (danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những từ loại khác)
2. Kỹ năng
- Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.
3. Thái độ
- Có ý thức tự học, tự hệ thống hóa kiến thức
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL tự học, tự quản
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào tiết ôn tập
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho HS hát một bài hát tập thể (Lớp chúng mình)
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (80 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (40 phút)
-HS đọc bài tập 1.
?Các từ in đậm, đâu là danh từ, động từ, tính từ?
?Thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng trong 3 cột bên dưới. Cho biết mỗi từ trong ba cột đó thuộc loại từ loại nào?
-Danh từ kết hợp với: những, cái, các, một...
-Động từ kết hợp với hãy, đã, vừa.
-Tính từ kết hợp với rất,hơi, quá, lắm.
Từ loại
kết hợp về phía trước
-Danh từ
-Động từ
-Tính từ
-Những
-Những
-vừa
-đang
-rất
-HS đọc bài tập 5.
?Xác định từ loại có những từ in đậm trong các câu sau?
?Xếp các từ loại in đậm vào cột theo mẫu sau?
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
 ba, 
năm
tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ
những
ấy, đâu
?Đặt một số câu hỏi.
VD:
-Cháu đã biết rồi ư?
-Bạn đã làm bài tập chưa?
-Cháu đi học phải không?
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (40 phút)
?Tìm phần trung tâm của cụm danh từ in đậm, chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ?
?Tìm phần trung tâm của cụm từ in đậm, chỉ ra những dấu hiệu. Cho biết đó là cụm động từ?
?Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm, chỉ ra các yếu tố phụ đi kèm với nó?
- Hai từ Việt Nam, Phương Đông là các danh từ được dùng làm tính từ.
 A-Từ loại:
I-Danh từ, động từ,tính từ.
1-Bài 1:
-Danh từ:lần, lăng, làng.
-Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
-Tính từ: hay, đột ngột, phải sung sướng.
2-Bài 2, 3: Tìm hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ.
a-Danh từ có thể kết hợp với các từ sau: những , cái, các, một..
-Kết hợp với các từ: lần, làng, cái lăng, ông giáo.
b-Động từ có thể kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ, đã, vừa, đang, sẽ.
-Kết hợp với các từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
c-Tính từ có thể kết hợp với các từ: rất, hơi, quá, lắm.
-Kết hợp với các từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng.
3-Bài 4: kẻ bảng theo mẫu cho dưới đây và điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ, tính từ vào những cột để trống
Từ loại
Kết hợp về phía sau
-ruộng lúa
-con người
-đọc
-cày
-đẹp
-xinh
-này
-ấy
-truyện
-ruộng
-quá
4-Bài tập 5: tìm hiểu sự chuyển loại của từ:
a-Từ “tròn” là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như động từ.
b-Từ “băn khoăn” là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ.
II-Các từ loại khác
1-Bài tập 1.
Phó từ
quan hệ từ
trợ từ
tình thái từ
thán từ
đã, mới, đã, đang
ở, của, nhưng, như
chỉ, cả, ngay,chỉ
hả
trời ơi
2-Bài 2: tìm từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào.
-Ư, chưa, không(từ Ư là tình thái từ. Còn lại là trợ từ)
B-Cụm từ.
1-Bài tập 1.
a-Ảnh hưởng.
-Nhân cách
-lối sống
b-ngày
c-tiếng
=>dấu hiệu nhận biết là từ “nhưng”ở phía trước.
2-Bài 2.
a-đến=>dấu hiệu nhận biết là từ “đã”
b-chạy........................................sẽ
c-lên.............................................vừa.
3-Bài 3.
a-theo thứ tự sau: Việt Nam, bình dị, Việt Nam, phương Đông, mới, hiện đại
=>Dấu hiệu nhận biết là từ “rất” hoặc có thể thêm từ “rất” vào phía trước.
b-êm ả
c-phức tạp, phong phú, sâu sắc
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Chỉ ra các kiểu từ loại trong đoạn văn em vừa tìm được (Lựa chọn một đoạn văn bất kì trong chương trình Ngữ văn 9 tập 2
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- Về nhà học kĩ những nội dung đã ôn tập
- Đọc và chuẩn bị bài “Tổng kết về ngữ pháp” (tiếp theo)
**********************
 DUYỆT BÀI TUẦN 31

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_31.doc